Những quy tắc tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng
Tiếng Anh là một ngôn ngữ đa dạng và phong phú với rất nhiều quy tắc ngữ pháp có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Trong nhiều trường hợp, việc lạm dụng hay sử dụng sai một vài từ, cụm từ có thể gây ra sự lúng túng và khó hiểu trong giao tiếp. Bài viết này sẽ giải thích một số quy tắc tiếng Anh dễ nhầm lẫn gây bối rối cho người học, đồng thời cung cấp thêm ví dụ minh họa để giúp người đọc hiểu rõ cách áp dụng chúng trong từng trường hợp cụ thể.
“I”, “me” và “myself”
“I”, “me” và “myself”
Ba từ tiếng Anh dễ nhầm lẫn này đều mang ý nghĩa là “tôi”, ám chỉ đến bản thân người nói, tuy nhiên chúng có những chức năng ngữ pháp trong câu khác nhau và không thể sử dụng thay thế cho nhau được. Cụ thể:
“I” là một đại từ nhân xưng, đóng vai trò là chủ ngữ trong câu và là chủ thể thực hiện một hành động nào đó. Ví dụ:
I wrote a song named “Old good days”.
(Tôi đã viết một bài hát có tên “Old good days”.)
Yesterday, I interviewed that famous actress.
(Ngày hôm qua tôi đã phỏng vấn nữ diễn viên nổi tiếng đó.)
Trong các câu trên, từ “I” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu và là tác nhân gây ra các hành động “write a song” và “interview”.
“Me” đóng vai trò là tân ngữ trong câu, thường đi sau động từ, liên từ hoặc giới từ nhằm biểu đạt ý nghĩa một đối tượng chịu tác động bởi một hành động nào đó. Ví dụ:
The local newspapers contacted me yesterday to arrange an interview.
(Ngày hôm qua tờ báo địa phương đã liên lạc với tôi để sắp xếp một buổi phỏng vấn.)
Summer breezes gently touch me in the face.
(Những cơn gió mùa hạ nhẹ nhàng thổi qua gương mặt tôi.)
Trong các câu trên, từ “me” đóng vai trò là tân ngữ trong câu, chịu tác động của động từ đi trước nó là “contact” và “touch”.
Myself (chính tôi) là một đại từ phản thân, từ này được sử dụng nếu chủ thể gây ra hành động cũng đồng thời chịu tác động của hành động đó. Bên cạnh myself, các đại từ phản thân khác bao gồm yourself, herself, himself, themselves và ourselves. Ví dụ:
I looked at myself in the mirror and was shocked by how different I was.
(Tôi nhìn chính mình trong gương và sửng sốt trước sự khác biệt của bản thân.)
I really hate myself for letting my mother down.
(Tôi thực sự ghét bản thân vì đã làm mẹ thất vọng.)
Trong các câu trên, từ “myself” (chính tôi) chịu tác động bởi hành động của đối tượng “I” (tôi). Do tác nhân gây ra hành động và đối tượng bị tác động bởi hành động là một nên đại từ phản thân được sử dụng trong trường hợp này.
Its và It’s
Its và It’s
Its và It’s là hai từ tiếng Anh đặc biệt dễ bị nhầm lẫn trong cách sử dụng, đặc biệt là khi nói về sự sở hữu. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, dấu cách được dùng nhằm biểu thị tính sở hữu của một người, sự vật đối với một đối tượng khác. Chẳng hạn, Lisa’s house (nhà của Lisa); Billy’s notebook (sổ tay của Billy),…Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể là it (nó), dấu cách không được sử dụng và dạng sở hữu của từ này là it’s. Ví dụ:
The baby threw its food on the floor.
(Đứa trẻ ném thức ăn của nó trên sàn)
The animal is licking its injury.
(Con vật đang liếm láp vết thương của mình)
Từ it’s là dạng viết tắt của it is hoặc it has. Ví dụ:
It’s raining again = It is raining again.
(Trời lại mưa nữa rồi)
It’s very difficult to find a job when the pandemic hits my country.
⇒ It is very difficult to find a job when the pandemic hits my country (Tìm được một công việc là rất khó khăn trong thời gian đại dịch)
It’s just stopped raining. = It has just stopped raining.
(Trời vừa mới ngừng mưa)
Lưu ý: chúng ta chỉ sử dụng it’s với ý nghĩa “it has” khi từ has đóng vai trò là trợ động từ như trong câu trên. Trong trường hợp từ “has” đóng vai trò là động từ chính với nghĩa “có, sở hữu”, cần phải sử dụng dạng đầy đủ của từ mà không được viết gọn là “it’s”. Ví dụ:
It has some great new features. (Not “It’s some great new features”)
(Nó có nhiều đặc tính mới tuyệt vời)
Who và Whom
Who và Whom
Từ “who” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu hay mệnh đề, trong khi đó “whom” đóng vai trò là tân ngữ. Ví dụ:
Who went shopping with you?
(Ai đã đi mua sắm với bạn?)
Trong câu này, “who” đóng vai trò chủ ngữ, là chủ thể của hành động “go shopping”
The author whom you criticized in your review has written a reply.
(Vị tác giả bạn đã trích trong bài đánh giá đã viết một bức thư trả lời.)
“You” là chủ thể của hành động “criticize” trong khi đó, đối tượng chịu tác động của hành động này là “the author”, đóng vai trò là tân ngữ trong câu. Do đó, để thay thế cho đối tượng này người viết sử dụng từ “whom”
With whom did you go shopping?
(Bạn đã đi mua sắm với ai?)
Trong câu này, “you” đóng vai trò là chủ ngữ, là chủ thể của hành động “go shopping”, trong khi đó “whom” là tân ngữ, làm rõ câu hỏi “với ai”.
Lưu ý: Theo từ điển Oxford, trong ngôn ngữ nói tiếng anh, từ whom hiếm khi được sử dụng. Việc đặt từ whom sau giới từ mang ý nghĩa rất trang trọng:
To whom should I address the letter?
(Tôi nên gửi lá thư tới ai?)
Để tự nhiên hơn, có thể sử dụng từ who và đặt giới từ ở phần cuối của câu:
He asked me who I had discussed the issue with.
(Anh ta hỏi tôi đã thảo luận vấn đề đó với ai rồi)
Which và that
Which và that đều là các đại từ quan hệ có nhiệm vụ cung cấp thêm thông tin cho một đối tượng được nhắc đến trong câu. Ví dụ:
The play, which is my favourite of all time, is being shown on TV tomorrow night.
(Vở kịch đó, cái vở mà tôi thích nhất ấy, chuẩn bị được chiếu trên TV vào tối mai)
I sat on the chair that has a red mark.
(Tôi ngồi trên cái ghế có một dấu đỏ)
Để phân biệt từ which và that, người học cần hiểu rõ khái niệm về mệnh đề không giới hạn và mệnh đề giới hạn. Cụ thể:
Mệnh đề giới hạn hay còn gọi là mệnh đề xác định có mục đích cung cấp thông tin để phân biệt chủ thể này với chủ thể khác, nếu bỏ phần thông tin trong mệnh đề giới hạn, người nghe sẽ không biết là câu đang nói đến đối tượng nào. Cả từ “that” và “which” có thể được sử dụng trong mệnh đề này. Ví dụ:
The park that I often visited has been demolished (Cái công viên mà tôi hay tới thăm đã bị dỡ bỏ rồi)
The washing machine which I bought 2 years ago is still in good condition.(Cái máy giặt mà tôi mua hai năm trước vẫn đang sử dụng tốt)
Nếu bỏ mệnh đề sau that và which trong các câu trên, người đọc sẽ không thể hình dung công viên hay chiếc máy giặt mà câu nhắc đến là đối tượng cụ thể nào, có đặc điểm gì.
Mệnh đề không giới hạn hay còn gọi là mệnh đề không xác định có nhiệm vụ cung cấp thêm thông tin về chủ thể được nhắc đến trong câu và việc bỏ đi mệnh đề này không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Mệnh đề này được tách ra khỏi phần còn lại của câu bởi dấu phẩy. Cần lưu ý, trong hai từ, chỉ từ “which” được sử dụng trong mệnh đề không giới hạn. Ví dụ:
“The seventh wish”, which is my favourite show, will be broadcast on TV tonight.(
(The seventh wish”, chương trình yêu thích của tôi, sẽ được phát sóng trên TV tối nay)
Nếu bỏ mệnh đề sau which, người đọc vẫn có thể hiểu chủ thể đang nói đến là đối tượng nào ““The seventh wish” will be broadcast on TV tonight.”
Lưu ý: Không sử dụng từ that trong trường hợp này: “The seventh wish”, that is my favourite show, will be broadcast on TV tonight. (Sai)
Tổng kết
Trên đây là một số quy tắc ngữ pháp tiếng Anh dễ nhầm lẫn cho người sử dụng, người học cần chú ý ngữ cảnh, cách sử dụng và một số lưu ý đối với các quy tắc này để tránh những trường hợp lúng túng, khó hiểu và không chính xác trong giao tiếp tiếng Anh.
Chu Minh Thùy
Bình luận - Hỏi đáp