Banner background

VSTEP Listening comprehension skills | Unit 3: Luyện tập - Đề 3 (Part 3)

Bài viết cung cấp đề luyện tập VSTEP Listening số 3, Part 3, gồm 15 câu hỏi về 3 đoạn hội thoại hoặc bài nói dài kèm đáp án và giải thích chi tiết.
vstep listening comprehension skills unit 3 luyen tap de 3 part 3

Key takeaways

Part 3: 15 câu hỏi dựa trên 3 đoạn hội thoại hoặc bài nói dài cung cấp thông tin về chủ đề giáo dục, nghề nghiệp, xã hội.

Các bước làm bài:

  • Đọc tiêu đề và gạch chân từ khoá

  • Loại trừ phương án sai, nắm bắt ý và các cách diễn đạt đồng nghĩa

  • Kiểm tra lại các đáp án đã lựa chọn

Trong các Unit trước, người học đã làm quen với 3 dạng bài tương ứng 3 phần trong kỳ thi VSTEP Listening. Bài luyện tập này giúp người học vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được vào các cấu hỏi mô phỏng đề thi thật.

Các bước làm VSTEP Listening Part 3

Pre-Listening (Trước khi nghe)

Xác định người nói và chủ đề hội thoại hoặc bài giảng

Trước khi bắt đầu nghe mỗi đoạn hội thoại, thí sinh có 30 giây để đọc nội dung của năm câu hỏi và đáp án tương ứng. Các câu hỏi sẽ giúp gợi ý cho thí sinh về chủ đề của bài giảng cũng như nội dung của bài giảng đó.

Chủ đề của các bài giảng thường là các vấn đề xã hội hoặc, với độ khó cao. Do đó, thí sinh cần hiểu rõ nội dung của câu hỏi và câu trả lời để tránh nhầm lẫn trong quá trình nghe.

Xác định từ khoá trong câu hỏi và các phương án

Để quá trình nghe part 3 hiệu quả nhất, thí sinh cần gạch chân từ khoá quan trọng (là những ý chính của câu) để phân biệt các đáp án với nhau.

Đối với câu hỏi, thí sinh cần tìm kiếm thông tin câu hỏi qua các “Wh-question

  • What: xác định nội dung, sự vật, hiện tượng,…

  • When: xác định thời gian xảy ra sự kiện

  • Who: xác định người được hỏi

  • Why: xác định lý do của sự việc

  • Where: xác định địa điểm xảy ra

  • How: xác định cách thức, tính chất,…

Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần chú ý đến những từ vựng quan trọng thể hiện những nội dung sau:

  • Danh từ (Nouns): đối tượng, sự vật, hiện tượng,…

  • Động từ (Verbs): hành động, trạng thái

  • Tính từ (Adjectives): đặc điểm, tính chất, màu sắc, …

  • Trạng từ (Adverbs): cách thức, mức độ

  • Liên từ (Conjunctions): sự liên hệ giữa các thông tin

Ứng dụng mô hình Top-down khi xác định chủ đề hội thoại và từ khóa

Dựa vào câu hỏi và đáp án cho sẵn, thí sinh có thể đoán được bối cảnh và nội dung của bài giảng. Điều này giúp thí sinh xác định được những thông tin chính và bỏ qua những chi tiết không nằm trong nội dung của bài giảng..

Các phương án trong VSTEP Listening Part 3 thường không lặp lại giống với các từ đã được nói trong bài giảng mà được paraphrase lại bằng cách diễn đạt khác cùng ý nghĩa. Bên cạnh đó, có một vài đáp án không được đề cập trong đoạn ghi âm. Vì vậy, việc dự đoán tình huống hội thoại giúp thí sinh bỏ qua các đáp án không liên quan, cũng như xác định trường từ vựng của chủ đề bài giảng đã.

Ví dụ: What is suggested as the best solution to homelessness?

(Đâu là giải pháp tốt nhất được đề xuất để giải quyết tình trạng vô gia cư)

→ Từ khóa: What is suggested as the best solution to homelessness?

  • Từ hỏi “What”: thông tin trong bài nghe là nội dung, sự vật, hiện tượng

  • Động từ “suggested”: hành động của các chủ thể trong bài nghe, thí sinh cần chú ý đến từ này hoặc các từ đồng nghĩa như: recommend, advise, …

  • Tính từ “best”: tính chất của sự vật, hiện tượng cần xác định

  • Danh từ “solution”: người nghe cần tập trung nghe những thông tin là giải pháp cho vấn đề đã cho

  • “homelessness” có thể đã được xác định và là chủ đề của bài giảng đã cho

Ví dụ: Why is Vietnam’s location important for its economy?

(Vì sao vị trí địa lý của Việt Nam lại quan trọng với nền kinh tế)

→ Từ khóa: Why is Vietnam’s location important for its economy?

  • Từ hỏi “Why”: thông tin trong bài là những lời giải thích chi tiết cho vấn đề

  • Vietnam’s location: vị trí địa lý của Việt Nam, thí sinh cần chú ý từ khoá này

  • Tính từ “important”: tính chất của sự vật, hiện tượng cần xác định

  • Danh từ “economy”: vấn đề mà thí sinh cần chú ý

image-alt

While-Listening (Trong khi nghe)

Theo dõi trình tự câu hỏi

Các câu hỏi trong VSTEP Listening Part 3 được sắp xếp theo trình tự bài nói, vì vậy, thí sinh cần liên tục nghe và đối chiếu từ khoá với đáp án để xác định đáp án cho mỗi câu hỏi. Khi không chắc chắn đáp án của một câu hỏi, thí sinh cần tiếp tục nghe để tránh việc bị “miss” thông tin ở các câu hỏi tiếp theo.

Nhận diện các cách diễn đạt paraphrase

Đa số đáp án và câu hỏi của phần VSTEP Listening Part 3 đều được paraphrase. Vì vậy, thí sinh cần nghe để hiểu nội dung bài giảng của người nói..

Những cách paraphrase thí sinh có thể gặp trong VSTEP Listening Part 3 bao gồm:

  • Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa

Ví dụ: According to the speaker, why is gender equality important for companies?

A. It is a legal requirement.

B. It improves company performance.

C. It helps men and women earn equally.

D. It reduces stress in the workplace.

Transcript: Now, why does gender equality in the workplace matter? Well, it’s not just a moral issue—it’s also an economic one. Research shows that companies with more gender-diverse teams tend to outperform those with less diversity.

→ Câu hỏi “why is gender equality important for companies” đã được paraphrase bằng “why does gender equality in the workplace matter”. Từ “matter” được dùng để thể hiện sự quan trọng thay cho từ “important”. Trong phương án B, cụm “improve company performance” đồng nghĩa với từ “outperform”.

  • Thay đổi cấu trúc câu

Ví dụ: How can mentorship programs help women in the workplace?

A. They provide financial support.

B. They offer legal advice.

C. They help women advance in their careers.

D. They reduce the workload for women.

Transcript: By having senior leaders mentor younger employees, organizations can ensure that women have the support they need to succeed.

→ Trong đáp án C, cụm từ “help women advance in their careers” đã được paraphrase từ cụm “woman have the support they need to succeed” trong script.

Post-Listening (Sau khi nghe)

Sau khi nghe, người học kiểm tra lại các đáp án đã lựa chọn.

image-alt

Đề bài

Part 3: In this part, you will hear THREE talks or lectures. The talks, lectures, or conversations will not be repeated. There are five questions for each talk, lecture, or conversation. For each question, choose the right answer A, B, C or D.

Questions 21-25 refer to the following conversation

21. What is Mark’s new job?

A. Marketing executive

B. Project manager

C. Financial analyst

D. Software developer

22. Why did Mark decide to leave his previous job?

A. He was unhappy with his salary.

B. He wanted to work with technology.

C. He felt he wasn’t growing professionally.

D. He didn’t like his coworkers.

23. What does Mark find challenging about his new role?

A. The slower pace

B. The pressure to deliver results

C. The lack of teamwork

D. The routine tasks

24. How does Anna feel about Mark’s career change?

A. She is surprised.

B. She is worried for him.

C. She thinks it suits him.

D. She disapproves.

25. What area has Anna specialized in?

A. Project management

B. Sustainable finance

C. Marketing

D. Technology development

Questions 26-30 refer to the following lecture

26. What is the main topic of the lecture?

A. Mental health care

B. Affordable housing

C. Homelessness

D. Domestic violence

27. Which of the following is NOT mentioned as a cause of homelessness?

A. High rent prices

B. Unemployment

C. Lack of education

D. Mental health issues

28. Why are veterans often affected by homelessness?

A. They cannot find affordable housing.

B. They often suffer from untreated mental health issues.

C. They are not eligible for unemployment benefits.

D. They have a higher risk of substance abuse.

29. What solution does the professor NOT mention to address homelessness?

A. Building more shelters

B. Creating more affordable housing

C. Providing mental health care

D. Offering employment programs

30. What is the professor’s conclusion about homelessness?

A. It is mainly caused by substance abuse.

B. It can be solved by addressing its root causes.

C. It is an issue that cannot be solved.

D. It primarily affects veterans.

Questions 31-35 refer to the following lecture

31. What is the main focus of the lecture?

A. The history of education in ASEAN

B. The challenges of globalization in ASEAN

C. Educational reforms in ASEAN

D. The economic development of ASEAN countries

32. What is the purpose of the ASEAN Qualifications Reference Framework (AQRF)?

A. To standardize the curriculum across ASEAN countries

B. To improve access to basic education in rural areas

C. To facilitate the recognition of qualifications across borders

D. To promote research collaboration among universities

33. How does the ASEAN University Network (AUN) contribute to educational development?

A. By standardizing primary education across the region

B. By offering scholarships to underprivileged students

C. By promoting collaboration among universities and student exchanges

D. By providing funding for new educational institutions

34. What challenge does the professor highlight in ASEAN's educational reforms?

A. The lack of interest in higher education

B. Disparities in educational access and quality

C. The dominance of traditional teaching methods

D. The overemphasis on technology in education

35. According to the professor, what is essential for the success of ASEAN's educational initiatives?

A. Increased funding from international organizations

B. Commitment from member states to address disparities

C. Adoption of a uniform language of instruction

D. Reduction of the number of schools in urban areas

image-alt

Đáp án và giải thích

Question 21-25:

Transcript:

Anna: Hey, Mark! I haven’t seen you in ages. How’s everything going?

Mark: Hi, Anna! I’m doing well, thanks. How about you?

Anna: I’m good too. Just busy with work. Speaking of which, I heard you’ve changed jobs recently. Is that true?

Mark: Yes, I did. I was at the marketing firm for about five years, but I decided to make a switch. Now I’m working as a project manager at a tech startup.

Anna: Wow, that’s a big change! What made you decide to leave marketing?

Mark: Well, I enjoyed marketing, but after a while, I felt like I wasn’t growing anymore. I wanted to challenge myself in a different area, and project management seemed like a good fit. Plus, I’ve always been interested in technology, so the startup world was really appealing to me.

Anna: That makes sense. It’s important to keep learning and developing new skills. How are you finding the new role so far?

Mark: It’s been great, but also quite challenging. The pace at a startup is much faster, and there’s a lot of pressure to deliver results quickly. But I’m learning a lot, especially about how to manage teams and coordinate projects. It’s a steep learning curve, but I’m enjoying it.

Anna: That’s great to hear! I’ve always thought project management would be a good role for you since you’re so organized and good at communicating with people.

Mark: Thanks, Anna. I think those skills definitely help. But it’s also been a bit of a struggle to adapt to the new environment. There’s a lot more uncertainty compared to my last job, where everything was more predictable.

Anna: I can imagine. So, do you think this is the career path you’ll stick with?

Mark: For now, yes. I’m really enjoying the challenges and the opportunities to grow. But who knows? I might explore other areas in the future. I’ve learned that it’s okay to change directions if something isn’t working for you.

Anna: Absolutely. I think it’s great that you’re open to new opportunities. Life is too short to stay in a job that doesn’t make you happy.

Mark: Exactly. So, how about you? Are you still working in finance?

Anna: Yes, I am. I’ve actually moved into a more specialized area, focusing on sustainable finance. It’s really interesting and feels like I’m making a positive impact.

Mark: That sounds fascinating! It’s always good to hear when someone finds a career that’s both fulfilling and meaningful.

Anna: Definitely. Well, it was great catching up, Mark. We should do this more often!

Mark: For sure, Anna. Let’s not wait so long next time!

Tạm dịch:

Anna: Này, Mark! Lâu lắm rồi tôi không gặp anh. Mọi chuyện thế nào rồi?

Mark: Chào Anna! Tôi khỏe, cảm ơn anh. Còn anh thì sao?

Anna: Tôi cũng khỏe. Chỉ là bận việc thôi. Nhân tiện, tôi nghe nói anh mới đổi việc gần đây. Có đúng vậy không?

Mark: Đúng vậy. Tôi làm ở công ty tiếp thị khoảng năm năm, nhưng tôi quyết định chuyển việc. Bây giờ tôi đang làm quản lý dự án tại một công ty khởi nghiệp công nghệ.

Anna: Chà, đó là một sự thay đổi lớn! Điều gì khiến anh quyết định nghỉ việc tiếp thị?

Mark: Vâng, tôi thích tiếp thị, nhưng sau một thời gian, tôi cảm thấy mình không còn phát triển nữa. Tôi muốn thử thách bản thân ở một lĩnh vực khác và quản lý dự án có vẻ phù hợp. Thêm vào đó, tôi luôn quan tâm đến công nghệ, vì vậy thế giới khởi nghiệp thực sự hấp dẫn tôi.

Anna: Điều đó có lý. Điều quan trọng là phải tiếp tục học hỏi và phát triển các kỹ năng mới. Cho đến nay, anh thấy vai trò mới như thế nào?

Mark: Thật tuyệt, nhưng cũng khá thử thách. Tốc độ làm việc tại một công ty khởi nghiệp nhanh hơn nhiều và có rất nhiều áp lực phải hoàn thành kết quả nhanh chóng. Nhưng tôi đang học được rất nhiều, đặc biệt là về cách quản lý nhóm và điều phối các dự án. Đây là một đường cong học tập dốc, nhưng tôi rất thích.

Anna: Thật tuyệt khi nghe điều đó! Tôi luôn nghĩ rằng quản lý dự án sẽ là một vai trò phù hợp với bạn vì bạn rất có tổ chức và giỏi giao tiếp với mọi người.

Mark: Cảm ơn, Anna. Tôi nghĩ những kỹ năng đó chắc chắn có ích. Nhưng cũng có một chút khó khăn để thích nghi với môi trường mới. Có nhiều điều không chắc chắn hơn so với công việc trước đây của tôi, nơi mọi thứ đều có thể dự đoán được.

Anna: Tôi có thể tưởng tượng được. Vậy, bạn có nghĩ đây là con đường sự nghiệp mà bạn sẽ gắn bó không?

Mark: Hiện tại thì có. Tôi thực sự thích những thách thức và cơ hội để phát triển. Nhưng ai biết được? Tôi có thể khám phá các lĩnh vực khác trong tương lai. Tôi đã học được rằng việc thay đổi hướng đi nếu có điều gì đó không phù hợp với bạn là điều bình thường.

Anna: Hoàn toàn đúng. Tôi nghĩ thật tuyệt khi bạn cởi mở với những cơ hội mới. Cuộc sống quá ngắn ngủi để ở lại một công việc không khiến bạn hạnh phúc.

Mark: Đúng vậy. Vậy còn bạn thì sao? Bạn vẫn làm việc trong ngành tài chính chứ?

Anna: Vâng, tôi vẫn làm. Thực ra tôi đã chuyển sang một lĩnh vực chuyên môn hơn, tập trung vào tài chính bền vững. Thật sự rất thú vị và tôi cảm thấy mình đang tạo ra tác động tích cực.

Mark: Nghe có vẻ hấp dẫn! Thật tuyệt khi nghe ai đó tìm được một sự nghiệp vừa thỏa mãn vừa có ý nghĩa.

Anna: Chắc chắn rồi. Chà, thật tuyệt khi được gặp lại, Mark. Chúng ta nên làm điều này thường xuyên hơn!

Mark: Chắc chắn rồi, Anna. Lần sau đừng đợi lâu như vậy nữa nhé!

21. What is Mark’s new job?

Transcript:

Anna: I’m good too. Just busy with work. Speaking of which, I heard you’ve changed jobs recently. Is that true?

Mark: Yes, I did. I was at the marketing firm for about five years, but I decided to make a switch. Now I’m working as a project manager at a tech startup.

Phân tích:

Tạm dịch:

Anna: Tớ vẫn khoẻ, chỉ là bận rộn với công việc thôi. Nói về nghề nghiệp, tớ nghe nói gần đây cậu đã chuyển việc. Có đúng vậy không?

Mark: Ừ. Tớ đã làm ở công ty marketing trong 5 năm, nhưng tớ quyết định chuyển. Bây giờ tớ đang làm quản lý dự án cho một startup về công nghệ.

“I was at the marketing firm”, “Now I’m working as a project manager” → Không nhắc đến “software developer” và “financial analyst” → Loại C và D

“I was at the marketing firm” → chỉ hành động ở quá khứ → Loại A

“Now I’m working as a project manager” → công việc mới của Mark → chọn B

→ Đáp án đúng: B

22. Why did Mark decide to leave his previous job?

Transcript:

Anna: Wow, that’s a big change! What made you decide to leave marketing?

Mark: Well, I enjoyed marketing, but after a while, I felt like I wasn’t growing anymore. I wanted to challenge myself in a different area, and project management seemed like a good fit. Plus, I’ve always been interested in technology, so the startup world was really appealing to me

Phân tích:

Tạm dịch:

Anna: Ồ, đó là một sự thay đổi lớn. Tại sao cậu muốn rời ngành marketing

Mark: Ừm, tớ từng thích marketing, nhưng sau một khoảng thời gian, tớ thấy là tớ không phát triển thêm nữa. Tớ muốn thử sức bản thân mình ở một lĩnh vực mới, và quản trị dự án dường như là một lựa chọn tốt. Hơn nữa, tớ luôn có niềm yêu thích với công nghệ, nên khởi nghiệp rất thu hút tớ.

“I felt like I wasn’t growing”, “I wanted to challenge myself in a different area” → Không nhắc đến “unhappy with salary” và “coworkers” → Loại A và D

“Plus, I’ve always been interested in technology”→ lý do phụ cho việc rời ngành marketing → Loại B

“I felt like I wasn’t growing” → lý do chính là Mark cảm thấy bản thân mình không phát triển→ chọn C

→ Đáp án đúng: C

23. What does Mark find challenging about his new role?

Transcript:

Anna: That makes sense. It’s important to keep learning and developing new skills. How are you finding the new role so far?

Mark: It’s been great, but also quite challenging. The pace at a startup is much faster, and there’s a lot of pressure to deliver results quickly. But I’m learning a lot, especially about how to manage teams and coordinate projects. It’s a steep learning curve, but I’m enjoying it.

Phân tích:

Tạm dịch:

Anna: Nghe hợp lý nhỉ. Việc học và phát triển kỹ năng là điều vô cùng quan trọng. Cậu thấy vị trí mới của mình như thế nào?

Mark: Vị trí này rất tuyệt, nhưng cũng khá thử thách. Tốc độ làm việc ở công ty khởi nghiệp nhanh hơn nhiều, và có rất nhiều áp lực khi đem lại kết quả một cách nhanh chóng. Nhưng tớ vẫn đang học, đặc biệt là học cách quản lý đội nhóm và điều phối dự án. Đây là một quá trình học tập khó khăn, nhưng mà tớ thích nó.

“great, but also quite challenging”, “pace at a startup is much faster”, → Không nhắc đến “lack of teamwork” và “the routine tasks” → Loại C và D

“pace at startup is much faster” → trái với “slower pace” → Loại A

“There’s a lot of pressure to deliver results quickly” → Chọn B

→ Đáp án đúng: B

24. How does Anna feel about Mark’s career change?

Transcript:

Anna: That’s great to hear! I’ve always thought project management would be a good role for you since you’re so organized and good at communicating with people.

Phân tích:

Tạm dịch:

Anna: Nghe tuyệt nhỉ! Tớ luôn nghĩ là quản trị dự án là một nghề tốt cho cậu vì cậu có tính tổ chức và rất giỏi trong giao tiếp với người khác.

“I’ve always thought project management would be a good role for you” → Không nhắc đến “surprised”, “worried” hay “disapproves” → Loại A, B, D

→ Đáp án đúng: C

25. What area has Anna specialized in?

Transcript:

Mark: Exactly. So, how about you? Are you still working in finance?

Anna: Yes, I am. I’ve actually moved into a more specialized area, focusing on sustainable finance. It’s really interesting and feels like I’m making a positive impact.

Phân tích:

Tạm dịch:

Mark: Đúng rồi. Vậy, còn cậu thì sao, cậu vẫn đang làm việc ở mảng tài chính chứ?

Anna: Ừ. Thực ra tớ đã tham gia vào một lĩnh vực chuyên sâu hơn, tập trung vào tài chính bền vững. Nó rất thú vị và cảm giác như là tớ đang tạo ra tác động tích cực.

“ I’ve actually moved into a more specialized area, focusing on sustainable finance.” → Tập trung vào tài chính bền vững (sustainable finance) → Loại A, C, D

→ Đáp án đúng: B

image-alt

Question 26-30

Transcript:

Professor: Good afternoon, everyone. Today, we’re going to discuss an important social issue: homelessness. Homelessness is a complex problem that affects millions of people worldwide. It’s not just about not having a place to sleep; it’s also about the lack of stability, security, and dignity.

One of the main causes of homelessness is the lack of affordable housing. In many cities, the cost of rent has skyrocketed, making it difficult for low-income individuals and families to find a place to live. Additionally, unemployment and underemployment play significant roles. When people lose their jobs or can’t find enough work, they often struggle to pay for basic necessities, including housing.

Mental health issues and substance abuse are also contributing factors. Many homeless individuals suffer from mental illnesses that go untreated due to the lack of access to healthcare. Substance abuse, whether as a cause or a consequence of homelessness, further complicates the situation, making it harder for individuals to get back on their feet.

Another factor to consider is domestic violence. Many people, particularly women and children, become homeless after fleeing abusive relationships. Without a safe place to go, they often end up on the streets.

It’s also important to acknowledge that homelessness affects different populations in different ways. For example, veterans are often disproportionately represented among the homeless population. Many veterans struggle with mental health issues and finding stable employment after leaving the military, leading to homelessness.

Now, what can be done to address this issue? First and foremost, there needs to be a greater investment in affordable housing. Governments and communities must work together to create more low-cost housing options. Additionally, providing better access to mental health care and substance abuse treatment can help prevent homelessness before it starts.

Employment programs are also crucial. Helping people find stable, well-paying jobs can provide them with the financial stability they need to maintain their housing. Moreover, support services for victims of domestic violence are essential in preventing homelessness among vulnerable populations.

In conclusion, homelessness is a multifaceted issue that requires a comprehensive approach. By addressing the root causes, such as lack of affordable housing, unemployment, mental health issues, and domestic violence, we can make significant progress in reducing homelessness and helping people regain stability in their lives.

Tạm dịch:

Giáo sư: Chào buổi chiều, mọi người. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về một vấn đề xã hội quan trọng: tình trạng vô gia cư. Tình trạng vô gia cư là một vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Không chỉ là không có nơi để ngủ; mà còn là tình trạng thiếu ổn định, an ninh và phẩm giá.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng vô gia cư là thiếu nhà ở giá rẻ. Ở nhiều thành phố, chi phí thuê nhà tăng vọt, khiến những cá nhân và gia đình có thu nhập thấp khó tìm được nơi ở. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cũng đóng vai trò quan trọng. Khi mọi người mất việc hoặc không tìm được đủ việc, họ thường phải vật lộn để chi trả cho những nhu cầu cơ bản, bao gồm cả nhà ở.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện cũng là những yếu tố góp phần gây ra tình trạng này. Nhiều người vô gia cư mắc các bệnh tâm thần không được điều trị do không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Lạm dụng chất gây nghiện, dù là nguyên nhân hay hậu quả của tình trạng vô gia cư, đều làm tình hình trở nên phức tạp hơn, khiến những cá nhân này khó có thể tự đứng vững.

Một yếu tố khác cần xem xét là bạo lực gia đình. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trở thành người vô gia cư sau khi chạy trốn khỏi những mối quan hệ bạo hành. Nếu không có nơi an toàn để đi, họ thường phải ra đường.

Điều quan trọng nữa là phải thừa nhận rằng tình trạng vô gia cư ảnh hưởng đến các nhóm dân số khác nhau theo những cách khác nhau. Ví dụ, cựu chiến binh thường chiếm tỷ lệ không cân xứng trong số những người vô gia cư. Nhiều cựu chiến binh phải vật lộn với các vấn đề về sức khỏe tâm thần và tìm kiếm việc làm ổn định sau khi rời quân ngũ, dẫn đến tình trạng vô gia cư.

Bây giờ, chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này? Trước hết, cần phải đầu tư nhiều hơn vào nhà ở giá rẻ. Chính phủ và cộng đồng phải hợp tác với nhau để tạo ra nhiều lựa chọn nhà ở giá rẻ hơn. Ngoài ra, việc cung cấp quyền tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và điều trị lạm dụng chất gây nghiện có thể giúp ngăn ngừa tình trạng vô gia cư trước khi nó bắt đầu.

Các chương trình việc làm cũng rất quan trọng. Việc giúp mọi người tìm được công việc ổn định, lương cao có thể mang lại cho họ sự ổn định tài chính cần thiết để duy trì nhà ở. Hơn nữa, các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng vô gia cư trong nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Tóm lại, tình trạng vô gia cư là một vấn đề đa chiều đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện. Bằng cách giải quyết những nguyên nhân gốc rễ như thiếu nhà ở giá rẻ, thất nghiệp, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và bạo lực gia đình, chúng ta có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tình trạng vô gia cư và giúp mọi người lấy lại sự ổn định trong cuộc sống.

26. What is the main topic of the lecture?

Transcript:

Good afternoon, everyone. Today, we’re going to discuss an important social issue: homelessness.

Phân tích:

Tạm dịch:

Chào buổi sáng mọi người. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về một vấn đề xã hội quan trọng: sự vô gia cư.

Bài giảng nói về sự vô gia cư (homelessness) → loại A, B, D → chọn C

→ Đáp án đúng: C

27. Which of the following is NOT mentioned as a cause of homelessness?

Transcript:

One of the main causes of homelessness is the lack of affordable housing. In many cities, the cost of rent has skyrocketed, making it difficult for low-income individuals and families to find a place to live. Additionally, unemployment and underemployment play significant roles. When people lose their jobs or can’t find enough work, they often struggle to pay for basic necessities, including housing.

Mental health issues and substance abuse are also contributing factors. Many homeless individuals suffer from mental illnesses that go untreated due to the lack of access to healthcare. 

Another factor to consider is domestic violence. Many people, particularly women and children, become homeless after fleeing abusive relationships. Without a safe place to go, they often end up on the streets.

Phân tích:

Tạm dịch:

Một trong những nguyên nhân chính của sự vô gia cư là thiếu nhà ở giá rẻ. Ở nhiều thành phố, giá thuê đã tăng chóng mặt, khiến cho những cá nhân và gia đình thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc tìm nơi ở. Bên cạnh đó, thất nghiệp và thiếu việc làm cũng đóng vai trò chính. Khi người dân mất công việc hay không có đủ việc làm, họ sẽ gặp khó khăn cho việc chi trả những nhu cầu thiết yếu, bao gồm giá nhà.

Sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện cũng là những yếu tố cấu thành sự vô gia cư. Nhiều người vô gia cư gặp vấn đề về tâm lý mà không được chữa trị do sự thiếu hụt về chăm sóc sức khoẻ.

Một yếu tố khác cần được cân nhắc là bạo lực gia đình. Nhiều người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, trở nên vô gia cư sau khi chạy trốn khỏi mối quan hệ có sự bạo hành. Không có nơi an toàn để đi, họ thường sống ở những con phố.

“high rent prices” (giá thuê cao) = “lack of affordable housing” → là một trong những nguyên nhân của sự vô gia cư → loại A

“unemployment and underemployment play significant roles”, “mental health issues and substance abuse are also contributing factors”, “another factor to consider is domestic violence.” → “unemployment” và “mental health issues” cũng là nguyên nhân của sự vô gia cư → loại B, D

“Lack of education” không được nhắc đến → chọn C

→ Đáp án đúng: C

28. Why are veterans often affected by homelessness?

Transcript:

For example, veterans are often disproportionately represented among the homeless population. Many veterans struggle with mental health issues and finding stable employment after leaving the military, leading to homelessness.

Phân tích:

Tạm dịch:

Chẳng hạn như, các cựu chiến binh thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong số người vô gia cư. Nhiều cựu chiến binh đang đấu tranh với những vấn đề về tâm lý và tìm kiếm nghề nghiệp ổn định sau khi xuất ngũ, dẫn đến việc vô gia cư.

Bài giảng không nhắc đến “affordable housing”, “substance abuse” → loại A, D

Struggle with finding stable unemployment ≠ not eligible for unemployment benefits → loại C

“Struggle with mental health issues” = Suffer from untreated mental health issues → Chọn B

→ Đáp án đúng: B

29. What solution does the professor NOT mention to address homelessness?

Transcript:

Now, what can be done to address this issue? First and foremost, there needs to be a greater investment in affordable housing. Governments and communities must work together to create more low-cost housing options. Additionally, providing better access to mental health care and substance abuse treatment can help prevent homelessness before it starts.

Employment programs are also crucial. Helping people find stable, well-paying jobs can provide them with the financial stability they need to maintain their housing. Moreover, support services for victims of domestic violence are essential in preventing homelessness among vulnerable populations.

Phân tích:

Tạm dịch:

Hiện tại, có thể làm những gì để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, cần phải có sự đầu tư lớn hơn vào nhà ở giá rẻ. Chính phủ và cộng đồng cần đàm phán với nhau để tạo ra nhiều lựa chọn nhà giá rẻ. Hơn nữa. việc cung cấp sự tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và trị liệu rối loạn sử dụng chất gây nghiện có thể giúp ngăn chặn sự vô gia cư trước khi nó bắt đầu.

Các chương trình nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Giúp người dân tìm được công việc ổn định, trả lương phù hợp có đem lại sự ổn định tài chính cho người dân tiếp tục việc thuê nhà. Thêm vào đó, giúp đỡ nạn chân của bạo lực gia đình là cần thiết trong việc giảm thiểu sự vô gia cư ở tầng lớp dễ bị tổn thương.

Giáo sư nhắc đến “investment in affordable housing”, “mental health care”, “employment programs”, và “support services for victims of domestic violence” → không nhắc đến “building more shelters” → loại B, C, D → chọn A

→ Đáp án đúng: A

30. What is the professor’s conclusion about homelessness?

Transcript:

In conclusion, homelessness is a multifaceted issue that requires a comprehensive approach. By addressing the root causes, such as lack of affordable housing, unemployment, mental health issues, and domestic violence, we can make significant progress in reducing homelessness and helping people regain stability in their lives.

Phân tích:

Tạm dịch:

Kết luận lại, sự vô gia là một vấn đề nan giải cần sự giải quyết một cách toàn diện. Giải quyết bằng cách xử lý những nguyên nhân cốt lõi, như thiếu hụt nhà ở giá rẻ, thất nghiệp, vấn đề sức khoẻ tâm lý và bạo lực gia đình, chúng ta có thể tạo ra bước tiến lớn trong việc đẩy lùi nạn vô gia cư và giúp người dân ổn định cuộc sống.

Giáo sư kết luận rằng sự vô gia cư cần phải giải quyết từ nguyên nhân cốt lõi (By addressing the root causes) → loại A, C, D → chọn B

→ Đáp án đúng: B

image-alt

Question 31-35

Transcript:

Professor: Good afternoon, everyone. Today, we’ll be discussing the evolving landscape of education in ASEAN, focusing on how the region is addressing the challenges of globalization through educational reforms. Education in ASEAN is a complex and multifaceted topic, as it involves diverse countries with varying educational systems, economic statuses, and cultural backgrounds. Yet, despite these differences, ASEAN members share common goals, particularly the aspiration to improve educational quality and access to foster sustainable development and regional integration.

One of the most significant initiatives in this regard is the ASEAN Community Vision 2025, which emphasizes the importance of education as a means to achieve a cohesive, resilient, and innovative ASEAN. This vision highlights the role of education in promoting mutual understanding, tolerance, and a sense of regional identity among the peoples of Southeast Asia. To this end, ASEAN has implemented several programs aimed at harmonizing educational standards across member countries. For instance, the ASEAN Qualifications Reference Framework, or AQRF, is designed to facilitate the recognition of qualifications and skills across borders, thereby enhancing the mobility of students and professionals within the region.

Another key initiative is the ASEAN University Network, or AUN, which fosters collaboration among leading universities in the region. The AUN’s programs focus on enhancing the quality of higher education, promoting research collaboration, and encouraging student exchanges. These efforts are critical in building a competitive workforce that can adapt to the demands of the global economy.

However, the path to educational reform in ASEAN is not without challenges. Disparities in educational access and quality remain significant issues. In many rural and remote areas, particularly in the less developed member states, access to basic education is still limited. Furthermore, the quality of education varies widely across the region, with countries like Singapore and Malaysia often cited as having some of the best educational systems in the world, while others struggle with underfunded and overcrowded schools.

To address these disparities, ASEAN has been working to promote inclusive education, ensuring that all individuals, regardless of their socio-economic background, have access to quality education. This includes efforts to improve infrastructure, provide teacher training, and develop curricula that are relevant to the needs of the 21st-century workforce.

In conclusion, while ASEAN has made considerable strides in enhancing educational cooperation and standards, significant challenges remain. The success of these initiatives will depend largely on the commitment of member states to address disparities and invest in education as a critical driver of regional development and integration. As we move forward, it will be essential to ensure that education in ASEAN not only meets global standards but also reflects the diverse cultures and identities of its people.

Tạm dịch:

Giáo sư: Chào buổi chiều, tất cả mọi người. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về bối cảnh giáo dục đang thay đổi tại ASEAN, tập trung vào cách khu vực này giải quyết những thách thức của toàn cầu hóa thông qua cải cách giáo dục. Giáo dục tại ASEAN là một chủ đề phức tạp và đa diện, vì liên quan đến nhiều quốc gia với các hệ thống giáo dục, tình trạng kinh tế và nền tảng văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt này, các thành viên ASEAN chia sẻ các mục tiêu chung, đặc biệt là mong muốn cải thiện chất lượng giáo dục và khả năng tiếp cận để thúc đẩy phát triển bền vững và hội nhập khu vực.

Một trong những sáng kiến ​​quan trọng nhất về vấn đề này là Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục như một phương tiện để đạt được một ASEAN gắn kết, kiên cường và đổi mới. Tầm nhìn này nêu bật vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, lòng khoan dung và ý thức về bản sắc khu vực giữa các dân tộc Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN đã triển khai một số chương trình nhằm hài hòa các tiêu chuẩn giáo dục giữa các quốc gia thành viên. Ví dụ, Khung tham chiếu trình độ ASEAN, hay AQRF, được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận trình độ và kỹ năng xuyên biên giới, qua đó tăng cường tính di động của sinh viên và chuyên gia trong khu vực.

Một sáng kiến ​​quan trọng khác là Mạng lưới Đại học ASEAN, hay AUN, thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường đại học hàng đầu trong khu vực. Các chương trình của AUN tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và khuyến khích trao đổi sinh viên. Những nỗ lực này rất quan trọng trong việc xây dựng lực lượng lao động có khả năng cạnh tranh, có thể thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, con đường cải cách giáo dục ở ASEAN không phải là không có thách thức. Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục vẫn là những vấn đề đáng kể. Ở nhiều vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, đặc biệt là ở các quốc gia thành viên kém phát triển, khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, chất lượng giáo dục rất khác nhau trên khắp khu vực, với các quốc gia như Singapore và Malaysia thường được coi là có một số hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, trong khi những quốc gia khác phải vật lộn với tình trạng trường học thiếu kinh phí và quá tải.

Để giải quyết những sự chênh lệch này, ASEAN đã nỗ lực thúc đẩy giáo dục hòa nhập, đảm bảo rằng tất cả các cá nhân, bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ, đều có thể tiếp cận với nền giáo dục chất lượng. Điều này bao gồm các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp đào tạo giáo viên và phát triển chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của lực lượng lao động thế kỷ 21.

Tóm lại, trong khi ASEAN đã có những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường hợp tác và tiêu chuẩn giáo dục, vẫn còn nhiều thách thức đáng kể. Sự thành công của các sáng kiến ​​này sẽ phụ thuộc phần lớn vào cam kết của các quốc gia thành viên trong việc giải quyết sự chênh lệch và đầu tư vào giáo dục như một động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập khu vực. Khi chúng ta tiến lên phía trước, điều cần thiết là phải đảm bảo rằng giáo dục ở ASEAN không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu mà còn phản ánh các nền văn hóa và bản sắc đa dạng của người dân.

31. What is the main focus of the lecture?

Transcript:

Today, we’ll be discussing the evolving landscape of education in ASEAN, focusing on how the region is addressing the challenges of globalization through educational reforms.

Phân tích:

Tạm dịch
Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về sự phát triển của bối cảnh giáo dục tại ASEAN, cụ thể là tập trung vào từng vùng miền đối mặt với thách thức như thế nào của toàn cầu hoá thông qua cải cách giáo dục.

Bài nói tập trung vào cách các vùng miền đối mặt với thách thức của toàn cầu hoá qua cải cách giáo dục → loại A, C, D → chọn B: the challenges of globalization in ASEAN.

→ Đáp án đúng là B

32. What is the purpose of the ASEAN Qualifications Reference Framework (AQRF)?

Transcript:

For instance, the ASEAN Qualifications Reference Framework, or AQRF, is designed to facilitate the recognition of qualifications and skills across borders, thereby enhancing the mobility of students and professionals within the region.

Phân tích:

Tạm dịch:

Lấy ví dụ: Khung năng lực tham chiếu ASEAN, hay AQRF, được tạo ra để tạo điều kiện cho việc công nhận bằng cấp và kỹ năng xuyên quốc gia, từ đó tăng cường khả năng trao đổi của sinh viên và chuyên gia trong khu vực.

Bài giảng nhắc đến sự tạo điều kiện cho việc công nhận bằng cấp và kỹ năng xuyên quốc gia → chọn B

→ Đáp án đúng là B

33. How does the ASEAN University Network (AUN) contribute to educational development?

Transcript:

“One of the most significant initiatives in this regard is the ASEAN Community Vision 2025, which emphasizes the importance of education as a means to achieve a cohesive, resilient, and innovative ASEAN. This vision highlights the role of education in promoting mutual understanding, tolerance, and a sense of regional identity among the peoples of Southeast Asia. To this end, ASEAN has implemented several programs aimed at harmonizing educational standards across member countries.”

“Another key initiative is the ASEAN University Network, or AUN, which fosters collaboration among leading universities in the region.”

Phân tích:

Tạm dịch:

“Một trong những sáng kiến ​​quan trọng nhất trong vấn đề này là Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục như một phương tiện để đạt được một ASEAN gắn kết, kiên cường và đổi mới. Tầm nhìn này nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, lòng khoan dung và ý thức về bản sắc khu vực giữa các dân tộc Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN đã thực hiện một số chương trình nhằm điều hoà các tiêu chuẩn giáo dục giữa các nước thành viên.”

“Một sáng kiến ​​quan trọng khác là Mạng lưới các trường Đại học ASEAN, hay AUN, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường đại học hàng đầu trong khu vực.”

Trong số những đóng góp cho giáo dục, chỉ có “fosters collaboration among leading universities in the region” được nhắc đến. Nó tương đương với “promoting collaboration among universities and student exchanges” → Loại A, B, D → chọn C

→ Đáp án đúng là C

34. What challenge does the professor highlight in ASEAN's educational reforms?

Transcript:

However, the path to educational reform in ASEAN is not without challenges. Disparities in educational access and quality remain significant issues.

Phân tích:

Tạm dịch:

Tuy nhiên, con đường để cải cách giáo dục ở ASEAN không phải không có những thách thức. Sự khác biệt trong sự tiếp cận giáo dục và chất lượng vẫn là những vấn đề nan giải.

Một trong những thách thức mà giáo sư đặc biệt lưu ý là “disparities in educational access and quality” → chọn B

→ Đáp án đúng là B

35. According to the professor, what is essential for the success of ASEAN's educational initiatives?

Transcript:

The success of these initiatives will depend largely on the commitment of member states to address disparities and invest in education as a critical driver of regional development and integration.

Phân tích:

Tạm dịch: 

Thành công của những sáng kiến ​​này sẽ phụ thuộc phần lớn vào cam kết của các quốc gia thành viên trong việc giải quyết sự chênh lệch và đầu tư vào giáo dục như một động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập khu vực.

Bài giảng không nhắc đến “funding from international organizations”, “adoption of a uniform language” hay “reduction of schools in urban areas” → Loại A, C, D → Chọn B

→ Đáp án đúng là B

image-alt

Glossary

Từ vựng

Từ loại

Phiên âm

Định nghĩa

Ví dụ

1

Disparity

Noun

/dɪˈspær.ɪ.ti/

Sự khác biệt, chênh lệch

There are significant disparities in educational quality between urban and rural areas.

2

Infrastructure

Noun

/ˈɪn.frəˌstrʌk.tʃər/

Cơ sở hạ tầng

Investing in infrastructure is crucial for economic growth.

3

Facilitate

Verb

/fəˈsɪl.ɪ.teɪt/

Tạo điều kiện

The new software will facilitate communication between remote teams.

4

Underemployment

Noun

/ˌʌn.dər.ɪmˈplɔɪ.mənt/

Tình trạng thiếu việc

Underemployment is a growing issue in many developing countries.

5

Mutual

Adjective

/ˈmjuː.tʃu.əl/

Lẫn nhau, chung

They reached a mutual agreement after several rounds of negotiation.

6

Harmonizing

Verb

/ˈhɑː.mə.naɪzɪŋ/

Hòa hợp, điều hòa

The policy aims at harmonizing environmental regulations across different regions.

7

Collaboration

Noun

/kəˌlæb.əˈreɪ.ʃən/

Sự hợp tác

Effective collaboration among team members is key to project success.

8

Qualification

Noun

/ˌkwɒl.ɪ.fɪˈkeɪ.ʃən/

Trình độ chuyên môn

The job requires specific qualifications and relevant experience.

9

Specialized

Adjective

/ˈspeʃ.əl.aɪzd/

Chuyên môn hóa

She works in a specialized area of financial analysis.

10

Commitment

Noun

/kəˈmɪt.mənt/

Cam kết

His commitment to the project was evident in his long hours and dedication.

11

Integration

Noun

/ˌɪn.tɪˈɡreɪ.ʃən/

Sự hội nhập

The integration of new technology improved the company's efficiency.

12

Cohesive

Adjective

/kəʊˈhiː.sɪv/

Gắn kết, thống nhất

The team developed a cohesive strategy to tackle the upcoming challenges.

13

Comprehensive

Adjective

/ˌkɒm.prɪˈhen.sɪv/

Toàn diện

The report provides a comprehensive overview of the market trends.

14

Vulnerable

Adjective

/ˈvʌl.nər.ə.bəl/

Dễ bị tổn thương

The elderly are particularly vulnerable to extreme weather conditions.

15

Predictable

Adjective

/prɪˈdɪk.tə.bəl/

Có thể suy đoán được

The market trends have become more predictable over the past few years.

16

Recognition

Noun

/ˌrek.əɡˈnɪʃ.ən/

Sự công nhận

She received recognition for her contributions to the community.

17

Resilient

Adjective

/rɪˈzɪliənt/

Hồi phục nhanh chóng, kiên cường

The community showed its resilient spirit after the natural disaster.

18

Innovative

Adjective

/ˈɪn.ə.və.tɪv/

Sáng tạo, đổi mới

The company is known for its innovative approach to product design.

19

Inclusive

Adjective

/ɪnˈkluː.sɪv/

Bao hàm, bao gồm

The new policy is inclusive of all employees, regardless of their background.

20

Multifaceted

Adjective

/ˌmʌl.tiˈfæs.ɪ.tɪd/

Đa chiều, đa diện

The issue is multifaceted, requiring a range of solutions to address it effectively.

21

Employment

Noun

/ɪmˈplɔɪ.mənt/

Việc làm

Employment opportunities in the tech industry are growing rapidly.

22

Initiative

Noun

/ɪˈnɪʃ.ə.tɪv/

Sáng kiến

The government introduced several initiatives to boost local entrepreneurship.

23

Contribute

Verb

/kənˈtrɪb.juːt/

Đóng góp

Many factors are contributing to the rise in housing prices.

24

Foster

Verb

/ˈfɒs.tər/

Nuôi dưỡng, thúc đẩy

The program is designed to foster a sense of community among residents.

25

Sustainable

Adjective

/səˈsteɪ.nə.bəl/

Bền vững

Sustainable practices are essential for protecting natural resources.

26

Mobility

Noun

/məʊˈbɪl.ɪ.ti/

Sự di chuyển, lưu động

Public transportation enhances mobility within the city.

27

Reform

Noun

/rɪˈfɔːm/

Cải cách

Educational reform is necessary to address the needs of modern students.

28

Adapt

Verb

/əˈdæpt/

Thích nghi

The team needs to adapt quickly to the changing market conditions.

29

Challenge

Noun

/ˈtʃæl.ɪn.dʒɪ/

Thách thức

They faced numerous challenges while launching the new product.

30

Implement

Verb

/ˈɪm.plɪ.ment/

Thực hiện, thi hành

The new policy will be implemented starting next month.

31

Coordinate

Verb

/kəʊˈɔː.dɪ.neɪt/

Phối hợp

They need to coordinate their schedules to ensure the meeting takes place.

32

Aspiration

Noun

/ˌæs.pɪˈreɪ.ʃən/

Khát vọng, hoài bão

Her aspiration is to become a leader in her field.

33

Regain

Verb

/rɪˈɡeɪn/

Lấy lại, phục hồi

He worked hard to regain his previous level of fitness.

34

Diverse

Adjective

/daɪˈvɜːs/

Đa dạng

The team is composed of diverse professionals from various backgrounds.

35

Address

Verb

/əˈdres/

Giải quyết, đề cập

We need to address the issues raised by the feedback.

36

Demand

Noun

/dɪˈmænd/

Yêu cầu, đòi hỏi

The job demands a high level of expertise and dedication.

37

Emphasize

Verb

/ˈem.fə.saɪz/

Nhấn mạnh

The report emphasizes the need for more research in this area.

Đọc thêm:

Tổng kết

Dưới đây là đề luyện tập VSTEP Listening số 3 Part 3, kèm đáp án và giải thích chi tiết. Người học nên làm bài tập một cách cẩn thận và đọc kỹ phần giải thích để hiểu rõ lỗi sai, đồng thời nắm vững chiến lược làm bài. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kỳ thi VSTEP. Đừng chần chừ - hãy bắt đầu hành trình chinh phục điểm số mơ ước với tài liệu và khóa học VSTEP chất lượng từ ZIM ngay hôm nay!

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
GV
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...