Banner background

Chiến thuật làm dạng bài Repeat Sentence trong PTE Speaking

Bài viết giới thiệu đến người học một số chiến thuật để giúp tối ưu điểm số của người học trong bài thi Repeat Sentence của PTE Speaking.
chien thuat lam dang bai repeat sentence trong pte speaking

Trong phần thi Repeat Sentence của PTE Speaking, người học sẽ cần nhiều kỹ năng tiếng Anh để đạt điểm mong đợi. Do đó, điều quan trọng là người học cần chuẩn bị tốt và xem xét các cách người học có thể tối đa hóa điểm số của mình.

Vì vậy, trong bài viết này, tác giả đã tổng hợp một số chiến thuật của phần thi Repeat Sentence để giúp người học có thể tối ưu điểm số của mình.

Key takeaways

  • Đầu tiên, tác giả sẽ giới thiệu nội dung dạng bài Repeat Sentence, số lượng câu và cách thức làm bài.

  • Sau đó, tác giả sẽ tổng hợp và chia sẻ 17 chiến thuật người học nên áp dụng khi làm dạng bài Repeat Sentence để tối ưu hóa điểm số của mình.

  • Sau đó, tác giả sẽ cung cấp cho người học 9 lưu ý người học cần chú ý khi làm dạng bài Repeat Sentence để tránh những lỗi sai thường gặp.

Giới thiệu dạng bài Repeat Sentence

image-alt

Đối với dạng bài Repeat Sentence của PTE Speaking, người học cần cần lặp lại câu mà mình nghe được và có khoảng 10 -12 câu ngắn (khoảng 10-20 từ) người học cần lặp lại.

Hộp trạng thái ghi âm trên màn hình sẽ hiển thị đếm ngược cho đến khi micrô mở. Người học có khoảng 8s để nghe câu cần lặp lại (Ví dụ trong đó, nếu câu mà người học nghe được dài 5 giây thì người học sẽ còn 3 giây cho đến khi máy bắt đầu ghi âm).

Người học lưu ý đừng bắt đầu nói trước khi micrô mở vì giọng nói của người học sẽ không được ghi âm lại. Tuy nhiên, người học học nên nói rõ ràng và không cần phải quá vội vàng.

Trên màn hình sẽ hiển thị từ “Recording” chuyển thành “Completed”. Người học chỉ có thể ghi lại câu trả lời của mình trong phần Repeat Sentence một lần nên người học cần tập trung khi lặp lại câu nói 1 lần duy nhất.

Chiến thuật làm dạng bài Repeat Sentence

image-alt

  • Người học cần nhớ việc không có âm báo nào khi micrô bật ra

Vì vậy, người học chú ý không mắc lỗi khi chờ âm báo thì mới bắt đầu nói. Ngay sau khi máy đếm ngược chấm dứt và báo hiệu ghi âm đã sẵn sàng, người học hãy bắt đầu nói.

Micro sẽ tắt nếu không nghe thấy âm thanh từ người học. Vì vậy, nếu người học không nói ngay thì có khi sẽ không kịp giờ và micro sẽ tự tắt sau 3 giây người học không nói.

  • Người học cần cố gắng hiểu ý nghĩa của câu nói

Người học sẽ không có cơ hội được viết hết cả câu. Nếu người học đã hiểu rõ ràng thì ngay cả khi người học không nhớ tất cả mọi từ, người học cũng có thể thêm vào một vài từ căn cứ trên mức độ hiểu biết của người học đối với nội dung.

  • Người học cần cố gắng nói các cụm từ theo đúng ngữ pháp

Điều này trở nên vô cùng dễ dàng sau khi người học đã hiểu câu mà vẫn quên một vài từ. Câu sẽ chỉ có ý nghĩa khi từng từ đều nói theo đúng thứ tự và đó là lúc người học sẽ đạt điểm số cao trong câu hỏi này.

  • Người học cần hiểu giọng điệu của người nói và cố gắng bắt chước giọng điệu đó để nói câu trả lời y chang

Trong bài thi này thường bao gồm những câu nói ngắn gọn nên khả năng người học có thể bắt chước được ngữ điệu thích hợp là rất cao. Trong phần thi Read Aloud, người học có thể tự phân tích câu hỏi và xác định cần nâng hay hạ giọng tại đâu, tuy nhiên đối với các câu hỏi này, tất cả ngữ điệu tuỳ thuộc vào cách lắng nghe câu từ người nói.

  • Người học cần lắng nghe kỹ lưỡng và quyết định từ nào quan trọng hơn

Người học cần lắng nghe kỹ lưỡng và chú ý xem từ nào quan trọng hơn nữa bằng việc cố gắng hiểu sự tập trung của người nói vào các từ nào trong các câu hỏi. Bằng cách đó, người học cũng có thể nhấn mạnh hơn vào các từ này trong câu trả lời của mình và giúp cho câu trả lời nghe rõ ràng và dễ hiểu hơn.

  • Người học cần nói bất kỳ điều gì nếu người học không biết từ nào mà người nói nhắc đến

Nếu người học không hiểu được từ hay quên cách phát âm một từ đó chỉ cần nói điều gì người học cho là chính xác. Tốt hơn nữa là người học cần nói một từ có âm tương đương với từ người học nghe nhưng chưa hiểu được.

Nếu người học đã hiểu chủ đề của câu cần nhắc đến, người học sẽ dễ dàng chọn một từ theo nội dung đã hiểu.

  • Người học cần nói với tốc độ bình thường của người học

Người học hãy nói với tốc độ làm người học cảm thấy thoải mái và không nói quá nhanh để phát âm sai các từ trong câu. Nói nhanh cũng có thể hiệu quả tuy nhiên nếu người học nói quá nhanh, người học sẽ dễ nói nhầm lẫn những từ có nghĩa gần giống với nhau.

  • Người học cần phân chia những câu dài làm nhiều phần và nhiều cụm từ cho dễ dàng ghi nhớ hơn

Đôi khi có câu kéo dài trên 12 giây và rất khó nhớ sẽ gây ra sự không lưu loát cho người học. Do đó, thay vì phải nhớ tất cả mọi từ, người học chỉ cần nói ra các cụm từ người học nghe hiểu được.

Bởi vì ở phần kỹ năng nói, sự trôi chảy và phát âm sẽ được điểm điểm, nhưng khi đến kỹ năng nghe thì máy sẽ chấm điểm theo từ ngữ và cách phát âm. Vì thế khi nói bất kì điều gì người học nhớ và tự tin hơn để thể hiện sự trôi chảy của mình.

  • Người học cần sao chép giọng điệu của người nói, không phải trọng âm

Một số người nói rằng người học phải bắt chước đúng y chang giọng nói của âm thanh mà mình nghe được. Điều này là không cần thiết bởi vì nếu người học không quen thuộc với một giọng của những người khác và cố gắng sao chép nó, câu trả lời sẽ không tự nhiên và dễ hiểu.

Cho nên điều đó sẽ không có ích gì với việc nâng cao điểm số của người học. Vì vậy, người học cần cố gắng hiểu cái gì người nói đang nói, cố gắng hiểu giọng điệu của họ và sao chép điều đó thành câu trả lời của riêng người học.

  • Người học cần tạo ra trong đầu mình một hình ảnh phù hợp với âm thanh khi người nói nghe câu cần lặp lại

Ví dụ: nếu người nói là giáo viên và đang nói với các học sinh trong lớp về bài kiểm tra thì có thể giả định trông thấy cả lớp học thật và từ đó đưa cả câu vào hình ảnh đó. Điều này sẽ giúp người học nhớ câu hơn khi hình dung được ngữ cảnh của nó.

  • Người học cần tập nghe các đoạn âm thanh rồi cố gắng nhại theo nó mỗi ngày

Hãy tạo điều này trở thành thói quen mỗi ngày của người học. Người học có thể chọn một vài podcast hay video trên YouTube và nghe lại trong thời gian rảnh rỗi hoặc trên đường đi làm.

Người học hãy cố gắng nhớ vài từ trước, sau đó người học sẽ cố gắng hiểu ý nghĩa của bài nghe, hoặc người học cũng có thể cố gắng giải thích nó. Bằng nhiều cách khác nhau, người học đang thực hành kỹ năng nghe và nói thường xuyên để quen dần với dạng câu hỏi này.

  • Người học cần tìm hiểu và biết cách sử dụng những phương pháp ghi nhớ những đoạn âm thanh dài

Người học sẽ không có cơ hội tự ghi chú hay ghi lại hết những gì người học đang nghe. Trong một số tình huống, người học có thể viết một hay hai từ nếu điều đó cần thiết, tuy nhiên vừa viết vừa nghe sẽ làm người học phân tâm và có khi sẽ bỏ lỡ những nội dung quan trọng phía sau.

Người học cần tìm hiểu và luyện tập các cấu trúc câu căn bản để có thể hiểu được nội dung câu nói nếu có những từ của câu đó người học không biết

Nếu người học hiểu cấu trúc câu, người ta có thể đoán và nói nhiều từ hơn trên cơ sở đó. Điều này sẽ vô cùng hữu dụng khi người học đã có thể ghi nhớ một số từ theo trật tự của câu.

  • Người học cần xác định và nhóm những cụm từ khi nghe

Nếu người học sử dụng các cụm từ mà không có ý nghĩa và liên kết, câu sẽ giảm sự tự nhiên và có thể mang một ý nghĩa trái ngược với câu nói mà người học nghe.

Trong khi lắng nghe, người học cần cố gắng hiểu người nói đang tạm thời ngừng tại đâu hay những cụm từ mà họ đang nói, ngắt nghỉ như thế nao và cố gắng làm theo.

  • Người học tránh nói các từ có nghĩa gần giống nhau

Người học cũng cần chắc chắn việc mình đang sử dụng chính xác từ. Việc để thiếu từ là điều thông thường tuy nhiên việc sai từ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung câu nói. Do đó cần chắc chắn việc người học sử dụng đúng các từ đã từng được sử dụng trong câu nói.

  • Người học cần ghi âm bản thân mình và phát hiện những lỗi sai trong lúc luyện tập

Người học cũng nên ghi âm lại câu nói của mình trước những câu hỏi khó và trả lời tất cả chúng, chú trọng vào tìm ra và chỉ rõ những nguyên nhân gây ra lỗi sai và các điểm cần khắc phục hơn.

  • Người học cần học kỹ lại danh mục từ học thuật và làm quen với những từ thông dụng

Người học cần nghiên cứu ý nghĩa và cách đọc của hầu hết những từ thuộc danh mục từ vựng học thuật thông dụng nhất. Sau đó, người học cũng cố gắng dùng các từ đó trong những câu tương tự như vậy. Điều này sẽ làm người học dễ dàng nghe hiểu các nội dung khác nhau trong bài thi.

  • Người học cần làm quen với âm thanh với nhiều giọng khác nhau và những ngữ cảnh khác nhau

Người học không chỉ luyện nghe với cùng một loại âm thanh, ngữ điệu hay các bài nghe chỉ dựa trên một chủ đề. Người học cần phải làm quen với những giọng của những người nói tiếng anh đến từ nhiều nơi khác nhau vì vùng miền cũng sẽ ảnh hưởng đến âm thanh mà người học sẽ phải nghe.

Người học cũng cần luyện tập đa dạng với từ vựng ở nhiều ngữ cảnh và các chủ đề khác nhau. Nhờ vậy, người học sẽ học thêm được các từ vựng và ngữ pháp đa dạng theo từng chủ đề.

image-alt

Những lưu ý khi làm dạng bài Repeat Sentence

image-alt

  1. Người học cần đảm bảo rằng mình sẽ không thay đổi bất kỳ từ nào, loại bỏ bất kỳ từ nào hay thêm bất kỳ từ nào.

  2. Nếu người học có sai sót trong lúc nói và cố gắng sửa chữa lại những lỗi sai đó, thì câu được yêu cầu lặp lại y chang sẽ được coi là người học nói dư thừa các từ và chưa chính xác nguyên văn.

  3. Người học cần nói tất cả những từ theo đúng trình tự.

  4. Tuy nhiên, người học không cần nói quá nhanh hoặc nói quá vội vì sẽ dẫn đến sai sót.

  5. Người học cần bắt chước giọng và ngữ điệu của người nói và trọng âm trong câu cần được dùng chuẩn xác.

  6. Người học cố gắng không nhầm lẫn hay lặp lại các từ bởi người học sẽ bị giảm điểm số.

  7. Người học sẽ nhanh chóng nhớ câu đó ngay lập tức nếu người học hiểu rõ nội dung của câu nói đó.

  8. Nếu người học không biết về từ nào người nói đã dùng, nên nói điều gì người học cảm thấy mình đã nghe được và cho rằng là chính xác nhất.

  9. Người học nên nói nhanh chóng ngay khi micrô bắt đầu và nói với giọng rõ ràng và mạch lạc.

    image-alt

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến người học tổng quan về bài thi Repeat Sentence trong PTE Speaking (Academic) và những chiến thuật để cải thiện điểm số người học cho dạng bài này. Tác giả cũng tổng hợp những lưu ý người học cần chú ý khi làm dạng bài này.

Qua bài viết này, tác giả mong muốn người học có thể áp dụng những chiến thuật về Repeat Sentence trong bài viết khi luyện tập và khi tham gia kỳ thi PTE để đạt điểm số mình mong muốn.

Trích dẫn

“Repeat Sentence.” PTE PEARSON STUDY MATERIAL, http://www.pearson-pte.com/repeat-sentence/.

“Speaking: Self-Improvement Part 1: Pearson PTE.” Pearson English Language Tests, https://www.pearsonpte.com/articles/speaking-self-improvement-part-1.

“PTE Repeat Sentence: Free Tips, Practice Tests, Samples & Tutorials.” Sure Way English, 25 Feb. 2022, https://surewayenglish.com/pte-repeat-sentence/.

Team, Benchmark Support. “Best Practice Tutorial to Know for PTE Speaking Repeat Sentence.” Benchmark Education, Benchmark Education Solutions, 10 Aug. 2022, https://edubenchmark.com/blog/how-to-practice-repeat-sentence-in-pte-speaking-section/.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...