Banner background

Tối ưu hóa việc tổng hợp thông tin trong IELTS Writing Task 1 – Part 2

Bài viết hướng dẫn thí sinh những cách hợp lí để chọn lọc ra những số liệu nổi bật mà cần báo cáo lại, cũng như là giản lược đi những số liệu không đáng kể trong bài viết IELTS Writing Task 1.
toi uu hoa viec tong hop thong tin trong ielts writing task 1 part 2

Có thể nói rằng Table không phải là loại bài IELTS Writing Task 1 phong phú nhất về yếu tố hình ảnh mà có thể giúp người viết dễ dàng hình dung mối quan hệ tương quan giữa các số liệu. Ngoài ra, việc report số liệu có vẻ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi không có những mốc thời gian trong những table này; điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có xu hướng tăng giảm của số liệu – một thứ hữu dụng mà ta có thể dựa vào đó để tập hợp các hạng mục (category) khác nhau và tìm mối quan hệ giữa chúng.

Đối với những dạng Table có rất nhiều hạng mục số liệu, một điều mà thí sinh sẽ nhận ra là sự phi thực tế trong việc liệt kê toàn bộ các số liệu trong bảng, đặc biệt là trong điều kiện kiểm tra khi thí sinh chỉ có thể dành tối đa 20 phút cho bài Task 1. Tuy nhiên, kể cả khi không có giới hạn thời gian, việc liệt kê trên là một thứ người viết tuy có thể làm, nhưng không nên làm.

Cũng chính vì lí do này mà người viết cần phải có một phương pháp hợp lí để chọn lọc ra những số liệu nổi bật mà cần báo cáo lại, cũng như là giản lược đi những số liệu không đáng kể.

Mục tiêu của bài nghiên cứu học thuật là nhằm mở rộng phần ứng dụng của nguyên tắc “Less is More” vào việc đáp ứng nhu cầu trên.

Phần nội dung – Cách để tối ưu hóa tổng hợp thông tin

Nguyên tắc “Less is More” (sơ lược)

Nền tảng cho nguyên tắc “Less is More” đã được giải thích đầy đủ ở phần nội dung tiền đề mà độc giả có thể tham khảo. Để tiện ích cho quá trình đọc, tác giả sẽ tóm tắt lại nội dung này một cách ngắn gọn:

Nguyên tắc “Less is More” xoay quanh việc tập hợp các số liệu dựa trên yếu tố thời gian hoặc yếu tố thể loại mà có những hạng mục có số lượng ít hơn. Nguyên lí hoạt động của nó được thể hiện qua biểu đồ mẫu sau đây:

 

1

2

3

A

A1

A2

A3

B

B1

B2

B3

C

C1

C2

C3

D

D1

D2

D3

E

E1

E2

E3

F

F1

F2

F3

Xét nghiệm biểu đồ trên, ta có thể thấy những đặc điểm chính như sau:

  • Yếu tố [Chữ cái] gồm 6 hạng mục: (A),(B),(C),(D),(E) & (F)

  • Yếu tố [Con số] gồm 3 hạng mục: (1),(2) & (3)

  • Đối tượng số liệu biểu đồ này phụ thuộc vào 2 yếu tố chính vừa kể. Vì vậy biểu đồ trên có tổng cộng 18 số liệu đang được xem xét: từ A1,A2,A3… đến F1, F2 và cuối cùng là F3

Đối với 18 số liệu này, ta sẽ cần phải tập hợp chúng lại vào những nhóm lớn để thuận lợi cho việc so sánh

Dựa theo nguyên tắc “Less is More”, ta sẽ thấy yếu tố [Con số] chỉ có 3 hạng mục, đang ít hơn số hạng mục của yếu tố [Chữ cái] là 6. Vì vậy, ta sẽ phân chia và tập hợp các thông tin theo 3 nhóm lớn – là 3 hạng mục của yếu tố [Con số] -, đó là: nhóm (1) ∈ {A1,B1,C1…F1}, nhóm (2) ∈ {A2,B2,C2…F2} và nhóm (3) ∈ {A3,B3,C3…F3}

Số lượng nhóm ít và mỗi nhóm bao hàm được nhiều đối tượng thông tin. Đó là bản chất của nguyên tắc Less is More.

Phần ứng dụng mở rộng cách tổng hợp thông tin

Tổng hợp thông tin bằng nguyên tắc Less is More vẫn còn có thể được áp dụng ngay kể cả trong các nhóm tập hợp lớn ở trên; cụ thể hơn là người viết vẫn có thể tối giản việc báo cáo bằng cách quy các đối tượng số liệu về những tập hợp con ở trong, dựa trên những điểm tương đồng về số liệu hoặc bản chất của các hạng mục.

Để ý rằng thông điệp đề bài Task 1 yêu cầu thí sinh “summarize” (tóm tắt) và “report the main feature” (báo cáo những số liệu chính). Việc cố gắng liệt kê đủ các số liệu sẽ phản tác dụng bởi vì việc này sẽ chỉ khiến mạch bài trở nên loãng và lan man hơn. Bằng cách giản lược đi những số liệu không nổi bật, người viết sẽ có chỗ trong bài để làm rõ và nổi bật lên được những số liệu chính. Lí do đơn giản là nếu ta chọn báo cáo hết mọi đối tượng số liệu và mỗi đối tượng số liệu như nhau, thì sẽ không còn số liệu nào được coi là số liệu chính nữa.

Để dễ hình dung phần nộidung này, ta có thể lấy một table ở dưới làm ví dụ:

How the Unemployed Spent their Time (UK, last year)

 

Morning men

Morning women

Afternoon men

Afternoon women

 

%

%

%

%

Housework

19

49

7

21

Shopping

20

26

9

17

Job Hunting

22

16

12

13

Visiting friends or relatives

6

10

12

17

Gardening

14

2

13

3

TV

4

2

14

12

Reading

9

5

8

10

Decorating

7

3

7

2

Walking

5

3

8

2

Nothing/ Sitting around

3

3

9

6

Staying in bed

8

8

1

0

Visiting town

5

7

3

4

Playing sport

4

1

4

0

Drinking

2

1

3

1

Sau khi phân tích biểu đồ, ta thấy những đặc điểm sau:

  • Yếu tố [Thời gian + Giới tính] có 4 hạng mục.

  • Yếu tố [Hoạt động] có 14 hạng mục.

Vậy tổng cộng table này có 14×4 = 54 đối tượng số liệu

Ta không thể và cũng không nên báo cáo lại hết tất cả các đối tượng số liệu này. Điều này đồng nghĩa với việc ta cần phải giản lược một số lượng các đối tượng số liệu không đáng kể, hoặc chỉ nhắc sơ qua.

Dựa theo nguyên tắc Less is More, đầu tiên ta sẽ dùng yếu tố có số lượng hạng mục ít hơn là yếu tố [Thời gian + Giới tính] để chia đoạn.  Cụ thể hơn, ta sẽ chỉ dùng yếu tố thời gian để chia vì nó sẽ bao trùm được cả 2 giới tính và thuận tiện hơn cho việc so sánh giữa Men và Women. Thân bài sẽ được chia như sau:

  • Đoạn 1: Morning

  • Đoạn 2: Afternoon

Tập hợp hoá các số liệu – hệ thống nhóm khi tổng hợp thông tin

Tiếp theo, ta sẽ tiếp tục nhóm các hạng mục [Hoạt động] dựa trên những điểm chung của chúng. Sẽ có những hoạt động mang tính chất chung như tính chất giải trí và ta có thể ghép chúng lại vào một phạm trù chung: tập hợp các hoạt động mang tính giải trí (Pastime). Ta cũng có thể làm điều tương tự với các hành động còn lại mà có một tính chất giống nhau. Riêng hành động {Job hunting}, ta có thể để riêng ra vì nó đặc biệt liên quan đến tình trạng Unemployed của đối tượng khảo sát là UK Men và Women.

Dưới đây là cách tập hợp hoá được đề xuất bởi tác giả:

toi-uu-hoa-viec-group-thong-tin-trong-ielts-writing-task-1-part-2-vi-duTập hợp hoá các số liệu – hệ thống nhóm khi tổng hợp thông tin

Chọn lọc các số liệu khi tổng hợp thông tin

toi-uu-hoa-viec-group-thong-tin-trong-ielts-writing-task-1-part-2-cach-chonChọn lọc các số liệu khi tổng hợp thông tin

Sau khi đã phân loại và tập hợp các đối tượng số liệu như trên, bước tiếp theo mà ta sẽ làm đó là chọn lọc những số liệu để báo cáo.  Tới đây, ta có thể đúc kết ra ra được những tiêu chí chọn lọc số liệu chính, giản lược những số liệu không nổi bật, nhằm tránh liệt kê như sau:

  • Số liệu chính hoặc số liệu nổi bật (main features) thường là số liệu cao nhất chung cho tất cả các thể loại/ hạng mục có trong đề, hoặc còn có thể là số liệu cao nhất riêng cho từng thể loại/hạng mục.

  • Số liệu thấp chung cho tất cả các thể loại/hạng mục cũng có thể được coi là số liệu chính bởi nó có thể được đem đi tương phản với số liệu lớn nhất. Tuy nhiên, số liệu thấp riêng lẻ cho từng loại/hạng mục thì nói chung nên tránh, hoặc chỉ được sử dụng một cách hạn chế.

  • Số liệu ở ngay giữa – tức là không cao cũng không thấp – thông thường sẽ có thể được giản lược bớt đi, hoặc chỉ cần được dề cập đến một cách sơ bộ.

  • Các số liệu của các loại/hạng mục, ở bất cứ phạm vi nào, nếu có con số gần giống nhau (VD: 31%,32% và 34%) có thể được coi là một đặc điểm chính và nên được nhắc đến.

  • Các số liệu thể hiện sự thay đổi bởi một mức độ lớn cũng có thể được coi là một đặc điểm chính – đây là một đặc trưng của các biểu đồ số liệu có xuất hiện yếu tố thời gian thể hiện qua các mốc thời gian.

Áp dụng những tiêu chí trên áp dụng vào bài table mẫu ở đây. Ta thấy một cách hiệu quả để thực hiện việc chọn lọc sẽ là chỉ báo cáo về những hoạt động mà được thực hiện bởi đa số men, và những hoạt động mà được thực hiển bởi đa số women, và những hoạt động được thực hiện với số lượng như nhau ở cả hai giới tính.  

Dựa theo những tiêu chí trên, áp dụng vào bài Table mẫu ở đây, những hoạt động mà có số liệu của men và women đều thấp hoặc không có gì nổi bật thì ta có thể giản lược bớt, hoặc chỉ đề cập sơ qua.

Ta có thể hình dung việc tập hợp nhóm kết hợp với việc chọn lọc số liệu qua biểu đồ dưới đây:

toi-uu-hoa-viec-group-thong-tin-trong-ielts-writing-task-1-part-2-so-dochọn lọc số liệu qua biểu đồ

Ở đây, ta chỉ nên chọn những hoạt động mà có số liệu nổi bật cụ thể vào thời điểm [Morning]. Có những hành động như [Visiting friends/relatives] hoặc [Nothing/Sitting around] sẽ nên chuyển sang thời điểm [Afternoon] vì số liệu của chúng sẽ tăng và nổi bật hơn vào thời điểm này.

Vậy ta có một dàn bài cho đoạn thân bài nói về thời điểm [Morning] theo phương pháp tổng hợp thông tin như sau:

  1. Nói về [Job hunting] – là hoạt động mang số liệu cao nhất ở đối tượng Men, đồng thời so sánh với số liệu của Women cho cùng hành động này.

  2. Nói về phạm trù {Chores} : có hoạt động [Housework] là có số liệu cao nhất ở Women; đồng thời tương phản với hai hoạt động còn lại trong phạm trù này là [Gardening] và [Decorating] mà được thực hiện nhiều bởi Men hơn là bởi Women

  3. Nói về phạm trù {Pastime} : có hoạt động [Shopping] được thực hiện nhiều bởi cả Men và Women

  4. Nói về phạm trù {Idling} : có hoạt động [Staying in bed] được thực hiện bởi cùng số phần trăm Men và Women

(1) + (2) là nhóm tương phản

(3) + (4) là nhóm tương đồng

Bài mẫu ví dụ:

  • In the morning, job hunting was the most common activity among unemployed men in the UK, with 22% of men doing this compared to 16% of women (1). In terms of chores, almost half of UK unemployed women spent the day doing housework, more than double the figure for their counterpart. Besides that, other chores like gardening and decorating were mainly undertaken by men, at 14 % and 7% respectively (2). When it comes to pastime activities during this time of day, shopping was one that was enjoyed by a fair proportion of both genders, with 20% of men and 26% of women (3). Interestingly, the same percentage of men and women decided to stay in bed in the morning, at 8% each (4).

Bây giờ, khi sang đoạn thân bài thứ 2, những hành động đã được đề cập tới trong đoạn thân bài đầu tại thời điểm [Morning] sẽ không cần phải xuất hiện lại nữa. Thay vì đó, ta sẽ tập trung vào những hoạt động còn lại mà có số liệu nổi bật tại thời điểm [Afternoon], như sau:

toi-uu-hoa-viec-group-thong-tin-trong-ielts-writing-task-1-part-2-so-do-2Chọn lọc số liệu qua biểu đồ

Ngoài ra,đối với những hoạt động không nổi bật ngay kể cả trong thời điểm {Morning] hoặc [Afternoon] thì ta có thể dành một câu ngắn gọn để nhắc nhanh đến chúng mà không thật sự cần thiết đi sâu vào số liệu.

Vậy ta có một dàn bài cho đoạn thân bài nói về thời điểm [Afternoon] theo phương pháp tổng hợp thông tin như sau:

  1. Nói về hoạt động [Visiting friends/ relatives] – đây là hoạt động có số liệu tương đối cao đối với cả 2 giới tính vào thời điểm [Afternoon]

  2. Nói về hoạt động [TV] cũng cùng chung phạm trù {Pastime} và có số liệu cũng cao gần tương đương với hoạt động [Visiting friends/ relatvies] ở cả hai giới tính.

  3. Đề cập tới những hoạt động mà có số liệu tăng và nổi biệt riêng với từng giới tính vào thời điểm [Afternoon]. Cụ thể là hoạt động [Reading] với Women và hoạt động [Walking] với Men – hai hoạt động đều rơi vào phạm trù {Pastime}.

  4. Chuyển sang phạm trù {Idling} với hoạt động [Nothing/Sitting around] mà có số liệu tăng với cả hai giới tính.

  5. Tới đây, ta dành một câu để đề cập nhanh tới những hoạt động [Playing sport], [Drinking], [Visiting town] có số liệu không nổi bật xuyên suốt cả ngày với cả hai giới tính.

(1) + (2) là nhóm tương đồng

(2) + (3) là nhóm tương phản

(3) + (4) là nhóm tương phản

Bài mẫu ví dụ:

  • In the afternoon, there was a general shift to other more leisurely activities. More men and women spent the afternoon visiting friends or relatives, at 12% and 17% respectively (1). Similar figures can be seen in those tuning into their TV at this time of day (2). There was also increased participation in reading activities among women (10%) and walking among men (8%) (3). Furthermore, the proportion of both men and women who spent their time idly by doing nothing or sitting around increased twofold and threefold respectively compared to the morning (4). Aside from that, activities like playing sports, drinking and visiting towns were only done by marginal proportions of males and females throughout the day (5).

Phần áp dụng luyện tập cách tổng hợp thông tin trong IELTS Writing Task 1

The table data below shows the top ten Internet users by country in 2016.

toi-uu-hoa-viec-group-thong-tin-trong-ielts-writing-task-1-part-2-de-baiVí dụ IELTS Writing Task 1

Thoạt nhìn table trên, người viết sẽ nhận ra rằng đây là một biểu đồ so sánh (comparison chart) và trong này không xuất hiện yếu tố thời gian. Thay vào đó là nhiều yếu tố thể loại, cụ thể hơn là:

  • Yếu tố {Country} gồm 10 hạng mục ứng với 10 nước khác nhau

  • Yếu tố {Internet users/Population} được thể hiện qua 3 tiêu chí:

  1. [Internet users]: số lượng người sử dụng Internet

  2. [Internet users (% of population)]: tỉ lệ số người dùng Internet trên toàn bộ tổng dân số

  3. [Total population]: tổng dân số của nước đó

Dựa theo nguyên tắc Less is More, ta sẽ dùng các tiêu chí của yếu tố {Internet users/ Population} làm tiêu chí chia đoạn.

Trong 3 tiêu chí của yếu tố {Internet users/Population}, ta thật sự chỉ cần sử dụng 2 tiêu chí cho việc báo cáo số liệu. Lí do cho việc này là bởi vì tất cả các tiêu chí này đều liên quan trực tiếp với nhau, tức là từ việc sử dụng 2 tiêu chí, người đọc có thể tự động hiểu ra được thông tin ở bên tiêu chí còn lại. Để tiếp cận bài này, tác giả sẽ sử dụng 2 tiêu chí đó là [Internet users] và [Internet users (% of population)]

Đoạn thân bài đầu tiên nói về tiêu chí [Internet users] sẽ có một dàn bài theo phương pháp tổng hợp thông tin như sau:

  1. Đầu tiên, nói về đối tượng [China] có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất so với các nước còn lại

  2. Sau khi mô tả đối tượng [China], đưa ra sự so sánh với hai đối tượng [India] và [U.S.] mà đứng ở vị trí cao thứ 2 và 3 trong tiêu chí đang bàn đến.

  3. Tương phản những đối tượng vừa đề cập đến với đối tượng [Mexico] – là nước có số liệu thấp nhất trong tiêu chí này.

Trong quá trình mô tả các đối tượng số liệu trên dựa theo tiêu chí [Internet users], ta đồng thời còn có thể đề câp đến số liệu của những đối tượng này bên tiêu chí còn lạị –  [Internet users (% of population)}

  • In 2016, more than 721 million people in China, which was also half of the country’s total population, used the Internet (1), significantly outnumbering those in India and U.S, which ranked 2nd and 3rd at approxiamtely 462 and 286 million respectively (2). At the bottom of the board lies Mexico, with only 58 million Internet users, accounting for nearly 45% of the country’s population (3).

Đoạn thân bài sau nói về tiêu chí [Internet users (% of population)} sẽ có một dàn bài theo phương pháp tổng hợp thông tin như sau:

  • Nói về đối tượng [U.K] – đây là nước có số liệu cao nhất trong tiêu chí đang xét. Ngoài ra, đối tượng [U.K.} còn có một đặc điểm đặc biệt là có số liệu ở tiêu chí [Total population] là thấp nhất.

  • Nói về đối tượng [Japan] cũng có số liệu cao giống với [U.K] trong tiêu chí đang xét.

  • So sánh giữa hai đối tượng [Germany] và [US] có số liệu gần như bằng nhau trong tiêu chí này. Đồng thời có thể nếu điểm khác biệt giữa 2 đối tượng này trong tiêu chí khác.

Bài mẫu ví dụ:

  • Despite the smallest total population, aft only 65 million people, 92% of U.K.’s citizen had access to the Internet, which amounts to 60,2 million people (1). A similar situation can be observed in the case of Japan where Internet users, at over 115 million people accounted for 91.1% of the the country’s total population (2). While having a vast difference in population count, Germany and the U.S. had roughly the same percentage of Internetusers, at nearly 88% (3).

Tổng kết

Để có thể xử lí được các dạng Table phức tạp gồm nhiều các hạng mục/ nhóm số liệu trong Task 1, thí sinh cần phải làm quen với việc phân chia và tập hợp hoá các đối tượng số liệu vào các nhóm chung dựa trên những đặc điểm tương đồng, tương phản của chúng. Ngoài ra, thí sinh còn cần phải có một hệ thống các tiêu chí để sử dụng cho việc chọn lọc các thông tin nổi bật để tránh bị liệt kê lan man. Việc thí sinh có thể vận dụng kết hợp những yếu tố vừa kể trên sẽ giúp họ tiếp cận các dạng table một cách chắc chắn hơn. Nguyên lí Less is More được đề xuất và triển khai bởi tác giả chính là nhằm phục vụ mục đích này

Nguyễn Vũ Đăng Duy

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...