Bloom’s Taxonomy và ứng dụng trong việc học Phrasal Verbs

Áp dụng mô hình Bloom's Taxonomy, người học có thể tiếp cận với phrasal verbs một cách toàn diện hơn, đồng thời phát triển các kỹ năng như phân tích, đánh giá và sáng tạo trong việc sử dụng phrasal verbs. Bài viết này sẽ trình bày về phương pháp Bloom's Taxonomy và cách áp dụng nó vào việc học phrasal verbs hiệu quả.
author
ZIM Academy
03/03/2023
blooms taxonomy va ung dung trong viec hoc phrasal verbs

Bloom’s Taxonomy là gì?

Bloom’s Taxonomy là một mô hình tháp phân loại các cấp bậc nhận thức trong quá trình lĩnh hội kiến thức ở người học. Mô hình này xuất hiện được sáng chế bởi Benjamin Bloom, ra mắt công chúng lần đầu năm 1956 trong cuốn sách “Taxonomy of Educational Objectives: The Classification of Educational Goals” của ông. Đây cũng là một công trình có sức ảnh hưởng to lớn cho nền giáo dục Hoa Kỳ hiện đại. Bloom’s Taxonomy được chia làm 6 cấp bậc:

  • Giai đoạn 1: Ghi nhớ (Remembering)

  • Giai đoạn 2: Hiểu (Understanding)

  • Giai đoạn 3: Vận dụng (Applying)

  • Giai đoạn 4: Phân tích (Analyzing)

  • Giai đoạn 5: Đánh giá (Evaluating)

  • Giai đoạn 6: Tạo mới (Creating)

Bloom’s Taxonomy là gì

Lợi ích của Bloom’s Taxonomy trong việc học Phrasal Verbs

Bloom’s Taxonomy có tiềm năng trở thành một mô hình học phrasal verbs hiệu quả bởi tính tổng hợp cao của nó. Bản chất của Bloom’s Taxonomy không phải là một cách học cụ thể, mà nó là một hệ thống phân loại, một nền tảng cốt lõi của quá trình lĩnh hội kiến thức.

Khi người học đã xác định được nền tảng và những mục tiêu phát triển nhận thức dựa vào Bloom’s Taxonomy, họ có thể phân tích và chọn lựa phương pháp học dễ dàng hơn qua hai điều kiện:

  • Phương pháp đáp ứng đủ tiêu chí trong cấp bậc nhận thức người học hướng tới.

  • Phương pháp phù hợp với bản thân người học.

Đối với một phần kiến thức phức tạp và nhiều phương pháp học như phrasal verbs, Bloom’s Taxonomy càng mang tính ứng dụng cao.

Cách học Phrasal Verb với phương pháp Bloom’s Taxonomy

Ứng dụng Bloom’s Taxonomy trong việc học Phrasal Verbs tập trung vào 4 cấp bậc nhận thức cơ bản đầu tiên: Ghi nhớ, Hiểu, Vận Dụng, và Phân tích.

Ghi nhớ (Remembering)

Mục tiêu chính của người học ở cấp bậc này là đưa thông tin vào bộ nhớ dài hạn và gợi nhớ thông tin khi cần.

Theo R. Wyss (2002), nếu phrasal verbs được trình bày dưới dạng một danh sách và đưa cho người học mà không có ngữ cảnh, họ sẽ không có động lực để ghi nhớ. Theo những quan sát của ông, người học cần ngữ cảnh sinh động và liên quan trực tiếp đến phrasal verbs để kích thích bộ nhớ và khơi gợi tò mò, hứng thú.

Điều này là do bộ não lưu trữ thông tin lâu hơn nếu gán thông tin ấy với những dấu hiệu cũ, có sẵn trong bộ nhớ. Ví dụ, khi muốn học từ mới “risky” (nguy hiểm), người học có thể gán thông tin vào ngữ cảnh như sau:

“Drinking and driving is very risky. You may get into an accident and hurt yourself.”

Ở đây, người học đã gắn thông tin mới “risky” với những từ vựng, dữ liệu đã biết như “drinking and driving” (lái xe khi say xỉn), “get into an accident” (gặp tai nạn), “hurt” (bị thương). Như vậy, mỗi khi bắt gặp hoặc nghĩ đến đến những dữ liệu trên, người đọc có thể nhớ lại từ “risky”.

Từ đó, bằng cách gán những cụm phrasal verbs cần học vào ngữ cảnh quen thuộc, người học có thể ghi nhớ chúng một cách dễ dàng.

phuong-phap-hoc-cum-blooms-taxonomy

Hiểu (Understanding)

Mục tiêu chính của người học ở cấp bậc này là hiểu và giải thích được kiến thức đã học.

Sau khi đã ghi nhớ phrasal verbs và biết được ngữ cảnh chúng thường xuất hiện, người học cần thực hành một số hoạt động để hiểu sâu hơn về phrasal verbs đã học.

Các bước

Giải thích

Tìm hiểu về các đặc điểm ngữ pháp của phrasal verbs đã học.

Tăng độ hiểu, tạo bước đệm để vận dụng phrasal verbs.

Tự định nghĩa và paraphrase lại phrasal verbs nếu có thể.

Kiểm tra kỹ năng định nghĩa, giải thích của người học.

Không tìm hiểu các nghĩa khác của phrasal verbs đã học.

Vì phrasal verbs thường mang nhiều nghĩa và có thể áp dụng trong nhiều ngữ cảnh, cố gắng học tất cả nghĩa của phrasal verbs trong trường hợp này sẽ làm lệch trọng tâm của bài, dễ gây rối loạn cho người học.

Vận dụng (Applying)

Mục tiêu chính của người học ở cấp bậc này vận dụng được những kiến thức đã học trong ngữ cảnh mới.

Sau khi đã ghi nhớ và hiểu phrasal verbs, người học cần vận dụng bằng cách tạo ra những ngữ cảnh mới chưa phrasal verbs đã học.

Các bước

Giải thích

Đặt câu với phrasal verbs đã học

Luyện tập vận dụng phrasal verbs trong các ngữ cảnh khác nhau

Phân tích (Analyzing)

Mục tiêu chính của người học ở cấp bậc này là chia nhỏ thông tin và phân tích từng bộ phận cấu thành nên thông tin ấy.

Hai bộ phận cấu thành nên phrasal verbs là động từ và tiểu từ. Vì thế, người học bước sang cấp bậc nhận thức Phân tích (Analyzing) thông qua phân tích nghĩa của động từ và tiểu từ trong mối tương quan với nghĩa chung của cả cụm. Trong quá trình này, người học cần đặt tiểu từ làm trọng tâm phân tích vì chúng đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành nghĩa. Một tiểu từ thường mang nhiều nét nghĩa khác nhau, bao gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa ẩn dụ, điển hình như tiểu từ “out” với 10 nét nghĩa (Brygida Rudzka-Ostyn xii).

Một nghiên cứu về ba phương pháp học phrasal verbs phổ biến: học bằng cách phiên dịch sang tiếng mẹ đẻ (1), học theo ngữ cảnh (2), và học bằng cách khái niệm hóa các ý nghĩa ẩn dụ của tiểu từ (3), đã chỉ ra rằng: Người học ghi nhớ phrasal verbs lâu nhất và có khả năng đoán nghĩa những phrasal verbs khác dựa vào ý nghĩa tiểu từ khi áp dụng phương pháp số (3) (Ganji 1503). Như vậy, khi tìm được một nét nghĩa mới của động từ/tiểu từ thông qua việc phân tích thành phần 1 phrasal verb, người học sẽ hiểu sâu hơn về nền tảng cấu thành phrasal verb đó và liên hệ sang những phrasal verbs khác có động từ/tiểu từ tương tự.

Các bước

Giải thích

Phân tích nghĩa của động từ và tiểu từ

Tìm ra mối liên hệ giữa nghĩa của động từ và tiểu từ và nghĩa của phrasal verbs

Liên hệ với các phrasal verbs khác

Mở rộng vốn phrasal verbs, rút ngắn thời gian học

Vận dụng cách học Phrasal Verb theo chủ đề: Relaxation

A LEISURELY VACATION

There was one point during last year where I felt awfully burnt out and needed to get away from it all. I was usually up to my neck in work, but that time I decided to kick back, call in sick for a few days, and book a trip to a nearby town.

One would expect me to join some fun activities to loosen up after such a stressful time, but I was actually too drained to do anything. I spent the entire first two days lying around in my hotel room and chilling out in front of the TV. On my last day, however, I got in touch with an old friend who lived in the same town. We hung out together at a local mall and had a blast shopping around and updating each other on our lives.

Các bước vận dụng:

cac-buoc-hoc-cum-dong-tu-phrasal-verb

Ghi nhớ

  1. Đọc đoạn văn và đoán nghĩa các phrasal verbs in đậm.

  2. Đối chiếu nghĩa đoán với nghĩa đúng (bảng dưới).

Phrasal Verbs

Nghĩa

Ngữ pháp

Get away (from Sth): đi du lịch để xả hơi.

Không nhận tân ngữ

Kick back: ngừng làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn.

Loosen up: thư giãn sau một thời gian căng thẳng

Lie around: dành nhiều thời gian để nằm và hoạt động ít.

Chill out: thư giãn hoàn toàn, không để điều gì làm bận tâm.

Hang out (with Sb): dành thời gian ở một nơi với ai đó.

Shop around: so sánh giá cả và chất lượng hàng hóa ở nhiều cửa hàng trước khi mua.

Hiểu

  1. Tra ngữ pháp của phrasal verbs (bảng trên).

  2. Kiểm tra độ hiểu của bản thân bằng cách tự định nghĩa và paraphrase lại những phrasal verbs đã học.

Gợi ý:

  • Get away: to escape, go somewhere far away to relax.

  • Kick back: to stop doing things and relax.

  • Loosen up: to feel comfortable again after a stressful situation.

  • Lie around: to lie on the bed, sofa, etc. and relax.

  • Chill out: to relax, not caring about anything.

  • Hang out: to go outside and spend time with someone.

  • Shop around: to visit a lot of shops to compare products’ prices and quality.

Kết luận, phương pháp Bloom's Taxonomy là một công cụ giáo dục hữu ích, đặc biệt là trong việc học tập và nâng cao kỹ năng sử dụng phrasal verbs. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp người học phát triển kỹ năng tư duy, nâng cao hiểu biết và trình độ sử dụng ngôn ngữ, từ đó giúp cho quá trình học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Chính vì thế, việc sử dụng phương pháp Bloom's Taxonomy trong việc học phrasal verbs là một lựa chọn thông minh cho những ai muốn trau dồi kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp online tại ZIM, giúp học viên luyện tập thực hành tiếng Anh một cách hiệu quả trong các tình huống giao tiếp thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu