Banner background

Personal Statement – Bí quyết viết bài luận cá nhân ấn tượng

Bài luận cá nhân (Personal Statement) là một trong tài liệu ứng viên cần chuẩn bị để xin xét tuyển các trường đại học nước ngoài.
personal statement bi quyet viet bai luan ca nhan an tuong

Khác với các trường ở Việt Nam, việc ứng tuyển vào các trường đại học ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, là một quá trình phức tạp. Bên cạnh việc chọn ngành, chọn trường, ứng viên còn cần phải tìm hiểu kỹ về yêu cầu tuyển sinh và các tài liệu cần thiết để xin xét tuyển cho từng trường, vì mỗi trường thường đưa ra các yêu cầu khác nhau.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một trong những tài liệu phổ biến nhất mà ứng viên phải chuẩn bị đó là Bài luận cá nhân. Thật ra, Personal Statement, Statement of Purpose, Letter of Motivation,…các bài viết này đều được dịch sang tiếng Việt là Bài luận cá nhân. Tuy nhiên, bản chất của các bài viết này là không giống nhau. Vậy nên, ứng viên cần phải tìm hiểu kỹ ngôi trường và loại học bổng mà bạn nộp (nếu có) đang yêu cầu loại bài luận cá nhân gì. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung vào loại bài “Personal Statement”.

Personal Statement là gì?

Khi ứng tuyển vào trường đại học, ứng viên sẽ được đánh giá về nhiều mặt. Bên cạnh việc đòi hỏi các bằng cấp mang tính định lượng như GPA, IELTS, SAT, …, các trường đại học còn muốn đánh giá thí sinh theo hướng “định tính”.

Cụ thể hơn, Hội đồng tuyển sinh muốn biết ứng viên có cá tính thế nào, quan tâm đến điều gì, động lực để ứng viên đăng ký chương trình học này là gì, và những trải nghiệm đã tác động lên bản thân ứng viên, giúp họ trở thành con người của hiện tại. Những yêu cầu trên khó có thể diễn tả qua các bằng cấp, do đó, các trường thường yêu cầu ứng viên nộp Personal Statement để bộc lộ rõ bản thân mình hơn. Đây cũng là một cơ hội cho ứng viên gây ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh, thông qua những điều riêng tư, độc đáo và nổi bật của bản thân mà các hồ sơ khác chưa thể hiện được.

Tóm lại, Personal statement là một bài viết trình bày về bản thân để thể hiện cá tính của ứng viên, và thuyết phục Hội đồng tuyển sinh rằng ứng viên xứng đáng có cơ hội được học tập khoá học, ngôi trường hoặc nhận được học bổng nào đó.

Tầm quan trọng của Personal Statement

Nhiều ứng viên cho rằng thành tích học tập, những thành tựu đã đạt được và bề dày kinh nghiệm làm việc, tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ mang tính quyết định trong việc ứng tuyển vào các trường đại học. Điều này chỉ đúng nếu thành tựu của ứng viên nổi bật hơn nhiều so với các ứng viên khác. Thế nhưng nếu sự chênh lệnh về thành tựu giữa các ứng viên không nhiều, hoặc có thể là như nhau, thì tiêu chí quyết định sẽ là gì? Lúc này, Personal statement sẽ là một yếu tố quyết định sự khác biệt giữa những bộ hồ sơ tương đồng, giữa việc được chấp nhận hoặc từ chối.

Personal Statement sẽ giúp thí sinh thể hiện được khả năng viết, khả năng hiểu rõ bản thân, cũng như việc nhìn nhận thế giới xung quanh của bản thân. Từ đó sẽ giúp Hội đồng tuyển sinh hiểu rõ động lực học tập của ứng viên, xem xét xem liệu chương trình học này có phù hợp với tính cách và khả năng của thí sinh hay không. Hội đồng sẽ ưu tiên những bạn thích hợp và có khả năng cao đạt được thành công trong lĩnh vực đã chọn sau khi tốt nghiệp.

Do đó, nếu một bộ hồ sơ có điểm GPA cao, IELTS tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá, nhưng bài Personal Statement lại lủng củng, thiếu logic sẽ làm Hội đồng xét tuyển hoài nghi về khả năng đạt được những thành tích trên. Vì thế, nó có thể sẽ không được đánh giá cao bằng một bộ hồ sơ có GPA và IELTS không quá cao, nhưng có một bài Personal Statement thật đặc sắc và ấn tượng.

Gợi ý cấu trúc một bài Personal Statement

Các bước chuẩn bị để làm bài Personal Statement

Để có thể có một bài Personal Statement hiệu quả, thí sinh nên bắt đầu từ việc quyết định mình sẽ học ngành gì, tìm hiểu những trường nào có đào tạo chuyên ngành đó và lựa chọn cho mình một số trường mong muốn để ứng tuyển. Sau đó, ứng viên cần tìm hiểu xem yêu cầu ứng tuyển của các trường đó là thế nào, những loại giấy tờ nào là cần thiết.

Nếu nhà trường yêu cầu và có cung cấp những hướng dẫn cụ thể về Personal Statement, ứng viên nên làm theo những bước đã được chỉ dẫn đó. Nếu nhà trường không có yêu cầu cụ thể gì về Personal Statement, ứng viên nên viết khoảng 1-2 trang. Thông thường, để ứng tuyển vào các trường đại học ở Mỹ, thí sinh cần phải viết từ 250 đến 650 từ.

Để bài viết trở nên hấp dẫn, ứng viên cần thể hiện được tính cách của mình, niềm đam mê với ngành học, góc nhìn của ứng viên về một vấn đề trong cuộc sống và vấn đề đó nên liên quan đến ngành mà ứng viên muốn học. Để viết một cách hiệu quả, sau khi xác định ngành học, thí sinh nên tìm hiểu các môn học cụ thể trong chuyên ngành này, những tính cách cần thiết của người hoạt động trong ngành này. Từ đó, nhớ lại hoặc suy nghĩ ra một câu chuyện liên quan, có thể giúp ứng viên thể hiện được tích cách mà chuyên ngành này mong muốn.

Gợi ý dàn bài Personal Statement

Một bài Personal Statement cần có một cấu trúc rõ ràng để tránh bị lủng củng, gây khó khăn cho người đọc. Dưới đây, người viết sẽ gợi ý một dàn bài mà người đọc có thể áp dụng vào việc viết Personal Statement để ứng tuyển vào các trường đại học nước ngoài.

Mở bài

  • Mở bài cần giải thích tại sao ứng viên hứng thú với chuyên ngành đang ứng tuyển.

  • Mở bài nên ngắn gọn, hấp dẫn để có thể thu hút được người đọc từ những giây phút đầu tiên, giúp họ có ấn tượng tốt với bài viết của ứng viên.

  • Nếu gặp khó khăn trong việc viết mở bài, ứng viên có thể viết phần thân bài trước, sau đó quay lại. Lúc đó, người viết sẽ biết được động lực chính thúc đẩy mình ứng tuyển cho ngành học này là gì.

Thân bài

Thân bài cần đưa ra các kỹ năng, tính cách, kiến thức mà ứng viên đã và đang chuẩn bị cho ngành học mà ứng viên đang ứng tuyển.

Các kỹ năng, tính cách, kiến thức được viết trong bài Personal Statement cần phải liên quan đến ngành học mà ứng viên đang ứng tuyển và phải được giải thích chi tiết, có thể thông qua các ví dụ.

Cố gắng chèn vào một ví dụ mang tính học thuật (ví dụ như tham gia một khoá học hay đọc một bài báo học thuật, một cuốn sách nào đó).

Một phương pháp mà ứng viên có thể áp dụng khi kể về các kinh nghiệm của mình (nếu có) là phương pháp STAR: Situation – Task – Action – Result.

  • Situation: Tình huống, sự kiện hay một thử thách nào đó.

  • Task: Trách nhiệm của người viết đối với thử thách đó.

  • Action: Các hành động cụ thể để khắc phục tình hình trên.

  • Result: Kết quả của các hành động đã làm.

Kết bài

Kết bài sẽ tổng kết lại các ý chính trong phần mở bài và thân bài.

Đây cũng là cơ hội để ứng viên viết về các dự định tương lai của mình. Ngành học này sẽ giúp ứng viên như thế nào trên con đường đạt được những dự định đó.

Bài viết minh hoạ – Ứng tuyển ngành International Business Management (Hệ Cử nhân)

[Introduction] Being a daughter of a farmer family, I desire to help my parents, my neighbors, and my relatives to make people around the world, from Eastern countries to Western ones, know about special Vietnamese agricultural products. My hometown is in the Mekong delta, the Southern countryside of Vietnam. This region is famous for rice, vegetables, fruit – agricultural products generally. However, the quality is not always in the direct proportion to the product’s price because they are just “pure” farmers, who do not have much knowledge about doing business. Therefore, learning about business to introduce Vietnamese agricultural products to the world has always been the biggest ambition of my life.

Phân tích: Phần mở bài đã giải thích tại sao ứng viên hứng thú với chuyên ngành đang ứng tuyển ( Muốn học kinh doanh để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đến với thế giới). Ngoài ra, người viết cũng đã cố gắng thu hút được người đọc trong câu đầu tiên bằng cách giới thiệu về bản thân và mong muốn của bản thân (Con của một gia đình nông dân nhưng có mong muốn giới thiệu nền nông nghiệp Việt Nam đến với nhiều quốc gia).

[Body] Whilst studying at high school, I have used my initiative in managing a Cooking club, which makes many kinds of food to sell to other students in order to raise funds for the Red Cross Organization. Having joined this project from the beginning, I had to cooperate with three more students to come up with a plan for the idea. To be specific, we prepared the logistics plan, human resources plan, marketing plan, and financial plan. We had to think about many aspects such as the sources of ingredients, cooking locations, responsible people, promotion activities at school, online marketing programs, costs, and prices of different types of food. We definitely had many difficulties and arguments, but we could finally come up with solutions. After a year of operation, we could donate more than VND 3,000,000 to the Red Cross Organization. Thanks to this valuable opportunity, I have learned how to make a business plan and work in a team effectively while meeting the deadlines. As one of the founders of this club, I could learn about delegation, motivating other people, and planning skills. That was my first time managing a business group, which gave me more eager to explore more about business.

After doing much research and asking for suggestions from experienced people, I could read the book called Business Model Generation (by Alexander Osterwalder). From the moment of reading this book, I realized that business is something that I need to pursue. There are many aspects that can influence the business such as customers, competitors, the governments, technology, etc. Besides, it is important to manage the cash flow as well. The knowledge from this book really raised my eagerness and enthusiasm for the business.

In order to help me expand my horizon, I obtained a two-month logistic course at ABC Organization. I was taught about the process, international shipping rules as well as domestic ones. To be frank, despite being the youngest in the class with no working experience relating to logistics at all, I did enjoy every moment, every lesson in that class. I also could build a relationship with many people working in international organizations thanks to this class. As a result, I could listen to their sharing regarding business. It even encouraged me more to apply for the International Business Management study.

Phân tích: Phần thân bài tập trung đưa ra các kiến thức, kỹ năng mà ứng viên đã và đang chuẩn bị. Tất cả các ví dụ đưa ra điều sẽ giúp Hội đồng tuyển sinh thấy được ứng viên đang rất hứng thú, mong muốn được biết thêm về ngành Kinh doanh.

Đoạn đầu tiên phần thân bài, tác giả đã nói về kinh nghiệm quản lý 1 câu lạc bộ Nấu ăn tại trường để gây quỹ cho Hội chữ thập đỏ. Để tăng thêm sự tin tưởng từ Hội đồng tuyển sinh, tác giả đã sử dụng phương pháp STAR:

  • Tình huống (Situation): Dự án gây quỹ cho Hội chữ thập đỏ.

  • Nhiệm vụ (Task): Làm các kế hoạch về logistics, nhân sự, marketing và tài chính cho hoạt động nấu ăn gây quỹ.

  • Hành động (Action): Tìm nguồn thực phẩm, xác định giá cả, xác định nơi nấu ăn, chuẩn bị các hoạt động marketing cho học sinh trong trường,…

  • Kết quả (Result): Gây quỹ được hơn 3 triệu cho Hội chữ thập đó. Từ kinh nghiệm đó, tác giả đã học được một số kỹ năng cần thiết để làm kinh doanh (làm việc nhóm, lên kế hoạch,…) và điều đó lại càng thúc đẩy tác giả muốn biết thêm về ngành kinh doanh này.

Ở đoạn 2, tác giả nói về việc thu thập kiến thức về kinh doanh thông qua việc đọc sách chuyên ngành. Những kiến thức thu thập được từ quyển sách đó (khách hàng đối thủ, chính quyền,…) lại càng thúc đẩy tác giả tìm hiểu thêm về ngành kinh doanh. Đến đoạn 3, tác giả đề cập đến khoá học về logistic (một phần của kinh doanh) để học về kiến thức vận chuyển hàng hoá cũng như mở rộng mối quan hệ với các người đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Càng có thêm nhiều kiến thức và nghe chia sẻ từ nhiều người trong ngành, tác giả lại càng muốn học thêm về ngành Kinh doanh.

[Conclusion] From the above roles and studies, I have known that I have a great passion for business. I am truly eager and looking forward to broadening my knowledge of International Business Management. This degree will be the foundation for me to achieve my goal, which is establishing an exporting company to introduce Vietnamese agricultural products to the world.

Phân tích: Đến phần kết bài, tác giả nhắc lại bản thân mình rất đam mê với ngành kinh doanh, mong muốn được học thêm nhiều kiến thức. Cuối cùng, tác giả một lần nữa khẳng định ngành học này sẽ là nền tảng để tác giả có thể thực hiện ước mơ của mình (thành lập một công ty xuất khẩu để giới thiệu nền nông nghiệp Việt Nam đến với nhiều quốc gia).

Những điều nên và không nên trong bài Personal Statement

Nên

  • Vì đây là câu chuyện cá nhân nên bài Personal Statement cần có sự thu hút và khơi gợi được sự sẻ chia nơi người đọc, đặc biệt là phần mở bài.

  • Do tầm quan trọng của bài viết, ứng viên nên dành nhiều thời gian để hoàn thành bài viết, ít nhất từ 1 đến 2 tháng.

  • Bài viết nên được chỉnh sửa nhiều lần bởi người có trình độ tiếng Anh cao, hiểu về tính cách, sở thích và năng lực của ứng viên, và có khả năng góp ý một cách thẳng thắn.

  • Bài viết nên được đánh giá về nhiều mặt: bài viết đã truyền tải được ý của người viết chưa, cách truyền tải có dễ hiểu không, câu chuyện có chân thực và hợp lý chưa, từ ngữ và ngữ pháp đã đúng và phù hợp chưa.

  • Nếu nộp nhiều trường cùng 1 lúc, ứng viên nên xem lại mình đã ghi đúng tên ngành và tên trường chưa, và chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Không nên

  • Không nên thuê người viết hộ vì Hội đồng tuyển sinh là những người có chuyên môn và kinh nghiệm cao. Họ sẽ có thể đánh giá được mức độ chân thật của bài viết. Bên cạnh đó, người viết hộ sẽ khó có thể truyền tải những cảm xúc của ứng viên vào bài viết, nên bài viết sẽ khó có thể khơi gợi cảm xúc và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

  • Tương tự như trên, ứng viên cũng không nên copy hoặc kể một câu chuyện của người khác.
    Không nên đi vào câu chuyện quá chi tiết. Câu chuyện chỉ là chất xúc tác, đường dẫn để đến phần quan trọng, đó là tính cách và góc nhìn của người viết.

Huỳnh Nguyễn Thảo Nhung

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...