Ứng dụng từ nối tuần tự (Sequencers) trong IELTS Writing Task 1

Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến một loại từ nối vô cùng phổ biến - từ nối tuần tự (hay còn được gọi là sequencers) và cách ứng dụng chúng vào bài viết IELTS Writing Task 1 một cách chính xác và hiệu quả.  
author
ZIM Academy
05/04/2022
ung dung tu noi tuan tu sequencers trong ielts writing task 1

Từ nối (Linking words) được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh nói chung và IELTS Writing nói riêng. Tác dụng chính của loại từ này là để tạo nên sự gắn kết giữa các câu văn, mệnh đề hoặc các phần trong một bài văn. Tính mạch lạc và liên kết này chính là một trong 4 tiêu chí đánh giá trong IELTS Writing. Vậy nên, để đạt được band điểm mong muốn, thí sinh cần nắm vững và sử dụng linh hoạt các loại từ nối trong bài văn của mình. Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến một loại từ nối vô cùng phổ biến - từ nối tuần tự (hay còn được gọi là sequencers) và cách ứng dụng chúng vào bài viết IELTS Writing Task 1 một cách chính xác và hiệu quả.  

Key takeaways

  • Từ nối tuần tự (Sequencers) thể hiện trình tự thời gian rõ ràng và cụ thể của sự vật và sự việc

  • Từ nối tuần tự giúp thí sinh tạo nên sự liên kết trong bài văn, tránh trường hợp các thông tin được đưa ra không rành mạch và không rõ ràng, qua đó, nâng cao band điểm cho tiêu chí Coherence và Cohesion.

  • 4 cấu trúc câu mẫu chứa từ nối tuần tự cho dạng bài xu hướng

    • At the start/beginning,...

    • In the next/ following years,...

    • after which; and then; but later …. 

    • After [Noun Phrase]/ Ving… 

  • 4 cấu trúc câu mẫu chứa từ nối tuần tự cho dạng bài tiến trình (process)

    • Firstly/Secondly/Finally….

    • Once/When….

    • Before/ After….

    • Followed by …


Định nghĩa và mục đích sử dụng từ nối tuần tự (Sequencers)

Từ nối nói chung trong Tiếng Anh (có thể được gọi là Linking words, Transitions hoặc Conjunctions) là các từ được dùng để kết nối hai câu, hai mệnh đề hoặc hai phần trong một bài văn nhằm tạo sự logic, mạch lạc, gắn kết cho đoạn văn. Dựa trên chức năng và mục đích sử dụng, từ nối được chia thành 4 nhóm chính như sau:

  • Additive linking words: Từ nối bổ sung

  • Causal linking words: Từ nối thể hiện quan hệ lý do – hệ quả

  • Sequential linking words (sequencers): Từ nối thể hiện tuần tự của sự vật, sự việc

  • Adversative linking words: Từ nối chỉ sự đối lập

Như vậy, bản chất từ nối tuần tự là một loại từ nối với mục đích cụ thể hơn so với từ nối nói chung. Từ nối tuần tự sẽ đặt sự vật và sự việc theo một trình tự thời gian rõ ràng và cụ thể. Vậy tại sao thí sinh nên và cần sử dụng từ nối tuần tự vào bài viết IELTS Writing Task 1?

Như có thể thấy trong phần miêu tả band điểm cho IELTS Writing Task 1 do hội đồng thi đề ra, sử dụng những cụm từ liên kết (cohesive devices) là một yếu tố quan trọng trong tiêu chí Coherence và Cohesion. Để đạt được band 6 ở tiêu chí này, thí sinh cần sử dụng các cụm từ liên kết một cách hiệu quả, mặc dù kết nối giữa các câu vẫn có vấn đề đôi chỗ. Đương nhiên, các cụm từ liên kết trong tiếng Anh rất đa dạng như đã nêu ở trên. Tuy nhiên từ nối tuần tự lại đóng một vai trò quan trọng trong IELTS Writing Task 1 bởi vì nó là công cụ để mô tả lên dòng thời gian, xu hướng và tiến trình - những yếu tố xuất hiện rất nhiều trong các dạng đề Task 1.

tu-noi-tuan-tu-sequencers-band-diemYếu tố dòng thời gian (nghĩa là có từ 2 mốc thời gian trở lên) xuất hiện rất nhiều trong các dạng biểu đồ đường, bảng, cột, bánh. Đối với những đề bài có sự xuất hiện của dòng thời gian, thí sinh cần sử dụng các từ nối tuần tự một cách linh hoạt nhằm miêu tả xu hướng, sự thay đổi tăng giảm của các đối tượng qua thời gian. Còn với dạng bài process (quá trình), từ nối tuần tự là yếu tố bắt buộc để giúp các thông tin được đưa ra theo trình tự chính xác và hiệu quả. Dù trong dạng bài nào, từ nối tuần tự cũng giúp thí sinh tạo nên sự liên kết trong bài văn, tránh trường hợp các thông tin được đưa ra không rành mạch và không rõ ràng. Qua đó, các thí sinh có thể nâng cao band điểm cho tiêu chí Coherence và Cohesion.

Ứng dụng từ nối tuần tự trong IELTS Writing Task 1

Cấu trúc câu mẫu chứa từ nối tuần tự cho dạng bài xu hướng 

Ở phần này, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc những mẫu câu hiệu quả để lồng ghép từ nối tuần tự trong bài Writing Task 1. Ở mỗi cấu trúc, từ nối tuần tự sẽ được gạch dưới để người đọc dễ nhận biết và ghi nhớ. Đồng thời, tùy vào thông tin được cho trong bài, người học cần chia thì sao cho phù hợp (quá khứ, hiện tại, tương lai) cho các động từ. Tác giả sẽ áp dụng song song các mẫu câu này vào đề bài sau để minh họa chi tiết cách sử dụng.

Đề bài IELTS Writing Task 1 ngày 30/12/2020

The chart below gives information about computer ownership in the US from 1997 to 2012.

tu-noi-tuan-tu-sequencers-de-thi-ielts-writing-task-1Cấu trúc 1:

At the start/beginning, S + V


Ý nghĩa truyền đạt: Ở năm đầu tiên, đối tượng này ở mức (số liệu). 

Khi viết bài, thí sinh nên áp dụng mẫu câu này khi nói về số liệu năm đầu tiên của một đối tượng cụ thể. Ở cấu trúc này, từ nối tuần tự được dùng để đề cập đến mốc bắt đầu của thời gian. Đó là lý do tại sao người viết thường có thể lược bỏ dữ liệu về năm cụ thể trong câu. 

Áp dụng:

  • At the start, the percentage of households with no computer stood at about 68%.

    (Ở năm đầu tiên, phần trăm hộ gia đình không có máy tính ở mức khoảng 68%)

  • At the beginning, the number of households possessing 1 computer made up for nearly 30%.

    (Ở năm đầu tiên, phần trăm hộ gia đình sở hữu 1 máy tính chiếm khoảng 30%)

Cấu trúc 2:

In the 

first

[general time period],

(Một khoảng thời gian chung. Ví dụ: 2 năm, 3 tháng, v.v.)

S + V

next/ following

subsequent

final/last


Ý nghĩa truyền đạt: Trong khoảng thời gian là bao nhiêu năm, [xu hướng của đối tượng].

Dựa vào nghĩa của các từ nối, người viết có thể áp dụng linh hoạt cấu trúc này vào việc miêu tả số liệu, xu hướng tăng giảm của đối tượng trong bài. Từ nối chứa:

  • “first”: miêu tả số liệu trong những năm đầu. 

  • “final/last”: miêu tả số liệu trong những năm cuối.

  • “next/ following/subsequent”: miêu tả số liệu những năm ở giữa/cuối (Lưu ý: chỉ dùng khi số liệu của đối tượng này đã được nêu ở câu trước)

Áp dụng:

  • In the first 3 years, the percentage of families owning three or more computers remained the same at nearly 1%.

    (Trong 3 năm đầu, số phần trăm gia đình có tối thiểu 3 máy tính giữ nguyên ở mức khoảng 1%)

  • At the beginning, the number of households possessing one computer made up for nearly 30%. In the next 6 years, this figure rose dramatically to roughly 50%.

    (Lúc đầu, phần trăm hộ gia đình sở hữu 1 máy tính chiếm khoảng 30%. Trong vòng 6 năm sau đó, con số này tăng mạnh lên mức khoảng 50%) - 

Lưu ý: Ở câu ví dụ áp dụng này, tác giả sử dụng từ nối tuần tự: “In the next 6 years” vì ở câu đằng trước, số liệu của hộ gia đình có 1 máy tính ở mốc thời gian trước (1997) đã được nhắc đến.

Cấu trúc 3:

S + V

(Xu hướng 1)

. Next, 

S + V

(Xu hướng 2)

. Then,

. Following this, 

. After that,

, after which

and then

  • V

but later

before/ followed by

  • Ving/ Noun phrase


Ý nghĩa truyền đạt: [Xu hướng 1]. Sau đó, [xu hướng 2].

Lưu ý: Người đọc có thể linh hoạt sắp xếp vị trí của các từ nối trong câu: ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Từ nối “but later” thường được dùng để chỉ 2 xu hướng đối lập nhau trong câu (ví dụ: xu hướng 1: tăng; xu hướng 2: giảm).

Áp dụng:

  • In the first 3 years, the percentage of families owning three or more computers remained the same at approximately 1%. After that, this figure increased gradually to nearly 10% in 2009 before leveling off until 2012.

(Trong 3 năm đầu, số phần trăm gia đình có tối thiểu 3 máy tính giữ nguyên ở mức khoảng 1%. Sau đó, con số này tăng đều lên khoảng 10% trong năm 2009 trước khi chững lại ở mức này đến năm 2012)

  • Regarding the proportion of those whose two computers, it started at only 5% in 1997, but later grew to about 23% in 2012. 

(Với những hộ có 2 máy tính, số liệu bắt đầu chỉ từ 5% nhưng sau đó tăng đến khoảng 23% trong năm 2012)

Cấu trúc 4:

After

[Noun Phrase]/ Ving

(Cụm danh từ. Ví dụ: ‘some fluctuations’, ‘reaching a peak’, v.v.) => Xu hướng 1

S + V

(Xu hướng 2)

Ý nghĩa truyền đạt: Sau khi [Xu hướng 1], [Xu hướng 2].

Áp dụng:

  • After a promising start of about 70% in 1997, the percentage of households that did not own any computers in the US experienced a considerable decrease over the period, hitting just under 20% in 2012.

(Sau một khởi đầu đầy triển vọng tại khoảng 70% vào năm 1997, phần trăm hộ gia đình Mỹ không có máy tính giảm mạnh qua cả giai đoạn, kết thúc dưới 20% vào năm 2012)

  • After growing significantly to nearly 50% in 2003, the proportion of families owning 1 computer fluctuated slightly, ending at a relatively similar figure in 2012. 

(Sau khi tăng mạnh đến khoảng 50% vào năm 2003, phần trăm gia đình có 1 máy tính giao động nhẹ, kết thúc tại con số tương tự vào năm 2012)

Bài viết mẫu:

The graph illustrates data about computer ownership as percentages of households in the USA over a period of 15 years starting from 1997.

It is clear that the 15-year period saw significant growth in computer ownership. In addition, those who owned only one computer constituted the largest proportion in the final years of the period.

After a promising start of about 70% in 1997, the percentage of households that did not own any computers in the US experienced a considerable decrease over the period, hitting just under 20% in 2012. In contrast, at the beginning, the number of households possessing one computer made up for nearly 30%. In the next 6 years, this figure rose dramatically to roughly 50%.

Regarding the proportion of those whose two computers, it started at only 5% in 1997 but later grew to about 23% in 2012. Meanwhile, the percentage of families owning three or more computers remained the same at approximately 1% in the first 3 years. After that, this figure increased gradually to nearly 10% in 2009 before leveling off until 2012.

Trên đây là 4 công thức phổ biến và hiệu quả thí sinh có thể dùng để ứng dụng từ nối tuần tự trong các dạng đề miêu tả xu hướng. Sau khi kết hợp linh hoạt 4 cấu trúc trên, tác giả đã có thể hoàn thành một đoạn thân bài hoàn chỉnh. Các mẫu câu này không chỉ được ứng dụng trong biểu đồ dạng đường mà hoàn toàn có thể áp dụng vào biểu đồ bánh, cột, bảng nếu trong đề bài có đề cập đến dòng thời gian và xu hướng.

Cấu trúc câu mẫu chứa từ nối tuần tự cho dạng bài tiến trình (process)

Đối với dạng bài miêu tả tiến trình, từ nối tuần tự là một yếu tố không thể thiếu. Dưới đây là một số cấu trúc câu mẫu để áp dụng vào bài viết. Như phần trên, tác giả sẽ tiếp tục áp dụng song song các mẫu câu vào đề bài thật để minh họa chi tiết cách sử dụng.

Đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 12/08/2021

The diagram below shows the process of producing smoked fish.

tu-noi-tuan-tu-sequencers-de-thi-ielts-writing-task-1-processCấu trúc 1: 

In the first stage/ Firstly,

S + V

Secondly,

Then,

At the following stage,

After that, 

Subsequently,

Finally,

Ý nghĩa truyền đạt: Đầu tiên/ Ở bước tiếp theo/ Cuối cùng, [Tiến trình]. 

Áp dụng:

  • (Bước 1 + 2 + 3) Firstly, fish are caught in large nets out at sea and then transported by boat back to the port.

(Đầu tiên, cá được đánh bắt bằng các lưới lớn ngoài biển và sau đó được chuyển về cảng bằng thuyền)

  • (Bước 4) At the following stage, the fish are stored and frozen at the port. 

(Ở bước tiếp theo, cá được lưu trữ và làm đông tại cảng)

Cấu trúc 2: 

Once/When S + V, S + V

After being Ved, S + V

Ý nghĩa truyền đạt: Sau [Tiến trình 1], [Tiến trình 2].

Áp dụng:

  • (Bước 5 + 6) When the frozen fish are thawed out in freshwater, they have their heads removed and cut into suitable pieces.

(Sau khi cá đông được làm tan trong nước sạch, người ta cắt bỏ đầu cá và cắt chúng ra các mảnh phù hợp)

Cấu trúc 3: 

Before/ Prior to being Ved, S + V

Ý nghĩa truyền đạt: Trước [Tiến trình 2], [Tiến trình 1]. 

Lưu ý: Với cấu trúc mẫu này, tiến trình sau được nhắc đến đầu tiên rồi mới đến tiến trình trước. Người học cần hiểu rõ nghĩa để áp dụng chính xác. Ngoài ra, người học cũng có thể đảo ngược lại mà vẫn giữ nguyên cấu trúc như ví dụ dưới đây.

Áp dụng:

  • (Bước 7 + 8) The fish are then soaked in salty water with yellow colouring before being smoked. 

(Cá được ngâm trong nước mặn và nhuộm vàng trước khi được đưa đi hun khói)

  • (Bước 9 + 10) Prior to being frozen at zero degrees celsius, the products are packaged into boxes.

(Trước khi được làm đông ở nhiệt độ 0 độ C, sản phẩm được đóng gói vào các hộp)

Cấu trúc 4:

This is followed by + Noun phrase, where S + V

Ý nghĩa truyền đạt: Theo sau là [Tên bước] khi S + V.

Tùy vào đề bài mà người học có thể xác định tên bước. Ví dụ: nếu ở bước cuối, người học có thể viết là “final stage”.

Áp dụng:

  • (Bước 11 + 12 + 13): This is followed by the final stage where the frozen products are kept in a cold store prior to being distributed by truck to local fish stores ready to be sold to the public.

(Theo sau là bước cuối khi sản phẩm đông đá được giữ lạnh trước khi được phân phối đến các cửa hàng cá bằng xe tải và sẵn sàng để bán ra)

Bài viết mẫu:

The chart illustrates the steps involved in the production of smoked fish.

Overall, there are thirteen steps in the production of smoked fish, from catching the fish to distributing it to sell in stores.

Firstly, fish are caught in large nets out at sea and then transported by boat back to the port. At the following stage, the fish are stored and frozen at the port. When the frozen fish are thawed out in freshwater, they have their heads removed and cut into suitable pieces.

The fish are then soaked in salty water with yellow colouring before being smoked. Prior to being frozen at zero degrees celsius, the products are packaged into boxes. This is followed by the final stage where the frozen products are kept in a cold store prior to being distributed by truck to local fish stores ready to be sold to the public.

Như vậy, bằng việc sử dụng linh hoạt 4 cấu trúc trên, tác giả đã hoàn thành một bài viết IELTS Writing Task 1 dạng quy trình. Từ nối tuần tự khiến cho bài văn thêm phần mạch lạc, rõ ràng và liên kết một cách chặt chẽ. Trong dạng bài tiến trình, việc sự vật, sự kiện, hành động được đặt đúng trình tự là một yếu tố vô cùng quan trọng nên người học hãy luyện tập thật nhiều và ghi nhớ các mẫu câu ứng dụng từ nối tuần tự trên. 

Tổng kết

Qua bài viết trên, tác giả đã cung cấp những từ nối tuần tự hay đi kèm với cấu trúc câu mẫu để người học có thể ngay lập tức áp dụng vào quá trình ôn luyện IELTS Writing Task 1. Việc sử dụng từ nối tuần tự sẽ góp phần nâng cao band điểm Coherence và Cohesion, đặc biệt trong dạng bài xu hướng chứa yếu tố thời gian và dạng bài tiến trình. Người học hãy luyện tập thường xuyên để ghi nhớ và  sử dụng hiệu quả các cấu trúc trên vào IELTS Writing Task 1.

Nguyễn Khánh Ly

Tham khảo thêm khóa học tại trung tâm luyện thi IELTS cấp tốc Anh ngữ ZIM giúp học viên tăng cường kỹ năng, kiến thức trong thời gian ngắn, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu