Ngụy biện nhân quả sai là gì? Ứng dụng trong IELTS Writing Task 2
Key takeaways |
---|
|
Ngụy biện nhân quả sai (causal fallacy) là gì?
Causal fallacy (ngụy biện nhân quả sai) là một lỗi ngụy biện logic, thể hiện việc dựa trên kết quả để suy ngược nguyên nhân. Tuy nhiên, đây là một suy luận không thực sự chính xác về nguyên nhân của sự kiện đó.
Trên thực tế, đây cơ bản là một hình thức ngụy biện chứ không nhất định phải là một lập luận sai lầm. Đặc trưng của tất cả các dạng ngụy biện liên quan tới ngụy biện nhân quả sai đó là: giả định một cách phi logic về nguyên do gây ra hiệu ứng cụ thể nào đó.
Ví dụ:
Whenever she watches a live match on TV, her favourite team loses. So she decides to watch the recorded ones to ensure their victory. (Bất cứ khi nào cô ấy xem trận đấu trực tiếp của đội cô ấy yêu thích, họ đều thua. Vậy nên cô ấy quyết định chỉ xem những trận phát lại để đảm bảo chiến thắng của họ.)
Về mặt logic mà nói, việc cô gái có xem hay không xem trực tiếp cũng ảnh hưởng tới kết quả của trận đấu. Không có cơ sở nào đảm bảo rằng cô không xem thì may mắn sẽ đến với đội bóng cô yêu thích.
Trên thực tế, yếu tố để chiến thắng phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, chiến thuật chung, kỹ thuật cá nhân, độ ăn ý, sự cổ vũ nhiệt tình, tâm lý của cầu thủ,… và đôi khi là yếu tố địa hình, thời tiết. Một khán giả có xem trực tiếp qua sóng truyền hình hay không hề gây tác động tới việc thành bại của trận đấu.
Lỗi ngụy biện này dựa trên việc đặt ra liên hệ phi lý giữa sự kiện và nguyên nhân dẫn đến sự kiện đó. Có nghĩa là, vì A nên dẫn đến kết quả B, và mặc định tương đương là B xảy ra chắc chắn là do A.
Ngụy biện nhân quả sai cũng thường xuất hiện trong bối cảnh chính trị, khi các chính trị gia cố gắng gán ghép đối thủ của họ với những điều tiêu cực, ngay cả khi điều này không hoàn toàn chính xác.
Cách tránh lỗi ngụy biện nhân quả sai
Lỗi ngụy biện nhân quả sai xảy ra khi người viết hiểu nhầm mối quan hệ nhân quả, mà mối quan hệ nhân quả lại được thể hiện qua các từ như:
because
consequently
due to
so that
if…then
consequently
thus
since
for
therefore
as a result
Do vậy, khi sử dụng các từ biểu thị mối quan hệ nhân quả, người học cần xây dựng tâm lý cẩn trọng hơn.
Khi không thể cung cấp đủ dẫn chứng, người học hãy sử dụng các cụm từ rào đón (hedging) để cho tạo ra một cái nhìn khách quan, cho thấy vẫn còn khả năng khác dẫn đến nguyên nhân này.
Các cụm từ hedging thường thấy như:
Các từ: potential, possible, likely, assumption, mainly, almost,…
Động từ khuyết thiếu: can, could, may, might,…
Các cụm từ: as far as I know, from my point of view,…
Lỗi ngụy biện nhân quả sai trong bài thi IELTS Speaking và Writing
Trong các bài thi IELTS Speaking hoặc Writing, lỗi về Causal Fallacy có thể khiến những câu trả lời của thí sinh bị tuyệt đối hóa, quy chụp, và thiếu logic.
Trong IELTS Speaking
Ví dụ:
Q: Do you think it is possible to be friends with someone if you never meet them in person? Is this a real friendship?
A: Everything that is visible and touchable is real, so the real friend is.
Đây là một nhận định mang tính phiến diện bởi trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp tình bạn bền vững được xây dựng thông qua nền tảng xã hội.
Để tránh lỗi ngụy biện nhân quả sai, người học nên bổ sung các cụm từ “From my point of view”, “In my opinion”, “I suppose that”, “To me…” để chỉ ra rằng đó chỉ là quan điểm cá nhân, do đó, không phải luôn đúng.
Well, from my point of view, to build a strong relationship, we should hang out as much as possible. Meeting someone in person plays an important role because I’m a dry texter and I prefer talking in a cozy coffee shop to chatting through a screen. Also, it gives a boost to a close relationship.
Trong IELTS Writing
Đối với bài thi Writing, đặc biệt là Task 2, nếu mắc phải lỗi ngụy biện nhân quả sai (Causal Fallacy), bài viết sẽ trở nên chủ quan, phiến diện và quy chụp.
Ví dụ:
Any children who have eye diseases and are addicted to screens such as smartphones, television, computers, etc. are from urban areas. Children from rural areas have no problems with their eyes. The perfect way is to isolate them from all screens to prevent this issue.
Mới nhìn thoáng qua, đây có thể là một lập luận khá có lý. Tuy nhiên, lỗi ngụy biện nhân quả sai đã bóp méo phần nào sự khách quan và dẫn đến kết luận không chuẩn xác.
Dưới đây là phần lý giải:
Mặc dù trên thực tế, các bạn trẻ ở vùng đô thị bị các triệu chứng về mắt là do nhìn vào màn hình quá nhiều bởi vì có điều kiện tốt hơn, nên đã quen và nghiện các thiết bị công nghệ từ sớm.
Ngược lại, trẻ em ở vùng nông thôn không có nhiều cơ họi tiếp xúc chúng nên không sao. Ở đây, tác giả đã vô tình mắc phải lỗi ngụy biện khi sử dụng mệnh đề tuyệt đối với “any children” - quy chụp rằng miễn là trẻ em bị bệnh về mắt thì nghiện sử dụng thiết bị điện tử và đều đến từ thành phố.
Và từ đó đưa ra kết luận ở một nơi khác không phải ở thành phố - “rural areas” không gặp vấn đề gì về mắt.
→ Để xử lý vấn đề này, người viết nên sử dụng các từ “mainly, almost, mostly, nearly” thay vì “any” để đảm bảo tính khách quan và tránh lối về logic.
→ Ngoài ra, nên bỏ “the perfect way” - “cách hoàn hảo nhất”. Trong bài viết, không nên sử dụng các từ hoặc cụm từ mang tính tuyệt đối, chủ quan.
Người học có thể tham khảo cách sử dụng từ và lập luận của đoạn văn sau:
One of the most common reasons for nearsightedness in children is that they get acquainted with technical devices at an extremely young age. Children who have eye diseases are addicted to screens such as smartphones, televisions, computers, etc., mainly in urban areas, while children from rural areas have nearly no problem with their eyes. To avoid this problem, one solution is to remove them from all screens. |
Bài tập về ngụy biện nhân quả sai trong IELTS Writing Task 2
Dưới đây là một số lập luận mà người học có thể tìm thấy hoặc mắc phải trong bài viết IELTS Writing Task 2.
Bài tập: Tìm lỗi ngụy biện nhân quả sai trong các lập luận dưới đây:
Lập luận 1:
"Studies show that people who drink coffee are more likely to develop cancer. Therefore, drinking coffee causes cancer."
Phân tích:
Đoạn văn trên mắc lỗi lỗi ngụy biện nhân quả sai vì nó giả định mối quan hệ nhân quả giữa hai hiện tượng mà không có đủ bằng chứng. Mặc dù các nghiên cứu có thể cho thấy mối tương quan giữa uống cà phê và ung thư, điều đó không nhất thiết nghĩa là uống cà phê gây ra ung thư. Có thể có các yếu tố khác chẳng hạn như di truyền hoặc thói quen lối sống góp phần vào việc gây ra ung thư.
Để tránh sai lầm này, cách đơn giản nhất là dùng các từ rào đón hay còn gọi là ngôn ngữ thận trọng.
Gợi ý sửa lại:
“Studies show that people who drink coffee are more likely to develop cancer. Therefore, drinking coffee could be one of the factors that cause cancer.”
(“Các nghiên cứu cho thấy có một mối tương quan giữa tiêu thụ cà phê và phát triển ung thư. Do đó, uống cà phê có thể là một trong những yếu tố gây ung thư.”)
Lập luận 2:
"Since the implementation of the new policy, there has been an increase in crime rates in the city. Therefore, the policy has caused an increase in crime."
Phân tích:
Đoạn văn trên mắc lỗi lỗi ngụy biện nhân quả sai vì nó giả định mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa chính sách được ban hành và tỷ lệ tội phạm mà không xem xét các yếu tố khác có thể góp phần vào sự gia tăng. Ví dụ, các yếu tố kinh tế, bất bình đẳng xã hội hoặc thay đổi mật độ dân số cũng có thể đóng một vai trò trong việc tăng tỷ lệ tội phạm.
Gợi ý sửa lại:
“There has been an increase in crime rates in the city since the implementation of the new policy. Therefore, the policy could be one of the reasons for the increase in crime.”
(“Đã có sự gia tăng tỷ lệ tội phạm trong thành phố kể từ khi thực hiện chính sách mới. Do đó, chính sách này có thể là một trong những lý do cho sự gia tăng tội phạm.”)
Xem thêm: Các hình thức ngụy biện thường gặp trong tư duy Logic
Tổng kết
Ngụy biện nhân quả sai (causal fallacy) là một trong những lỗi ngụy biện rất dễ vướng phải, hơn nữa còn rất khó để tự nhận diện. Nếu không để ý và tìm cách khắc phục, người học tiếng Anh thường ngụy biện sẽ dần quen tư duy một cách chủ quan và quy chụp nguyên nhân của sự việc, ảnh hưởng tới hiểu biết hoặc nhận thức về một chủ đề nào đó, từ đó dẫn đến những kết luận sai hoặc lỗi. Hy vọng rằng sau bài viết này, người học sẽ nắm rõ Causal Fallacy là gì và dần dần làm chủ được tư duy logic của bản thân.
Tài liệu tham khảo:
Kramer, Lindsay. “What Is the Causal Fallacy? Definition and Examples.” Grammarly, 3 November 2022, https://www.grammarly.com/blog/causal-fallacy/. Accessed 31 January 2023.
Causal Fallacies, https://www.csus.edu/indiv/m/mayesgr/phl4/handouts/phl4causalfallacies.htm. Accessed 31 January 2023.
“[S08] Causal fallacies.” PHILOSOPHY@HKU, https://philosophy.hku.hk/think/sci/causal-fallacies.php. Accessed 31 January 2023.
“Post-Hoc Argument.” StudySmarter UK, www.studysmarter.co.uk/explanations/english/rhetoric/post-hoc-argument/.
Bình luận - Hỏi đáp