Banner background

Từ vựng TOEIC chủ đề Entertainment và cách ứng dụng vào TOEIC Reading

Cung cấp một số từ vựng chủ đề Entertainment nhằm mục đích giúp người học phát triển vốn từ và hoàn thành tốt bài thi TOEIC Reading, đề cập đến một số lợi ích của việc học từ vựng theo chủ đề.
tu vung toeic chu de entertainment va cach ung dung vao toeic reading

Bên cạnh IELTS, TOEIC cũng là một chứng chỉ được nhiều người tìm đến. Và tương tự như những chứng chỉ Tiếng Anh khác, thí sinh luyện thi TOEIC cũng gặp phải khó khăn trong quá trình làm bài thi. Trong số những khó khăn đó, một phần là do việc thiếu từ vựng. Qua bài viết này, tác giả mong có thể cung cấp cho người đọc một số từ vựng chủ đề Entertainment nhằm mục đích giúp người học phát triển vốn từ vựng của bản thân và hoàn thành tốt phần bài thi hơn. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến một số lợi ích nhất định của việc học từ vựng theo chủ đề.

Key takeaways

  1. Học từ vựng theo chủ đề có thể giúp thí sinh: học nhanh hơn, ghi nhớ từ vựng lâu hơn và sử dụng từ chính xác hơn. 

  2. Gợi ý một số từ vựng chủ đề Entertainment và áp dụng vào bài thi TOEIC READING

Tại sao nên học từ vựng theo chủ đề

Thực tế, có rất nhiều cách học từ vựng và với mỗi cá nhân sẽ phù hợp với một hoặc một số cách nhất định. Tuy nhiên, trong bài này, tác giả xin phép đề cập đến việc học từ vựng theo chủ đề để giúp người học hình thành được một trường từ vựng phù hợp đối với một chủ đề nhất định. Thật ra, việc học từ vựng theo chủ đề mang lại một số lợi ích nhất định như: 

  1. Giúp việc học và tiếp thu nhanh hơn, tiết kiệm thời gian: trong quá trình học từ, nếu người học ghi nhớ từ vựng theo chủ đề, các từ sẽ có sự liên kết với nhau ít hoặc nhiều về mặt ý nghĩa. Việc này sẽ giúp người học có thể ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với việc học từng từ đơn lẻ. 

  2. Ghi nhớ từ vựng lâu hơn: việc học từ vựng theo chủ đề sẽ giúp người học ghi nhớ từ vựng một cách có hệ thống vì các từ có tính liên kết với nhau, từ đó sẽ giúp kéo dài thời gian ghi nhớ từ. Tuy nhiên, người học cũng phải lưu ý về việc phải ôn tập từ vựng định kỳ để củng cố kiến thức. 

  3. Sử dụng từ một cách chính xác hơn: tương tự với việc ghi nhớ có hệ thống, người học sẽ sắp xếp được những từ vựng mình đã học thuộc vào các ngăn riêng (được phân loại theo chủ đề), sau đó, khi có nhu cầu sử dụng thì người học chỉ cần chọn đúng ngăn và sử dụng. Việc này trên cơ bản sẽ đảm bảo cho người học việc sử dụng từ vựng một cách chính xác và phù hợp chủ đề. 

Tổng quan chủ đề

Chủ đề Entertainment là một trong số những chủ đề quen thuộc khi mà thí sinh có thể gặp phải khi làm bài dự thi. Bên cạnh đó, khái niệm “Giải Trí” cũng là một khái niệm khá rộng vì vậy, chủ đề này có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau có tính liên quan như: Movies (Phim ảnh), Theatre (Rạp phim), Music (Âm nhạc), Museums (Bảo tàng), Media (Phương tiện),... Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số từ nhất định trong chủ đề Entertainment. 

Một số từ vựng chủ đề Entertainment 

Attain: 

  • Attain /əˈteɪn/ (v): thành công trong việc đạt được thứ gì đó, thường là sau rất nhiều nỗ lực.

Ví dụ: The film quickly attained a reputation as a “must-see” movie. (Bộ phim nhanh chóng đạt được danh tiếng là một bộ phim “phải xem”.)

  • Attainment /əˈteɪnmənt/ (n) thành tựu (đồng nghĩa với “achievement”) (danh từ đếm được)

Ví dụ: The actress received a lot of attention for her many professional attainments. (nữ diễn viên nhận được rất nhiều sự chú ý với nhiều thành tích chuyên môn.)

  • Attainable /əˈteɪnəbl/ (a) đạt được >< unattainable /ˌʌnəˈteɪnəbl/ (a) không thể đạt được

Ví dụ: The director’s goal of having an unlimited budget was not attainable. (Mục tiêu của đạo diễn về việc có ngân sách không giới hạn đã không đạt được.)

Ví dụ: Setting unattainable goals will only lead to frustration. (Đặt ra những mục tiêu không thể đạt được sẽ chỉ dẫn đến sự thất vọng.)

Đối với chủ đề Entertainment, “Attain” và các từ gia đình của “attain” được đề cập ở trên có thể được dùng trong ngữ cảnh nói về một bộ phim, một diễn viên hoặc một tác phẩm “đạt được” một thành tựu nhất định nào đó. Ngoài ra, từ thường được sử dụng trong các trường hợp giao tiếp trang trọng. 

Describe

  • Describe /dɪˈskraɪb/ (v): mô tả → describe sth/sb (v) mô tả vật/người nào đó

Ví dụ: Please describe the new movie theatre to me. (Vui lòng mô tả rạp chiếu phim mới cho tôi)

  • Describe yourself as something (v) mô tả bản thân như (có thể dùng để nói về bản thân trong phần giới thiệu về bản thân)

Ví dụ: She describes herself as an artist. (Cô ấy mô tả mình là một nghệ sĩ.)

  • Description /dɪˈskrɪpʃn/ (n) sự thể hiện bằng lời nói hoặc hình ảnh, sự mô tả

Ví dụ: The description of the film did not match what we saw on the screen. (Mô tả của bộ phim không khớp với những gì chúng ta đã thấy trên màn hình)

  • Descriptive /dɪˈskrɪptɪv/ (a): thuộc về mô tả

Ví dụ: She read out some of the descriptive passages in the novel. (Cô ấy đã đọc một số đoạn mô tả trong cuốn tiểu thuyết.)

Các nét nghĩa của các từ được nêu trên đều liên quan đến việc “mô tả”, vì vậy người học có thể gặp các từ này trong chủ đề Entertainment khi đề cập đến phim ảnh, bảo tàng như “a movie’s description of the crime” (sự mô tả của bộ phim về tội phạm) hay “describe the poverty of Africa through a picture” (mô tả sự nghèo đói của Châu Phi qua một bức ảnh).  

Entertain

  • Entertain /ˌentəˈteɪn/ (v): giải trí

Ví dụ: Parents can relax while the kids entertain themselves in the outdoor playground (Cha mẹ có thể thư giãn trong khi bọn trẻ giải trí trong sân chơi ngoài trời)

  • Entertainment /ˌentəˈteɪnmənt/ (n) sự giải trí (phim ảnh, âm nhạc, hài kịch,...)

Ví dụ: It was typical family entertainment. (Đó là trò giải trí gia đình điển hình.)

  • Entertaining /ˌentəˈteɪnɪŋ/ (a): mang tính giải trí, đồng nghĩa với từ “funny”

Ví dụ: I found the talk both informative and entertaining. (Tôi thấy cuộc nói chuyện vừa mang lại thông tin vừa mang tính giải trí.)

  • Entertainingly /ˌentəˈteɪnɪŋli/ (adv): 1 cách giải trí

Ví dụ: An entertainingly comic performance (một buổi biểu diễn truyện tranh giải trí)

Đối với từ “entertain” và các từ gia đình của nó, người học sẽ dễ dàng bắt gặp hơn vì đây là từ được sử dụng khá phổ biến hằng ngày, trong cả tình huống trang trọng và không trang trọng. 

Represent

Represent /ˌreprɪˈzent/ (v): nói hoặc làm thay ai đó; đại diện (thường được sử dụng ở thể bị động)

Ví dụ: The President was represented at the ceremony by the Vice-President. (Vị Tổng thống được đại diện bởi Phó Tổng thống trong buổi lễ kỷ niệm/ Phó Tổng thống đại diện Tổng thống trong buổi lễ kỷ niệm)

Tuy nhiên, người đọc vẫn có thể thấy được từ này dùng ở dạng chủ động như trong câu ví dụ dưới đây: 

Ví dụ: More than 500 contestants representing eight different countries attended this singing competition. (Hơn 500 thí sinh đại diện cho tám quốc gia khác nhau đã tham gia cuộc thi hát này.)

  • Representation /ˌreprɪzenˈteɪʃn/ (n): sự thể hiện, trình bày, biểu tượng, sự đại diện

Ví dụ: The film’s representation of world poverty through the character of the hungry child was quite moving. (Sự thể hiện/trình bày của bộ phim về sự nghèo đói trên thế giới thông qua nhân vật đứa trẻ đói khát khá cảm động.)

  • Representative /ˌreprɪˈzentətɪv/ (n, a): người đại diện; tính đại diện, đặc trưng

Ví dụ: The actress couldn’t attend the awards ceremony so she had a representative accept the award for her. (Nữ diễn viên không thể tham dự lễ trao giải nên nhờ người đại diện đứng ra nhận giải.) (vai trò là danh từ)

Ví dụ: The paper-thin models in magazines are not representative of most women. (Những người mẫu mỏng như tờ giấy trên tạp chí không phải là đại diện cho hầu hết phụ nữ.) (vai trò là tính từ)

Tương tự với “entertain”, từ “represent” cũng được sử dụng khá phổ biến: đại diện cho ai hoặc một tổ chức nào đó. Ngoài ra, người học cũng cần chú ý vì “representative” vừa là một tính từ (mang tính đại diện) và vừa là danh từ (người đại diện) để tránh bị đánh lừa trong quá trình làm bài. Đặc biệt ở phần Reading khi đề bài yêu cầu thí sinh phải chọn từ phù hợp với chỗ trống, thì dù từ "representative' có dạng đuôi là "-ive" (thường là dấu hiệu nhận biết của tính từ) cũng là một danh từ. 

Approach

  • Approach /əˈprəʊtʃ/ (v,n) đến gần, tiếp cận; cách tiếp cận

Ví dụ: The director approached the play from an unusual angle. (Đạo diễn tiếp cận vở kịch từ một góc độ khác thường.)

→ Lưu ý, khi “approach” đóng vai trò là danh từ trong câu thì sẽ được đi kèm với giới từ “for” hoặc “to” như cấu trúc dưới đây:

Approach for/to something (n) sự tiếp cận cho/đối với cái gì đó

Ví dụ: That approach to the play was brilliant. (Cách tiếp cận đến vở kịch thật tuyệt vời.)

Ví dụ: A variety of approaches for the treatment of depression (nhiều cách tiếp cận cho việc điều trị trầm cảm)

  • Approachable /əˈprəʊtʃəbl/ (a) thân thiện và dễ nói chuyện; dễ gần

Ví dụ: Despite his great fame, the director was friendly and approachable. (Mặc dù rất nổi tiếng nhưng vị giám đốc này rất thân thiện và dễ gần.)

Ở đây, người học cần chú ý vì “approach” vừa là một danh từ (sự tiếp cận) và vừa là động từ (tiếp cận) để cẩn thận hơn trong quá trình làm bài. Ngoài ra, từ “approach” xuất hiện trong chủ đề Entertainment thường trong ngữ cách như là cách tiếp cận của bộ phim, bức tranh, cuốn tiểu thuyết đối với một vấn đề nào đó.   

Create

  • Create /kriˈeɪt/ (v) tạo ra 

Ví dụ: The playwright created a town and townspeople with the scenery and dialogue. (Nhà viết kịch đã tạo ra một thị trấn và những người dân trong thị trấn bằng khung cảnh và cuộc đối thoại.)

  • Creation /kriˈeɪʃn/ (n) sự tạo ra; tạo vật (sử dụng dưới dạng danh từ không đếm được)

Ví dụ: The creation of the elaboration costumes took months. (Việc tạo ra những bộ trang phục công phu mất hàng tháng trời.)

Ví dụ: We need to consider how we care for all creation. (Chúng ta cần xem xét cách chúng ta quan tâm đến mọi tạo vật.)

Lưu ý: với ý nghĩa “tạo vật”, người nói đang có dụng ý đề cập đến thế giới và tất cả những sinh vật, sự sống ở thế giới đó. 

  • Creative /kriˈeɪtɪv/ (a) sáng tạo

Ví dụ: The creative artists created a number of masterpieces. (Những người nghệ sĩ sáng tạo đã tạo ra những kiệt tác.)

  • Creativity /ˌkriːeɪˈtɪvəti/ (n) tính sáng tạo

Ví dụ: Creativity and originality are more important than technical skill. (Sự sáng tạo và nguyên bản quan trọng hơn kỹ năng kỹ thuật.)

Tương tự với các từ được nêu ở trên, trong chủ đề Entertainment, thí sinh cũng dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của động từ “create” và các gia đình khác của nó do đặc tính ý nghĩa của “create” là “tạo ra” và còn có “creative” (sáng tạo) hay “creativity” (sự sáng tạo). Đây là các từ thường được sử dụng khi nói về nghệ thuật và giải trí nói chung do trong nghệ thuật, các nghệ sĩ và tác phẩm thường được đòi hỏi phải có tính sáng tạo. Ngoài ra, người học cũng lưu ý phân biệt giữa “creation” và “creativity” vì dù cả hai đều là danh từ nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. 

Rehearse

  • Rehearse /rɪˈhɜːs/ (v) diễn tập

Ví dụ: The director rehearses with the actors ten hours each day. (Đạo diễn tập luyện với các diễn viên mười giờ mỗi ngày.)

  • Rehearsal /rɪˈhɜːsl/ (n) buổi diễn tập, sự diễn tập

→ be in rehearsal: đang trong quá trình diễn tập

Ví dụ: Our new production of "Hamlet" is currently in rehearsal. (Vở kịch mới của chúng tôi "Hamlet" đang được diễn tập gần đây.)

→ rehearsal for something (n): sự diễn tập cho cá gì đó

Ví dụ: The rehearsals for ‘Romeo and Juliet’ (Những buổi diễn tập cho vở kịch “Romeo and Juliet”).

Tương tự với “create”, “rehearse” (“diễn tập”) hay “rehearsal” (buổi diễn tập) thường được sử dụng nhiều trong chủ đề về nghệ thuật, biểu diễn sân khấu, vở kịch, duyệt binh,...Ngoài ra, khi muốn đề cập đến việc "có một buổi diễn tập", người đọc sẽ sử dụng cụm từ "to have a rehearsal": She will have a rehearsal for the new play next month. (Cô ấy sẽ có một buổi diễn tập cho vở kịch mới vào tháng sau).

Prefer

  1. Prefer /prɪˈfɜː(r)/ (v) thích hơn

Ví dụ: He prefers rock music to any other types. (Anh ấy thích nhạc rock hơn bất kỳ loại hình nào khác.)

  • Preference /ˈprefrəns/ (n): sự ưa thích

Ví dụ: Jazz is his preference, but he is usually happy to hear anything playing local music. (Jazz là sở thích của anh ấy, nhưng anh ấy thường rất vui khi nghe bất cứ thứ gì thuộc về âm nhạc địa phương.)

  • Preferable /ˈprefrəbl/ (a) hấp dẫn hơn hoặc phù hợp hơn; được ưa thích hơn một cái gì đó, phù hợp hơn

Ví dụ: He finds country life infinitely preferable to living in the city. (Anh ấy thấy cuộc sống nông thôn tốt hơn so với cuộc sống ở thành phố.)

  • Preferential /ˌprefəˈrenʃl/ (a): ưu ái hơn, ưu đãi

Ví dụ: The stage manager gave the opera diva preferential treatment, fearing her famous temper. (Người quản lý sân khấu đã dành sự đối xử ưu ái với danh ca opera vì sợ tính nóng nảy của cô ấy.)

Đối với từ “prefer” và các từ gia đình của nó, người học cần lưu ý hơn về hai tính từ “preferable” và “preferential”. Dù là tính từ nhưng cả hai đều có cách sử dụng khác nhau như “preferable” mang ý nghĩa là “tốt hơn, phù hợp hơn” thì “preferential” chỉ đứng trước danh từ và mang nghĩa là “ưu ái, đãi ngộ đặc biệt cho một nhóm người hay một đối tượng nào đó” như trong cụm “preferential gift for VIP customers” (quà tặng ưu đãi cho các khách hàng VIP). 

Như vậy, việc bổ sung thêm các từ vựng mới và học tập chúng theo chủ đề và dưới dạng các từ gia đình với nhau có thể giúp người học dễ dàng hơn trong việc hiểu được ngữ nghĩa, các loại từ khác nhau và cách phân biệt để áp dụng vào bài thi TOEIC, đặc biệt là bài thi Reading. Sau đây, tác giả có gợi ý một số bài tập để người đọc có thể hình dung rõ hơn về cách áp dụng các từ đã học trên vào bài làm. 

Bài tập áp dụng từ vựng chủ đề Entertainment

1. Do you think this actor will _______the heights of his famous father? 

a. attain 

b. attaining

c. attainable

d. attainment

2. We were impressed by the director’s________of the conflict between good and evil.

a. representative

b. represented

c. represents

d. representation

3. The direction’s creativity showed in everything from her _________ to the literacy quality of the play to the costumes and sets.

a. approaching

b. approach

c. approachable

d. approachability

4. There isn’t much time left to ______ before the play opens.

a. rehearsals

b. rehearse

c. rehearsing

d. rehearsed

5. The symphony members____to travel abroad only once a year. 

a. prefer

b. preferential

c. preference

d. preferable

6. Each director has a uniquely__________stlye of storytelling.

a. descriptive

b. describe

c. description

d. descriptively

7. __________is one of the fastest growing sectors of the economy. 

a. Entertained

b. Entertainment

c. Entertain

d. Entertainingly

8. He had been with the company since its __________  in 1989.

a. creation

b. create

c. creative

d. creativity

Đáp án: 

  1. A: Xét về khía cạnh ngữ pháp, “will +V” thì thí sinh cần chọn một động từ, xét về khía cạnh ngữ nghĩa, động từ “attain” mang nghĩa là “đạt được” (Bạn có nghĩ rằng nam diễn viên này sẽ đạt được đỉnh cao của sự nổi tiếng không?)

  2. D: Ở mặt ngữ pháp, chỗ trống đòi hỏi một danh từ, ở đáp án dù có 2 danh từ là đáp án A và D nhưng chỉ mỗi đáp án D là phù hợp nghĩa của câu “sự trình bày, sự thể hiện” (Chúng tôi bị ấn tượng bởi sự thể hiện của đạo diễn về cuộc xung đột giữa thiện và ác.)

  3. B: Tương tự, ở đây thí sinh cần điền vào một danh từ vì trước đó đã có tính từ sở hữu là “her” và có từ "to" ở sau, thí sinh lập tức có thể nhớ đến cấu trúc "approach to sth". Hơn nữa, xét về nghĩa thì có mỗi danh từ “approach” mang nghĩa là “sự tiếp cận, cách tiếp cận”. (Sự sáng tạo của chỉ đạo thể hiện trong mọi thứ, từ cách tiếp cận của cô ấy đối với chất lượng đọc viết của vở kịch đến trang phục và bộ.)

  4. B: đối với câu hỏi này, thí sinh cần xác định được động từ nguyên mẫu trong các đáp án để đặt vào chỗ trống và tạo nên nghĩa “để diễn tập” - "to rehearse" (Không còn nhiều thời gian để luyện tập trước khi vở kịch mở màn.) 

  5. A: tương tự như câu trên, ở câu này, thí sinh cũng cần xác định được chỗ trống yêu cầu từ cần điền là một động từ và nét nghĩa là "thích hơn" -"prefer" (Các thành viên của dàn giao hưởng thích đi du lịch nước ngoài mỗi năm một lần.) 

  6. A: xét về khía cạnh ngữ pháp, câu này đòi hỏi một tính từ còn về nghĩa, tính từ sẽ mang nghĩa “thuộc về mô tả” để đi kèm với “style of storytelling”: phong cách kể chuyện mô tả (Mỗi đạo diễn có một cách kể chuyện mô tả độc đáo.)

  7. B: Ở mặt ngữ pháp, đứng đầu câu thì đó phải là một danh từ, còn về mặt ngữ nghĩa thì “entertainment” là “sự giải trí, ngành giải trí”. (Giải trí là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế.)

  8. A: Tương tự, về khía cạnh ngữ pháp, thí sinh cần chọn một danh từ, tuy nhiên ở phần đáp án, thí sinh sẽ phải so sánh giữa hai danh từ khác nhau là "creation" và "creativity". Lúc này, thí sinh phải xét tiếp về khía cạnh ngữ nghĩa, so sánh giữa danh từ “creativity” mang nghĩa là “tính sáng tạo, sự sáng tạp" còn "creation" là "sự tạo nên" để chọn ra đáp án cuối cùng. (Ông ấy đã gắn bó với công ty kể từ khi được thành lập/ tạo ra từ năm 1989.)

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến người học các từ vựng chủ đề Entertainment mà thí sinh có thể gặp trong phần bài tập Reading của đề thi TOEIC. Ngoài ra, khi hiểu nghĩa và nắm được các loại từ, người học có thể linh hoạt sử dụng trong bài thi Tiếng Anh và cả trong đời sống giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, người học cần lưu ý cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ để tránh sử dụng sai ý nghĩa hoặc ngữ cảnh.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...