Ứng dụng phương pháp đầu mối ngữ cảnh cải thiện kỹ năng đọc hiểu – Phần 1

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến người đọc một phương pháp giúp giải quyết những vấn đề nêu trên, là phương pháp “context clues” – Đầu mối ngữ cảnh, đồng thời gợi ý cách áp dụng vào quá trình đọc hiểu một cách hiệu quả.
ung dung phuong phap dau moi ngu canh cai thien ky nang doc hieu phan 1

Hiện tại, theo bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu, trình độ Tiếng Anh của người Việt Nam cải thiện qua từng năm, song vẫn ở mức độ trung bình (Intermediate – trung cấp – tương đương với CEFR B1 hoặc IELTS 4.0-5.0). Tuy nhiên, các nguồn báo cập nhật tin tức quốc tế như BBC, CNN hay New York Times, … đều là các nguồn báo chính thống. Do đó, ngôn ngữ được dùng thường chứa nhiều từ vựng chuyên ngành, gây nhiều khó khăn cho quá trình cập nhật kiến thức của người đọc, đặc biệt là nhóm người ở mức độ trung cấp. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến người đọc một phương pháp giúp giải quyết những vấn đề nêu trên, là phương pháp “context clues” – Đầu mối ngữ cảnh, đồng thời gợi ý cách áp dụng vào quá trình đọc hiểu một cách hiệu quả.

“Context clues” – Đầu mối ngữ cảnh là gì?

Theo từ điển Oxford, “context” có nghĩa “the words that come just before or after a word, phrase or statement and help you to understand its meaning” (tạm dịch: những từ xuất hiện trước hoặc sau một từ, cụm từ hoặc một câu khẳng định giúp người đọc hiểu được nghĩa của từ đó => văn cảnh, ngữ cảnh)

Clue có nghĩa “a fact or a piece of information that helps you discover the answer to a problem.” (tạm dịch: một sự thật hay một phần thông tin giúp bạn tìm ra câu trả lời của một vấn đề)

dau-moi-ngu-canh-la-giĐầu mối ngữ cảnh

Đầu mối ngữ cảnh là những gợi ý được tìm thấy trong một câu, một đoạn văn mà người đọc có thể sử dụng để suy đoán nghĩa của những từ mới hoặc những từ ngữ không quen thuộc. Học nghĩa của từ thông qua cách từ ngữ được sử dụng trong một câu hay một đoạn là cách thực tế nhất để xây dựng vốn từ của bản thân, vì người đọc không phải lúc nào cũng có thể sử dụng công cụ từ điển để tra cứu, đặc biệt là khi tham gia vào những kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh chuẩn hóa như IELTS hay TOEIC. Ngoài ra, người đọc cần nhận thức được rằng một từ thường có nhiều nghĩa khác nhau nên phương pháp đoán nghĩa của từ từ ngữ cảnh sẽ giúp người đọc hiểu rõ cách dùng các sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những trường hợp cụ thể.

Dĩ nhiên không phải lúc nào tác giả cũng cung cấp đầu mối ngữ cảnh trong văn bản vì họ đôi khi giả định rằng người đọc đã hiểu những từ được dùng trong ngữ cảnh. Vì vậy, đầu mối ngữ cảnh chỉ nên được xem như một công cụ giúp người đọc có thể tối ưu hóa khả năng đọc hiểu của bản thân, không thể dùng để đọc hiểu tất cả các văn bản.

3 bước phân tích đầu mối ngữ cảnh

Bước 1: Xác định từ loại của từ mới 

Xác định xem từ cần tìm nghĩa là danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ căn cứ vào những từ vựng đứng trước hoặc sau. Việc này sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về từ, cũng như giúp đưa ra những phán đoán phù hợp về mặt nghĩa sau đó.

Bước 2: Gạch dưới những đầu mối quan trọng xung quanh 

Những đầu mối xung quanh là căn cứ giúp người đọc đoán nghĩa của từ, do đó, chú ý gạch dưới các “content words” (từ nội dung – danh từ, động từ, tính từ và trạng từ) và xem mối quan hệ giữa các từ này để đưa ra phán đoán phù hợp.

Bước 3: Đặt nghĩa vừa tìm được vào câu để xem có phù hợp về nghĩa hay không

Đây là bước kiểm tra để xác nhận lại từ được đoán

(Các bước làm này sẽ được ví dụ cụ thể ở Ứng dụng phương pháp Context clues cải thiện kỹ năng đọc hiểu – Phần 2)

Trà Lê Phương Uyên

Người học muốn biết mình đang ở trình độ nào trong thang điểm IELTS. Đăng ký thi thử IELTS tại ZIM với format bài thi chuẩn thi thật biết điểm ngay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu