Tất tần tật những gì bạn cần chuẩn bị trong hành lý du học – Phần 1

Bạn đang vô cùng háo hức chuẩn bị cho hành trình du học của mình sắp đến, nhưng lại vô cùng băn khoăn trong việc đóng gói hành lý mang theo du học? Bài viết này sẽ tổng hợp các kinh nghiệm chuẩn bị hành lý từ các du học sinh. Từ đó, bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu nơi xứ người.
ZIM Academy
ZIM Academy
tat tan tat nhung gi ban can chuan bi trong hanh ly du hoc phan 1

Bạn đang vô cùng háo hức chuẩn bị cho hành trình du học của mình sắp đến, nhưng lại vô cùng băn khoăn trong việc đóng gói hành lý mang theo du học?

Bài viết này sẽ tổng hợp các kinh nghiệm chuẩn bị hành lý từ các du học sinh. Từ đó, bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu nơi xứ người.

Các lưu ý Nên và không nên khi chọn đồ mang theo du học

Dưới đây là một số lưu ý tổng hợp từ kinh nghiệm của các bạn du học sinh. Hãy mở sổ và lưu lại ngay nhé. 

  • Đầu tiên, hãy tham khảo kinh nghiệm của các anh chị du học sinh tại chính đất nước bạn đến để biết phân loại được món nên mang và không nên mang trong hành lý. Tùy vào mỗi quốc gia, văn hóa, bối cảnh mà các lưu ý này sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên tham khảo đúng người, đúng nước để đảm bảo sự chuẩn bị của mình là phù hợp nhé.

  • Tìm hiểu về điều kiện thời tiết khí hậu vào thời điểm nhập cảnh. Một số quốc gia có sự phân hóa khí hậu rõ ràng giữa các mùa và giữa các miền. Việc tìm hiểu này giúp bạn ưu tiên lựa chọn trang phục vật dụng phù hợp.

  • Ưu tiên những món đồ bạn chắc chắn dùng thay vì thứ bạn thích. Khi đã quen thuộc với môi trường mới, bạn hoàn toàn có thể tìm cách mua hoặc vận chuyển chúng sang sau.

  • Rất nên lưu ý những vật dụng thuộc nhóm chỉ mua được ở Việt Nam hoặc rất đắt để mua ở nước ngoài mà bạn cần.

  • Tính toán đến hành trình từ sân bay về chỗ ở. Nếu bạn không muốn có một ngày đầu tiên vất vả hãy đảm bảo cách đóng gói mà bản thân tự vận chuyển được. Không phải chú taxi ở đâu cũng giúp bạn khiên đồ lên và xuống đâu nhé!

  • Phân loại hành lý nào phù hợp để ký gửi và  hành lý nào nên xách tay. Việc này giúp bạn hạn chế mất mát các tài liệu hoặc thiết bị quan trọng. 

  • Cuối cùng, đừng quá lo lắng về số không đủ số ký hành lý. Kinh nghiệm từ các bạn du học sinh cho thấy, nếu tính toán một cách khoa học, 30kg – 40kg là hợp lý để bạn dễ tự vận chuyển từ sân bay về.

Những vật không nên mang trong hành lý du học bao gồm:

  • Các sản phẩm thực vật, đồ ăn tươi sống

  • Các văn phòng phẩm loại dễ mua, không nhất thiết phải mang mọi thứ theo mình

  • Một khoản tiền mặt lớn (hơn 20.000 đô-la).

  • Hàng hoá không có giấy phép (như phim ảnh, v.v.).

  • Bất cứ món gì có thể bị xem là vũ khí.

Gợi ý những món đồ không thể thiếu trong hành lý du học

Các loại vali cặp và túi

  • Vali lớn đựng hành lý dùng khi ký gửi: dùng để đựng quần áo và các vật dụng quan trọng. Hãy chọn loại chắc chắn và có khóa để đảm bảo khi vận chuyển đường xa nhé.

  • Vali hành lý xách tay (loại 7kg): du học sinh nên chọn vali thay vì túi cho dạng hành lý này. Khi ra sân bay sẽ rất bất tiện để mang một cái túi 7kg đi khắp nơi. Thay vào đó, vali thuận tiện và nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn không có đồ quá quan trọng, có thể ký gửi luôn để nhẹ nhàng nhất khi bạn di chuyển trong quá trình bay. Bạn còn có thể tận dụng chiếc vali này để đi du lịch sau khi đến đấy!

  • Túi đựng giấy tờ loại đeo trước ngực (tránh trộm cắp): chiếc túi này dùng để đựng điện thoại, các loại giấy tờ, một ít tiền. Những cái bạn cần thường xuyên lấy ra lấy vào, và vì luôn mang bên người nên sẽ hạn chế việc bạn quên nó ở đâu đó.

  • Một chiếc balo dùng đựng các loại laptop, đồ điện tử và đồ dùng khi đi học. Đây là nhóm hành lý dễ mất và hư hỏng không thể đóng ký gửi được.

Các loại giấy tờ cần thiết

  • Hộ chiếu và visa du học sinh

  • Giấy tờ nhập học: bảng điểm, thư nhập học (mail cần in ra), bằng IELTS bản gốc,..Tùy vào thời điểm bạn nên kiểm tra quy định nhập cảnh để chuẩn bị thêm các giấy tờ khác nếu cần (giấy khám sức khỏe, xét nghiệm,…)

  • Ảnh thẻ cỡ VISA: dùng để làm các giấy tờ khi cần thiết khi nhập học.

  • Thẻ VISA/Master, một ít tiền mặt cho những ngày đầu tiên. Khi ở nước ngoài bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt trong người, sử dụng thẻ sẽ an toàn hơn và cũng hạn chế nguy cơ mất mát hơn.

Tạm kết

Như vậy trong phần 1 này, bài viết đã giới thiệu các lưu ý quan trọng trong việc đóng gói hành lý khi đi du học. Nên cạnh đó là các kinh nghiệm để chuẩn bị các loại hành lý như vali, túi xách và giấy tờ cần thiết. Trong phần 2 về tổng hợp những thứ cần mang trong hành lý, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các kinh nghiệm về chuẩn bị các thiết bị điện tử cần thiết, quần áo, mỹ phẩm dược phẩm, thực phẩm… nên mang khi ra nước ngoài. 

Bạn muốn trở nên tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế hay nâng cao khả năng giao tiếp trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học tiếng Anh giao tiếp hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu