Từ nhận thức của mỗi người đi đến lựa chọn cách học ngoại ngữ hiệu quả (Phần 4)

Định nghĩa các kiểu nhận thức và cách học ngoại ngữ hiệu quả, giải thích tầm quan trọng của việc sở hữu cách học phù hợp, và phân tích khía cạnh thứ 4:Kiểu xử lý nhiều dữ liệu đầu vào (processing inputs).
Nguyễn Diệu Linh
tu nhan thuc cua moi nguoi di den lua chon cach hoc ngoai ngu hieu qua phan 4

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi người có một kiểu nhận thức khác nhau, một cách suy nghĩ khác nhau, và tương ứng với đó là các cách học ngoại ngữ hiệu quả phù hợp (Oxford, 1990). Loạt bài viết “Từ nhận thức của mỗi người đi đến lựa chọn cách học ngoại ngữ hiệu quảsẽ giúp người đọc hiểu được bản thân thuộc kiểu nhận thức gì, và từ đó đưa ra các gợi ý về cách học ngoại ngữ phù hợp nhất với từng kiểu nhận thức, thông qua các ví dụ cụ thể trong bài thi IELTS. Tiếp nối series, bài viết này sẽ phân tích khía cạnh thứ 4 trong 6 khía cạnh của nhận thức: Kiểu xử lý nhiều dữ liệu đầu vào (processing inputs).

Key Takeaways

  • Kiểu nhận thức (cognitive styles): cấu trúc tâm lý quyết định cách mỗi người thường sắp xếp và xử lý thông tin. Có 6 yếu tố cấu thành nên kiểu nhận thức của mỗi người, mỗi yếu tố gồm 2 nhóm đối lập.

  • Chiến thuật học (learning strategies): các hành động, kế hoạch, thói quen cụ thể mà người học lựa chọn một cách có chủ ý để tiếp nhận, lưu trữ và sử dụng thông tin hiệu quả và dễ dàng hơn. 

  • Mỗi kiểu nhận thức sẽ có cáccách học ngoại ngữ hiệu quả phù hợp tương ứng. Ví dụ, Kiểu xử lý dữ liệu đầu vào gồm 2 nhóm là Chi tiết và Toàn cảnh (Field-Independent vs. Field-Dependent)

  • Những người xử lý inputs theo nhóm Chi tiết xử lý các phần thông tin ngôn ngữ khác nhau cùng 1 lúc và có thiên hướng học độc lập. cách học ngoại ngữ hiệu quả bao gồm: chiến lược kiểm soát tình cảm/cảm xúc (affective strategies) như giảm lo lâu, tự động viên bằng cách thiền định, nghe nhạc không lời, viết nhật ký… và chiến lược xã hội như trau dồi tiếp xúc văn hóa tiếng Anh qua phim ảnh, sách truyện, Youtube videos….

  • Mặt khác, những người xử lý inputs theo nhóm Toàn cảnh sẽ có xu hướng tiếp nhận thông tin 1 cách bao quát, chung chung. Những người này cần được hướng dẫn chi tiết hơn và hợp với làm việc, giao tiếp nhóm. cách học ngoại ngữ hiệu quả : học theo nhóm, trao đổi trực tiếp với giáo viên để có lộ trình và nhận xét chi tiết.

  • Kiểu xử lý nhiều dữ liệu đầu vào (Methods of processing inputs): Chi tiết hay Toàn cảnh (Field-Independent vs. Field-Dependent)

  • Trước tiên, người đọc cần hiểu rằng đây là cơ chế, thiên hướng tự nhiên của não bộ, không được lựa chọn có chủ ý. Nói cách khác, mỗi người không tự chọn xem mình sẽ xử lý dữ liệu ngôn ngữ bằng cách nào, thuộc nhóm nào, mà đây là một quá trình não bộ học hỏi, vận hành một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, học tập và làm việc, cách bộ não vận hành cũng sẽ thay đổi, khiến 1 người thay đổi cách ghi nhớ, tiếp nhận, xử lý thông tin.

Phần tiếp theo sẽ giới thiệu các đặc điểm nổi bật của 2 nhóm Chi tiết và Toàn cảnh để người đọc nhận biết kiểu tiếp cận quy tắc ngôn ngữ của chính bản thân, từ đó chọn các cách học ngoại ngữ hiệu quả. 

Phân loại cách học ngoại ngữ hiệu quả

Chi tiết (Field-Independent)

Những người xử lý thông tin theo hướng Chi tiết có thể xử lý các phần thông tin ngôn ngữ khác nhau cùng 1 lúc và thường bóc tách các chi tiết ra khỏi ngữ cảnh để hiểu rõ hơn. Họ có thể làm các bài tập bao gồm nhiều bước khác nhau (Ví dụ: Dạng bài tìm thông tin trong bài khóa rồi điền vào các đoạn tóm tắt Reading). Tính cách những người thuộc nhóm này sẽ thường độc lập, tự tin và cạnh tranh hơn những người thuộc nhóm Toàn cảnh.

Trong quá trình học ngoại ngữ, những người thuộc nhóm Chi tiết có thể tự lên kế hoạch, hệ thống học cho bản thân. Họ thích quá trình tự làm, tự sai và chữa lại, thay vì được đưa đáp án ngay từ đầu. Trong môi trường học tập, họ sẽ thích các hoạt động có tính cạnh tranh như câu đố, bài tập giải câu đố và các bài cần sự tập trung cá nhân cao, và thường không thích nhận các lời khen từ giáo viên như “Làm tốt lắm”, “Cố lên nhé”...

Toàn cảnh (Field-Dependent) 

Mặt khác, những người xử lý thông tin theo hướng Toàn cảnh sẽ thường nhìn lướt thông tin và nắm được nội dung chính, bức tranh toàn cảnh. Tuy nhiên, họ sẽ gặp đôi chút vấn đề với các bài tập gồm nhiều bước, cần phân tích chi tiết từng từ (Ví dụ như dạng True/False/Not Given trong Reading yêu cầu phân tích chi tiết các trạng từ, lượng từ, động từ khuyết thiếu… trong câu hỏi để đối chiếu với thông tin trong bài khóa). Tính cách những người thuộc nhóm này sẽ thường hòa đồng hơn những người thuộc nhóm Toàn cảnh.

Trong quá trình học ngoại ngữ, những người thuộc nhóm Toàn cảnh sẽ thích các hoạt động có tính hợp tác và tương tác giao tiếp cao. Họ muốn được giáo viên cung cấp sẵn đáp án rồi cùng phân tích và được giáo viên đặt ra các mục tiêu rõ ràng, có hệ thống để họ làm theo. Họ thích được quan sát cách giải bài, xem người khác làm mẫu trước và làm theo, hơn là tự thử và tìm ra đáp án cho mình. Những lời động viên, lời khen của giáo viên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến động lực học của nhóm này.

Phần tiếp theo của bài viết sẽ gợi ý một số cách học ngoại ngữ hiệu quả được các nghiên cứu chứng minh là phù hợp và hiệu quả nhất với từng kiểu xử lý thông tin, cụ thể là trong quá trình học ngoại ngữ.

Cách học ngoại ngữ hiệu quả tương ứng

Với những người thuộc nhóm Chi tiết

Vì những người xử lý dữ liệu theo hướng Chi tiết có thể phân tách các phần ngôn ngữ khác nhau, những chiến lược kiểm soát tình cảm/cảm xúc (affective strategies) như giảm lo lâu bằng cách thiền định, nghe nhạc không lời khi làm việc…) và tự động viên bản thân (self-encouragement strategies) bằng cách viết nhật ký, dán các note tự khích lệ quanh không gian học... sẽ có thể giúp họ tập trung tốt hơn trong quá trình làm bài.

Ngoài ra, một vốn hiểu biết về văn hóa US-UK và các nước nói tiếng Anh khác ( 1 phần của Nhóm chiến lược giao tiếp xã hội - social strategies) được Shi (2011) chỉ ra là sẽ giúp những người học thuộc nhóm này cải thiện quá trình đọc hiểu cũng như nói và viết tiếng Anh. Người học càng biết nhiều về 1 ngôn ngữ và văn hóa đằng sau nó, họ sẽ càng có thêm động lực và ham thích học ngôn ngữ đó hơn, và từ đó sẽ luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là theo hướng độc lập đặc trưng của những người xử lý dữ liệu theo hướng Chi tiết (Bostrom, 2006, p. 183).

Khi xem phim, người học nên chọn các bộ phim có phần lồng tiếng là tiếng Anh để tăng phản xạ nghe và luyện phát âm, cũng như bật phụ đề tiếng Anh để ghi lại những từ vựng mới. Ban đầu người học có thể gặp khó khăn vì không thể hiểu hết các lời thoại, nhưng việc này đồng thời cũng sẽ luyện cho người học khả năng đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh - một kĩ năng cực kỳ có ích trong quá trình làm bài IELTS Reading. 

Tương tự, bằng việc học tiếng Anh qua các bài hát sẽ giúp người học có thể ghi nhớ dễ dàng nhất cách phát âm của các từ, cũng như các ngôn ngữ thông tục (colloquial language) để người học có thể nâng cao vốn từ vựng Speaking của mình.

Đọc thêm về học tiếng Anh qua phim ảnh và các bài hát: 

Với những người thuộc nhóm Toàn cảnh

Khác với nhóm Chi tiết, những người xử lý inputs theo nhóm Toàn cảnh thường bị ảnh hưởng nhiều từ người ngoài (như giáo viên, bạn cùng học…). Vì vậy, họ sẽ phù hợp với các chiến lược xã hội liên quan đến việc học tập nhóm, ví dụ như bắt cặp để hỏi đáp bằng tiếng Anh để tăng phản xạ nói, cũng như động viên hỗ trợ tinh thần lẫn nhau. Các hoạt động như Language Cafe (đi cà phê và luyện tập tiếng Anh với các cộng đồng, hội nhóm) cũng như các dự án dạy và học tiếng Anh sẽ phù hợp với nhóm Toàn cảnh bởi tính cách hướng ngoại, hòa đồng thường thấy.

Ngoài ra, những học viên thuộc nhóm này nên trao đổi trực tiếp với giáo viên về lộ trình học ngay từ đầu để có mục tiêu rõ ràng cho mỗi buổi học, cũng như có nhận xét cụ thể sau mỗi buổi, vì đây sẽ là chiến lược cảm xúc hiệu quả, giúp những học viên nhóm Toàn cảnh có định hướng và động lực học tiếng Anh tốt hơn.

Tổng kết

Tiếp nối các bài viết trước trong series, bài viết này đã tiếp tục giúp người đọc lựa chọn cách học ngoại ngữ hiệu quả với kiểu nhận thức của bản thân. Cụ thể, bài viết đã phân tích và so sánh 2 kiểu xử lý inputs là Chi tiết và Toàn cảnh, cũng như đưa ra các gợi ý về cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất với từng nhóm trong quá trình ôn luyện IELTS.

Bài viết tiếp theo trong loạt bài sẽ tiếp tục phân tích 2 kiểu tốc độ xử lý thông tin là Nhanh (Impulsive) và Chậm (reflective), từ đó đưa ra các gợi ý (recommendation) về cách học ngoại ngữ hiệu quả.

Bạn cần gấp chứng chỉ IELTS để du học, định cư, tốt nghiệp, hay thăng tiến trong sự nghiệp nhanh chóng? Đạt điểm cao trong thời gian ngắn với khóa học luyện thi IELTS cấp tốc hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu