Giải thích các thuật ngữ trong tiêu chí Lexical Resource của IELTS Speaking – Phần 1
Lexical Resource là một trong bốn tiêu chí được dùng để đánh giá vốn từ vựng và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của người học trong bài thi IELTS Speaking. Thông qua việc lý giải những thuật ngữ khó hiểu khi chấm điểm từ vựng của thí sinh thi IELTS đối với kỹ năng Speaking, bài viết mong muốn đem đến sự hiểu biết cặn kẽ cho người học về những yêu cầu cụ thể của từng band điểm để từ đó có hướng ôn luyện phù hợp và đạt được mục tiêu đề ra.
Tiêu chí Lexical Resource được đánh giá cụ thể ở các thang điểm 5/6/7/8 như sau:
Thang điểm | Thuật ngữ |
Band 5 |
|
Band 6 |
|
Band 7 |
|
Band 8 |
|
Dựa vào Bảng mô tả Tiêu chí chấm điểm (Band Descriptors) trên của IELTS Speaking, có thể thấy rằng các thuật ngữ được lặp lại nhiều lần ở các thang điểm bao gồm: sự linh hoạt (flexibility), kỹ năng diễn giải (paraphrase), lỗi dùng từ sai ngữ cảnh (inappropriacies), từ vựng ít phổ biến hơn (less common vocabulary), từ vựng mang tính thành ngữ (idiomatic vocabulary), và độ chính xác (precision). Để giúp người học hiểu rõ hơn về cách giám khảo đánh giá tiêu chí Lexical Resource của IELTS Speaking, bài viết này sẽ đi sâu giải thích các thuật ngữ đã kể trên.
Flexibility trong tiêu chí Lexical Resource IELTS Speaking Task 1 là gì?
Sự linh hoạt (flexibility) khi sử dụng vốn từ vựng nghĩa là người học có thể dùng một từ ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, với các từ đi kèm khác nhau. Cần chú ý rằng sự linh hoạt khác với sự lặp lại (repetition), bởi sự lặp lại chỉ xảy ra khi người học dùng một từ trong duy nhất một ngữ cảnh và lặp lại cách dùng này nhiều lần trong bài nói.
Dưới đây là một ví dụ:
Câu hỏi: What kind of accommodation do you live in?
(Bạn đang sống ở đâu?)
Trả lời: I’m currently living with my family in a small bungalow. My parents built it in 2010, so it is roughly 10 years of age now.
(Hiện tại tôi đang sống cùng gia đình trong một căn nhà gỗ một tầng nhỏ. Bố mẹ tôi xây nó vào năm 2010, cho đến bây giờ căn nhà đó cũng đã xấp xỉ 10 năm tuổi rồi.)
Câu hỏi: What do you like about your university?
(Bạn thích điều gì về trường đại học của mình?)
Trả lời: A lot of things, but what I like most about my university is how the lecturers always try to build our confidence through group activities or presentation assignments.
(Rất nhiều thứ, nhưng điều tôi thích nhất về trường đại học của mình là cách mà các giảng viên luôn cố gắng xây dựng sự tự tin của chúng tôi qua những hoạt động nhóm và các bài tập thuyết trình.)
Câu hỏi: What do you think is the key to success in life?
(Bạn nghĩ chìa khóa tới sự thành công trong cuộc sống là gì?)
Trả lời: I wouldn’t say there is just one key factor, but building a network of like-minded individuals has been in the top places of my bucket list for a long time as I consider this a must to be successful.
(Tôi sẽ không nói là chỉ có một chìa khóa duy nhất, nhưng xây dựng một mạng lưới những mối quan hệ với những người chung chí hướng đã nằm trong hạng đầu trong danh sách những việc cần làm của tôi một thời gian dài rồi bởi tôi cho rằng đây là điều cần thiết để thành công.)
Thuật ngữ ‘flexibility’ bắt đầu xuất hiện ở thang điểm 5 của tiêu chí Lexical Resource. Tuy nhiên, ở thang điểm này, sự linh hoạt của người học còn hạn chế. Nói cách khác, họ hiếm khi dùng một từ ở các ngữ cảnh khác nhau mà chủ yếu tập trung vào một ngữ cảnh thông dụng đã biết. Với thang điểm 6, sự linh hoạt này bắt đầu được thể hiện rõ hơn nhưng dừng lại ở mức đủ và có đôi chỗ người học sẽ sử dụng từ sai ngữ cảnh. Trong khi đó, từ thang điểm 7 trở lên, người học đã làm chủ được tốt vốn từ vựng của mình, tận dụng linh hoạt các từ để trả lời được các chủ đề trong bài nói khá tự nhiên.
Paraphrase trong tiêu chí Lexical Resource IELTS Speaking Task 1 là gì?
Là một yếu tố quan trọng thường được sử dụng để đánh giá vốn từ vựng của người học, kỹ năng diễn giải (paraphrase) không chỉ xuất hiện ở Writing mà còn là một trong những thành tố chính của tiêu chí Lexical Resource trong Speaking. Trong quá trình thực hiện bài nói, người học có thể sẽ gặp phải trường hợp không nhớ ra hoặc không biết từ nào để diễn tả hoặc giải thích chính xác nội dung cần truyền đạt.
Kỹ năng diễn giải – tìm một cách khác (có thể bằng một câu văn ngắn) để miêu tả lại từ đó cho người nghe – sẽ là một biện pháp ‘cứu cánh’ hữu hiệu. Mặc dù có thể không phải là biện pháp tối ưu nhất, kỹ năng diễn giải vẫn sẽ giúp người học thể hiện cho người nghe thấy được một vốn từ vựng đủ để biểu đạt suy nghĩ của mình và khả năng ứng biến khi nói tiếng Anh, đồng thời tránh được những đoạn ngắt quãng để cố nhớ ra từ, từ đó bảo toàn được độ trôi chảy (fluency) của bài nói.
Dưới đây là một số ví dụ có sử dụng kỹ năng diễn giải:
Câu hỏi: How is the traffic like where you live?
(Giao thông nơi bạn sống như thế nào?)
Trả lời: I must say, it is terrible, especially in… around 4 to half past 7 pm. That is when people start to return home from their workplaces.
(Tôi phải nói là, giao thông ở đó cực kỳ tệ, đặc biệt trong… khoảng từ 4 tới 7 giờ rưỡi tối. Đấy là lúc mọi người bắt đầu từ chỗ làm về nhà.)
Ở ví dụ này, do không nhớ ra cụm từ ‘rush hours’ (giờ cao điểm), người nói đã diễn giải bằng cách đưa ra các khung giờ cụ thể, kèm theo một câu mô tả ngắn phía sau.
Câu hỏi: How did you feel moving out of your home to attend university in another country?
(Bạn cảm thấy thế nào khi chuyển ra khỏi nhà để đi học đại học ở một đất nước khác?)
Trả lời: It was never a comfortable feeling. I felt…, I mean I missed my family a lot and had always wanted to fly back to them.
(Cảm giác đó chẳng bao giờ thoải mái cả. Tôi cảm thấy…, ý tôi là tôi rất nhớ gia đình mình và đã luôn muốn được bay trở lại với họ.)
Ở ví dụ này, người nói đã diễn giải từ ‘homesick’ (nhớ nhà) bằng cụm từ ‘missed my family a lot’.
Tại mức điểm 5, kỹ năng diễn giải của người học tuy vẫn đúng nhưng ít khi được vận dụng chính xác, vì vậy vẫn còn đôi chỗ gây khó hiểu cho người nghe. Trong khi đó, độ chính xác khi diễn giải của người học ở thang điểm 6 đã cao hơn, chỉ còn một số ít chưa được tự nhiên nhưng nhìn chung khá rõ nghĩa. Từ thang điểm 7 trở lên, kỹ năng diễn giải được người học tận dụng một cách rất hiệu quả, truyền đạt được những nội dung mong muốn một cách rõ ràng dù họ không biết hoặc không nhớ ra từ vựng đó.
Inappropriacies trong tiêu chí Lexical Resource IELTS Speaking Task 1 là gì?
Theo định nghĩa của từ điển Cambridge Dictionary, inappropriacies là một danh từ chỉ ‘the fact that a word or phrase does not sound natural and is not acceptable when used in a particular situation’ (tạm dịch: những trường hợp mà từ hoặc cụm từ được sử dụng khiến cho nghĩa của câu không tự nhiên và không được chấp nhận). Hiểu một cách đơn giản, ‘inappropriacies’ là dùng từ sai ngữ cảnh. Người học chủ yếu mắc lỗi này ở tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Speaking do chưa nắm vững nghĩa của từ vựng, khiến họ chưa hiểu rõ mọi sắc thái của từ và cách sử dụng sao cho đúng.
Đọc thêm: Giới thiệu phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh và ứng dụng
Dưới đây là một ví dụ:
Sai ngữ cảnh: I was over the moon when I found out that Manchester City had defeated their enemy by 1 to nil in the finale.
(Tôi đã rất vui mừng khi biết tin Manchester City đã đánh bại kẻ thù của họ với tỉ số 1-0 trong trận chung kết.)
Ở ví dụ này, người học chưa dùng từ ‘enemy’ trong ngữ cảnh chính xác. ‘Enemy’ là một danh từ mang sắc thái căm ghét đối phương, không phù hợp để miêu tả về hai đội bóng trong môn thể thao bóng đá.
Đúng ngữ cảnh: I was over the moon when I found out that Manchester City had defeated their opponent by 1 to nil in the finale.
(Tôi đã rất vui mừng khi biết tin Manchester City đã đánh bại đối thủ của họ với tỉ số 1-0 trong trận chung kết.)
Chiếu vào thang điểm trong Bảng mô tả Tiêu chí chấm điểm, người học ở thang điểm 5 mắc khá nhiều lỗi sử dụng từ sai ngữ cảnh như trên, khiến cho phần lớn ngữ nghĩa được truyền tải trong bài nói còn rất gượng. Ở thang điểm 6, tuy vẫn còn nhưng những lỗi dùng từ như thế này đã được hạn chế hơn và nội dung của bài nói đã rõ ràng, dễ hiểu hơn cho người nghe. Từ thang điểm 7 trở lên, người học thi thoảng vẫn có thể mắc một vài lỗi diễn đạt không đáng kể về sắc thái của từ, tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng nhiều đến thông tin được truyền tải khi nói.
Tổng kết
Phần tiếp theo “Các thuật ngữ khó hiểu trong tiêu chí Lexical Resource của IELTS Speaking” sẽ tiếp tục phân tích các thuật ngữ trong tiêu chí Lexical Resource và hướng dẫn cách đạt band điểm 6/7/8 trong IELTS Speaking.
Nguyễn Hồng Oanh
Tham khảo thêm lớp học ôn luyện IELTS tại trung tâm ZIM Academy để có lộ trình học cụ thể, tăng cường kiến thức, nắm chắc kỹ năng đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS.
Bình luận - Hỏi đáp