Banner background

Giải đề Cambridge IELTS 15, Test 3, Reading Passage 3: Why fairy tales are really scary tales

Bài viết giúp người học xác định từ khóa, vị trí thông tin và giải thích đáp án cho đề Cambridge IELTS 15, Test 3, Reading Passage 3: Why fairy tales are really scary tales.
giai de cambridge ielts 15 test 3 reading passage 3 why fairy tales are really scary tales

Đáp án

Question

Đáp án

27

C

28

B

29

F

30

A

31

E

32

D

33

F

34

B

35

C

36

G

37

B

38

D

39

A

40

A

Giải thích đáp án đề Cambridge IELTS 15, Test 3, Reading Passage 3

Questions 27-31

Question 27

Đáp án: C

Vị trí: Đoạn 1.

Giải thích đáp án:

Giải thích

Đoạn bên giới thiệu về chuyện cổ tích “Little Red Riding Hood” (cô bé quàng khăn đỏ) mà ai cũng quen thuộc. Đoạn bên đặt câu hỏi rằng bạn nghĩ mình đã biết câu chuyện nhưng biết phiên bản nào? Ở một vài phiên bản, con sói nuốt người bà, trong khi ở phiên bản khác con sói khóa bà trong tủ. Ở một vài câu chuyện, cô bé quàng khăn đỏ đã tự đánh bại con sói, trong khi ở phiên bản khác thợ săn hoặc người đốn củi nghe thấy tiếng khóc và đến cứu cô gái.

Câu hỏi yêu cầu chỉ ra những chi tiết trong cốt truyện cổ tích. Dựa vào đoạn văn, ta thấy chi tiết trong truyện có một sự “variation” (biến thể, đa dạng) trên toàn thế giới. Như vậy, đáp án là “C show considerable global variation.”

Question 28

Đáp án: B

Vị trí: Đoạn 2, dòng 1 - 6.

Giải thích đáp án:

Giải thích

Đoạn bên chỉ ra rằng sức thu hút chung của những truyện cổ tích là do chúng chứa những thông điệp cảnh bảo: trong câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ, đó là hãy nghe lời mẹ, và tránh nói chuyện với người lạ. Jamie Tehrani nói đó là có thể là điều chúng ta thấy thú vị về câu chuyện khi nó có những thông tin liên quan đến sinh tồn. Nhưng nghiên cứu của ông lại cho thấy rằng chúng ta đang có một lỗ hổng lớn giữa kiến thức về lịch sử và tiền sử kể chuyện dù chúng ta biết đây là thể loại cổ đại.

Câu hỏi yêu cầu chỉ ra ý tưởng mà Tehrani phủ định rằng những bài học hữu ích về cuộc sống trong truyện cổ tích là nguyên nhân tồn tại của truyện. Như vậy, đáp án là “B   are the reason for their survival.”

Question 29

Đáp án: F

Vị trí: Đoạn 2, dòng 5 - 9.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Develop - devise: phát triển, phát minh

Significance - importance: tầm quan trọng

Giải thích

Đoạn bên chỉ ra rằng chúng ta đang có một lỗ hổng lớn giữa kiến thức về lịch sử và tiền sử kể chuyện dù chúng ta biết đây là thể loại cổ đại. Điều này đã không ngăn được các nhà học giả “devising” (tạo ra) những lý thuyết để giải thích sự quan trọng của truyện cổ tích trong xã hội loài người. Đến bây giờ Tehrani mới tìm ra cách để kiểm chứng những ý tưởng đó, mượn kỹ thuật từ các nhà sinh vật học tiến hóa.

Câu hỏi chỉ ra nhiều lý thuyết về tầm quan trọng của truyện cổ tích được phát triển thiếu ý tố sự thật. Như vậy, đáp án là “F   have been developed without factual basis.”

Question 30

Đáp án: A

Vị trí: Đoạn 3.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Develop - evolve: phát triển, tiến hóa.

Giải thích

Đoạn bên chỉ ra rằng để tìm ra lịch sử tiến hóa, sự phát triển và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật, các nhà sinh vật học so sánh đặc trưng của các loài vật trong một quá trình gọi là “phylogenetic analysis” (phân tích phát triển gen). Tehrani đã dùng cùng phương pháp để so sánh các phiên bản tương tự của truyện cổ tích để khám phá ra cách những truyện này đã biến đổi như thế nào và những yếu tố vẫn còn tồn tại lâu nhất.

Câu hỏi chỉ ra kiến thức về sự phát triển của truyện cổ tích có thể được cung cấp thông qua những phương pháp dùng trong nghiên cứu sinh hoc. Như vậy, đáp án là “A   may be provided through methods used in biological research.”

Question 31

Đáp án: E

Vị trí: Đoạn 4, dòng 2 - 4.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Oral - spoken: thể nói.

Giải thích

Câu bên chỉ ra rằng trong khi kiểm tra các biến thể của hai truyện cổ tích này và những câu chuyện tương tự từ Châu Phi, Đông Á và các khu vực khác, ông đã kết thúc với 58 câu chuyện được ghi lại từ truyền thống truyền miệng.

Câu hỏi chỉ ra rất cả truyện cổ tích được phân tích bởi Tehrani nguồn gốc được nói hơn là viết. Như vậy, đáp án là “E   were originally spoken rather than written.”

Questions 32-36: Phylogenetic analysis of Little Red Riding Hood

Question 32

Đáp án: D

Vị trí: Đoạn 4, dòng 4.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Relate - link: liên kết.

Giải thích

Đáp án cần điền là một danh từ mà Tehrani dùng phương pháp từ sinh học tiến hóa để tìm ra trong 58 câu chuyện trên toàn thế giới.

Câu bên chỉ ra rằng khi phân tích phát triển gen được thiết lập chúng đã thực sự liên kết với nhau.  Như vậy, đáp án là “D”.

Question 33

Đáp án: F

Vị trí: Đoạn 4, dòng 5.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Variations - những biến động -> alter: thay đổi.

Giải thích

Đáp án cần điền là danh từ một phần của câu chuyện mà ông muốn biết là có ít nhất.

Câu bên chỉ ra rằng ông đã dùng những phương pháp tương tự để khám ra chúng đã phát triển và thay đổi như thế nào. Như vậy, đáp án là “F”.

Question 34

Đáp án: B

Vị trí: Đoạn 6, dòng 1 - 3.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Incidents - events: sự kiện.

Giải thích

Đáp án cần điền là danh từ mà ngược lại với những ý kiến, ông cho rằng nó có trong câu chuyện và thay đổi theo thời gian. 

Câu bên chỉ ra rằng Tehrani đã không thấy sự khác biệt trong tỉ lệ biến đổi của các sự kiện và các nhân vật. Một vài tập thì giữ nguyên bởi vì nó quan trọng cho câu chuyên, nhưng nhiều chi tiết khác được biến đổi thoải mái. Như vậy, đáp án là “B”.

Question 35

Đáp án: C

Vị trí: Đoạn 7, dòng .

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Unimportant - trivial: không quan trọng

Warning - Cautionary: cảnh báo

Giải thích

Đáp án cần điền là danh từ mà ông thấy bất ngờ khi một phần câu chuyện đưa ra cái không quan trọng.

Đoạn bên chỉ ra rằng điều bất ngờ lớn khi ông nhìn vào những yếu tố cảnh báo trong truyện. Theo phân tích của ông, những yếu tố này linh hoạt như thể nó là chi tiết không quan trọng. Như vậy, đáp án là “C”.

Question 36

Đáp án: G

Vị trí: Đoạn 8, dòng 1 - 2.

Giải thích đáp án:

Từ khoá

Survive - preserve: tồn tại, lưu trữ.

Gruesome - horror: rùng rợn.

Giải thích

Đáp án cần điền là danh từ là một phần trọng nhất trong sự tồn tại của một câu chuyện.

Câu bên chỉ ra rằng câu trả lời có thể là nỗi sợ - khía cạnh máu me hoặc rùng rợn của câu chuyện, ví dụ như đoạn bà bị ăn thịt bởi sói, trở thành phần được lưu trữ sau tất thảy. Như vậy, đáp án là “G”.

Questions 37-40

Question 37

Đáp án: B

Vị trí: Đoạn 4, dòng 1 - 2.

Giải thích đáp án:

Giải thích

Câu bên chỉ ra rằng phân tích của Tehrani tập trung vào câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ ở nhiều dạng.

Đáp án A - nói đến sự so sánh giữa dạng viết và dạng nói của câu chuyện – không có trong bài. Đáp án B – nhìn vào nhiều dạng khác nhau của cùng một câu chuyện – đúng với nội dung trong bài. Đáp án C – là những câu chuyện không liên quan đến nhau – ngược với bài đọc. Đáp án D – tìm sự đối lập giữa phát triển truyện cổ tích và sự phát triển của sinh vật sống – không có trong bài. Như vậy, đáp án là “B”.

Question 38

Đáp án: D

Vị trí: Đoạn 9, dòng 1 - 2.

Giải thích đáp án:

Giải thích

Câu trên chỉ ra rằng Jack Zipes đã không bị thuyết phục bởi ý kiến của Tehrani về truyện cổ tích. Ông cho rằng thậm chí chuyện có yếu tố rùng rợn, chúng cũng sẽ không “stick” (lâu dài) nếu nó không “matter” (quan trọng). Như vậy, đáp án là “D”.

Question 39

Đáp án: A

Vị trí: Đoạn 9, dòng 2 -6.

Giải thích đáp án:

Giải thích

Đoạn bên chỉ rằng Jack Zipes tin chủ đề lâu đời về phụ nữ là nạn nhân như trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ giải thích được tại sao người ta thấy câu chuyện có tính liên quan. Nhưng Tehrani chỉ ra rằng mặc dù điều này đúng ở phương Tây, nó không luôn đúng ở chỗ khác. Ở phiên bản Trung Quốc và Nhật bản, có tên gọi là Bà Ngoại Hổ, nhân vật phản diện là phụ nữ, và ở cả Iran và Nigeria, nạn nhân là nam.

Đáp án A – chỉ ra lý thuyết của Jack Zipes là sai. Đáp án B, C, D không được nhắc đến trong bài.

Question 40

Đáp án: A

Vị trí: Đoạn 10.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

40. What does Mathias Clasen believe about fairy tales? 

A   They are a safe way of learning to deal with fear. 

B   They are a type of entertainment that some people avoid. 

C   They reflect the changing values of our society. 

D   They reduce our ability to deal with real-world problems.

Câu hỏi yêu cầu về điều mà Mathias Clasen tin vào truyện cổ tích.

Giải thích

Đoạn bên chỉ ra rằng Mathias Clasen không ngạc nhiên bởi khám phá của Tehrani. Ông Clasen nói rằng thói quen và đạo đức thay đổi, nhưng cái khiến chúng ta sợ và việc chúng ta tìm kiếm sự giải trí từ nỗi sợ hãi thì không đổi. Ông cũng tin rằng những câu chuyện đáng sợ dạy chúng ta cảm nỗi sợ mà không cần phải trải qua mối nguy hiểm thực sự, và từ đó tạo nên sự chống cự cho những cảm xúc tiêu cực.

Đáp án A – truyện cổ tích là cách an toàn để học cách đối phó với nỗi sợ.

Trên đây là bài mẫu gợi ý cho đề Cambridge IELTS 15, Test 3, Reading Passage 3 được đội ngũ chuyên môn tại Anh Ngữ ZIM biên soạn. Thí sinh có thể thảo luận về đề thi và đáp án dưới phần bình luận hoặc tham gia diễn đàn ZIM Helper để được giải đáp kiến thức tiếng Anh luyện thi IELTS và các kì thi tiếng Anh khác, được vận hành bởi các High Achievers.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...