Nền tảng lý thuyết
Chuỗi bài viết về từ vựng cho IELTS Reading này được dựng lên trên nền tảng lý thuyết vững chắc qua phương pháp giáo dục conceptual learning và lý thuyết về comprehensive input. Như Stephen Krashen đã khẳng định vào năm 1982, hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và cách sử dụng nó trong ngữ cảnh cụ thể là chìa khóa để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Trong bối cảnh này, điều cần thiết không chỉ là biết một loạt từ vựng mới mà còn phải hiểu được cách chúng được sử dụng trong thực tế. Vì vậy, trước khi giới thiệu chi tiết từ vựng, bài viết cung cấp một phần kiến thức nền tảng để người học hiểu rõ ngữ cảnh cũng như cách mà từ vựng sẽ được dùng một cách tự nhiên để giúp họ có thể nhớ từ vựng tốt hơn so với việc chỉ nhìn và học một danh sách từ ngẫu nhiên.
Series từ vựng theo chủ đề này cũng phù hợp với lý thuyết của Nation (2001) về việc học từ vựng thông qua các nhóm chủ đề và các ngữ cảnh đa dạng, giúp tối ưu hóa quá trình nhớ và sử dụng từ. Mỗi chủ đề trong series được xây dựng lên một bối cảnh cụ thể với mục tiêu cung cấp kiến thức nền cho học viên, đặc biệt các bạn ít kiến thức nền như học sinh sinh viên.Điều này cũng phản ánh phương pháp tiếp cận top-down reading mà đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là cần thiết và hiệu quả, ví dụ như nghiên cứu của Hirotaka Nagao (2002). Phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh vào việc áp dụng kiến thức nền tảng, kiến thức xã hội để hiểu bài đọc một cách tốt hơn.
Đặc biệt, phần chủ đề của chuỗi bài viết này xoay quanh các nhân vật nổi bật trong lịch sử và cung cấp từ vựng liên quan thông qua cuộc đời và lĩnh vực làm việc của họ. Điều này sẽ tạo ra hứng thú học tập và và phù hợp với các học viên có hứng thú vào lịch sử và các cá nhân kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, thể hiện yếu tố cá nhân hoá trong nội dung bài viết. Việc được học từ vựng trong nội dung mà mình có hứng thú được chứng minh là làm tăng động lực học (Järvelä & Renninger, 2014), sự tham gia vào việc học (Ainley & Ainley, 2011), khả năng trí óc (Hidi, 2001) độ sâu trong việc học (Dewey, 1913; Hidi & Harackiewicz, 2000; Ito et al., 2013), và cả kết quả học tập của họ (Maurice et al., 2014). Trong chuỗi bài viết này, hứng thú của người học được xây dựng xung quanh chủ đề của bài viết (topic-centered) và những kiến thức và bài đọc cung cấp và có thể cho rằng sẽ phù hợp với nhiều học viên.
Trong quá trình xây dựng một bài viết, tác giả cũng cung cấp phần bài tập để học từ vựng được hiệu quả và 1 bài đọc theo format bài thi IELTS, cung cấp cơ hội cho người học lập tức luyện tập với từ vựng mục tiêu, tăng khả năng ghi nhớ từ vựng cho người học.
Chuỗi bài viết này, do đó, hy vọng sẽ giúp người học giúp người học không chỉ cải thiện vốn từ của mình mà còn tiếp cận và hiểu sâu về các chủ đề quen thuộc trong bài thi IELTS Reading, qua đó nâng cao kỹ năng đọc hiểu của mình.
Hiểu về Mahatma Gandhi và lĩnh vực lãnh đạo
Mahatma Gandhi, một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, đã trở thành biểu tượng toàn cầu của kháng chiến bất bạo động (nonviolent resistance) và công lý xã hội (social justice). Gandhi không chỉ là nhà lãnh đạo tinh thần của Ấn Độ mà còn là nguồn cảm hứng cho các phong trào đòi quyền dân sự trên toàn thế giới, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tự do (freedom) và độc lập (independence) thông qua các hành động hòa bình.
Gandhi bắt đầu sự nghiệp của mình ở Nam Phi, nơi ông đã chiến đấu chống lại các luật phân biệt chủng tộc và về sau này đã áp dụng các nguyên tắc Satyagraha (Satyagraha) - một phương pháp của sự kiên nhẫn và kháng cự thông qua sự thật và phi bạo lực. Khi trở về Ấn Độ, Gandhi đã tiếp tục dẫn dắt các cuộc chiến đấu phi bạo lực chống lại sự cai trị của Đế quốc Anh (British Empire), bao gồm cuộc diễu hành muối (Salt March) nổi tiếng vào năm 1930, một hành động phản đối lại luật thuế muối của Anh.
Trong suốt cuộc đời mình, Gandhi đã thực hiện nhiều cuộc tuyệt thực (fasting) để phản đối bất công và thúc đẩy hòa bình. Ông đã trở thành một biểu tượng không chỉ về tính cách lãnh đạo (leadership qualities) mà còn là một biểu tượng của đạo đức (moral) và tự lực (self-reliance), khẳng định rằng sự thay đổi xã hội phải bắt đầu từ cá nhân.
Gandhi không chỉ là một nhà hoạt động xã hội (activist) mà còn là một nhà lãnh đạo chính trị (political leader), ông đã để lại một di sản lâu dài về sự kiên trì và tầm quan trọng của việc giữ vững nguyên tắc trong mọi hoàn cảnh. Gandhi Jayanti (Gandhi Jayanti), ngày sinh của ông, được kỷ niệm hàng năm như là một ngày quốc tế của phi bạo lực và hòa bình, tiếp tục khích lệ mọi người trên khắp thế giới theo đuổi công lý thông qua các phương pháp hòa bình.
Từ vựng
Nonviolent resistance (noun phrase): /ˌnɒnˈvaɪələnt rɪˈzɪstəns/: Kháng chiến bất bạo động
Example: Gandhi's strategy of nonviolent resistance inspired civil rights movements worldwide.
Vietnamese Translation: Chiến lược kháng chiến bất bạo động của Gandhi đã truyền cảm hứng cho các phong trào dân quyền trên toàn thế giới.
Common Collocation: practice nonviolent resistance
Social justice (noun phrase): /ˈsəʊ.ʃəl ˈdʒʌs.tɪs/: Công lý xã hội
Example: Gandhi's work focused on achieving social justice for all citizens.
Vietnamese Translation: Công việc của Gandhi tập trung vào việc đạt được công lý xã hội cho tất cả công dân.
Common Collocation: promote social justice
Freedom (noun): /ˈfriː.dəm/: Tự do
Example: Gandhi dedicated his life to fighting for India's freedom from British rule.
Vietnamese Translation: Gandhi đã cống hiến cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do của Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh.
Common Collocation: fight for freedom
Independence (noun): /ˌɪn.dɪˈpen.dəns/: Độc lập
Example: Gandhi's leadership was instrumental in securing India's independence in 1947.
Vietnamese Translation: Sự lãnh đạo của Gandhi đóng vai trò quan trọng trong việc giành được độc lập của Ấn Độ vào năm 1947.
Common Collocation: gain independence
Satyagraha (noun): /ˌsæt.jəˈɡrɑː.hə/: Satyagraha
Example: Satyagraha was Gandhi's philosophy of nonviolent resistance and civil disobedience.
Vietnamese Translation: Satyagraha là triết lý của Gandhi về kháng cự bất bạo động và bất tuân dân sự.
Common Collocation: adopt Satyagraha
British Empire (noun): /ˈbrɪ.tɪʃ ˈem.paɪər/: Đế quốc Anh
Example: Gandhi led numerous campaigns against the policies of the British Empire.
Vietnamese Translation: Gandhi đã lãnh đạo nhiều chiến dịch chống lại các chính sách của Đế quốc Anh.
Common Collocation: under the British Empire
Salt March (noun): /sɒlt mɑːrtʃ/: Cuộc diễu hành muối
Example: The Salt March was a pivotal event in the Indian independence movement.
Vietnamese Translation: Cuộc diễu hành muối là một sự kiện then chốt trong phong trào độc lập của Ấn Độ.
Common Collocation: participate in the Salt March
Fasting (noun): /ˈfɑː.stɪŋ/: Nhịn ăn, tuyệt thực
Example: Gandhi used fasting as a form of peaceful protest against injustice.
Vietnamese Translation: Gandhi đã sử dụng việc nhịn ăn như một hình thức phản đối hòa bình chống lại bất công.
Common Collocation: engage in fasting
Leadership qualities (noun phrase): /ˈliː.dər.ʃɪp ˈkwɒl.ɪ.tiz/: Tính cách lãnh đạo
Example: Gandhi's leadership qualities included humility, patience, and moral courage.
Vietnamese Translation: Tính cách lãnh đạo của Gandhi bao gồm khiêm tốn, kiên nhẫn và dũng khí đạo đức.
Common Collocation: demonstrate leadership qualities
Moral (adjective): /ˈmɒr.əl/: Đạo đức
Example: Gandhi's moral principles guided his actions and inspired many.
Vietnamese Translation: Những nguyên tắc đạo đức của Gandhi đã hướng dẫn các hành động của ông và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Common Collocation: uphold moral values
Mở rộng:
Civil rights (noun phrase): /ˈsɪv.əl raɪts/: Quyền công dân
Activism (noun): /ˈæk.tɪ.vɪ.zəm/: Hoạt động xã hội
Gandhi Jayanti (noun): /ˈɡænd.i dʒəˈjɑːn.ti/: Gandhi Jayanti
Passive resistance (noun phrase): /ˈpæs.ɪv rɪˈzɪs.təns/: Kháng chiến thụ động
Political leader (noun phrase): /pəˈlɪt.ɪ.kəl ˈliː.dər/: Nhà lãnh đạo chính trị
Self-reliance (noun): /ˌself.rɪˈlaɪ.əns/: Tự lực
Principles (noun): /ˈprɪn.sə.pəlz/: Nguyên tắc
Xem thêm:
Từ vựng IELTS Reading qua các nhân vật lịch sử: Leonardo da Vinci
Từ vựng IELTS Reading qua các nhân vật lịch sử: Florence Nightingale
Luyện tập
Bài tập 1: Exercise with Shuffled Definitions
Word | Definition |
---|---|
Nonviolent resistance | efforts to promote, impede, direct, or intervene in social, political, economic, or environmental reform |
Civil rights | the practice of achieving social or political change through peaceful methods |
Independence | a notable nonviolent protest in 1930 led by Mahatma Gandhi to oppose British salt taxation in India |
Leadership qualities | the condition of a nation, country, or state that is free from external control or rule |
India | the freedoms and rights that ensure one's ability to participate in civil and political life without discrimination |
British Empire | the act of willingly abstaining from some or all food, drink, or both for a period of time |
Salt March | the characteristics and skills that enable an individual to guide, influence, and inspire others |
Fasting | a country in South Asia, known for gaining independence from British rule in 1947 |
Activism | the empire composed of dominions, colonies, protectorates, mandates, and other territories ruled or administered by the United Kingdom |
Bài tập 2:
Fill in the blanks with the correct words from the list: social justice, freedom, Gandhi Jayanti, passive resistance, political leader, self-reliance, principles, moral
Mahatma Gandhi is celebrated as a great (1) _______ and champion of (2) _______. He believed in the power of (3) _______ and (4) _______ to achieve (5) _______ for India from the (6) _______. Gandhi's (7) _______ included a strong sense of (8) _______ duty and unwavering commitment to his (9) _______. He emphasized (10) _______ and simplicity, and his life and teachings continue to inspire movements for (11) _______ around the world. The national holiday (12) _______ is celebrated in India to honor his legacy.
Bài tập 3:
Mahatma Gandhi stands as a monumental figure in the history of leadership and civil disobedience. Known for his profound dedication to the principles of nonviolent resistance, Gandhi's approach fundamentally reshaped the struggle for freedom and justice, not only in India but across the globe. His philosophy and actions continue to inspire countless individuals and movements seeking to effect change through peaceful means.
Gandhi’s formative years as an advocate for civil rights began in South Africa, where he first employed his revolutionary tactics in response to oppressive laws against Indians. His experience there was transformative, providing him with a proving ground for developing his ethos of Satyagraha—a firm adherence to truth and nonviolence. This period was marked by significant personal and philosophical growth, laying the foundation for his subsequent endeavors in India.
One of Gandhi's most emblematic acts of civil disobedience was the 1930 Salt March, where he led thousands of Indians on a 240-mile trek to the Arabian Sea to make their own salt, defying British salt taxes. This peaceful yet powerful action highlighted the effectiveness of collective nonviolent protest and catalyzed the Indian independence movement, drawing international attention to the cause and putting immense pressure on British authorities.
Gandhi’s strategy of Satyagraha went beyond mere passive resistance; it was an active force that sought to conquer through conversion and compassion. By adhering to the principles of truth and nonviolence, Gandhi believed that an adversary could be transformed into an ally, thus achieving victory without vengeance. His teachings and practices influenced numerous global leaders and laid the groundwork for various civil rights campaigns and peace movements around the world.
The impact of Gandhi’s methods extended far beyond India's borders, inspiring leaders such as Martin Luther King Jr. and Nelson Mandela. His legacy is evident in the civil rights movements in the United States, the anti-apartheid struggle in South Africa, and many other nonviolent campaigns worldwide. His philosophy continues to be a beacon for leaders advocating for social and political change through nonviolent means.
Gandhi's birthday, October 2nd, is celebrated internationally as the Day of Nonviolence, reflecting the global recognition of his contributions to the principles of peace and nonviolent resistance. The day serves as a reminder of the enduring relevance of his teachings in today’s conflicts and struggles for justice, underscoring his status as one of the most influential figures in the history of peaceful activism.
Questions 1-5
Do the following statements agree with the information given in the passage?
In boxes 1-5 on your answer sheet, write
TRUE if the statement agrees with the information
FALSE if the statement contradicts the information
NOT GIVEN if there is no information on this
Gandhi developed his philosophy of nonviolence while he was in India.
The Salt March was a response to British taxes on salt.
Gandhi’s methods of protest were designed to turn adversaries into allies.
Martin Luther King Jr. was inspired by Gandhi’s teachings.
Gandhi’s birthday is celebrated only in India.
Questions 6-9
Choose the correct letter, A, B, C, or D.
Write the correct letter in boxes 6-9 on your answer sheet.
6. Where did Gandhi first employ his tactics of civil disobedience?
A. India
B. South Africa
C. Britain
D. United States
7. What was the Salt March a protest against?
A. British colonial rule
B. High salt prices
C. British salt taxes
D. Salt scarcity
8. Gandhi’s strategy of Satyagraha is described as:
A. Passive resistance
B. Violent retaliation
C. Conquering through conversion and compassion
D. Avoiding conflicts altogether
9. Which of the following leaders was NOT directly mentioned as being inspired by Gandhi?
A. Martin Luther King Jr.
B. Nelson Mandela
C. Martin Luther
D. Numerous global leaders
Questions 10-13
Complete each sentence with the correct ending, A-F, below.
Write the correct letter, A-F, in boxes 10-13 on your answer sheet.
Gandhi's experience in South Africa...
The 1930 Salt March...
The philosophy of Satyagraha...
Gandhi’s influence...
A. led to significant personal and philosophical growth.
B. resulted in immediate independence for India.
C. inspired global leaders and movements.
D. involved a 240-mile trek to the Arabian Sea.
E. was primarily concerned with economic issues.
F. was merely a passive form of resistance.
Đáp án tham khảo
Bài tập 1: Bảng từ vựng
Từ | Định nghĩa |
---|---|
Kháng chiến bất bạo động | thực hành đạt được thay đổi xã hội hoặc chính trị thông qua các phương pháp hòa bình |
Quyền dân sự | các quyền tự do và quyền đảm bảo khả năng tham gia vào đời sống dân sự và chính trị mà không bị phân biệt đối xử |
Độc lập | tình trạng của một quốc gia, đất nước hoặc tiểu bang tự do khỏi sự kiểm soát hoặc cai trị bên ngoài |
Tính cách lãnh đạo | các đặc điểm và kỹ năng cho phép một cá nhân dẫn dắt, ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho người khác |
Ấn Độ | một quốc gia ở Nam Á, nổi tiếng với việc giành độc lập từ sự cai trị của Anh vào năm 1947 |
Đế quốc Anh | đế chế bao gồm các thuộc địa, quốc gia bảo hộ, uỷ nhiệm và các lãnh thổ khác được cai trị hoặc quản lý bởi Vương quốc Anh |
Cuộc diễu hành muối | một cuộc biểu tình bất bạo động nổi tiếng vào năm 1930 do Mahatma Gandhi lãnh đạo để phản đối thuế muối của Anh ở Ấn Độ |
Tuyệt thực | hành động tự nguyện kiêng khem một phần hoặc toàn bộ thực phẩm, đồ uống hoặc cả hai trong một khoảng thời gian |
Hoạt động xã hội | những nỗ lực thúc đẩy, ngăn cản, chỉ đạo hoặc can thiệp vào các cải cách xã hội, chính trị, kinh tế hoặc môi trường |
Bài tập 2:
Mahatma Gandhi is celebrated as a great political leader and champion of social justice. He believed in the power of nonviolent resistance and passive resistance to achieve freedom for India from the British Empire. Gandhi's leadership qualities included a strong sense of moral duty and unwavering commitment to his principles. He emphasized self-reliance and simplicity, and his life and teachings continue to inspire movements for social justice around the world. The national holiday Gandhi Jayanti is celebrated in India to honor his legacy.
Mahatma Gandhi được ca ngợi là một vị lãnh đạo chính trị vĩ đại và là nhà ủng hộ công lý xã hội. Ông tin vào sức mạnh của phản kháng bất bạo động và kháng cự thụ động để đạt được tự do cho Ấn Độ khỏi Đế quốc Anh. Các phẩm chất lãnh đạo của Gandhi bao gồm một ý thức đạo đức mạnh mẽ và sự cam kết không dao động với các nguyên tắc của mình. Ông nhấn mạnh đến sự tự lực và sự giản dị, và cuộc đời cũng như giáo lý của ông tiếp tục truyền cảm hứng cho các phong trào đấu tranh cho công lý xã hội trên khắp thế giới. Ngày lễ quốc gia Gandhi Jayanti được tổ chức ở Ấn Độ để tôn vinh di sản của ông.
Bài tập 3:
Answers:
FALSE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
B
C
C
C
A
D
C
C
Tổng kết
Bài viết đã cung cấp một số từ vựng trong chủ đề lãnh đạo thông qua việc tìm hiểu và bài đọc về nhân vật lịch sử Mahatma Gandhi. Thông qua một số bài tập người học có cơ hội học sâu hơn về từ vựng và hiểu được cách dùng những từ vựng này trong ngữ cảnh cụ thể.
Nguồn tham khảo
Järvelä, S., & Renninger, A. (2014). Designing for learning: Interest, motivation, and engagement. In K. Sawyer (Ed.), Cambridge handbook of the learning sciences (2nd ed., pp. 668–685). Cambridge University Press.
Ainley, M., & Ainley, J. (2011). Student engagement with science in early adolescence: The contribution of enjoyment to students’ continuing interest in learning about science. Contemporary Educational Psychology, 36(1), 4–12. https://doi.org/10.1016/j.cedpsych.2010.08.001
Hidi, S. (2001). Interest, reading, and learning: Theoretical and practical considerations. Educational Psychology Review, 13(3), 191–208. https://doi.org/10.1023/A:1016667621114
Dewey, J. (1913). Interest and effort in education. The Riverside Press.
Hidi, S., & Harackiewicz, J. M. (2000). Motivating the academically unmotivated: A critical issue for the 21st century. Review of Educational Research, 70(2), 151–179. https://doi.org/10.3102/00346543070002151
Ito, M., Gutiérrez, K., Livingstone, S., Penuel, B., Rhodes, J., Salen, K., …& Watkins, S. C. (2013). Connected learning: An agenda for research and design. Digital Media and Learning Research Hub.
Maurice, J., Dörfler, T., & Artelt, C. (2014). The relation between interests and grades: Path analyses in primary school age. International Journal of Educational Research, 64, 1–11. https://doi.org/10.1016/j.ijer.2013.09.011