Học ngoại ngữ hiệu quả: Tận dụng lợi thế từ phong cách tư duy

Bài viết này nhằm mục đích khám phá các phong cách tư duy khác nhau và cách chúng ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ.
author
Trần Xuân Đạo
15/04/2024
hoc ngoai ngu hieu qua tan dung loi the tu phong cach tu duy

Trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục, phong cách tư duy đã được nghiên cứu rộng rãi với mục đích hiểu rõ hơn về cách thức cá nhân xử lý thông tin và học hỏi. Các phong cách tư duy không chỉ ảnh hưởng đến phương pháp học mà còn định hình cách chúng ta tiếp nhận và tiếp cận ngôn ngữ mới. Sự đa dạng trong phong cách tư duy giữa các cá nhân cho thấy không có một cách "một kích cỡ vừa tất cả" trong giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực học ngoại ngữ. Bài viết này nhằm mục đích khám phá các phong cách tư duy khác nhau như được phân tích bởi Sternberg và cách chúng ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ.

Key Takeaways

Phong cách tư duy, theo quan điểm của Sternberg và Grigorenko (1997), được hiểu là các cách thức cá nhân hóa trong việc xử lý và nhận thức thông tin.

Từ góc nhìn của Sternberg và Grigorenko, có ba loại phong cách tư duy chính:

  • Phong cách tư duy Nhận thức (Cognition-Centered Styles)

  • Phong cách tư duy dựa trên Tính cách (Personality-Centered Styles)

  • Phong cách tư duy Hướng hoạt động (Activity-Centered Styles)

Ảnh hưởng của Phong cách tư duy lên việc học Ngoại ngữ:

  • Cách các phong cách khác nhau tối ưu hóa hoặc gặp thách thức trong môi trường học ngoại ngữ.

  • Ứng dụng kiến thức về phong cách tư duy để thiết kế chương trình học cá nhân hóa.

Khảo Sát và Tự đánh giá phong cách tư duy của bản thân:

  • Cách học viên có thể sử dụng bài khảo sát để xác định phong cách tư duy cá nhân và ứng dụng vào kế hoạch học tập của mình.

Nền tảng lý thuyết

Phong cách tư duy hay phong cách nhận thức (Cognitive styles) là một thuật ngữ tâm lý học được đề xuất bởi Allport (1937) từ công trình nghiên cứu của ông. Phong cách tư duy, hiểu theo một tài liệu thường được trích dẫn của Sternberg và Grigorenko (1997), được hiểu là các cách thức cá nhân hóa trong việc xử lý và nhận thức thông tin. Các phong cách này không chỉ phản ánh sự khác biệt giữa các cá nhân trong việc học hỏi và giải quyết vấn đề mà còn giúp giải thích tại sao một số người hiệu suất tốt hơn người khác trong các hoàn cảnh giáo dục và nghề nghiệp cụ thể.

Theo sách Understanding Second Language Acquisition của tác giả Lourdes Ortega (2009), Phong cách tư duy (cognitive styles) đề cập đến cách thức cá nhân xử lý, nhận thức, và ghi nhớ thông tin. Các phương pháp tiếp cận theo nhận thức này ảnh hưởng đáng kể đến cách mọi người học, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Phong cách tư duy có thể rất đa dạng giữa các cá nhân, dẫn đến các kết quả học tập và chiến lược giải quyết vấn đề khác nhau. Chúng là một phần không thể thiếu trong tâm lý giáo dục, giúp cá nhân hóa phương pháp giảng dạy để phù hợp với các sở thích học tập khác nhau, từ đó tối ưu hóa kết quả giáo dục.

Nếu nhìn nhận theo góc độ của Sternberg và Grigorenko, có nhiều phong cách tư duy khác nhau, dưới đây là danh sách một số phong cách được xem là chính. Những phong cách tư duy hay phong cách nhận thức dưới đây sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong các bài viết tiếp theo.

  • The Cognition-Centered Approach

    • Reflection - impulsivity (Conceptual tempo) (

      Tendency to consider and reflect on alternative solution

      versus tendency to respond impulsively)

    • Abstract versus concrete (Preferred level of abstraction)

    • Category width (

      Degree to which people act on awareness of differences)

    • Cognitive complexity (

      Tendency to make more and more complex associations

      between groups)

    • Compartmentalization (

      Tendency to compartmentalize ideas into discrete categories)

    • Conceptual differentiation (

      Spontaneous differentiation of heterogeneous items into

      related groups)

    • Conceptual integration (

      Relating of parts to each other and to prior concepts)

    • Conceptual style (

      Preference for analytical versus relational organization of

      information)

    • Constricted versus flexible

      control (

      Tendency to disregard one of two conflicting cues)

    • Field dependence versus

      independence (

      Degree of dependence on the structure of the prevailing

      visual field)

    • Scanning (

      Extent to which an individual attempts to verify his or her

      judgments)

    • Tolerance for unrealistic

      experiences (

      Person's readiness to accept or report experiences at

      variance with what he or she knows to be true)

  • The Personality-Centered Approach

    • The theory of types. Jung (1923)

    • Gregorc's energic model. (Gregorc, 1979, 1984, 1985)

  • The Activity-Centered Approach

    • Learning styles.

    • Teaching styles.

Sự hiểu biết về các phong cách tư duy không chỉ có ích trong việc cá nhân hóa quá trình giáo dục mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc vào cách mà cá nhân tương tác với thế giới. Các nhà nghiên cứu như Sternberg và Grigorenko khuyến khích việc tiếp tục khám phá và hiểu biết sâu hơn về các phong cách tư duy để phát triển phương pháp giáo dục và làm việc hiệu quả hơn (1997). Hai ông nhận định rằng việc hiểu các phong cách tư duy này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để thành công trong giáo dục.

Những tài liệu sau này trong lĩnh vực tâm lý học và học ngoại ngữ, đề cập đến những sự khác biệt nói trên với tên gọi ‘cognitive styles’ hay với một thuật ngữ nhỏ hơn là ‘learning styles’ (Lourdes Ortega, 2009)

Ứng dụng

Ứng dụng các phong cách tư duy vào việc học ngoại ngữ có thể giúp học viên phát triển chiến lược học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số điểm có thể rút ra được từ việc nhận định đúng phong cách tư duy khi học ngoại ngữ.

  1. Tiếp cận dựa trên nhận thức (Cognition-Centered Approach): Các phong cách trong tiếp cận này, như "field dependence-independence" và "reflective-impulsive", chủ yếu liên quan đến cách thức cá nhân nhận thức và xử lý thông tin. Các phong cách này giúp xác định cách mỗi cá nhân tiếp cận, giải quyết vấn đề và nhận thức môi trường xung quanh họ. Học viên sử dụng phong cách tư duy này có thể tiếp cận việc học ngoại ngữ một cách có hệ thống và logic. Ví dụ, học viên có thể phân chia việc học từ vựng và ngữ pháp thành các bước nhỏ và xác định rõ ràng, từ đó xây dựng lên một cấu trúc kiến thức vững chắc. Họ cũng có thể lên kế hoạch học tập một cách chi tiết và tuần tự, tập trung vào việc hiểu rõ từng phần của ngôn ngữ trước khi chuyển sang phần tiếp theo.

  2. Tiếp cận dựa trên tính cách (Personality-Centered Approach): Các phong cách tư duy trong phân khúc này liên quan mật thiết đến tính cách và thường được đánh giá qua các bài kiểm tra hiệu suất thông thường. Các tiêu biểu như "Theory of Types" của Jung, cho thấy mối liên kết giữa phong cách tư duy và các đặc điểm tính cách khác nhau. Học viên với phong cách tư duy này có thể sẽ thích một cách tiếp cận linh hoạt và cá nhân hóa hơn trong việc học ngoại ngữ. Họ có thể tìm kiếm các khóa học hoặc tài liệu học phù hợp với sở thích và điểm mạnh cá nhân của mình, ví dụ như sử dụng trò chơi, bài hát, hoặc hoạt động sáng tạo để học từ mới và cấu trúc câu. Điều này giúp họ duy trì động lực và sự hứng thú trong quá trình học.

  3. Tiếp cận dựa trên hoạt động (Activity-Centered Approach): Tiếp cận này nhấn mạnh đến cách cá nhân thực hiện các loại hoạt động cụ thể, bao gồm phong cách học và giảng dạy. Điều này cho thấy mối liên kết giữa cách một người thực hiện công việc và học hỏi với phong cách tư duy của họ. Phong cách này khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động thực hành như nói chuyện, viết, và đọc bằng ngôn ngữ mới. Học viên có thể ứng dụng kiến thức đã học vào việc giao tiếp hàng ngày, tham gia các nhóm học tập, hoặc tạo ra các dự án cá nhân bằng ngôn ngữ đó. Cách tiếp cận này giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và hiểu biết văn hóa thông qua việc tương tác trực tiếp và ứng dụng thực tế.

Lưu ý rằng mỗi nhóm phong cách có nhiều phong cách khác nhau và người học cần nhận định rõ và chính xác phong cách học tập của mình để chọn lựa cách học hiệu quả để theo đuổi. Để giúp học viên tự tìm hiểu về phong cách tư duy (cognitive style) của bản thân và từ đó xây dựng mô hình học tập phù hợp, bài viết đề xuất một framework kèm theo bài khảo sát dạng trắc nghiệm như sau:

Framework: Phát hiện và áp dụng phong cách tư duy trong học tập

  1. Tự đánh giá: Học viên cần dành thời gian để tự đánh giá, phản ánh về cách họ thường xử lý thông tin, giải quyết vấn đề và tương tác với người khác. Điều này bao gồm việc nhận diện cách họ thích học (nghe, nhìn, thực hành), cách họ phản ứng dưới áp lực, và cách họ lưu trữ và nhớ thông tin.

  2. Thực hiện các khảo sát và phân tích: Học viên thực hiện bài khảo sát trắc nghiệm để xác định phong cách tư duy của mình. Sau đó, họ nên phân tích kết quả để hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong học tập và giao tiếp.

  3. Lập kế hoạch học tập: Dựa trên phong cách tư duy và mục tiêu học tập cá nhân, học viên lập kế hoạch học tập cụ thể, bao gồm việc chọn lựa phương pháp học, tài liệu học, và hoạt động học tập phù hợp.

  4. Thực hiện và đánh giá: Học viên áp dụng kế hoạch học tập và theo dõi tiến trình của mình. Họ cần liên tục đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dựa trên kết quả học tập và cảm nhận cá nhân. Nếu phong cách phù hợp, người học nên giữ kế hoạch học tập đã xây dựng của mình.

Bài khảo sát dạng trắc nghiệm: Tìm hiểu về phong cách tư duy cá nhân

Lưu ý: Đây là một phiên bản ngắn gọn của bài khảo sát, mỗi câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong cách tư duy của mình.

  1. Khi bạn gặp một từ mới trong tiếng Anh, bạn thường:

    • A. Viết ra và lặp lại nhiều lần.

    • B. Tìm ví dụ về cách sử dụng từ đó trong câu.

    • C. Liên kết từ với hình ảnh hoặc trải nghiệm cụ thể.

    • D. Phân loại từ theo chủ đề hoặc nhóm ngữ nghĩa.

  2. Trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, bạn:

    • A. Phân tích kỹ lưỡng mọi khía cạnh.

    • B. Thảo luận với người khác để nghe ý kiến.

    • C. Dựa vào trực giác hoặc cảm xúc của mình.

    • D. Lập kế hoạch và tổ chức các bước cần thiết.

  3. Khi đọc một đoạn văn tiếng Anh phức tạp, bạn:

    • A. Tìm chủ đề chính và ý chính của từng đoạn.

    • B. Chú ý đến từng chi tiết và từ ngữ.

    • C. Dùng bản dịch hoặc từ điển ngay lập tức.

    • D. Ghi chú hoặc tóm tắt nội dung.

  4. Khi học một ngôn ngữ mới, bạn thấy mình:

    • A. Thích học theo quy tắc và cấu trúc ngữ pháp.

    • B. Thích học thông qua giao tiếp và tương tác.

    • C. Thích học qua trải nghiệm và thực hành.

    • D. Thích tự học qua sách và tài liệu trực tuyến.

  5. Khi làm việc nhóm, bạn:

    • A. Thích lập kế hoạch và phân chia nhiệm vụ.

    • B. Thích tự do phát triển ý tưởng mới.

    • C. Ưu tiên sự hài lòng và thoải mái của mọi người.

    • D. Tập trung vào mục tiêu và kết quả cuối cùng.

  6. Khi bạn gặp phải một vấn đề khó khăn trong quá trình học tiếng Anh, bạn thường:

    • A. Phân tích vấn đề và tìm nguyên nhân.

    • B. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên hoặc bạn bè.

    • C. Đặt vấn đề sang một bên và quay lại sau.

    • D. Thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm giải pháp.

  7. Khi nhớ thông tin mới, bạn thường:

    • A. Dùng công cụ như sơ đồ tư duy hoặc bản đồ ý tưởng.

    • B. Liên kết thông tin với cảm xúc hoặc trải nghiệm cá nhân.

    • C. Lặp đi lặp lại thông tin nhiều lần.

    • D. Giải thích lại thông tin cho người khác.

  8. Trong việc học tiếng Anh, bạn cảm thấy thoải mái nhất khi:

    • A. Hiểu rõ quy tắc quy tắc và cấu trúc ngôn ngữ.

      • B. Giao tiếp trực tiếp và thực hành ngôn ngữ.

      • C. Thực hành và lặp lại thông qua các trò chơi hoặc hoạt động thực tế.

      • D. Học qua các tài liệu học và video trực tuyến mà không cần sự trợ giúp.

  9. Khi đối mặt với một thông tin tiếng Anh gây mâu thuẫn, bạn thường:

    • A. Cố gắng phân tích và so sánh các nguồn để tìm sự thật.

    • B. Hỏi ý kiến từ người khác để đưa ra quyết định.

    • C. Lựa chọn thông tin mà bạn cảm thấy đúng đắn nhất.

    • D. Giữ lập trường cởi mở và xem xét cả hai phía.

  10. Khi tham gia một lớp học tiếng Anh, bạn:

    • A. Chuẩn bị trước và xem xét kỹ lưỡng nội dung bài học.

    • B. Thích tham gia vào thảo luận và hoạt động nhóm.

    • C. Thích lắng nghe và ghi chú chi tiết.

    • D. Ưu tiên thực hành và tương tác trực tiếp.

Sau khi hoàn thành bài khảo sát, học viên nên tổng kết số lượng câu trả lời cho mỗi chữ cái. Phong cách tư duy chiếm ưu thế sẽ tương ứng với chữ cái có số lần chọn nhiều nhất:

  • A: Tư duy Tuần tự/Phân tích (Sequential/Analytical Thinking)

  • B: Tư duy Phản ánh/Đối thoại (Reflective/Interpersonal Thinking)

  • C: Tư duy Sáng tạo/Ngoại lệ (Creative/Innovative Thinking)

  • D: Tư duy Thực hành/Tổ chức (Practical/Organizational Thinking)

Dựa vào kết quả, học viên có thể nhận biết phong cách tư duy nổi bật của bản thân và áp dụng nó vào việc xây dựng mô hình học tập phù hợp. DƯới đây là cách phân tích đáp án:

Tổng hợp đáp án: Đầu tiên, tổng hợp tất cả các câu trả lời từ bài khảo sát. Mỗi câu trả lời từ A đến D tương ứng với một phong cách tư duy khác nhau.

Phân loại phong cách tư duy: Dựa vào phần lớn câu trả lời của người học, xác định phong cách tư duy chính mà họ có xu hướng theo đuổi. Ví dụ:

  • Câu trả lời chủ yếu là A: Có thể cho thấy người học nghiêng về phong cách tư duy phân tích, thích cấu trúc và quy tắc. Với phong cách A, bạn có thể học từ vựng bằng cách tạo bảng từ vựng với cột cho từ, nghĩa, ví dụ. Đối với ngữ pháp, hãy dùng sơ đồ để hiểu cách các thì hoạt động. Ví dụ, bạn có thể tạo biểu đồ thời gian cho các thì trong tiếng Anh và làm bài tập chuyển đổi câu.

  • Câu trả lời chủ yếu là B: Cho thấy người học có xu hướng tư duy nhóm và giao tiếp, thích học qua thảo luận và tương tác. Phong cách B khuyến khích bạn tham gia vào nhóm học tiếng Anh, học từ vựng qua trò chơi như 'Scrabble' từ vựng và thảo luận về ngữ pháp trong nhóm, cùng nhau tìm hiểu các quy tắc và áp dụng chúng qua các tình huống giao tiếp thực tế.

  • Câu trả lời chủ yếu là C: Người học có thể ưu tiên tư duy trực quan và cảm xúc, thích sự tự do và linh hoạt trong học tập. Đối với C, hãy thử học từ vựng qua flashcards với hình ảnh và âm thanh, sử dụng bài hát để nhớ ngữ pháp và xem phim tiếng Anh với phụ đề để cải thiện kỹ năng nghe và nói, luyện đọc qua truyện tranh hoặc sách hình.

  • Câu trả lời chủ yếu là D: Người này có khả năng thích một phương pháp tiếp cận hệ thống, tập trung vào việc áp dụng và thực hành. Với D, bạn nên áp dụng từ vựng và ngữ pháp vào việc viết email hoặc nhật ký hàng ngày, luyện nghe qua podcast về các chủ đề chuyên ngành và thực hành nói qua việc mô phỏng các cuộc hội thoại, như gọi điện cho một khách sạn để đặt phòng.

Xác định điểm mạnh và cải thiện: Dựa trên phong cách tư duy chính, xác định điểm mạnh của người học và những lĩnh vực cần cải thiện. Ví dụ, nếu người học có xu hướng tư duy phân tích, họ có thể mạnh mẽ trong việc giải quyết vấn đề và cần cải thiện kỹ năng giao tiếp hoặc làm việc nhóm.

Lập kế hoạch học tập cá nhân: Dựa trên phong cách tư duy và các lĩnh vực cần cải thiện, hỗ trợ người học trong việc xây dựng một kế hoạch học tập cá nhân hóa. Ví dụ, cho người học tư duy trực quan, thiết kế các hoạt động học tập bằng hình ảnh, video hoặc thực hành thực tế.

Lưu ý rằng bảng khảo sát trên được xây dựng từ kinh nghiệm cá nhân của tác giả bài viết này, có thể chưa hoàn toàn phản ánh chính xác tuyệt đối phong cách tư duy của người học và còn cần được xây dựng, phát triển thêm.

Tham khảo thêm:

Tổng kết

Bài viết đã tìm hiểu các phong cách tư duy khác nhau và những ảnh hưởng của nó lên việc học ngoại ngữ. Việc hiểu rõ phong cách tư duy của bản thân hay của học viên sẽ giúp xây dựng kế hoạch học tập phù hợp nhất và từ đó không bị nản chí hay phí phạm thời gian trong việc học.

Trích dẫn

  • Allport, G. W. (1937). Personality: A Psychological Interpretation. Holt.

  • Gregorc, A. F. (1979). Learning/teaching styles: Potent forces behind them. Educational Leadership, 36, 234-236.

  • Gregorc, A. F. (1982). Gregorc Style Delineator. Maynard, MA: Gabriel Systems.

  • Gregorc, A. F. (1985). Inside styles: Beyond the basics. Maynard, MA: Gabriel Systems.

  • Jung, C. (1923). Psychological types. New York: Harcourt Brace.

  • Understanding Second Language Acquisition, Lourdes Ortega.

  • Sternberg, R. J., and Grigorenko, E. L. (1997) Are cognitive styles still in style? American Psychologist, 52, 700–712.

Tham khảo thêm khóa học tiếng Anh giao tiếp tại ZIM, giúp học viên cải thiện các kỹ năng giao tiếp và tăng phản xạ trong tình huống thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu