Ứng dụng các cấu trúc ngữ pháp nhấn mạnh ý nghĩa trong IELTS Writing

Bài viết giới thiệu một số các cấu trúc ngữ pháp để nhấn mạnh ý nghĩa và đưa ví dụ minh hoạ cách ứng dụng chúng trong bài thi IELTS Writing. 
author
ZIM Academy
11/01/2022
ung dung cac cau truc ngu phap nhan manh y nghia trong ielts writing

Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy (Vốn ngữ pháp và Độ chính xác) chiếm 25% tổng điểm của toàn bài thi IELTS Writing. Do đó, nếu thí sinh muốn đạt được band điểm từ 5 trở lên trong phần thi này, bài viết của thí sinh cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cấu trúc câu phức tạp chứ không chỉ đơn giản là sử dụng các câu đơn. Các cấu trúc ngữ pháp dùng để nhấn mạnh ý nghĩa trong câu sẽ là một phương tiện hiệu quả để bài viết của thí sinh thêm phần thuyết phục, làm đa dạng các loại câu trong bài luận của thí. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số các cấu trúc ngữ pháp dùng để nhấn mạnh ý nghĩa trong câu thông dụng và đưa ra một số ví dụ minh hoạ về các ứng dụng chúng trong bài thi IELTS Writing. 

4-tieu-chi-cham-diem-ielts-writing

Mục đích của việc nhấn mạnh ý nghĩa trong câu 

Nhấn mạnh ý nghĩa trong câu hoặc trong một bài luận không chỉ nhằm mục đích tạo ra sự đa dạng trong cấu trúc câu mà còn giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin chính trong câu/trong bài luận. Từ những thông tin được nhấn mạnh, người đọc sẽ nhận biết được đâu là quan điểm chính của tác giả (đồng tình, đồng tình một phần nào đó, phản đối, …), các luận điểm tác giả đưa ra có sức ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề được bàn luận. 

Thông tin được nhấn mạnh được biểu diễn dưới rất nhiều hình thức khác nhau, người viết nên kết hợp nhiều hình thức nhấn mạnh thông tin trong cùng một bài luận để tránh tạo ra sự nhàm chán cho người đọc. 

Đọc thêm: Cấu trúc câu phổ biến trong IELTS Writing Task 2

Các cấu trúc ngữ pháp dùng để nhấn mạnh ý nghĩa trong câu thông dụng 

Sử dụng thể bị động của câu (Passive Voice)  

Cấu trúc bị động được sử dụng khi người viết muốn nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng của một sự kiện, hành động lên một cá thể, sự vật, sự việc nào đó. Thông tin được nhấn mạnh sẽ được đưa ra làm chủ ngữ của câu. Công thức tổng quát để hình thành câu bị động từ câu chủ động có dạng như sau:

Dạng câu chủ động

S

V

O

Các yếu tố khác

Humans

use

plastic bags

excessively causing serious environmental pollution.

Tạm dịch: Con người sử dụng túi nhựa một cách bừa bãi gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọn.  

Đây là một câu được viết dưới dạng chủ động. Nếu người viết muốn nhấn mạnh thông tin plastic bags (những chiếc túi nhựa mà con người sử dụng gây ra ô nhiễm môi trường), người viết sẽ đổi câu chủ động trên thành câu bị động như sau: 

Dạng câu bị động

S mới
(là O ở Dạng chủ động)

To be V3/Vpp

by O mới
(là S ở Dạng chủ động)

Các yếu tố khác

Plastic bags

are used excessively

by humans

causing serious environmental pollution

Tạm dịch: Những chiếc túi nhựa bị sử dụng bừa bãi bởi con người gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Lưu ý: Động từ TO BE của câu bị động sẽ được chia theo thì của câu chủ động và chủ ngữ mới của câu bị động. 

➱ Qua câu bị động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (tức là Plastic bags – túi ni lông) đã được nhấn mạnh hơn rất nhiều so với khi thông tin này nằm ở câu chủ động. 

Đọc thêm: Đa dạng cấu trúc câu trong IELTS Writing nhờ thay đổi mở đầu câu

Đảo ngữ (Inversion)

Đảo ngữ là hình thức câu đảo động từ từ vị trí phía sau ra phía trước chủ ngữ, đảo ngữ không phải là một cấu trúc ngữ pháp mới lạ với người học tiếng Anh, ngay cả với những người học vỡ lòng vì chúng được sử dụng để hình thành một câu hỏi trong tiếng Anh. Thông thường, khi muốn nhấn mạnh thông tin trong câu, người học sẽ đổi vị trí của động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ. Khi đó thứ tự của câu sẽ là phó từ, trợ động từ, chủ ngữ, và cuối cùng là động từ chính của câu, theo dạng tổng quát như sau: 

Dạng câu thuận

S

V

Adverb

O/ Clause/ Các yếu tố khác

These problems

can be solved

only

when the government establishes a new policy.

Tạm dịch: Những vấn đề này chỉ được giải quyết khi chính phủ ban hành một chính sách mới.

 Thay vì viết câu thuận theo cấu trúc ngữ pháp bình thường, người viết muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc the government establishes a new policy  (chính sách mới do chính phủ ban hành), người viết sẽ sử dụng cấu trúc câu đảo ngữ. 

Dạng câu đảo ngữ

Adverb

Auxiliary verb/Clause

Verb

O/Các yếu tố khác

Only

when the government establishes a new policy

can

these problems be solved.

Tạm dịch: Chỉ khi chính phủ ban hành một chính sách mới thì những vấn đề này mới được giải quyết.

 Sử dụng trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)

Trạng từ chỉ tần suất là những trạng từ dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động. Một số trạng từ chỉ tần suất phổ biến là always (luôn luôn), often (thường xuyên), sometimes (thỉnh thoảng), rarely (hiếm khi), never (không bao giờ). Người viết sử dụng trạng từ chỉ tần suất trong câu khi muốn nhấn mạnh về tần suất xảy ra của một hành động ảnh hưởng đến sự việc đang được đề cập tới như thế nào. 

Ví dụ: Teenagers nowadays are often too focused on their social media’s relationships rather than their actual relationships. (Giới trẻ ngày nay quá thường xuyên quan tâm đến các mối quan hệ trên mạng xã hội hơn những mối quan hệ thực của họ.) 

Sử dụng trạng từ often trong câu trên không chỉ nhấn mạnh tần suất việc các em dưới độ tuổi vị thành niên quá chăm chút cho các mối quan hệ trên mạng xã hội mà quên mất các mối quan hệ ở đời thực mà còn nhấn mạnh tính thời sự của vấn đề.

Câu chẻ (Cleft sentence)

Câu chẻ (Cleft sentence) còn có một tên gọi khác là It-clefts), là quá trình thay đổi mẫu câu thuận bình thường để nhấn mạnh một thông tin cụ thể, tạo sự ấn tượng cho người đọc về phần thông tin được nhấn mạnh. Phần nhấn mạnh trong câu chẻ là phần thông tin nằm phía sau cấu trúc It + động từ TO BE. Dưới đây là bảng công thức so sánh sự khác biệt giữa cấu trúc của câu chẻ và câu thuận: 

  • Dạng câu thuận

S

V

O

Các yếu tố khác

Dinosaurs

were

the first animal to go extinct

in the Ice Age.

Tạm dịch: Khủng long là loài động vật đầu tiên tuyệt chủng trong Kỷ Băng Hà.

Do cụm từ cần được nhấn mạnh trong câu chẻ có thể là vật (Objects), người (humans), hoặc trạng từ chỉ nơi chốn – thời gian (Place and Time Adverb), có ba thành phần trong ví dụ trên có khả năng được nhấn mạnh bởi câu chẻ:

  • Dạng câu chẻ

 

It

To be verb

O ( từ/cụm từ cần nhấn mạnh)

Defining relative clause (mệnh đề quan hệ xác định)

Nhấn mạnh chủ ngữ

It

was

the dinosaurs

that was the first animal to go extinct in the ice age.

(Chính khủng long là loài động vật đầu tiên bị tuyệt chủng trong kỷ băng hà.)

Nhấn mạnh tân ngữ

It

was

the first animal to go extinct

that was the dinosaurs in the ice age. 

(Chính loài động vật đầu tiên bị tuyển chủng là khủng long ở kỷ băng hà.)

Nhấn mạnh trạng từ chỉ thời gian

It

was

in the ice age

that dinosaurs were the first animal to go extinct. 

(Chính kỷ băng hà là thời gian mà khủng long là loài đầu tiên bị tuyệt chủng.)

  • Sử dụng câu chẻ đưa phần nhấn mạnh lên mệnh đề chính trong câu, giúp tăng hiệu quả chú ý cho đối tượng cần được nhấn mạnh. 

Câu chẻ giả (Pseudo cleft sentence) 

Câu chẻ giả (Pseudo cleft sentence) hay còn được biết đến với cái tên khác là (Wh-clefts) có chức năng tương tự với câu chẻ thông thường, nhưng câu chẻ giả được hình thành bởi mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng Wh (What, Where, When, Why, How, …). Phần nhấn mạnh trong câu chẻ giả có vị trí nằm sau cấu trúc Mệnh đề Wh + động từ TO BE. Bảng dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa cấu trúc của câu thường, câu chẻ thông thường và cấu trúc của câu chẻ giả: 

Dạng câu thuận

S

V

O

Các yếu tố khác

Parents

need to educate

their children

about gender issues to avoid unpredictable consequences

Tạm dịch: Cha mẹ cần giáo dục con em mình về các vấn đề giới tính để tránh đi các hậu quả khôn lường trong tương lai.

Dạng câu chẻ: (như đã hướng dẫn phía trên)

It is gender issues that parents need to educate their children about to avoid unpredictable consequences.
(Vấn đề giới tính chính là thứ mà ba mẹ cần giáo dục con họ để tránh những hậu quả khôn lường)

Để gia tăng mức độ nhấn mạnh cho câu trên, người viết dùng cấu trúc câu chẻ giả:

Dạng câu chẻ giả

Wh-clause

To be verb

O (phần nhấn mạnh)

Các yếu tố khác

What parents need to do

is 

educating their children about gender issues

to avoid unpredictable consequences in the future.

Tạm dịch: Những gì cha mẹ cần làm là giáo dục con em mình về các vấn đề giới tính để tránh đi các hậu quả khôn lường trong tương lai.

Phần nhấn mạnh ở câu trên chính là việc giáo dục con em về vấn đề giới tính.

Ví dụ minh hoạ của các cấu trúc ngữ pháp dùng để nhấn mạnh ý nghĩa trong câu trong IELTS Writing

Lấy ví dụ một đề bài IELTS Writing Task 2 dưới đây:

cau-truc-ngu-phap-nhan-manh-vi-du

Đề bài trên sau khi được paraphrase có thể viết như sau:

Shopping for clothes and other necessities from famous brands has gained in popularity recently.

( Việc mua sắm quần áo và các sản phẩm thiết yếu từ các thương hiệu nổi tiếng đang dành được sự ưa chuộng trong thời gian gần đây.)

➱ Thí sinh có thể diễn đạt câu trên bằng cấu trúc nhấn mạnh nghĩa như sau:

Câu chẻ giả: What has gained in popularity recently is shopping for clothes and other necessities from popular labels.

Trong câu trên, sự việc “mua sắm quần áo và các đồ dùng thiết yếu từ các nhãn hiệu nổi tiếng” là phần được nhấn mạnh. Sử dụng câu chẻ giả giúp làm bật lên sự việc trên hơn là đặt trong câu tường thuật thông thường.

Lấy một ví dụ khác, ta có : 

“Cycling is more environmentally friendly than other forms of transport. Why is it not popular in many places? And how to increase its popularity?”

Với đề bài này, ta có diễn đạt lại sử dụng các cấu trúc nhấn mạnh nghĩa như sau:

  • Câu chẻ : It is using bicycle that is more friendly to the environment than using other vehicles.
    Khi sử dụng câu chẻ, việc “sử dụng xe đạp” được nhấn mạnh vì nó có lợi ích “thân thiện với môi trường”,so với các loại phương tiện khác (thông tin phụ).

  • Câu chẻ giả: What is more environmetally friendly than other modes of transport is cycling.
    Câu trên có thể dịch như sau : Phương tiện mà thân thiện với môi trường hơn các loại khác chính là xe đạp. Khi sử dụng câu chẻ giả như trên, “xe đạp” chính là đối tượng được nhấn mạnh.

Ở một ví dụ khác:

cau-truc-ngu-phap-nhan-manh-de-bai

  • Câu bị động: Travelling to remote natural sites or regions like the South Pole  has been made possible.
    Trong câu trên, chủ ngữ, hay cụ thể hơn là sự việc “du lịch tới các địa điểm, vùng tự nhiên xa xôi/hẻo lánh như Nam Cực ” là thông tin được nhấn mạnh, không phải tính từ “có thể” (possible)

  • Câu chẻ giả: What is currently viable is visiting remote natural settings like the South Pole.
    Tương tự, khi sử dụng câu chẻ giả, tuy đóng vai trò là tân ngữ trong câu, phần thông tin “du lịch tới các địa điểm, vùng tự nhiên xa xôi/hẻo lánh như Nam Cực ” là phần được nhấn mạnh.

Tổng kết

Sử dụng các dạng câu nhấn mạnh không chỉ giúp người viết truyền tải thông tin quan trọng đến người đọc một cách hiệu quả hơn mà còn giúp đa dạng hóa các cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong bài viết của mình. Tuy nhiên, người học cần lưu ý nắm vững và phân biệt cấu trúc câu nhấn mạnh, tránh nhầm lẫn chúng với nhau dẫn tới gây hiểu nhầm thông tin cần nhấn mạnh cũng như mất điểm ngữ pháp trong bài thi IELTS. Cuối cùng, câu nhấn mạnh cần được sử dụng đúng vị trí và chức năng, tránh việc lạm dụng chúng để biểu đạt các thông tin không cần thiết. 

Đọc thêm: Cụm paraphrase thông dụng trong IELTS Writing Task 2

Bùi Hoàng Phương Uyên

Tham khảo thêm khóa học luyện thi IELTS cấp tốc tại ZIM, giúp học viên tăng tốc kỹ năng làm bài, bổ sung kiến thức nhanh chóng, rút ngắn thời gian đạt điểm IELTS mục tiêu.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu