Banner background

Ứng dụng tư duy ngược vào dạng bài IELTS Writing Task 2: Opinion

Bài viết sẽ phân tích cách áp dụng phương pháp tư duy ngược để tạo ra các ý tưởng trả lời cho dạng câu hỏi Opinion trong IELTS Writing Task 2.
ung dung tu duy nguoc vao dang bai ielts writing task 2 opinion

Sợ hãi bài thi IELTS Writing Task 2 vì thời gian viết eo hẹp, vì câu chuyện bí ý tưởng, vì các vấn đề được bàn luận quá vĩ mô… dường như không là câu chuyện của riêng ai. Trong khoảng trên dưới 40’, thí sinh phải tư duy được câu trả lời cho đề bài và trình bày ý tưởng ấy thành một bài văn hoàn chỉnh. Để giúp quá trình viết WT2 đỡ đáng sợ hơn, có nhiều phương pháp tư duy đã được nghiên cứu và bàn luận, đáng chú ý trong số đó có Tư duy ngược - Reverse Brainstorming.

Bài viết này sẽ phân tích cách chúng ta có thể áp dụng phương pháp tư duy này để tạo ra các ý tưởng trả lời cho dạng câu hỏi Opinion trong IELTS Writing Task 2 khi đề bài yêu cầu ta nêu ý kiến cá nhân cho một chủ đề cụ thể. Ngoài ra, dạng đề Opinion trong IELTS Writing Task 2 cũng được công nhận là dạng bài phổ biến nhất theo thống kê.

Key takeaways

1. Giới thiệu.

2. Tư duy ngược và dạng bài Opinion.

3. Ứng dụng Tư duy ngược vào dạng bài Opinion.

  • Bước 1: Xác định rõ ràng nhận định được đưa ra.

  • Bước 2: Đảo ngược nhận định bằng cách hỏi: Thay vì hỗ trợ, đối tượng làm thế nào để có hiệu ứng ngược lại?

  • Bước 3: Áp dụng tư duy ngược để tạo ra các giải pháp ngược. Cho phép ý tưởng sáng tạo tự do phát triển, không từ chối ý tưởng ở giai đoạn này.

  • Bước 4: Khi đã có ý tưởng ở hướng ngược lại, chúng ta đảo ngược chúng để tạo ra các giải pháp/ câu trả lời cho vấn đề ban đầu.

  • Bước 5: Đánh giá các ý tưởng cho giải pháp và lựa chọn quan điểm phù hợp.

4. Luyện tập.

5. Tổng kết & Trích dẫn.

Tư duy ngược và dạng bài Opinion

Hiểu đơn giản, tư duy ngược chính là tư duy vấn đề theo hướng trầm trọng hơn. Thay vì đi tìm giải pháp cho các vấn đề, tư duy ngược đề xuất chúng ta nghĩ theo chiều hướng ngược lại, tìm ra các nguyên nhân có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn hoặc không giải quyết được. Sau đó, chúng ta lật ngược lại vấn đề và đi tìm giải pháp cho từng nguyên nhân cụ thể. Cách tư duy ngược như vậy tận dụng được khả năng “nhìn thấy vấn đề”, “tìm thấy lỗi” ở bất cứ đâu - một kỹ năng của con người trong cuộc sống hiện đại. 

Người học có thể đọc thêm về phương pháp Tư duy ngược này tại bài viết của ZIM: “Tư duy ngược là gì và cách áp dụng để lên idea cho bài thi IELTS Writing”.

Dạng bài Opinion còn được biết đến với cái tên Agree or Disagree Essay. Dạng bài này yêu cầu người viết nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề, nhận định được đưa ra. Người viết có thể đưa ra quan điểm theo hai hướng, hoàn toàn đồng ý (totally agree) hoặc không đồng ý (totally disagree) hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý (partial agree and disagree).

Người học có thể tham khảo thêm cách viết chi tiết dạng bài Opinion trong bài viết: “Cách viết Opinion Essay trong phần thi IELTS Writing Task 2”.

Để áp dụng tư duy ngược vào trong dạng bài Opinion, chúng ta có thể tiến hành 5 bước: 

  • Bước 1: Xác định rõ ràng nhận định được đưa ra.

  • Bước 2: Đảo ngược nhận định bằng cách hỏi: Thay vì hỗ trợ, đối tượng làm thế nào để có hiệu ứng ngược lại?

  • Bước 3: Áp dụng tư duy ngược để tạo ra các giải pháp ngược. Cho phép ý tưởng sáng tạo tự do phát triển, không từ chối ý tưởng ở giai đoạn này.

  • Bước 4: Khi đã có ý tưởng ở hướng ngược lại, chúng ta đảo ngược chúng để tạo ra các giải pháp/ câu trả lời cho vấn đề ban đầu.

  • Bước 5: Đánh giá các ý tưởng cho giải pháp và lựa chọn quan điểm phù hợp.

Ứng dụng

Chúng ta có thể áp dụng Mô hình năm bước tư duy ngược vào phân tích đề bài IELTS Writing Task 2 với một đề Opinion như sau:

In the modern world, schools are no longer necessary because there is so much information available through the Internet that children can study just as well at home. To what extent do you agree or disagree? (Đề thi ngày ​​15/07/2023)

Bước 1: Xác định rõ ràng vấn đề được đặt ra

  • Chủ đề: Hỏi ý kiến người viết rằng, trong thế giới hiện đại ngày nay, liệu trường học có còn cần thiết hay không khi mà với lượng lớn thông tin có sẵn trên mạng internet thì trẻ em có thể học tốt không kém tại nhà.

Ta có thể diễn đạt nhận định này theo hướng: Trẻ không cần đến trường vì rất nhiều thông tin đều sẵn có trên mạng.

Bước 2: Đảo ngược nhận định bằng cách hỏi: Thay vì hỗ trợ, đối tượng làm thế nào để có hiệu ứng ngược lại? 

Với tư duy ngược, thay vì đi tìm câu trả lời đồng ý hoặc không đồng ý ngay lập tức. Chúng ta tư duy theo hướng đặt câu hỏi ở trường hợp ngược lại:

Thay vì giúp ích, các thông tin có sẵn trên mạng có thể gây hại đến trẻ em như thế nào? 

Bước 3: Áp dụng tư duy ngược để tạo ra các giải pháp ngược. Cho phép ý tưởng sáng tạo tự do phát triển, không từ chối ý tưởng ở giai đoạn này

  1. Các thông tin trôi dạt trên internet có thể bao gồm các tài liệu không chính xác, không được kiểm định hoặc không được kiểm soát, dẫn đến việc trẻ tiếp thu kiến thức sai lệch, không chuẩn xác.

(The information scattered across the internet may encompass inaccurate, unverified, or uncontrolled materials, leading to children assimilating distorted and inaccurate knowledge)

  1. Nguồn thông tin khổng lồ trên internet khiến trẻ tốn thời gian trong việc chắt lọc và lựa chọn thông tin phù hợp để nghiên cứu. Ngoài ra trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với các nội dung bạo lực hoặc độc hại, ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của trẻ.

(Moreover, the vast wealth of information on the internet can compel children to invest significant time in filtering and selecting appropriate content for research. Additionally, there is a risk that children may come into contact with violent or harmful content, exerting an impact on their behavior and psychological well-being.)

  1. Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian trực tuyến có thể khiến trẻ bị phụ thuộc và nghiện, dẫn đến suy giảm chất lượng giấc ngủ, thiếu hoạt động thể chất, và làm suy giảm khả năng tương tác xã hội trong thế giới thực của trẻ. Sự lạm dụng internet có thể không khiến trẻ phát triển về trí tuệ mà ngược lại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, tình cảm và trí thông minh. 

(Furthermore, excessive online activity can foster dependency and addiction in children, resulting in compromised sleep quality, insufficient physical activity, and a diminished capacity for real-world social interaction.)

Bước 4: Khi đã có ý tưởng ở hướng ngược lại, chúng ta đảo ngược chúng để tạo ra các giải pháp/ câu trả lời cho vấn đề ban đầu

  1. Độ tin cậy và chính xác về thông tin trực tuyến đặt ra những lo ngại đáng kể. Không phải tất cả thông tin trên mạng đều được sắp xếp, xác minh hoặc đáng tin cậy. Việc nhận ra tầm quan trọng của sự hướng dẫn trong thời đại số là rất quan trọng, và trường học với những giáo viên được đào tạo bài bản đóng vai trò then chốt trong việc truyền đạt kỹ năng đánh giá thông tin và khuyến khích tư duy phản biện ở trẻ. 

Moreover, there are notable concerns regarding the reliability and precision of online information. Not every piece of information available on the internet is organized, confirmed, or dependable. It is crucial to recognize the significance of guidance in the digital era, and schools, with their skilled educators, are instrumental in instilling abilities for assessing information and fostering critical thinking.

  1. Khả năng của trẻ em trong việc chắt lọc và hiểu đúng về sự đa dạng của nội dung trực tuyến là điều cần phải xem xét. Việc sử dụng internet không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn là sự chín chắn để lọc qua các quan điểm đa dạng và phân biệt giữa sự thật và ý kiến. Thiếu hướng dẫn từ trường học, trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc phát triển những kỹ năng thiết yếu này, có thể dẫn đến sự hiểu biết hạn chế về thông tin có sẵn.

The ability of children to filter and fully comprehend the vast array of online content is questionable. Navigating the internet requires not only technical proficiency but also the maturity to sift through diverse perspectives and discern fact from opinion. Without the guidance and structure provided by schools, children may struggle to develop these essential skills, potentially leading to a superficial understanding of the information available.

  1. Đề xuất cho rằng thông tin trên internet là đủ cho sự phát triển toàn diện của trẻ đòi hỏi một sự cân nhắc cẩn thận. Mặc dù internet cung cấp một lượng lớn kiến thức, nó không bao quát được tất cả các khía cạnh của sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh khía cạnh học thuật, trường học còn đóng vai trò như môi trường tương tác xã hội, thúc đẩy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng rất quan trọng trong thế giới thực. Cấu trúc của trường học không chỉ được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển trí tuệ mà còn sự phát triển về thể chất, tình cảm và xã hội, những khía cạnh mà khó có thể tạo ra trong môi trường học tại nhà. 

The proposition that information on the internet is sufficient for comprehensive development warrants careful consideration. While the internet provides a wealth of knowledge, it does not encompass all facets of a child's holistic development. Beyond academic learning, schools serve as environments for socialization, fostering interpersonal skills crucial for real-world interactions. The structured setting of a school is designed to facilitate not only intellectual growth but also physical, emotional, and social development, aspects that may be challenging to replicate in a home-based learning environment.

Bước 5: Đánh giá các ý tưởng cho giải pháp và lựa chọn quan điểm phù hợp

Từ các phân tích trên, chúng ta có thể lựa chọn cách viết Hoàn toàn không đồng ý (Totally Disagree) hoặc Đồng ý một phần (Partially Agree).

Tìm hiểu thêm:

Luyện tập

Luyện tập tư duy và phát triển ý tưởng cho đề bài này:

These days there’s no need to go to the live performance (e.g: show or concert) because what we can see on TV or computer screen is better. To what extent do you agree or disagree?

Thí sinh có thể tham khảo gợi ý về câu hỏi để tư duy ngược như sau::

Bước 1: Xác định rõ ràng nhận định được đưa ra: 

TV và máy tính cho phép chúng ta có những trải nghiệm giống như khi đi xem biểu diễn trực tiếp, vậy nên không cần thiết phải đến trực tiếp các buổi biểu diễn này nữa. 

Bước 2: Đảo ngược nhận định bằng cách hỏi: Thay vì hỗ trợ, đối tượng làm thế nào để có hiệu ứng ngược lại? 

Thay vì hỗ trợ, giúp ích cho trải nghiệm xem biểu diễn, TV và máy tính có thể cản trở trải nghiệm này như thế nào? 

Thí sinh tự tư duy trả lời câu hỏi đưa ra ở bước 2 và thực hiện các bước 3,4,5 tiếp theo để giải quyết đề bài này. 

Tổng kết

Cách để tư duy được ý tưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả luôn là câu hỏi khiến nhiều thí sinh đau đầu khi thực hiện bài viết Writing Task 2. Tư duy ngược là một phương pháp giúp thí sinh có thể phát triển và xây dựng ý tưởng từ một góc nhìn tương đối khác so với lối tư duy thông thường. Kiểu tư duy này giúp cho thí sinh nhìn nhận chủ đề từ các câu hỏi ở hướng ngược lại, điều này sẽ khiến cho lập luận của thí sinh có logic hơn vì đi giải quyết các vấn đề cụ thể. 

Đối với dạng bài Opinion, tư duy ngược sẽ giúp cho thí sinh xem xét nhận định ở nhiều khía cạnh khác nhau, xây dựng được ý tưởng để đồng ý hoặc phản biện nhận định đó. Hy vọng qua bài viết này, thí sinh có thể có một phương pháp luyện tập tư duy mới để rèn luyện khả năng sản xuất ý tưởng và lập luận của bản thân, góp phần vào sự thành công của bài viết dưới áp lực của phòng thi.

Ngoài ra, Anh ngữ ZIM đang miễn phí 5 lượt chấm và chữa bài IELTS Writing Task 1 & Task 2 với IELTS Correct by Chat GPT. Công cụ được cấu hình và bảo trợ chuyên môn bởi ZIM, giúp người học phân tích các lỗi sai, nhận xét và chấm điểm 4 tiêu chí: TR, CC, LR, và GRA theo IELTS Writing Band Descriptors bản cập nhật mới nhất năm 2024.

Đọc thêm: Ứng dụng tư duy ngược vào dạng bài Two-question essays.


Trích dẫn

  • Hagen, M., Bernard, A., & Grube, E. (2016). Do it all wrong! Using reverse-brainstorming to generate ideas, improve discussions, and move students to action. Management Teaching Review, 1(2), 85-90.

  • Rafiq, E. (2015). Design thinking tools: reverse brainstorming. Проблемы управления в социальных системах, 8(12), 6-10.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...