Tính khách quan trong lập luận của IELTS Writing (Phần 3)
Trong bài viết phần 1, phần 2 chúng ta đã tìm hiểu một số cách viết IELTS Writing giúp bài luận đạt kết quả cao nhờ vào khách quan trong lập luận. Đây là một lỗi sai mà thí sinh rất dễ mắc phải trong bài thi IELTS Writing do thói quen mặc định hoặc lỗi lập luận thiếu tính thuyết phục. Một luận điểm khách quan được đồng ý và thừa nhận rộng rãi sẽ có tính thuyết phục cao hơn một ví dụ chủ quan (có thể đúng với người viết nhưng không đúng với tất cả người đọc). Cùng tiếp tục tìm hiểu các phương pháp để có một bài viết IELTS Writing Task 2 khách quan.
Cẩn trọng với “Presumption”
Thế nào là một “presumption”?
Theo Merriam-Webster, presumption là giả định – hành động tin vào một điều gì đó là đúng mặc dù chưa có bằng chứng xác nhận. Các giả định rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, thường được kết luận dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân, và vì thế có khả năng đúng cao. Hãy lấy ví dụ với một lời khuyên thường ngày:
“CHẬM MÀ CHẮC”
Nếu được viết đầy đủ:
“Kéo dài tốc độ thực hiện một mục tiêu sẽ dẫn đến khả năng thành công cao hơn”
Những giả định người nói có thể đã đưa ra ở đây là:
Kéo dài tốc độ thực hiện mục tiêu ⇒ có nhiều thời gian suy nghĩ, tìm hiểu ⇒ tránh mắc sai lầm ⇒ khả năng thành công cao hơn
Lời khuyên này có thể đúng trong nhiều trường hợp, nhưng đồng thời cũng rất dễ để phản bác: có rất nhiều nghiên cứu sinh chuẩn bị cho luận án trong nhiều năm nhưng vẫn không thể trở thành tiến sĩ, có rất nhiều chàng trai si tình dành hàng tháng trời để tìm hiểu về “người thương” rồi thất bại trước những người nhanh chân và chủ động hơn. Thậm chí, nếu phân tích kỹ hơn về bài học “chậm mà chắc” được rút ra qua câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng “thỏ và rùa”, lý do rùa thắng không đến thì việc tốc độ chậm mà là sự chủ quan và khinh địch của thỏ. Ở đây, tốc độ chậm của rùa thực sự là một nhược điểm chứ không hề “chắc”.
Lesson learned: Hãy cẩn thận về tính chính xác của những giả định trong các câu nói hàng ngày của chúng ta như “giàu thì bất lương”, “nghèo thì học giỏi”.
Presumption trong IELTS writing
Trong IELTS Writing Task 2, việc đưa ra những giả định xảy ra rất phổ biến và nếu không sàng lọc ý tưởng kỹ càng, rất có thể học sinh sẽ đưa ra những luận điểm không khách quan và thuyết phục như trong trường hợp dưới đây:
Đề bài: Some people think that countries should produce foods their population eats and import less food as much as possible. To what extent do you agree/disagree? |
Luận điểm học sinh đưa ra: Countries should produce foods for their people because people love eating local food.
Giả định: People are more familiar with local food, and therefore enjoy eating local food more.
Phản biện: không thực sự đúng với tất cả người dân, có rất nhiều người enjoy thức ăn của những quốc gia khác.
Viết lại: thêm lượng từ mức độ để tránh sự đánh đồng (xem lại chương 4.1)
⇒ People are more familiar with local food, and therefore many of whom enjoy eating local food more.
Một luận điểm khác của học sinh: Self-producing food will reduce food costs. Therefore, the government could allocate financial resources to other important fields, like education or environment.
Giả định: self-producing food helps to avoid transportation costs + import tax ⇒ food cost is reduced
Nhận định: đây không hẳn là một giả định sai, tuy nhiên thay vì liệt kê đầy đủ các giả định ngầm, học sinh đưa ra một hệ quả chung chung (dùng tiền cho những ngành nghề khác” ⇒ luận điểm thiếu tính thuyết phục. Đây là một lỗi phổ biến của các học sinh <7.0 Writing.
Viết lại: A country should try to produce food for its population to reduce production costs. For example Australia has managed to grow Wasabi, a horseradish only found in certain mountainous areas of Japan, in artificial greenhouses. This helps to avoid transportation costs and import tax, ultimately reducing prices of wasabi for Australians.
Conclusion: đảm bảo rằng các thông tin đến từ luận điểm không có những giả định ngầm, hoặc các giả định cần phải đưa diễn giải đầy đủ và thuyết phục. |
Cẩn trọng với những yếu tố background trong cách viết IELTS Writing
Tầm quan trọng của các yếu tố background.
Hãy nhìn vào lập luận dưới đây:
Dưới thời Obama, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ luôn giảm kể từ năm 2010. Gần 10 triệu việc làm đã được tạo ra từ năm 2006 đến năm 2017. Tổng thống Obama là anh hùng của những người dân lao động Mỹ.
Luận điểm được bảo vệ bởi những luận chứng tưởng chừng như rất thuyết phục. Tuy nhiên, hãy thử cân nhắc đến những thông số khác trong cùng thời kỳ. Trong 2 nhiệm kỳ của tổng thống Obama, 1.6 triệu người trong độ tuổi lao động đã biến mất khỏi lực lượng lao động. Số lượng người sẵn sàng tìm công việc giảm từ 65.7% xuống 62% (Moore, 2020). Nói cách khác, số lượng công việc tăng nhưng số người sẵn sàng lao động giảm. Những người không muốn tìm việc, dù vì lí do gì, đều không được tính là thất nghiệp. Thậm chí có nhiều người cho rằng một trong những lý do tỷ lệ thất nghiệp giảm là vì tổng thống Obama đã đưa ra nhiều chính sách phúc lợi xã hội khiến cho nhiều người không còn cảm thấy cần đi làm nữa.
Đây cũng là một trong những ví dụ chứng minh tại sao các bằng chứng về số liệu thường mơ hồ và không hẳn lúc nào cũng đáng tin (xem lại 2.2) nếu như các thông tin background không được xem xét toàn diện và đa chiều trong cách viết IELTS Writing. Thay vì vội đánh giá một xạ thủ là tài năng vì anh ta khoe việc bắn trúng hồng tâm, hãy hỏi lại (một cách khéo léo) về “số lần bắn trượt”. Giả sử trước khi thực hiện được phát bắn đạt điểm tối đa, xạ thụ ấy bắn trượt một ngàn loạt đạn. Nghe không còn thực sự ấn tượng nữa đúng không?
Lesson learned: Để đánh giá tính khách quan và tin cậy của một luận điểm trong cách viết IELTS Writing cần phải đánh giá các yếu tố background, hoặc tỉ lệ của những con số ví dụ đưa ra so với các yếu tố khác.
Những yếu tố background trong cách viết IELTS Writing.
Hãy cùng xem những ví dụ của việc không cần nhắc đến toàn bộ thông tin trong IELTS Writing Task 2 với cùng đề bài ở phần 6:
Đề bài: Some people think that countries should produce foods their population eats and import less food as much as possible. To what extent do you agree/disagree?
Luận điểm học sinh đưa ra: Governments should import less food as food importation results in high unemployment rate, as agriculture industry always need a high number of workers.
Phản bác: ngành công nghiệp xuất/nhập khẩu cũng tạo ra rất nhiều công việc. Không thể khẳng định chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp tăng lên nêu nhập khẩu thức ăn nhiều hơn
Nhận định: người viết không cân nhắc đến ngành công nghiệp xuất nhập khẩu và lợi ích về công việc được mang lại trước khi đưa ra so sánh về tỉ lệ thất nghiệp. Có thể viết lại ý như sau:
Viết lại: Restricting the amount of food that is imported as much as possible helps protect domestic industries from competition. For many years, international food companies like Nestle have dominated the food and beverage industry of many nations, which hinder the development of local food producers.
Hoặc một đề bài khác
Đề bài: In some countries, owning a home rather than renting one is very important for people. Why might this be the case? Do you think this is a negative or positive development? (Cambridge 15)
Luận điểm học sinh đưa ra: Owning a home saves a lot of money because homeowners do not have to pay a monthly rents like tenants do.
Phản bác: Rất nhiều người mua nhà phải vay ngân hàng và trả những khoản lãi suất hàng tháng ⇒ chưa chắc đã tiết kiệm được nhiều tiền hơn thuê nhà.
Nhận định: người viết thiếu cân nhắc đến các thông tin background về tài chính của người mua nhà và người thuê nhà, và vì vậy đưa ra những luận điểm chưa thực sự khách quan. Thay vì so sánh về số tiền người mua nhà hay thuê nhà tiết kiệm, người viết có thể sử dụng những luận điểm chắc chắn hơn. Ví dụ người mua nhà có thể thấy trước được những khoản tiền cần chi hàng tháng/năm ⇒ dễ dàng lập kế hoạch tài chính cá nhân hơn.
Viết lại: When buying a house, even with a bank loan, people can foresee the money they have to cover in the years to come, which is not the case when they rent an accommodation because of possible changes in rental price made by landlords. Thus, owning a house allows people to make a financial plan for themselves more easily.
Conclusion: trước khi đưa ra một luận điểm/luận cứ, hãy xem xét đến tất cả những thông tin background xung quanh. |
Minh Lê
Bình luận - Hỏi đáp