Giải thích ngữ cảnh bài đọc IELTS: Chủ đề Giáo dục (Education) (Phần 2)

Bài viết dành cho đối tượng học sinh mới vừa bắt đầu học IELTS nói chung, chưa có nhiều kiến thức nền tảng về những chủ đề trong IELTS nói riêng, đặc biệt là chủ đề Education (Giáo dục).
author
Nguyễn Hương Quỳnh
22/01/2024
giai thich ngu canh bai doc ielts chu de giao duc education phan 2

Giới thiệu

Khi đọc các bài IELTS Reading, người học sẽ được tiếp xúc với nguồn thông tin học thuật từ đa dạng chủ đề khác nhau, và trong đó, Education (Giáo dục) cũng là một chủ đề khá “quen mặt”. Tuy nhiên, những người học mới tiếp xúc với bài test này có thể chưa có cái nhìn rõ ràng và cảm thấy khó khăn khi gặp phải loạt từ mới khó nhằn. Mà trên thực tế, việc hiểu nghĩa từ vựng ảnh hưởng rất lớn đến mạch đọc hiểu cả bài và đáp án người học đưa ra.

Chính vì vậy, trong series “Giải thích ngữ cảnh bài đọc IELTS” của ZIM, bài viết sẽ cung cấp cho người học những từ vựng thường được sử dụng trong chủ đề Education (Phần 2). Các từ vựng sẽ được trích ra từ hai bài IELTS Reading là Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3 “The case for mixed-abilities classes”.

Với mỗi từ, bài viết sẽ phân tích cụ thể về định nghĩa (definition) theo từ điển Cambridge, ngữ cảnh trong bài đọc (context) từ đồng nghĩa/ trái nghĩa (synonym/antonym), họ từ (word family), cụm đi kèm (Collocation) và ví dụ áp dụng của từng từ. Dựa vào đó, người đọc có thể luyện tập với bài tập vận dụng phía dưới để hiểu hơn.

Xem lại phần 1: Từ vựng IELTS Reading chủ đề Giáo dục (Education)

Key Takeaways

Các từ vựng về chủ đề Giáo dục (Education) sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Streaming/ Tracking (n): phương pháp phân loại học sinh theo năng lực

  • Stakeholder (n): những người liên quan đến trường học và việc học tập của các học sinh

  • Pedagogical paradigm (n): mô hình sư phạm

  • Constructivism (n): một lý thuyết cho rằng học tập là một quá trình chủ động

  • Scaffolding (n): sự nâng đỡ, trợ giúp hay hướng dẫn từ giáo viên và những đối tượng khác dành cho học sinh trong quá trình học tập.

  • Autonomous (adj): có khả năng hành động hoặc suy nghĩ độc lập

  • Empirical evidence (n): bằng chứng thực nghiệm

  • Meta-analysis (n): phân tích tổng hợp

  • Peer-to-peer learning (n): một phương pháp học tập, trong đó tập trung vào sự tương tác giữa các học sinh.

image-alt

Streaming/ Tracking (n)

Phát âm: Streaming /ˈstriː.mɪŋ/; Tracking  /ˈtræk.ɪŋ/

Định nghĩa: Theo từ điển Cambridge, cả hai thuật ngữ đều liên quan đến hành động đưa những học sinh có khả năng tương tự vào một nhóm và dạy họ cùng nhau, hay còn gọi là phân loại học sinh theo năng lực.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • "The practice of ‘streaming’, or ‘tracking’, involves separating students into classes depending on their diagnosed levels of attainment.”

Trong ngữ cảnh này, phương pháp “streaming", hay còn được gọi là “tracking" liên quan đến việc phân chia học sinh thành các lớp tùy thuộc vào mức độ kiến thức đã được kiểm tra của họ. Chẳng hạn, có thể có các lớp dành riêng cho học sinh có khả năng học cao và các lớp khác cho học sinh trình độ trung bình. Hoặc thay vì chia học sinh thành các lớp dựa trên điểm tổng quát, học sinh được đặt vào các nhóm tương ứng với khả năng của họ trong các môn học cụ thể. Chẳng hạn, một học sinh có thể được đặt vào một "set" cao cấp cho môn Toán, nhưng có thể nằm trong một "set" thấp hơn cho môn Văn.

Ngoài ra còn một số câu khác trong bài có chứa thông tin về phương pháp phân loại học sinh (streaming) này:

  • Despite all this, there is limited empirical evidence to suggest that streaming results in better outcomes for students. (Bất chấp tất cả những điều này, có rất ít bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng việc mang lại kết quả tốt hơn cho sinh viên.)

  • What is more, streaming appears to significantly -and negatively-affect those students assigned to the lowest sets. (Hơn nữa, việc Bất chấp tất cả những điều này, có rất ít bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng việc phát trực tuyến mang lại kết quả tốt hơn cho sinh viên. dường như có tác động đáng kể - và ảnh hưởng tiêu cực đến những học sinh được xếp vào các nhóm thấp nhất.)

Ví dụ áp dụng: 

  • This school has a deep streaming system, with separate classes for high-achieving students and classes for students with special needs. (Trường này có một hệ thống streaming khá sâu, với lớp học riêng cho học sinh giỏi và lớp học riêng cho học sinh có nhu cầu đặc biệt.)

  • Both teachers and parents need to monitor the academic progress of students in each tracking set to ensure they are progressing in the right direction. (Cả giáo viên và phụ huynh cần theo dõi kết quả học tập của học sinh trong từng phân loại khác nhau để đảm bảo họ đang phát triển đúng hướng.)

Stakeholder (n)

Phát âm: /ˈsteɪkˌhoʊl.dɚ/

Dịch nghĩa: Theo từ điển Cambridge, từ này có nghĩa là một người như nhân viên, khách hàng hoặc công dân có liên quan đến một tổ chức, xã hội, v.v. và do đó có trách nhiệm đối với tổ chức đó và quan tâm đến sự thành công của tổ chức đó. Vì vậy, trong các bài đọc về chủ đề giáo dục, “stakeholder” sẽ là những người liên quan đến trường học và việc học tập của các học sinh.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • "The practice of ‘streaming’, or ‘tracking’, involves separating students into classes depending on their diagnosed levels of attainment. At a macro level, it requires the establishment of academically selective schools for the brightest students, and comprehensive schools for the rest. Within schools, it means selecting students into a ‘stream’ of general ability, or ‘sets’ of subject­ specific ability. The practice is intuitively appealing to almost every stakeholder."

Trong đoạn văn trên, từ "stakeholder" đề cập đến những người có quan điểm, quan tâm hoặc ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp "streaming" hoặc "tracking" trong hệ thống giáo dục. Họ là những người có mối quan hệ với việc học tập và giảng dạy trong hệ thống giáo dục và có quan tâm đến cách mà việc "streaming" ảnh hưởng đến học sinh.

Ở đây, "stakeholder" có thể bao gồm:

  • Phụ huynh: Phụ huynh quan tâm đến việc con cái họ được xếp vào lớp học nào và liệu con cái có được cung cấp các cơ hội giáo dục tốt nhất hay không.

  • Giáo viên: Giáo viên có thể quan tâm đến việc phải giảng dạy trong các lớp học được chia thành các mức độ khác nhau và liệu họ có đủ tài năng và tài liệu để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm học sinh.

  • Nhà quản lý trường học: Họ cần xem xét cách thực hiện phân lớp theo mức độ ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của trường và danh tiếng của trường.

  • Học sinh: Ngay cả học sinh cũng có quan điểm về việc họ được xếp vào lớp học nào và cảm thấy ảnh hưởng từ việc này đối với môi trường học tập của họ và tự tin học tập.

  • Các nhà quyết định chính trị và chính phủ: Các quyết định về hệ thống giáo dục, bao gồm việc áp dụng hoặc loại bỏ "streaming", có thể có tác động lớn đến cộng đồng và tương lai của đất nước.

Về cơ bản, tất cả những bên này có lợi ích, quyền lợi, và nghĩa vụ riêng trong quá trình phân loại học sinh.

Cụm đi kèm (Collocation) và Ví dụ áp dụng: 

  • Stakeholder involvement: Sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình định hình và quản lý hệ thống giáo dục.

Ví dụ: The school district prioritizes stakeholder involvement in decision-making, allowing parents, teachers, and community members to have a say in shaping educational policies. (Học khu ưa chuộng sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định, cho phép phụ huynh, giáo viên và các thành viên trong cộng đồng đưa ra ý kiến trong việc hình thành các chính sách giáo dục.)

  • Stakeholder consultation: Cuộc họp hoặc tư vấn với các bên liên quan để thảo luận về các vấn đề giáo dục.

Ví dụ: Before implementing the new curriculum, the school board conducted a series of stakeholder consultations to gather input from students, parents, and teachers. (Trước khi triển khai chương trình học mới, hội đồng trường học đã tổ chức một loạt các cuộc tư vấn với các bên liên quan để thu thập ý kiến từ học sinh, phụ huynh và giáo viên.)
image-alt

Pedagogical paradigm (n)

Phát âm: /ˌpɛdəˈgɑʤɪkəl ˈpɛrəˌdaɪm/

Định nghĩa: Theo từ điển Cambridge, “Pedagogical” là về phương pháp và lý luận dạy học, trong khi đó “paradigm” là một mô hình, hoặc một ví dụ rất rõ ràng và điển hình của một cái gì đó. Tóm lại cụm từ này được hiểu là mô hình sư phạm. 

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

The current pedagogical paradigm is arguably that of constructivism, which emerged out of the work of psychologist Lev Vygotsk. In the 1930s, Vygotsky emphasized the importance of targeting a student’s specific ‘zone of proximal development’ (ZPD). This is the gap between what they can achieve only with support – teachers, textbooks, worked examples, parents and so on – and what they can achieve independently.

Trong ngữ cảnh này, người viết giải thích một pedagogical paradigm (mô hình sư phạm) từ công trình của nhà tâm lý học Lev Vygotsky, nghiên cứu để giúp học sinh trở nên tự chủ hơn trong việc học tập của mình.

Nguồn gốc từ: 

Từ "pedagogical" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ "paidagōgós," có nghĩa là "người hướng dẫn trẻ em" hoặc "người hướng dẫn học sinh." Từ này bắt nguồn từ hai thành phần: "paid-" (nghĩa là "trẻ em") và "agogos" (nghĩa là "người hướng dẫn" hoặc "người hướng dẫn trẻ em"). Trong ngữ cảnh hiện đại, "pedagogical" ám chỉ mọi thứ liên quan đến giảng dạy, quá trình hướng dẫn, và phương pháp giáo dục.

Trong khi đó, từ "paradigm" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ "parádeigma," nghĩa là "một mẫu, một ví dụ" hoặc "một mô hình." Từ "paradeigma" lại xuất phát từ "paradeiknynai," có nghĩa là "để trình bày, để thể hiện." Trong ngữ cảnh hiện đại, "paradigm" thường ám chỉ một mô hình hoặc hệ thống các quy tắc, quan điểm và phương pháp mà một lĩnh vực nghiên cứu hoặc một lĩnh vực hoạt động cụ thể sử dụng để định hình hoạt động của nó.

Do đó, "Pedagogical paradigm" kết hợp cả hai từ trên để mô tả mô hình hoặc hệ thống quan điểm, phương pháp, và quy tắc giảng dạy và học tập trong lĩnh vực giáo dục. Nó là cách mô tả tổng quan về cách mà một cộng đồng giáo dục hoặc một hệ thống giáo dục đang áp dụng để hướng dẫn và đào tạo học sinh.

Ví dụ minh hoạ: 

  • In the 20th century, the pedagogical paradigm in many educational systems favored a teacher-centered approach, where the instructor was the primary source of knowledge and students played a passive role in receiving information. (Trong thế kỷ 20, mô hình giáo dục trong nhiều hệ thống giáo dục ưa chuộng một cách tiếp cận tập trung vào giáo viên, trong đó người hướng dẫn là nguồn chính của kiến thức và học sinh đóng vai trò thụ động trong việc nhận thông tin.)

  • However, with the rise of constructivist theories, there has been a shift towards a more student-centered pedagogical paradigm, emphasizing active learning, critical thinking, and problem-solving as key components of education. (Tuy nhiên, với sự nổi lên của các lý thuyết xây dựng kiến thức, đã có sự chuyển đổi hưới mô hình giáo dục tập trung vào học sinh, nhấn mạnh việc học tích cực, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề như những thành phần chính của giáo dục.)

Xem thêm:

Constructivism (n)

Phát âm: /kənˈstrʌk.tɪ.vɪ.zəm/

Định nghĩa: Theo từ điển Cambridge, từ này nói đến một lý thuyết cho rằng học tập là một quá trình chủ động, theo đó con người đạt được kiến ​​thức và hiểu biết thông qua sự kết hợp giữa kinh nghiệm và ý tưởng, hay gọi ngắn gọn là chủ nghĩa kiến tạo. 

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • “The current pedagogical paradigm is arguably that of constructivism,... This is the gap between what they can achieve only with support – teachers, textbooks, worked examples, parents and so on – and what they can achieve independently”

Ngữ cảnh giải thích mô hình được cho là mô hình của thuyết kiến tạo, ở đó so sánh những gì học sinh làm được khi có sự trợ giúp (ví dụ: hỗ trợ của giáo viên, sách giáo trình, ví dụ thực hành, phụ huynh và những nguồn hỗ trợ khác) và khi họ làm một cách độc lập, và hướng người học dần dần tự chủ hơn trong hoạt động của mình.

Họ từ (Word family):

  • Construct (v): kiến tạo/ xây dựng

  • Construction (n): sự kiến tạo/ công trình xây dựng

  • Constructivist (n): người theo chủ nghĩa kiến ​​tạo

  • Constructivist (adj): liên quan đến chủ nghĩa kiến ​​tạo

image-alt
Ví dụ áp dụng: 

Từ “Constructivism” là tên của một mô hình, nên nó thường được sử dụng độc lập hơn là nằm trong cụm từ nhất định. Vì vậy, bài viết sẽ đưa ra một số cụm từ hay sử dụng với tính từ “Constructivist”: 

  • Constructivist Learning

Ví dụ: Constructivist learning encourages students to actively engage with the material and construct their understanding of the subject. (Học tập theo chủ nghĩa kiến ​​tạo khuyến khích học sinh tương tác tích cực với học liệu và xây dựng sự hiểu biết về chủ đề đó.)

  • Constructivist Classroom

Ví dụ: In a constructivist classroom, students work collaboratively and often use hands-on activities to explore topics. (Trong lớp học theo chủ nghĩa kiến ​​tạo, học sinh hợp tác làm việc và thường tham gia các hoạt động thực hành để khám phá các chủ đề.)

Scaffolding (n)

Phát âm: /ˈskæf.əl.dɪŋ/

Định nghĩa: Từ này thông thường được sử dụng trong ngữ cảnh Xây dựng (Construction), nói về giàn giáo để nâng đỡ người hoặc đồ dùng xây dựng trong quá trình thi công. Từ đó, khi sử dụng trong ngữ cảnh Giáo dục (Education), có thể hiểu đây là sự nâng đỡ, trợ giúp hay hướng dẫn từ giáo viên và những đối tượng khác dành cho học sinh trong quá trình học tập.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • “The purpose of teaching is to provide and then gradually remove this scaffoldinguntil they are autonomous. If we accept this model, it follows that streaming students with similar ZPDs would be an efficient and effective solution.”

Ngữ cảnh này nói rằng, phương pháp Constructivism sẽ khiến học viên dần dần tự chủ hơn trong việc học. Ban đầu, khi học sinh cần sự hỗ trợ để phát triển và học một cách hiệu quả chứ chưa đủ giỏi để “tự bơi", họ ở trong "zone of proximal development" (ZPDs), tức là “sự sự hỗ trợ thích hợp để học sinh phát triển tối đa trong phạm vi khả năng của họ". Sau đó sự hỗ trợ này sẽ dần dần giảm bớt để họ có thể trở nên độc lập. “Scaffolding” ở đây chính là sự hỗ trợ từ các nguồn khác nhau đó, có thể là từ giáo viên hay gia đình.

Cụm đi kèm (Collocation) và Ví dụ áp dụng: 

  • Instructional scaffolding

Ví dụ: The teacher provided instructional scaffolding to help the struggling students understand the complex math concept. (Giáo viên cung cấp dàn giáo giảng dạy để giúp những học sinh gặp khó khăn hiểu được khái niệm toán học phức tạp.)

  • Peer scaffolding

Ví dụ: Through peer scaffolding, the students were able to help each other master the complex science experiment. (Thông qua sự hỗ trợ từ bạn bè, các học sinh có thể giúp đỡ nhau làm chủ thí nghiệm khoa học phức tạp.)

Autonomous (adj)

Phát âm: /ɑːˈtɑː.nə.məs/

Định nghĩa: Theo từ điển Cambridge, có khả năng hành động hoặc suy nghĩ độc lập.

Đồng nghĩa: Self-governing, independent, self-discipline

Trái nghĩa: Dependent

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau: The purpose of teaching is to provide and then gradually remove this ‘scaffolding’ until they are autonomous.

Điều này có nghĩa, phương pháp học tập được nhắc đến trong bài hướng đến mục đích cuối là khiến học sinh có thể tự chủ trong học tập, không còn dựa dẫm vào sự trợ giúp từ giáo viên, gia đình, bạn bè.

Cụm đi kèm (Collocation) và Ví dụ áp dụng:

  • Autonomous learning environment (Môi trường học tập tự chủ):

Ví dụ: The school strives to create an autonomous learning environment where students have the freedom to explore and pursue their interests. (Trường học cố gắng tạo ra một môi trường học tập tự chủ nơi học sinh được tự do khám phá và theo đuổi đam mê của họ.)

  • Autonomous learner (Học sinh tự chủ):

Ví dụ:  Autonomous learners take responsibility for their own learning, setting goals and managing their time effectively. (Học sinh tự chủ chịu trách nhiệm cho việc học của họ, đặt ra mục tiêu và quản lý thời gian một cách hiệu quả.)

image-alt

Empirical evidence (n)

Phát âm: /ˌɛmˈpɪrɪkəl ˈɛvədəns/

Định nghĩa: Theo từ điển Cambridge, “empirical" là bằng chứng, lý do để tin một điều gì đó; còn “empirical” là dựa trên những gì được trải nghiệm hoặc nhìn thấy trực tiếp. Tóm lại “empirical empirical” có thể hiểu là bằng chứng thực nghiệm.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • “Despite all this, there is limited empirical evidence to suggest that streaming results in better outcomes for students. “

Có thể trước đó phương pháp streaming được khẳng định và ca ngợi là sẽ có hiệu quả và giúp các nhóm học sinh cải thiện tình trạng học tập khi chia thành những nhóm nhỏ cùng level. Tuy nhiên ngữ cảnh này chỉ ra rằng, hầu như chưa có bằng chứng thực nghiệm cụ thể nào (ví dụ như khảo sát hoặc so sánh trực tiếp) để kết luận rằng phương pháp này thực sự đem lại kết quả tốt. Thậm chí, việc tách nhóm như vậy còn khiến trình độ các nhóm ngày càng tách biệt, từ đó khiến sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc hơn.

Ví dụ áp dụng:

The educational reform was based on empirical evidence that demonstrated a significant improvement in student performance when a new teaching method was implemented. (Sự cải cách giáo dục dựa trên bằng chứng thực nghiệm, cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong hiệu suất học tập của học sinh khi một phương pháp giảng dạy mới được áp dụng.)

Meta-analysis (n)

Phát âm: /ˌmet̬.ə.əˈnæl.ə.sɪs/

Định nghĩa: Theo từ điển Cambridge, cụm từ này được dịch là một phương pháp nghiên cứu kết hợp kết quả của một số nghiên cứu liên quan để tạo ra kết quả tốt hơn, hay gọi tắt là phân tích tổng hợp.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • “In the latest update of Hattie’s influential meta-analysis of factors influencing student achievement, one of the most significant factors is the teachers’ estimate of achievement. “

Trong ngữ cảnh này, “meta-analysis” là một nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu nhỏ khác, chỉ ra rằng những đánh giá của giáo viên lên học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập của học sinh đó.

Nguồn gốc từ: 

Phần “Meta” xuất phát từ tiếng Hy Lạp và thường được hiểu là "vượt quá", "ở trên". Nó được sử dụng để chỉ việc điều tra hoặc phân tích toàn bộ tập hợp các nghiên cứu hoặc thí nghiệm, không chỉ một nghiên cứu cá thể. 

Còn "analysis" xuất phát từ tiếng Latin "analysis," nghĩa là "quá trình phân tích." Nó ám chỉ quá trình tách rời các phần tử thành các thành phần cơ bản để hiểu cấu trúc và mối quan hệ giữa chúng.

Vì vậy, "meta-analysis" có nghĩa là một quá trình phân tích toàn bộ tập hợp các nghiên cứu hoặc thí nghiệm để tạo ra một cái nhìn tổng quan hoặc kết quả tổng hợp. Nó được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học để tổng hợp và đánh giá kết quả của nhiều nghiên cứu nhằm đưa ra kết luận chung và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Trong ngữ cảnh giáo dục, "meta-analysis" có thể được sử dụng để xem xét hiệu quả của các phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, hoặc chiến lược học tập dựa trên một số nghiên cứu đã được tiến hành.

Cụm đi kèm (Collocation) và Ví dụ áp dụng:

  • Meta-analysis methodology

Ví dụ: The meta-analysis methodology allowed the researchers to combine data from multiple sources to assess the effectiveness of inclusive education practices. (Phương pháp phân tích tổng hợp cho phép các nhà nghiên cứu kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp giáo dục tích hợp.)

  • Conduct a meta-analysis: 

The researchers decided to conduct a meta-analysis of various studies examining the effectiveness of different teaching methods.(Các nhà nghiên cứu quyết định tiến hành phân tích tổng hợp của các nghiên cứu khác nhau về hiệu suất của các phương pháp giảng dạy khác nhau.)

Peer-to-peer learning (n)

Phát âm: /pɪr tu pɪr ˈlɜrnɪŋ/

Định nghĩa: Đây là một phương pháp học tập, trong đó tập trung vào sự tương tác giữa các học sinh.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 3, Reading Passage 3, ví dụ như trong đoạn sau:

  • “While streaming might seem to help teachers effectively target a student’s ZPD, it can underestimate the importance of peer-to-peer learning. A crucial aspect of constructivist theory is the role of the MKO – ‘more knowledgeable other’- in knowledge construction. While teachers are traditionally the MKOs in classrooms, the value of knowledgeable student peers must not go unrecognised either.”

Trong ngữ cảnh này, tác giả cho rằng: mặc dù việc chia học sinh thành giỏi và chưa giỏi vào nhóm khác nhau sẽ giúp giáo viên tiếp cận và hỗ trợ gần cho học sinh của mình, nhưng cũng không thể phủ nhận, hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của việc học từ những bạn bè đồng trang lứa. Bởi vì, những bạn giỏi hơn cũng giống như giáo viên (có nhiều kiến thức hơn các bạn chưa giỏi), có thể giúp đỡ các bạn khác bằng nhiều phương pháp mà đến giáo viên cũng không nghĩ ra. Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của các bạn giỏi trong trường hợp này.

Ví dụ áp dụng:

  • Peer-to-peer learning, also known as collaborative learning, is a teaching method where students work together in small groups to solve problems and share their knowledge. (Học học sinh với học sinh, còn được gọi là học hợp tác, là một phương pháp giảng dạy mà học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề và chia sẻ kiến thức của họ.)

  • In a peer-to-peer learning environment, students can benefit from diverse perspectives and approaches, as they learn from their peers' experiences and insights. (Trong môi trường học tập học sinh với học sinh, học sinh có thể hưởng lợi từ các góc nhìn và phương pháp đa dạng, khi họ học từ những trải nghiệm và hiểu biết của bạn cùng lứa.)

image-alt

Bài tập vận dụng

Chọn đáp án phù hợp trong bốn lựa chọn để hoàn thành một câu hoàn chỉnh:

  1. An _____________ learner can act and think independently, with minimal guidance.

a) Streaming 

b) Autonomous 

c) Stakeholder 

d) Constructivism

  1. _____________ involves classifying students based on their abilities or performance.

a) Streaming/ Tracking 

b) Constructivism 

c) Stakeholder 

d) Scaffolding

  1. _____________ , as an educational theory, emphasizes the importance of active participation and hands-on experiences to facilitate meaningful learning.

a) Stakeholder

b) Constructivism

c) Streaming

d) Autonomous

  1. _____________ supports the hypothesis that regular exercise is linked to improved mental well-being and cognitive function.

a) Pedagogical paradigm

b) Streaming

c) Empirical evidence

d) Scaffolding

  1. The _____________ of various studies provided a comprehensive overview of the effectiveness of the new drug in treating the medical condition.

a) Meta-analysis

b) Peer-to-peer learning

c) Streaming

d) Autonomous

image-alt

Đáp án

  1. b) Autonomous (Người học "tự chủ"/Người tự học có thể hành động và suy nghĩ độc lập với rất ít sự hướng dẫn.)

  1. a) Streaming/ Tracking (Phương pháp Streaming/ Tracking liên quan đến việc phân loại học sinh dựa trên khả năng hoặc thành tích của các em.)

  2. b) Constructivism (Chủ nghĩa kiến ​​tạo, với tư cách là một lý thuyết giáo dục, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia tích cực và trải nghiệm thực hành trong việc tạo điều kiện học tập.)

  3. c) Empirical evidence ( Bằng chứng thực nghiệm ủng hộ giả thuyết rằng tập thể dục thường xuyên có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tinh thần và chức năng nhận thức.)

  4. a) Meta-analysis (Phân tích tổng hợp của nhiều nghiên cứu khác nhau đã cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về hiệu quả của loại thuốc mới trong điều trị tình trạng bệnh lý.)

Tổng kết

Thông qua bài viết này, hy vọng người học đã có thêm kiến thức về một số từ vựng IELTS Reading chủ đề Education (Giáo dục). Đây sẽ là nguồn tham khảo rất hữu ích để mở rộng vốn từ, tuy nhiên, người học nên áp dụng chúng vào các bài viết, bài nói, hay bài tập của mình để nhớ và làm quen cách sử dụng. Ngoài ra, người học cũng nên tìm hiểu thêm những từ vựng khác liên quan đến chủ đề Giáo dục để mở rộng vốn từ của mình.


Tham khảo

  • Cambridge , Dictionary. “English Dictionary, Translations & Thesaurus.” Cambridge Dictionary, dictionary.cambridge.org/. Accessed 10 Aug. 2023.

  • Cullen, Pauline. Cambridge Vocabulary for IELTS Advanced Band 6.5+ with Answers and Audio CD. Cambridge UP, 2012.

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS, việc ôn luyện đúng và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Tham khảo khóa học IELTS để đẩy nhanh quá trình học hiệu quả nhất.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu