Những lỗi thường gặp về tiêu chí Task Response và cách khắc phục

Những lỗi sai hay gặp vi phạm tiêu chí Task Response, đi kèm ví dụ và các giải pháp khắc phục. Bài viết hướng tới đối tượng học viên IELTS cơ bản và IELTS nói chung nhằm củng cố lập luận trong phần IELTS writing task 2 ngay từ bước lên ý tưởng.
author
Lê Thị Thùy Trang
26/05/2023
nhung loi thuong gap ve tieu chi task response va cach khac phuc

Tiêu chí task response là một trong những tiêu chí quan trọng trong bài thi IELTS writing nói chung và bài thi IELTS writing task 2 nói riêng, chiếm 25% tổng số điểm của phần thi IELTS Writing. Tuy nhiên nhiều thí sinh chưa dành nhiều sự quan tâm đến tiêu chí này hoặc gặp khó khăn khi muốn cải thiện điểm số của mình. Bài viết này sẽ phân tích những lỗi thường gặp về tiêu chí Task Response và gợi ý các giải pháp để khắc phục những lỗi này.

Key takeaways

  1. Giới thiệu về tiêu chí Task Response.

  2. Những lỗi thường gặp về tiêu chí task response và cách khắc phục:

    • Lỗi không giải quyết, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề bài 

    • Không giữ quan điểm rõ ràng xuyên suốt bài luận

    • Không triển khai ý tưởng một cách hiệu quả

    • Khái quát ý tưởng quá mức

    • Sử dụng số liệu và ví dụ không chính xác.

Giới thiệu về tiêu chí Task Response

Tiêu chí Task Response tiêu chí chấm đánh giá việc thí sinh có trả lời đúng và đầy đủ câu hỏi được đề cập đến trong đề bài hay không hay hướng triển khai bài làm của thí sinh có liên quan và đúng trọng tâm đề bài hay không. Tiêu chí này chiếm 25% số điểm bài thi IELTS writing, ngoài ra, nếu xác định đúng hướng triển khai bài viết, đáp ứng đủ các tiêu chí của IELTS writing sẽ giúp thí sinh có bài làm có hệ thống và dễ dàng liên kết, phát triển các ý tưởng, tiết kiệm thời gian và đạt được tổng điểm cao hơn cho phần thi này.

Tìm hiểu thêm:

Những lỗi thường gặp về tiêu chí task response và cách khắc phục

Không giải quyết, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề bài

Khi làm bài thi, do tâm lý hoặc do quá vội vàng tiến tới phần bài làm của mình mà nhiều thí sinh thường lướt qua bước đọc kỹ đề bài và phân tích đề. Điều này dẫn đến việc hiểu sai, hiểu thiếu ý của đề bài, bỏ sót nhiệm vụ mà đề bài yêu cầu, có thể gây ảnh hưởng đến hướng đi của cả bài, dẫn đến việc viết lan man, không đúng trọng tâm của đề. 

VD: Đề bài: “Today family members do not eat meals together. Is this a positive or negative trend?” Với đề bài này, nhiều thí sinh lựa chọn đưa ra các luận điểm về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các gia đình ngày nay ngày càng có ít thời gian để ăn cơm cùng nhau.

“The issue of family members not eating meals together has become increasingly prevalent in today's society. Busy schedules, technological devices, and changing lifestyles make it difficult for members of modern families to actually find a suitable time for shared meals. With work, school, extracurricular activities, family members often have their meals at different times and in different locations. Besides, the ubiquity of technology also distracts family members from engaging in conversations and sharing with their loved ones during family meals.”

Phân tích: Chưa xác định chính xác chủ đề và nhiệm vụ đề bài yêu cầu. Trong khi đề bài yêu cầu chỉ ra những tác động tiêu cực và tích cực của thực trạng các gia định hiện nay không còn ăn cơm cùng nhau thì thí sinh lại tập trung vào phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện trạng các gia đình hiện nay không còn ăn cơm cùng nhau.

Giải pháp: Dành ra 1-2 phút đầu tiên để đọc thật kỹ đề bài và phân tích các thành phần, chỉ ra chủ đề mà đề bài đang nhắc đến, từ đó xác định nhiệm vụ mà thí sinh cần phải giải quyết khi tiến hành viết bài. 

Đối với ví dụ này, thí sinh cần phải tập trung vào việc phân tích đề bài:

  • Chủ đề chính: Gia đình hiện đại không còn ăn cơm cùng nhau

  • Nhiệm vụ: Phân tích mặt tích cực hoặc tiêu cực của vấn đề này hay nêu ra tác động tích cực hoặc tiêu cực mà xu hướng này có thể gây ra. 

Một số ý tưởng có thể sử dụng để triển khai theo 2 hướng như sau:

Tác động tích cực:

  • Flexibility: 

Modern life sometimes comes along with hectic schedules. Not having meals with family or having a fixed time for family meals may allow family members to have flexibility in following their own schedules and eating at their own pace and convenience.

  • Independence:

Having meals on one’s own allows people to take their own responsibility for their eating, which means they have their own choices on what to eat or when to eat. With family members eating meals separately, they may have the opportunity to explore different types of cuisine or dining experiences.

Tác động tiêu cực:

  • Family estrangement: 

Without shared meals, family members lose the opportunity to connect, communicate and share with each other, which, by extension, can lead to strained relationships.

  • Loss of family traditions:

Family meals can also be a time for family traditions such as family history, and experiences to be passed down from generation to generation. Not having meals together may widen the generation gap among members of the family, making it harder to preserve cultural or family values.

Ngoài ra, thí sinh cũng cần đảm bảo phần bài làm của mình giải quyết triệt để các câu hỏi mà đề bài đưa ra và tập trung vào việc giải quyết chúng xuyên suốt bài làm của mình. Nhiều thí sinh mắc phải lỗi khi bắt đầu viết thì gắn với chủ đề nhưng càng về phần phía sau, những ý phụ hỗ trợ, những ví dụ đưa ra ngày càng cách xa luận điểm, dẫn đến việc làm lan man, không đúng trọng tâm.

VD: Với đề bài “When choosing a job, the salary is the most important consideration. To what extent do you agree or disagree?”, để chứng minh luận điểm của mình là không đồng ý với ý kiến này, thí sinh đã đưa ra những yếu tố khác cũng quan trọng ngang với lương trong quá trình lựa chọn công việc như sau:

“Firstly, one of the most important factors to consider when choosing a job is job satisfaction. Job satisfaction can include various factors such as the nature of the work itself, the people you work with, and the impact your work has on others. For example, many people may choose their jobs based on their interests and values.”

Phân tích: Ở đây phần luận điểm được đưa ra rất chính xác, tuy nhiên thay vì tập trung giải quyết việc vì sao sự thỏa mãn trong công việc cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét ngang vấn đề lương thưởng khi lựa chọn công việc, ở đây người viết lại chọn giải thích sự thỏa mãn trong công việc bao gồm gì và không có kết nối với luận điểm ở đầu đoạn văn.

Giải pháp: Để giải quyết được vấn đề này, sau khi xác định được chủ đề và nhiệm vụ của đề bài, người viết cần dựa vào đó để lên ý tưởng và lập dàn bài, kiểm soát được các luận điểm chính, các ý bổ trợ và các ví dụ để có độ kết nối, hướng đến việc giải quyết vấn đề ờ đề bài.

Đối với ví dụ trên, khi đưa ra ý tưởng, thí sinh cần triển khai theo cấu trúc P.I.E (Point - Illustration - Explanation) để đảm bảo ý tưởng của mình được triển khai một cách hoàn chỉnh và kết nối. Minh họa cho cấu trúc P.I.E được trình bày như sau:

Point

Sự thỏa mãn trong công việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn công việc sau này

Illustration

  • Sự thỏa mãn trong công việc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người đi làm

  • Ảnh hưởng đến chất lượng công việc và năng suất trong công việc

Explanation

Vì vậy, sự thỏa mãn trong công việc cũng là yếu tố cần xem xét vì từ đó, nhân viên có thể lựa chọn được công việc có thể đem lại sự yêu thích, gắn bó và thành công đối với công việc trong tương lai dài hạn.

Không giữ quan điểm rõ ràng xuyên suốt bài luận

Điều này thường hay xảy ra với các dạng bài yêu cầu thí sinh bàn luận về 2 mặt của một vấn đề và đưa ra quan điểm của mình hoặc đưa ra quan điểm một xu hướng có lợi hay có hại, đồng ý hay không đồng ý với quan điểm trên… Nhiều thí sinh khi gặp dạng bài này có xu hướng phân tích cả 2 luồng ý kiến ví dụ như cả lợi ích và tác hại của vấn đề hoặc bàn luận về mặt tốt và mặt xấu của một xu hướng nhưng đến cuối cùng không đưa ra quan điểm của bản thân mình.

Ngoài ra việc không xác định rõ ràng chính kiến của người viết, có thể khiến bài viết không có đủ lý lẽ và dẫn chứng chắc chắn để thực sự chứng minh quan điểm của mình. Nhiều người cho rằng chỉ cần thể hiện rõ quan điểm ví dụ như đồng ý hay không đồng ý ở phần mở bài hoặc kết luận là đã đủ để đáp ứng tiêu chí Task Response, tuy nhiên, quan điểm của người viết còn cần phải được thể hiện xuyên suốt bài làm. 

VD: Đề bài: “New technologies have changed the way children spend their free time. Do you think the advantages outweigh the disadvantages?”

Nhiều thí sinh khi gặp dạng bài này chọn cách phân tích cả 2 hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, có trường hợp, người viết đưa ra quan điểm ở phần mở bài rằng mặt hại thì nhiều hơn và có tác động lớn hơn so với mặt lợi, đến khi triển khai ý trong phần bài làm lại đưa ra nhiều ý tưởng chắc chắn và vững vàng hơn khi nói về mặt hại của vấn đề. Ở đây người viết đã đi ngược lại luận điểm được đưa ra lúc đầu.

Phân tích: Nguyên nhân là do người viết không xác định rõ quan điểm ngay từ ban đầu.

Giải pháp: Để giải quyết vấn đề này, người viết cần phân tích ý tưởng kỹ hơn trong bước lập dàn ý, lựa chọn những ý tưởng có thể triển khai triệt để nhờ lý lẽ và dẫn chứng, như vậy quan điểm của người viết sẽ được khẳng định lại nhiều lần trong bài, tăng tính chắc chắn cho bài viết.

Ở ví dụ trên, khi bắt đầu làm bài, cần xác định rõ quan điểm của mình nghiêng về mặt có lợi hay có hại. Sau đó mới lựa chọn những ý tưởng có thể đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố P.I.E (Point - Illustration - Explanation). Với quan điểm nghiêng về phía công nghệ có hại cho trẻ nhỏ khi sử dụng trong thời gian rảnh, thí sinh có thể xây dựng dàn bài như sau ở phần thân bài:

  • Luận điểm 1: Một mặt, ích lợi từ việc trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian rảnh thì không thể phủ nhận

  • Giáo dục: trẻ em được tiếp xúc với nguồn tài liệu giáo dục không giới hạn: các khóa học online, các websites, ứng dụng giáo dục trên các thiết bị điện tử

  • Tăng khả năng giao tiếp và kết nối: qua việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng chung với bạn bè. Từ đó, những thiết bị điện tử tạo điều kiện cho sự thể hiện và giải trí của trẻ em. 

  • Luận điểm 2: Một mặt, theo quan điểm của tôi, các tác hại từ việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử ở độ tuổi quá nhỏ cho trẻ em thì đáng được quan tâm hơn

  • Về mặt sức khỏe thể chất, việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi quá nhỏ có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, dáng ngồi hoặc thừa cân, béo phì

  • Về sức khỏe tinh thần, việc sử dụng các thiết bị điện tử cường độ cao và không được kiểm soát cũng có thể gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm và các vấn đề khác về tinh thần.

  • Ngoài ra, có những lo ngại về sự an toàn của trẻ em trên nền tảng internet như bắt nạt hay các nội dung chưa được kiểm duyệt trên Internet

Không triển khai ý tưởng một cách hiệu quả

Trong phần thân bài của bài thi IELTS Writing Task 2, không phải nhiều ý tưởng đã là một dấu hiệu tốt mà điều quan trọng là những ý tưởng đó có được giải quyết và mở rộng một cách triệt để hay không. Nhiều thí sinh mắc lỗi đó chính là nêu ra ý tưởng nhưng không mở rộng vấn đề và có đủ lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh được luận điểm đó.

VD: Social media has brought people far away from each other. First, it replaces face-to-face interaction among people. Second, people are more familiar with sharing thoughts and feelings online, with their virtual friends but not their close friends or other family members. Gradually, this has led to a sense of distance and disconnection between people.

Phân tích: Thí sinh đưa ra các ý nhưng lại không làm rõ và chỉ ra mối liên quan với luận điểm, như ở đây trả lời câu hỏi tại sao việc mọi người ít khi tương tác trực tiếp lại dẫn đến việc mối quan hệ giữa người với người càng trở nên xa cách.

Giải pháp: Tập trung phân tích ý ở bước dàn bài để tránh sai lầm khi đã bắt đầu viết và sử dụng các liên từ để kết nối và thể hiện sự liên kết giữa các ý. 

Ở ví dụ trên, khi đưa ra các luận điểm ở ‘’First’’, ‘’Second’’, thí sinh phải giải thích được ý tưởng đó và cho thấy mối liên hệ với luận điểm. Có thể sửa lại đoạn văn như sau:

Social media has brought people far away from each other. First, it replaces face-to-face interaction among people. Instead of meeting up in person or picking up the phone to have a conversation, people often opt to communicate through social media platforms because of their convenience. However, this can lead to a lack of personal connection and a sense of separation from others. Second, people are more familiar with sharing thoughts and feelings online, with their virtual friends but not their close friends or other family members. This can create a sense of distance between individuals, as their intimate relationships in real life would gradually fall apart. In the end, social media can even have a negative impact on mental health, leading to feelings of loneliness, anxiety, and depression.

Khái quát ý tưởng quá mức 

Nhiều thí sinh lựa chọn sử dụng những câu chủ đề chung chung nhằm có thể có nhiều ý tưởng hơn để triển khai phía sau. Tuy nhiên vô hình chung khiến cho luận điểm của mình thành không chính xác và làm đoạn văn không chặn chẽ.

VD: Để củng cố cho luận điểm nhiều người di chuyển từ vùng nông thôn đến thành phố vì cơ hội được tiếp xúc với nhiều kiểu người trong xã hội hơn, có trường hợp sử dụng luận điểm: ‘’People from rural areas are uneducated and close-minded’’. 

Phân tích: Điều này là hoàn toàn không chính xác và do đó không vững chắc để bổ trợ cho luận điểm mà thí sinh đang muốn chứng minh. 

Giải pháp:

  • Kiểm tra kỹ về độ chính xác và chắc chắn của các luận điểm của mình trước khi cho vào trong bài.

  • Sử dụng các động từ khiếm khuyết để tránh tuyệt đối hóa ý tưởng.

Thay vào đó, thí sinh có thể chuyển thành: Many people move from rural areas to urban areas to broaden their minds and have access to better educational opportunities.

Sử dụng số liệu và ví dụ không chính xác

Nhiều thí sinh cũng mắc lỗi trong việc lựa chọn ví dụ khi đưa vào bài làm, điển hình là việc giả số liệu trong ví dụ hoặc đưa ra thông tin sai để hỗ trợ luận điểm. Tuy nhiên khi chấm, những ví dụ này sẽ không được đánh giá cao và có thể còn làm chệch hướng của bài làm.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp kết thúc các đoạn văn bằng một ví dụ chung chung, tuy nhiên lại không có giải thích hoặc kết luận gì được rút ra từ ví dụ, làm cho chúng trở nên bị thừa, không liên quan đến luận điểm.

VD: Second, it is undeniable that exercising can significantly improve not only our health but also our body shape. For instance, the movie star Chris Hemsworks, who plays the role ‘’Thor’’ in the blockbuster ‘’avenger’’ works in cardio every day.

Phân tích: Ví dụ ở đây được đưa ra mà không giải thích sự liên quan đến việc thể thao có lợi cho thể hình của chúng ta. 

Đưa ra ví dụ mà không giải thích gì thêm hay không liên quan đến chủ đề được nhắc tới khiến ví dụ bị thừa thãi.

Giải pháp: Đưa ra ví dụ cần đầy đủ, liên quan đến luận điểm được đưa ra. Ví dụ cần được giải thích hoặc rút ra ý nghĩa cụ thể để liên kết với luận điểm mà người viết đưa ra. Ở ví dụ này, thí sinh có thể lựa chọn ví dụ sau:

For instance, Weight lifting helps to build and tone muscles, which can improve body shape and burn calories more efficiently.

Tổng kết

Trên đây là một vài lỗi hay gặp về tiêu chí Task Response và những cách để khắc phục những lỗi này. Hy vọng thông qua bài viết này, thí sinh sẽ có cho mình những phương pháp làm bài hiệu quả để đạt được trọn vẹn điểm ở tiêu chí task response và tránh mắc những lỗi cơ bản.


Nguồn tham khảo

“5 Common Ielts Task Response Mistakes.” My IELTS Classroom Blog, 25 Jan. 2022, https://blog.myieltsclassroom.com/5-common-ielts-task-response-mistakes/

Để chinh phục kỳ thi IELTS, tham khảo lớp học IELTS tại ZIM cung cấp môi trường học tập bài bản và hiệu quả cho từng học viên, giúp người học đạt được mục tiêu nhanh chóng.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu