IELTS Speaking part 2: Áp dụng Storytelling vào chủ đề "Describe an activity"

Khi mới làm quen với đề thi IELTS Speaking, không ít người học thường cảm thấy choáng ngợp và không biết phải bắt đầu từ đâu khi đối mặt với format của Part 2. Trước khi quan tâm đến các tiêu chí cụ thể để chấm điểm bài IELTS Speaking, nhiều người học đã gặp khó khăn ngay từ khâu phát triển ý tưởng để chuẩn bị cho bài nói của mình, bởi các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 ngày càng đa dạng và đôi khi có thể khá xa lạ.
author
Nguyễn Hữu Phước
29/05/2024
ielts speaking part 2 ap dung storytelling vao chu de describe an activity

Tổng quan

Hiện nay, không ít học sinh cảm thấy lo lắng và thiếu tự tin khi bước vào phần thi IELTS Speaking Part 2. Điều này có thể bắt nguồn từ sự phong phú và độ khó đoán của các chủ đề được đưa ra trong phần thi này. Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, việc phát triển các ý tưởng và tổ chức chúng một cách logic và thu hút vẫn là thử thách đối với nhiều người. Các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 có thể đề cập đến nhiều lĩnh vực, từ cuộc sống hàng ngày đến các vấn đề phức tạp và trừu tượng, làm cho việc chuẩn bị trở nên khó khăn hơn khi học sinh cần am hiểu kiến thức và kỹ năng cụ thể cho mỗi chủ đề.

Thêm vào đó, sức ép khi phải thuyết trình trước người nghe có thẩm quyền cũng có thể tạo ra một bầu không khí căng thẳng và lo âu, ảnh hưởng đến sự tập trung và làm giảm sự tự tin, từ đó ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt và chất lượng bài nói.  Storytelling describe an activity

Một vấn đề khác là sự thiếu kinh nghiệm trong kể chuyện hoặc sắp xếp nội dung một cách có logic. Người học có thể khó khăn trong việc lọc ra các thông tin quan trọng và tổ chức chúng thành một câu chuyện hấp dẫn và có cấu trúc.

Trong hoàn cảnh này, việc áp dụng kỹ thuật kể chuyện có thể giúp giải quyết một số vấn đề trên bằng cách cung cấp cho người học một phương pháp hệ thống và hấp dẫn để tổ chức và trình bày thông tin. Bài viết này sẽ trình bày khái niệm về kỹ thuật kể chuyện và hướng dẫn các thí sinh cách áp dụng phương pháp này trong phần IELTS Speaking Part 2, sau đó phân tích một bài mẫu đạt band 7.0+ với cấu trúc được tổ chức theo kỹ thuật kể chuyện.

Phương pháp Storytelling I.C.C.E

 Why story telling is important

Phương pháp Storytelling I.C.C.E là gì?

Khi mới làm quen với đề thi IELTS Speaking, không ít người học thường cảm thấy choáng ngợp và không biết phải bắt đầu từ đâu khi đối mặt với format của Part 2. Trước khi quan tâm đến các tiêu chí cụ thể để chấm điểm bài IELTS Speaking, nhiều người học đã gặp khó khăn ngay từ khâu phát triển ý tưởng để chuẩn bị cho bài nói của mình, bởi các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 ngày càng đa dạng và đôi khi có thể khá xa lạ.

Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gợi ý một hướng tiếp cận thông minh hơn giúp người học có thể chuẩn bị một kho tàng ý tưởng để tự tin sẵn sàng đối mặt với bất kỳ chủ đề nào trong phòng thi - bằng cách áp dụng kỹ thuật Storytelling kể chuyện.

Xem thêm: Storytelling là gì? và các áp dụng phương pháp vào IELTS Speaking Part 2

Các bước thực hiện kỹ thuật Storytelling

Bước 1: Phân loại và nhóm chủ đề

Nhiều người cho rằng việc sử dụng bộ đề dự đoán sẽ khiến việc học trở nên không thực chất, người học sẽ có xu hướng dựa dẫm quá nhiều và đi theo lối “học tủ”, dẫn đến nguy cơ có thể bị “lật tủ” trong phòng thi. Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào cách tiếp cận và phương pháp sử dụng của người học đối với nguồn tài liệu này. Vậy, người học có thể tận dụng bộ đề dự đoán này như thế nào để chuẩn bị bài thi hiệu quả nhất ?

Với hàng chục đề bài khác nhau, hãy phân loại và nhóm các chủ đề theo từng hạng mục riêng như:

  • Người (đối với các đề như: Describe a person, a businessman, an athlete, a singer,...)

  • Vật (đối với các đề như: Describe an item, a gift, a piece of equipment,...)

  • Trải nghiệm (đối với các đề như: Describe a time, an occasion,...)

  • Địa điểm (đối với các đề như: Describe a quiet place, a cafe, a tall building,...)

  • Hoạt động (đối với các đề như: Describe an activity...)

Với cách sắp xếp hệ thống như thế này, người học cũng có thể dễ dàng có một cấu trúc chung cũng như một số từ vựng liên quan theo từng chủ đề, điều này cũng thuận lợi cho việc ôn tập lại trước khi đi thi. Từ các nhóm chủ đề khác nhau, hãy thử hình dung trong đầu những chủ đề nào có liên quan hoặc có thể ghép được với nhau.

Bước 2: Thực hiện tạo ra “khung ” cho các câu chuyện

storytelling

Tổng quan chủ đề “Describe an activity”

Chủ đề diễn tả một hoạt động (Describe an activity) là một trong số những chủ đề phổ biến thường xuất hiện trong bài thi IELTS Speaking Part 2. Khi nhận được chủ đề trên, thí sinh được yêu cầu thực hiện bài nói từ 1.5 đến 2 phút sau khi đã chuẩn bị trong 1 phút về một hoạt động mang một tính chất cụ thể.

Hoạt động có thể là những việc làm thông thường, những thói quen được thực hiện hằng ngày (Ví dụ: diễn tả môn thể thao yêu thích, diễn tả việc bạn thường làm vào thời gian rảnh rỗi,…) đến những hoạt động xuất hiện với tuần suất ít hơn (Ví dụ: diễn tả một trò chơi trong nhà (an indoor game), diễn tả một môn thể thao dưới nước, diễn tả một hoạt động “đắt tiền” bạn thường thực hiện) hoặc thậm chí là những hoạt động mang tính chất đặc thù (Ví dụ: diễn tả một truyền thống ở đất nước bạn)

Áp dụng chiến lược Storytelling I.C.C.E

Describe a tradition in your country

You should say:
1. What it is.
2. Who take part in it.
3. What activities there are.
4. How you feel about it.

Mở bài (Introduction)

  • Direct Introduction

E.g: In Vietnam, one of the most important customs is celebrating Tet Nguyen Dan, or Tet for short, which is the Lunar New Year. It's a big deal in Vietnamese culture, bringing families together for happy celebrations.

  • Indirect Introduction 

E.g: In Vietnam, there are a lot of traditional events that take place throughout the year. If I had to choose, it woul be the celebration of Tet Nguyen Dan, or Tet for short, which is the Lunar New Year. It's a big deal in Vietnamese culture, bringing families together for happy celebrations.

Ngữ cảnh (Context)

Trong phần này, người học nên nhắc đến các ý như sau:

  • Ai tham gia vào hoạt động đó (Who).

  • Hoạt động đó xảy ra vào dịp nào (When).

  • Hoạt động này xảy ra ở đâu (Where).

  • Giải thích lý do vì sao có sự kiện này (Why). 

E.g: Our Lunar New Year usually occurs in January or February depening on the Lunar calendar which might last for about a week or two. This is the biggest traditional celebration of the year so no matter how busy Vietnamese people could be, they would just set aside some time for their loved ones.

Nội dung (Content)

Trong phần này thì người học nên nhắc đến các ý như sau:

  • Quá trình diễn ra sự kiện/ chuỗi các hoạt động.

  • Điểm nổi bật nhất của sự kiện đó là gì.

  • Lợi ích của hoạt động đó.

  • Cảm xúc về hoạt động/sự kiện đó.

E.g: During Tet, families come together to honor ancestors, respect elders, and welcome the new year. People often clean and decorate their homes with peach blossom branches, kumquat trees, and pretty lanterns. They also set up altars with food, fruits, and flowers to show thanks and wish for good luck.

Tet also means enjoying special foods with symbolic meanings. Families make dishes like sticky rice cake and pickled onions, which represent wishes for happiness and prosperity in the new year. During Tet, there are lots of fun activities like singing, dancing, and watching fireworks. Families play traditional games and share stories while spending time together.

Tet is more than just a holiday to me—it's a time to celebrate our culture and be with loved ones. It's a time to be thankful for the past year and hopeful for the future.

Kết bài (Ending)

Ở phần này thí sinh nên nêu những lợi ích và cảm xúc mà sự kiện này mang lại hoặc dự định tương lai nếu có.

E.g: The happiness and togetherness during Tet make me proud of my Vietnamese heritage. It’s only a few months left before the special break so I can’t wait.

Xem thêm:

Bài mẫu hoàn chỉnh

Describe a tradition in your country

You should say:
1. What it is.
2. Who take part in it.
3. What activities there are.
4. How you feel about it.

Introduction

In Vietnam, one of the most important customs is celebrating Tet Nguyen Dan, or Tet for short, which is the Lunar New Year. It's a big deal in Vietnamese culture, bringing families together for happy celebrations.

Context

Our Lunar New Year usually occurs in January or February depending on the Lunar calendar which might last for about a week or two. This is the biggest traditional celebration of the year so no matter how busy.

Content

During Tet, families come together to honor ancestors, respect elders, and welcome the new year. People often clean and decorate their homes with peach blossom branches, kumquat trees, and pretty lanterns. They also set up altars with food, fruits, and flowers to show thanks and wish for good luck.

Tet also means enjoying special foods with symbolic meanings. Families make dishes like sticky rice cake and pickled onions, which represent wishes for happiness and prosperity in the new year. During Tet, there are lots of fun activities like singing, dancing, and watching fireworks. Families play traditional games and share stories while spending time together.

Tet is more than just a holiday to me—it's a time to celebrate our culture and be with loved ones. It's a time to be thankful for the past year and hopeful for the future.

Ending

The happiness and togetherness during Tet make me proud of my Vietnamese heritage. It’s only a few months left before the special break so I can’t wait.

Bản dịch bài nói:

Giới thiệu

Ở Việt Nam, một trong những phong tục quan trọng nhất là kỷ niệm Tết Nguyên Đán, hoặc gọi tắt là Tết, là dịp Tết m lịch. Đây là một sự kiện quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang lại cho các gia đình những khoảnh khắc hạnh phúc khi đoàn tụ.

Bối cảnh

Tết m lịch của chúng ta thường diễn ra vào tháng Một hoặc tháng Hai tùy theo lịch m lịch và có thể kéo dài khoảng một hoặc hai tuần. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm, vì vậy dù bận đến đâu...

Nội dung

Trong dịp Tết, các gia đình quây quần bên nhau để tưởng nhớ tổ tiên, tôn trọng người lớn tuổi và chào đón năm mới. Mọi người thường dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa với cành đào, cây quất và đèn lồng xinh xắn. Họ cũng dựng lên bàn thờ với thức ăn, hoa quả và hoa để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong may mắn.

Tết cũng là dịp để thưởng thức những món ăn đặc biệt mang ý nghĩa biểu tượng. Các gia đình chuẩn bị các món như bánh chưng, dưa hành, mang ý nghĩa mong ước hạnh phúc và thịnh vượng trong năm mới. Trong Tết, có nhiều hoạt động vui nhộn như hát, nhảy, và xem pháo hoa. Các gia đình chơi trò chơi truyền thống và kể chuyện trong khi dành thời gian bên nhau.

Tết đối với tôi không chỉ là một kỳ nghỉ—đó là thời điểm để tôn vinh văn hóa của chúng ta và được bên những người thân yêu. Đó là lúc để biết ơn cho năm đã qua và hy vọng cho tương lai.

Kết thúc

Niềm vui và sự đoàn tụ trong dịp Tết khiến tôi tự hào về di sản Việt Nam của mình. Chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ nghỉ đặc biệt này, vì vậy tôi không thể đợi được.

Phân tích từ vựng:

  • Custom (n) /ˈkʌs.təm/: phong tục tập quán.

Example: For Lunar New Year, it's a custom in Vietnam to clean the house thoroughly to sweep away bad luck and make room for good fortune.

(Ví dụ: Vào dịp Tết Nguyên đán, việc dọn dẹp nhà cửa một cách kỹ lưỡng là một phong tục ở Việt Nam để quét đi điều xui xẻo và để lại chỗ trống cho may mắn).

  • Ancestors (n) /ˈæn.sɛs.tərz/: tổ tiên.

Example: Many cultures around the world pay tribute to their ancestors by offering prayers and offerings at altars.

(Ví dụ: Nhiều văn hóa trên thế giới tôn vinh tổ tiên của mình bằng cách cúng dường và cúng lễ tại các bàn thờ).

  • Peach blossom /piːtʃ ˈblɒs.əm/: hoa đào.

Example: In Vietnamese culture, peach blossoms are symbolic of luck and prosperity, often displayed during Lunar New Year celebrations.

(Ví dụ: Trong văn hóa Việt Nam, hoa đào là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng, thường được trưng bày trong lễ hội Tết Nguyên đán).

  • Kumquat trees /ˈkʌm.kwɑːt triz/: cây tắc.

Example: During Tet holiday, it's common to see kumquat trees displayed in Vietnamese households, symbolizing prosperity and good fortune for the coming year.

(Ví dụ: Trong dịp Tết, thường thấy các gia đình Việt Nam trưng cây tắc, biểu tượng cho sự thịnh vượng và may mắn cho năm mới).

  • Altar (n) /ˈɔːl.tər/: bàn thờ tổ tiên.

Example: Families often set up altars at home to pay respect to their ancestors and pray for their blessings.

(Ví dụ: Các gia đình thường lập các bàn thờ tại nhà để tôn vinh tổ tiên và cầu nguyện mong được phước lành).

  • Symbolic (adj) /sɪmˈbɒl.ɪk/: mang tính đặc trưng.

Example: The dove is symbolic of peace in many cultures around the world.

(Ví dụ: Con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình trong nhiều văn hóa trên thế giới).

  • Represent (v) /ˌrɛp.rɪˈzɛnt/ : đại diện cho.

Example: The national flag represents the sovereignty and identity of a country.

(Ví dụ: Quốc kỳ đại diện cho chủ quyền và bản sắc của một quốc gia).

  • Heritage (n) /ˈhɛr.ɪ.tɪdʒ/: di sản.

Example: The ancient temples and ruins are part of the cultural heritage of the region.

(Ví dụ: Các đền tháp cổ và di tích là một phần của di sản văn hóa của khu vực).

Các loại hình hoạt động phổ biến

Các loại hình hoạt động phổ biến

1. Sports Activity (Hoạt động thể thao)

  • Playing soccer (Chơi bóng đá).

  • Basketball (Bóng rổ).

  • Tennis (Quần vợt).

  • Swimming or diving (Bơi lội hoặc lặn).

  • Running or jogging (Chạy bộ hoặc đi bộ nhanh).

  • Participating in a marathon (Tham gia marathon).

2. Creative Activity (Hoạt động sáng tạo)

  • Painting or drawing (Vẽ tranh hoặc phác thảo).

  • Writing poetry, stories, or blogging (Viết thơ, truyện, hoặc blog).

  • Crafting (e.g., knitting, sewing, jewelry making) (Thủ công mỹ nghệ, ví dụ như đan, may, làm trang sức).

  • Cooking or baking (Nấu ăn hoặc làm bánh).

  • DIY home decor projects (Dự án trang trí nhà cửa DIY).

  • Photography or filmmaking (Nhiếp ảnh hoặc làm phim).

3. Learning Activity (Hoạt động học tập)

  • Attending a language class (Tham gia lớp học ngôn ngữ).

  • Taking online courses (Học khóa học trực tuyến).

  • Participating in a workshop or seminar (Tham gia hội thảo hoặc seminar).

  • Learning to play a musical instrument (Học chơi nhạc cụ).

  • Studying for a professional certification (Học để lấy chứng chỉ chuyên nghiệp).

  • Engaging in a book club or reading group (Tham gia câu lạc bộ sách hoặc nhóm đọc sách).

4. Social Activity (Hoạt động xã hội)

  • Attending a friend's birthday party (Tham dự tiệc sinh nhật của bạn).

  • Going to a wedding or family reunion (Đi đám cưới hoặc họp mặt gia đình).

  • Participating in a local meetup group (Tham gia nhóm gặp gỡ địa phương).

  • Joining a dance class or social dance nights (Tham gia lớp nhảy hoặc đêm nhảy múa xã hội).

  • Hosting a dinner party or a game night (Tổ chức tiệc tối hoặc đêm chơi game).

  • Volunteering at community events (Tình nguyện tại các sự kiện cộng đồng).

5. Cultural Activity (Hoạt động văn hóa)

  • Attending a local festival or fair (Tham dự lễ hội hoặc hội chợ địa phương).

  • Participating in a religious ceremony or ritual (Tham gia nghi lễ hoặc lễ tôn giáo).

  • Visiting a museum or art gallery (Thăm viện bảo tàng hoặc phòng trưng bày nghệ thuật).

  • Going to a theater play or opera (Đi xem kịch hoặc opera).

  • Taking part in a traditional dance or music event (Tham gia sự kiện nhảy múa hoặc âm nhạc truyền thống).

  • Celebrating national holidays (Kỷ niệm ngày lễ quốc gia).

6. Outdoor Activity (Hoạt động ngoài trời)

  • Hiking or trekking (Đi bộ đường dài hoặc trekking).

  • Camping in the wilderness (Cắm trại ngoài hoang dã).

  • Fishing or hunting (Câu cá hoặc săn bắn).

  • Kayaking, canoeing, or other water sports (Chèo thuyền kayak, thuyền canoe hoặc các môn thể thao dưới nước khác).

  • Gardening or landscaping (Làm vườn hoặc cảnh quan).

  • Bird-watching or nature photography (Quan sát chim hoặc chụp ảnh thiên nhiên).

7. Volunteer Activity (Hoạt động tình nguyện)

  • Working at a food bank or soup kitchen (Làm việc tại ngân hàng thực phẩm hoặc bếp ăn từ thiện).

  • Helping at an animal shelter (Giúp đỡ tại trại trú ẩn động vật).

  • Participating in community clean-up days (Tham gia ngày dọn dẹp cộng đồng).

  • Tutoring students in underprivileged areas (Dạy kèm học sinh ở các khu vực thiệt thòi).

  • Raising funds for charity (Gây quỹ từ thiện).

  • Assisting at a senior center (Hỗ trợ tại trung tâm dành cho người cao tuổi).

8. Musical Activity (Hoạt động âm nhạc)

  • Singing in a choir or band (Hát trong dàn hợp xướng hoặc ban nhạc)

  • Playing guitar, piano, or another instrument (Chơi guitar, piano, hoặc nhạc cụ khác)

  • Attending music lessons or workshops (Tham gia các bài học âm nhạc hoặc hội thảo)

  • Performing in a music competition (Biểu diễn trong cuộc thi âm nhạc)

  • Composing or producing music (Sáng tác hoặc sản xuất âm nhạc)

9. Travel Activity (Hoạt động du lịch)

  • Road tripping across your own country (Chuyến đi bằng xe hơi qua đất nước của bạn)

  • Visiting historical landmarks (Thăm các di tích lịch sử)

  • Exploring different cultures through travel (Khám phá các nền văn hóa khác nhau thông qua du lịch)

  • Participating in an overseas volunteer program (Tham gia chương trình tình nguyện ở nước ngoài)

  • Going on a cruise (Đi du thuyền )

10. Fitness Activity (Hoạt động thể dục)

  • Attending regular gym sessions (Tham gia các buổi tập thể dục định kỳ)

  • Participating in a yoga class (Tham gia lớp yoga)

  • Joining a martial arts class (Tham gia lớp võ thuật)

  • Going to a climbing gym (Đi đến phòng tập leo núi)

  • Training for a triathlon (Luyện tập cho cuộc thi ba môn phối hợp)

Các từ vựng hữu ích:

Vocabulary

Từ vựng

Phiên âm

Ý nghĩa

Participation

/pɑːr.tɪsɪˈpeɪ.ʃən/

Sự tham gia

Involvement

/ɪnˈvɒlv.mənt/

Sự liên quan

Engagement

/ɪnˈgeɪdʒ.mənt/

Sự gắn bó

Entertainment

/ˌɛn.tərˈteɪn.mənt/

Giải trí

Recreation

/ˌrɛk.riˈeɪ.ʃən/

Hoạt động giải trí

Leisure

/ˈlɛʒ.ər/

Thời gian rảnh

Pursuit

/pəˈsjuːt/

Sở thích

Hobby

/ˈhɒb.i/

Sở thích

Pastime

/ˈpæs.taɪm/

Trò tiêu khiển

Exercise

/ˈɛk.sə.saɪz/

Bài tập

Routine

/ruːˈtiːn/

Thói quen hàng ngày

Challenge

/ˈtʃæl.ɪndʒ/

Thử thách

Event

/ɪˈvɛnt/

Sự kiện

Occasion

/əˈkeɪ.ʒən/

Dịp

Festival

/ˈfɛs.tɪ.vəl/

Lễ hội

Workshop

/ˈwɜːk.ʃɒp/

Hội thảo

Session

/ˈsɛʃ.ən/

Phiên

Game

/geɪm/

Trò chơi

Match

/mætʃ/

Trận đấu

Competition

/ˌkɒm.pəˈtɪʃ.ən/

Cuộc thi

Collocations

Từ vựng

Phiên âm

Ý nghĩa

Engage in activities

/ɪnˈgeɪdʒ ɪn ækˈtɪvɪtiz/

Tham gia hoạt động

Hold a session

/hoʊld ə ˈsɛʃən/

Tổ chức phiên

Join a club

/dʒɔɪn ə klʌb/

Tham gia câu lạc bộ

Attend a workshop

/əˈtɛnd ə ˈwɜːrk.ʃɒp/

Tham dự hội thảo

Play a match

/pleɪ ə mætʃ/

Chơi trận đấu

Lead a team

/liːd ə tiːm/

Dẫn dắt một đội

Host an event

/hoʊst ən ɪˈvɛnt/

Tổ chức sự kiện

Organize a meeting

/ˈɔːrɡənaɪz ə ˈmiːtɪŋ/

Tổ chức cuộc họp

Set up a game

/sɛt ʌp ə geɪm/

Thiết lập trò chơi

Arrange a party

/əˈreɪndʒ ə ˈpɑːr.ti/

Sắp xếp bữa tiệc

Take a course

/teɪk ə kɔːrs/

Tham gia khóa học

Start a hobby

/stɑːrt ə ˈhɒb.i/

Bắt đầu sở thích

Practice regularly

/ˈpræk.tɪs ˈrɛɡjʊlərli/

Luyện tập thường xuyên

Perform a task

/pərˈfɔːrm ə tæsk/

Thực hiện nhiệm vụ

Develop a skill

/dɪˈvɛləp ə skɪl/

Phát triển kỹ năng

Gain experience

/ɡeɪn ɪkˈspɪərɪəns/

Tích lũy kinh nghiệm

Meet challenges

/miːt ˈtʃælɪndʒɪz/

Đối mặt thử thách

Achieve a goal

/əˈtʃiːv ə ɡoʊl/

Đạt được mục tiêu

Build relationships

/bɪld rɪˈleɪʃənʃɪps/

Xây dựng mối quan hệ

Idioms

Từ vựng

Phiên âm

Ý nghĩa

Burn the candle at both ends

/bɜːrn ðə ˈkændl æt bəʊθ ɛndz/

Làm việc quá sức

Hit the ground running

/hɪt ðə ɡraʊnd ˈrʌn.ɪŋ/

Bắt đầu nhanh chóng

Go the extra mile

/ɡoʊ ðə ˈɛk.strə maɪl/

Nỗ lực hết mình

Let off steam

/lɛt ɒf stim/

Xả stress

Have a blast

/hæv ə blɑːst/

Vui vẻ tuyệt đối

In full swing

/ɪn fʊl swɪŋ/

Đang diễn ra sôi nổi

Wind down

/waɪnd daʊn/

Thư giãn

Kick back

/kɪk bæk/

Nghỉ ngơi, thư giãn

On the same page

/ɒn ðə seɪm peɪdʒ/

Cùng chung quan điểm

Up for grabs

/ʌp fɔː ɡræbz/

Có sẵn cho ai lấy

Break a leg

/breɪk ə lɛɡ/

Chúc may mắn

Make a splash

/meɪk ə splæʃ/

Tạo ấn tượng mạnh

Jump on the bandwagon

/dʒʌmp ɒn ðə ˈbænd.wæɡ.ən/

Tham gia xu hướng

Get into the groove

/ɡɛt ˈɪntuː ðə ɡruːv/

Nhập cuộc

Throw in the towel

/θroʊ ɪn ðə taʊəl/

Bỏ cuộc

Step up your game

/stɛp ʌp jʊər ɡeɪm/

Nâng cao trình độ

Pull out all the stops

/pʊl aʊt ɔːl ðə stɒps/

Dốc toàn lực

Clear the air

/klɪər ðə ɛər/

Giải tỏa bầu không khí căng thẳng

Push the envelope

/pʊʃ ðə ˈɛnvəloʊp/

Vượt qua giới hạn

Go down a storm

/ɡoʊ daʊn ə stɔːrm/

Rất được yêu thích

Tổng kết

Trong bối cảnh các thí sinh đối mặt với nhiều lo lắng và thiếu tự tin khi bước vào phần thi IELTS Speaking Part 2, việc áp dụng kỹ thuật kể chuyện (Storytelling) là một giải pháp hiệu quả. Bài viết đã chỉ ra rằng, mặc dù các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 có thể đa dạng và phức tạp, việc sử dụng các kỹ thuật kể chuyện có thể giúp thí sinh tổ chức và trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và hấp dẫn hơn.

Kỹ thuật Storytelling I.C.C.E, được giới thiệu trong bài viết, là một phương pháp hệ thống giúp người học không chỉ chuẩn bị tốt cho các chủ đề quen thuộc mà còn có khả năng linh hoạt ứng phó với các chủ đề mới mẻ và khó đoán. Qua việc phân loại và nhóm các chủ đề, thí sinh có thể dễ dàng tạo ra "khung" cho các câu chuyện của mình, từ đó giúp họ cải thiện đáng kể kỹ năng diễn đạt và tự tin hơn trong kỳ thi.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các từ vựng, collocation, và thành ngữ phù hợp không chỉ giúp làm phong phú thêm bài nói mà còn thể hiện được khả năng ngôn ngữ đa dạng của thí sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt ngôn từ cũng góp phần giảm bớt áp lực và lo âu, cho phép thí sinh tập trung hơn vào việc truyền đạt nội dung.

Cuối cùng, thông qua việc phân tích một bài mẫu đạt band 7.0+ với cấu trúc được tổ chức theo kỹ thuật kể chuyện, bài viết đã cung cấp một nguồn tài nguyên quý giá cho người học trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi. Những kiến thức và kỹ năng được trau dồi sẽ không chỉ hỗ trợ thí sinh trong phần thi IELTS Speaking mà còn trong các tình huống giao tiếp thực tế sau này, giúp họ thành công hơn trong việc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp hiệu quả.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu