Banner background

Ứng dụng tư duy ngược vào dạng bài IELTS Writing Task 2: Two-question essays

Bài viết này sẽ hướng dẫn người đọc lên ý tưởng một cách có chiến lược và có thể tiết kiệm thời gian hơn bằng cách áp dụng một phương pháp tư duy có tên reverse thinking hay reverse brainstorming (tư duy ngược) vào bài viết IELTS Writing dạng two-part questions.
ung dung tu duy nguoc vao dang bai ielts writing task 2 two question essays

Khi nói đến IELTS Writing Task 2, nhiều người học thấy mình phải vật lộn với việc nghĩ ý tưởng lên dàn bài. Chẳng hạn, khi xử lý dạng two-part questions, một số người học có thể phải dành đến nửa tiếng vật lộn với việc tìm ra cách giải quyết một vấn đề mà đề bài cho một cách vô định. Bài viết này sẽ hướng dẫn người đọc lên ý tưởng một cách có chiến lược và có thể tiết kiệm thời gian hơn bằng cách áp dụng một phương pháp tư duy có tên reverse thinking hay reverse brainstorming (tư duy ngược) vào bài viết IELTS Writing dạng two-part questions.

Key takeaways

  • Tư duy ngược (reverse thinking hoặc reverse brainstorming) tiếp cận một vấn đề bằng cách bắt đầu suy nghĩ về điều gì dẫn đến tình trạng ngược lại, hay điều gì làm nó trầm trọng thêm, thay vì nghĩ xuôi như bình thường.

  • Tư duy ngược có thể kích thích tư duy sáng tạo, có hệ thống, khám phá những ý tưởng độc đáo và nhất quán cho bài viết IELTS writing task 2 dạng two-question essays.

  • Quy trình áp dụng tư duy ngược: Xác định vấn đề - Đặt câu hỏi ngược - List các câu trả lời - Đảo ngược lại để giải quyết vấn đề ban đầu - Hệ thống sắp xếp lại ý tưởng nếu cần để đưa vào thân bài.

Tư duy ngược

Tư duy ngược (reverse thinking hoặc reverse brainstorming) là một mô hình suy luận liên quan đến việc suy nghĩ ngược lại về các vấn đề thay vì tiến về phía trước, trong đó người học sẽ tiếp cận một vấn đề bằng cách bắt đầu suy nghĩ về điều gì dẫn đến tình trạng ngược lại, hay điều gì làm nó trầm trọng thêm, thay vì nghĩ về cách giải quyết nó. Mục tiêu của việc này là nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khám phá những ý tưởng độc đáo và tạo ra các giải pháp đổi mới.

Ví dụ, reverse thinking có thể được ứng dụng trong bối cảnh doanh nghiệp, khi ban quản lý tìm cách để giữ chân nhân viên mà không muốn áp dụng cách thông thường đó là tăng lương. Ban quản lý có thể bắt đầu với việc đặt ra câu hỏi ngược lại: “ngoài lương bổng, làm sao để nhân viên bỏ việc?”. Câu trả lời có thể bao gồm: sếp xúc phạm nhân viên, ngưng sử dụng máy điều hòa, bị đồng nghiệp nói xấu, cô lập, hoặc ăn cắp chất xám,…

Khi đã có được những câu trả lời này, ban quản lý có thể tiến hành lật lại một lần nữa để đi đến được các chiến lược như: sếp thể hiện thái độ tích cực với mọi nhân viên dù họ có mắc lỗi, luôn tạo điều kiện làm việc thoải mái với đầy đủ cơ sở vật chất, đề cao yếu tố đạo đức trong khâu tuyển dụng để đảm bảo nhân sự hòa hợp lành mạnh, không có cá thể gây rắc rối.

Một ví dụ nữa của reverse thinking có thể được nhìn thấy trong đời sống hằng ngày, khi muốn lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc thành công nhất có thể. Thông thường, việc lập kế hoạch sự kiện có thể bắt đầu bằng các nhiệm vụ như đặt địa điểm, sắp xếp dịch vụ ăn uống và gửi lời mời, mục tiêu là hoàn thành các nhiệm vụ theo kiểu lần lượt, hy vọng chúng sẽ dẫn đến một sự kiện thành công. Thay vì làm như vậy, người tổ chức có thể lên kế hoạch một cách có cơ sở chiến lược hơn bằng cách bắt đầu hình dung điều gì sẽ phá hỏng bữa tiệc. Người tổ chức có thể tưởng tượng tất cả khách khứa đều rời đi một cách không vui, để xác định các yếu tố chính góp phần vào sự thất bại này: nhóm đối tượng khách mời A là người trẻ thích mạng xã hội sẽ không hài lòng với một bữa tiệc nhàm chán, không có gì để đăng bài lên Facebook hay Instagram, vì vậy ta cần trang trí đẹp mắt với nhiều góc check in, và nhạc nền phải hợp thời; nhóm đối tượng khách mời B khá hướng nội sẽ không thích phải tương tác quá nhiều với người lạ, vì vậy ta có thể bố trí bốt karaoke mini cho nhóm bạn thân, quầy thức ăn đồ uống tự chế biến, máy chơi games hay khu vực sofa riêng,…

Người đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về reverse thinking ở bài viết này: “Tư duy ngược là gì và cách áp dụng để lên idea cho bài thi IELTS Writing”.

Tư duy ngược trong dạng bài Two-question

Phương pháp tư duy ngược cũng sẽ là một chiến lược hữu ích trong bài thi IELTS Writing, đặc biệt là đối với các bài luận two-question. Trong loại bài luận này, người viết thường được giao một vấn đề và được yêu cầu thảo luận về lý do đằng sau nó (reasons), các ảnh hưởng của nó (effects) và đề xuất các giải pháp khả thi (solutions). Áp dụng tư duy ngược có thể giúp người viết sắp xếp suy nghĩ và xây dựng một bài luận có cấu trúc tốt.

Dưới đây là mô hình năm bước để áp dụng phương pháp tư duy ngược:

  • Bước 1: Xác định rõ ràng vấn đề và viết nó ra.

  • Bước 2: Đảo ngược vấn đề bằng cách đặt câu hỏi ngược lại với cái cần tìm.

  • Bước 3: List các câu trả lời cho những câu hỏi này. Cho phép các ý tưởng tư duy tự do trôi chảy. Đừng từ chối bất cứ điều gì ở giai đoạn này.

  • Bước 4: Một khi thí sinh đã động não tất cả các ý tưởng, bây giờ hãy đảo ngược chúng thành các ý tưởng trả lời cho câu hỏi đề bài.

  • Bước 5: Đánh giá và hệ thống lại các ý tưởng này để đi đến được khoảng hai ý tưởng tiềm năng nhất (phục vụ cho mục đích viết đoạn văn hai luận điểm).

Minh họa cách ứng dụng vào đề bài cụ thể sẽ được trình bày trong phần bên dưới:

Ứng dụng

Ứng dụng tư duy ngược cho đề bài:

Childhood obesity is a serious problem in many countries. What are the causes of this and how can the problem be managed?

Childhood obesity

Thay vì hỏi “Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là gì?”, người học có thể hỏi "Những yếu tố nào góp phần tạo nên cân nặng khỏe mạnh ở trẻ em?", nhận được câu trả lời và lật ngược chúng để có được nguyên nhân:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Trẻ em có chế độ ăn uống cân bằng, cùng với lượng chất dinh dưỡng phù hợp sẽ có xu hướng duy trì cân nặng khỏe mạnh. Vì vậy ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều đường, chất béo và thực phẩm chế biến sẵn sẽ góp phần gây béo phì.

  • Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ngược lại, lối sống ít vận động có thể dẫn đến béo phì.

  • Giáo dục tốt: Hiểu được tầm quan trọng của lối sống lành mạnh có thể giúp trẻ đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Ngược lại, việc thiếu kiến thức về dinh dưỡng và hoạt động thể chất có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm trong khẩu phần ăn và dẫn đến béo phì.

  • Môi trường tích cực: Một môi trường hỗ trợ khuyến khích việc ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất, tránh xa thực phẩm và lối sống không lành mạnh có thể giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ngược lại, môi trường khuyến khích việc ăn uống không lành mạnh, để trẻ tiếp xúc nhiều với thực phẩm không lành mạnh và quen với lối sống lười vận động, góp phần gây béo phì.

Sau khi nghĩ ra các ideas như vậy, người học nên tập trung hoặc hệ thống lại vào hai yếu tố chính có tác động mạnh mẽ, rõ rệt nhất để tối ưu hóa độ dài bài viết và thời gian làm bài. Ở ví dụ trên, tác giả nhận thấy rằng hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em xoay quanh chế độ ăn uống không lành mạnh lối sống ít vận động của nhiều trẻ em ngày nay, còn yếu tố thiếu kiến thức và môi trường có thể được lồng ghép thêm để giải thích cho hai nguyên nhân lớn đó. Đoạn thân bài hoàn chỉnh có thể được trình bày như sau:

Béo phì ở trẻ em là một vấn đề phức tạp với nhiều yếu tố góp phần, hai yếu tố nổi bật trong số đó là chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động. Trong xã hội phát triển nhanh chóng ngày nay, những thực phẩm tiện lợi chứa nhiều đường, chất béo và nguyên liệu chế biến sẵn ngày càng phổ biến rộng rãi và đã trở thành món ăn không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình. Những thực phẩm này thường chứa nhiều calo và thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Ví dụ, một đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường và thức ăn nhanh có thể hấp thụ nhiều calo hơn mức cơ thể có thể đốt cháy, dẫn đến tăng cân. Trong khi đó, lối sống ít vận động là một yếu tố quan trọng nữa làm trầm trọng thêm vấn đề. Với sự ra đời của công nghệ, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian trước màn hình và ít thời gian tham gia các hoạt động thể chất hơn. Ví dụ, nhiều đứa trẻ sẵn lòng dành vài giờ mỗi ngày để xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử thay vì tham gia các hoạt động thể chất. Từ đó cơ thể chúng không thể đốt cháy đủ lượng calo để cân bằng lượng calo nạp vào, dẫn đến tăng cân.

Childhood obesity is a complex issue influenced by various factors, two prominent factors among which are unhealthy diets and sedentary lifestyles. In today’s modern society, convenience foods high in sugar, fat, and processed ingredients are increasingly popular and become indispensable in many households. These foods are often high in calories and lack the essential nutrients required for a child's growth. For instance, a child who regularly consumes sugary drinks and fast food may intake more calories than their body can burn, resulting in weight gain. Meanwhile, a sedentary lifestyle is another important factor that exacerbates the problem. With the rise of technology, children are spending increasingly more time in front of screens and less time engaging in physical activities. For example, many children are willing to spend several hours a day watching television or playing video games, instead of participating in physical activities. As a result, their bodies cannot burn enough calories to balance their intake, leading to weight gain.

Khi đã có được hai nguyên nhân gây béo phì, người học nên suy nghĩ giải pháp tương ứng cho hai nguyên nhân đó để đảm bảo tính nhất quán trong bài viết. Vì vậy, để giải quyết tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ, ta cần giải quyết chế độ ăn không lành mạnh và lối sống không vận động. Áp dụng tư duy ngược, người học có thể đặt câu hỏi “Làm cách nào để trẻ tiếp tục duy trì chế độ ăn không lành mạnh và lối sống không vận động?”. Câu trả lời có thể là:

  • Cha mẹ tiếp tục để trẻ ăn gì tùy thích.

  • Tiếp tục cho trẻ tiếp xúc với thực đồ ăn nhanh một cách vô tư.

  • Quảng bá thực phẩm không lành mạnh cho trẻ em.

  • Ở nhà tiếp tục thả lỏng cho trẻ em tự do sử dụng thiết bị điện tử tự do.

  • Nhà trường ngó lơ, giảm thời gian vận động của trẻ.

Đến đây, người học cần lật ngược lại những câu trả lời đó, hệ thống lại những việc nên làm để giải quyết chế độ ăn không lành mạnh và lối sống không vận động, dẫn đến giảm tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ, và trình bày thành đoạn thân bài với cấu trúc tham khảo như sau:

Để giải quyết tình trạng béo phì ở trẻ em, sự tham gia của cả bố mẹ, nhà trường, và cộng đồng là cần thiết để thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất. Đầu tiền, bố mẹ và nhà trường có thể cung cấp các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ bổ dưỡng, dạy trẻ về tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng và tạo môi trường hỗ trợ lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Ví dụ, phụ huynh có thể khuyến khích con mình ăn trái cây và rau quả bằng cách chuẩn bị sẵn chúng ở nhà, và trường học có thể kết hợp giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy của họ, cấm các loại thức ăn nhanh có hại ở canteen trường. Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động thể chất, cha mẹ nên đặt ra giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị và khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời. Đồng thời trường học có thể cung cấp nhiều hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với sở thích của trẻ vào chương trình học. Cộng đồng cũng có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp các công viên và sân chơi an toàn cho trẻ em vui chơi và tập thể dục. Những điều này giúp tăng thời gian tiếp xúc của trẻ với các hoạt động ngoài trời, tránh lối sống thụ động, từ đó giảm tỷ lệ béo phì.

To address childhood obesity, the involvement of parents, schools, and communities is needed to promote healthy eating habits and physical activity. First, parents and schools can provide nutritious meals and snacks, teach children about the importance of a balanced diet, and create an environment that supports healthy food choices. For example, parents can encourage their children to eat fruits and vegetables by making them available at home, while schools can incorporate nutrition education into their curriculum and ban unhealthy foods at the school canteen. Additionally, to promote physical activity, parents should set limits on screen time and encourage their children to participate in outdoor activities. At the same time, schools can provide many physical education activities that suit children's interests in the curriculum. Communities can also help by providing safe parks and playgrounds for children to play and exercise. These help increase children's exposure to outdoor activities, and avoid a passive lifestyle, thereby reducing obesity rates.

Luyện tập

Ứng dụng tư duy ngược cho đề bài sau:

A rise in the standard of living in a country often only seems to benefit cities rather than rural areas. What problems can this cause? How might these problems be reduced?

A rise in the standard of living…

Gợi ý:

Thay vì hỏi “What problems can a higher standard of living in cities cause?”, người học đặt câu hỏi: “What benefits can a lower standard of living in cities bring?”

Thay vì hỏi “How might these problems be reduced?”, người học đặt câu hỏi: “How can we exacerbate these problems?”

Bài giải tham khảo:

Tư duy ngược cho đoạn “What problems can a higher standard of living in cities cause?”:

Nếu người học có thể đặt câu hỏi “What benefits can a lower standard of living in cities bring?” (a lower standard of living có thể mang lại lợi ích gì), câu trả lời có thể là:

  • A lower standard of living thành phố đồng nghĩa với cơ hội kinh tế, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe ở thành phố không còn quá chênh lệch so với nông thôn, như vậy sẽ giảm sự chênh lệch kinh tế giữa hai khu vực.

  • Người dân không nhất thiết phải di cư tràn lan đến sống ở thành phố để tìm kiếm a higher living standard nữa, như vậy mật độ dân số ở thành phố ít đông hơn, và mật độ dân số ở nông thôn ít thưa thớt hơn. Thành phố không còn quá đông đúc, nông thôn giữ được nhiều người tài.

Đảo ngược lại vấn đề, vậy, nếu thành phố tiếp tục có a higher standard of living, những vấn đề có thể xảy ra là:

  • Sự chênh lệch kinh tế xã hội giữa hai vùng tiếp tục bị nới rộng: A higher standard of living đi cùng với cơ hội kinh tế cao hơn, lương cao hơn, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, điều này làm khoảng cách giữa mức lương và chất lượng cuộc sống giữa thành phố và nông thôn ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về kinh tế xã hội. 

  • Bùng nổ dân số ở thành thị, và chảy máu chất xám ở nông thôn: người dân ở nông thôn, bao gồm cả những người tài, tiếp tục tìm cách di cư đến sống ở thành phố để tận hưởng a higher standard of living đó và tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Dẫn đến chảy máu chất xám ở nông thôn, từ đó nông thôn thiếu lực lượng lao động trí óc, còn thành thị đối mặt với bùng nổ dân số và các vấn đề hệ lụy của nó ở thành thị sẽ càng trầm trọng hơn (như vô gia cư, tệ nạn, kẹt xe, ô nhiễm).

Tư duy ngược cho đoạn “How might these problems be reduced?”:

Nếu người học đặt câu hỏi “How can we exacerbate these problems?” (Làm thế nào để lạm tệ thêm những vấn đề nêu trên), câu trả lời có thể là: 

  • Chính phủ tiếp tục phân bổ nguồn tài trợ không cân xứng, bỏ bê nền kinh tế nông thôn.

  • Phát triển thêm cơ sở hạ tầng và các cơ hội giáo dục cho thành phố, hạn chế tiếp cận thông tin và công nghệ ở khu vực nông thôn trong khi đảm bảo khu vực thành thị có cơ sở hạ tầng tiên tiến có thể làm gia tăng khoảng cách kiến thức.

Đảo ngược lại vấn đề, vậy, cách để giải quyết các vấn đề là:

  • Nỗ lực làm giảm chênh lệch kinh tế hai vùng bằng cách đầu tư các chương  trình phát triển kinh tế nông thôn, bao gồm cung cấp các ưu đãi cho doanh nghiệp thành lập ở khu vực nông thôn và thúc đẩy các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp. Những điều này có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế nông thôn và cung cấp cơ hội việc làm. 

  • Phúc lợi của người dân nông thôn cũng cần được quan tâm, điều này có thể được thực hiện bằng cách cải thiện giao thông, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và kết nối kỹ thuật số. Bằng cách đó, khu vực nông thôn có thể tiếp cận thị trường, thông tin và dịch vụ một cách đầy đủ. 

  • Cung cấp các chương trình giáo dục có chất lượng và phát triển kỹ năng ở khu vực nông thôn có thể giúp mọi người tìm được việc làm tại địa phương. 

➱ Những điều này giúp giảm bớt sự chênh lệch kinh tế, xã hội, làm giảm nhu cầu di cư đến các thành phố, góp phần giảm bớt sự bùng nổ dân số ở các thành phố và các vấn đề của nó.

Bài mẫu tham khảo:

The improvement in a country’s living standard often entails urban development, leaving rural areas stagnant behind. This can engender several problems in both urban and rural parts of the country, which can be addressed by some viable approaches outlined in the essay below. 

The disparity in the distribution of a higher standard of living favoring urban areas can pose some compelling challenges for a nation. Chief among these is the widening socioeconomic gap between the two regions, given that improved urban living standards are synonymous with better job opportunities with desirable wages, along with enhanced infrastructure, services and healthcare there. This will exacerbate the existing urban-rural inequalities within the nation. Another pressing problem is population issues, including overpopulation in urban regions and the “brain drain” phenomenon in the countryside. Particularly, owing to a more decent living standard in cities, rural dwellers, including talented ones, will continuously migrate to cities for better opportunities, leading to brain drain in the countryside. As a result, the countryside lacks an intellectual labor force, while urban areas face a population explosion and its consequent problems, such as traffic congestion and pollution, will be even more severe. 

To address these problems, the involvement of governments plays a crucial role. Governments can invest in rural economic development programs, including providing incentives for businesses to set up in rural areas and promoting industries based on agriculture. These can help to boost the rural economy and provide employment opportunities. Furthermore, the welfare of rural dwellers should also be dedicated, which can be done by improving transport, infrastructure, healthcare and digital connectivity. By doing so, rural areas can access markets, information, and services adequately. Also, providing quality education and skill development programs in rural areas can help people find employment locally. This reduces the need to migrate to cities, contributing to alleviating the population explosion in cities and its problems.

In conclusion, increasing socio-economic imbalances and population issues are subject to the fact that a higher living standard in a nation facilitates urban growth. These can be tackled by a combination of methods aimed at elevating the countryside’s economy and quality of life. 

Tổng kết

Tóm lại, tư duy ngược là một công cụ khá hữu ích dành cho những ai gặp thử thách trong việc lên ý tưởng hoặc những ai muốn đưa tính sáng tạo vào bài viết của mình. Bằng cách lật ngược vấn đề và khám phá những ý tưởng độc đáo, người học không chỉ khai phá tiềm năng sáng tạo của mình mà còn tìm được ý tưởng hay ho. Tác giả hy vọng phương pháp này có thể phần nào hỗ trợ người đọc trong những bài luận của mình, đặc biệt là đối với IELTS Writing dạng two-part questions.

Ngoài ra, trong quá trình luyện viết IELTS Writing Task 2, thí sinh có thể sử dụng IELTS Correct by Chat GPT để chấm chữa bài và nhận kết quả chỉ sau 5 phút. Công cụ được cấu hình và bảo trợ chuyên môn bởi ZIM, giúp người học phân tích các lỗi sai, nhận xét và chấm điểm 4 tiêu chí: TR, CC, LR, và GRA theo IELTS Writing Band Descriptors bản cập nhật mới nhất.

Đọc tiếp:


Trích dẫn

"Cách Viết Two-part Question Trong IELTS Writing Task 2." Zim.vn, 13 July 2023, zim.vn/cach-viet-two-part-question-trong-ielts-writing-task-2.

"Tư Duy Ngược Là Gì Và Cách áp Dụng để Lên Idea Cho Bài Thi IELTS Writing." Zim.vn, 14 Nov. 2023, zim.vn/tu-duy-nguoc-la-gi.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...