Phân loại và giải quyết dạng đề Agree/Disagree trong Writing Task 2 – Phần 9

Như đã trình bày ở các bài viết trước về dạng đề Agree/Disagree, sau khi thí sinh nhận thấy đề bài không có yếu tố so sánh, việc tiếp theo cần làm là phân tích xem đề bài có một phần hay nhiều phần.
author
ZIM Academy
23/10/2020
phan loai va giai quyet dang de agreedisagree trong writing task 2 phan 9

Như đã trình bày ở các bài viết trước về dạng đề Agree/Disagree, sau khi thí sinh nhận thấy đề bài không có yếu tố so sánh, việc tiếp theo cần làm là phân tích xem đề bài có một phần hay nhiều phần, tức là mỗi đề bài đưa ra một hay là nhiều ý kiến. Nếu là một ý kiến, thí sinh sẽ phân tích theo hướng dẫn ở bài viết này, nếu là nhiều ý kiến được đưa ra trong đề bài, thí sinh có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Phần 2: Những dạng đề không có so sánh

Những dạng đề Agree/Disagree có nhiều phần (tt) 

Art classes, such as painting and drawing, are as important for children’s development as other subjects, so they should be compulsory in high school. Do you agree or disagree?

de-bai-minh-hoa-agree-disagree-Đề bài minh họa

Tạm dịch: Các lớp học nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh, hội hoạ, thì quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như là các môn khác, vì vậy chúng nên là các môn học bắt buộc ở trường học. 

Đây là một đề bài với hai thành phần khác nhau. Phần thứ nhất: Các lớp học nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh, hội hoạ, thì quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như là các môn khác và phần thứ hai: chúng nên là các môn học bắt buộc ở trường học. Nhưng hai thành phần này không thực sự độc lập với nhau mà sẽ liên kết với nhau để hình thành mạch văn tổng thể cho bài viết.

Áp dụng vào việc viết bài

Hai thành phần trong đề bài cần được phân tích dựa trên lập luận của nhau. 

Art classes, such as painting and drawing, are as important for children’s development as other subjects, so they should be compulsory in high school. 

Do you agree or disagree?

Hãy cùng xem xét bốn cách lập luận như sau:

Cách 1: đồng ý cả hai vế

  • Thân bài thứ nhất: Các lớp học nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh, hội hoạ, thì quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như là các môn khác → đồng ý với phần thứ nhất của đề bài

  • Thân bài thứ hai: chúng nên trở thành các môn học bắt buộc ở trường học. → đồng ý với phần thứ hai của đề bài

→ Hướng này cũng hợp lý về mặt logic; chính vì quan trọng như vậy nên chuyện đưa những môn học này vào chương trình bắt buộc là cần thiết. Tuy nhiên về mặt ý tưởng sẽ khó hơn cho tác giả bảo vệ. Bởi vì cũng tương tự như từ Only, Best, Most,… từ compulsory (bắt buộc) cũng mang một hàm ý tuyệt đối, sẽ khó hơn cho thí sinh tìm ra được lý do tại sao nên bắt buộc trong bối cảnh phòng thi IELTS. Do vậy dù đây có thể là một hướng đi hợp lý, nhưng lại không được đề xuất.

Cách 2: không đồng ý với vế đầu tiên nhưng lại đồng ý vế thứ hai

  • Thân bài thứ nhất: Các lớp học nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh, hội hoạ, thì quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như là các môn khác → không đồng ý với phần thứ nhất đề bài

  • Thân bài thứ hai: chúng nên trở thành các môn học bắt buộc ở trường học.→ đồng ý với phần thứ hai đề bài

→ cách làm này lại hoàn toàn không hợp lý. Xét về logic, nếu không quan trọng mà ép buộc học sinh học thì là vô lý, vì thế cách làm này không được đề xuất cho thí sinh. 

Do đó, những dạng đề hai vế có một sự liên quan với nhau, tác giả cần đảm bảo tạo được một mạch văn xuyên suốt cho bài viết để từ đó rút ra được lập trường cho mình. 

Cách 3: đồng ý với vế đầu tiên nhưng không đồng ý vế thứ hai

Cách viết mở bài, thí sinh cần chú ý thesis statement để giữ tính thống nhất của bài viết và lập trường cá nhân, là đồng ý với vế đầu tiên nhưng không đồng ý vế thứ hai

Many believe that art-related courses, like painting or drawing, which play as important a role as other subjects should be rendered mandatory at high school. However, these courses, although significant to the growth of children, should only be optional in their curriculum, from my perspective.

  • Thân bài thứ nhất: Một mặt, các lớp học nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh, hội hoạ, thì quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như là các môn khác → đồng ý với phần thứ nhất đề bài

  • Thân bài thứ hai: Tuy nhiên, chúng không nên là các môn học bắt buộc ở trường học. → không đồng ý với phần thứ nhất đề bài

→ Hướng phân tích này hợp lý về mặt logic, bởi vì quan trọng nhưng không có nghĩa là nên bắt buộc mọi trẻ em đều phải học. Đây là một trong những cách làm được đề xuất.

→ Dưới đây là một số luận cứ được đề xuất cho thân bài thứ nhất của cách làm này:

  • Trong khi toán, một môn học đòi hỏi học sinh tính toán và giải các câu hỏi toán học thường xuyên, giúp học sinh phát triển sự nhạy bén trong tư duy cũng như là kỹ năng giải quyết vấn đề, thì vẽ tranh lại tạo điều kiện cho sự phát triển của một đứa trẻ về trí thông minh cảm xúc → Bằng việc tham gia những lớp học như thế này, học sinh có cơ hội học cách quan sát các tác phẩm nghệ thuật và hiểu được cảm xúc của người tác giả thông qua những gì họ vẽ, điều này có thể giúp học sinh phát triển khả năng thấu cảm của người khác

  • Những môn nghệ thuật cũng quan trọng như là tiếng anh và các môn ngôn ngữ khác bởi vì tất cả đều tạo điều kiện cho người học thể hiện ý kiến của mình tốt hơn, thông qua hình thức giao tiếp bằng lời nói ví dụ như nói chuyện hoặc thông qua những kênh không có lời nói như cái cách họ phác thảo nhân vật hoặc sử dụng màu sắc.

Thân bài thứ nhất

On the one hand, the role of classes involving art is, admittedly, as important as that of others. For instance, while math which regularly requires students to calculate and solve mathematical questions helps develop their mental agility and problem-solving ability, painting and drawing facilitate a child’s development of his or her emotional intelligence. By attending these classes, students stand a chance to learn how to observe works of art and understand the artists’ feelings through what they drew, which can help students get used to having a better understanding of others’ emotion without them having to admit it. The significance of art-based subjects is also as great as that of English and other languages because all enable the learners to better express their ideas, either using verbal communication such as speaking or non-verbal channels like the way they sketch their characters or use color patterns. 

→ Do thân bài thứ nhất tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các môn nghệ thuật, nên ở thân bài thứ hai tác giả sẽ chọn hướng phân tích theo chiều ngược lại. Dưới đây là một số luận cứ được đề xuất cho thân bài thứ hai của cách làm này:

  • Không phải học sinh nào cũng hào hứng về nghệ thuật, điều này khiến cho môn học này trở thành một nguồn cơn của sự chán nản và áp lực khi học sinh bị ép phải học nó. Lượng thời gian này lẽ ra có thể được dùng cho những hoạt lớp học khác mà họ hứng thú hơn để mà họ có thể tận dụng tốt quỹ thời gian của mình cho những gì họ thích. 

  • Thêm vào đó, nếu các môn nghệ thuật trở thành các môn bắt buộc, thì những học sinh mà không thực sự có thiên khiếu về nghệ thuật sẽ gặp khó khăn trong việc đạt điểm cao. Đó là vì không phải dễ dàng cho tất cả mọi người để cải thiện các kỹ năng liên quan đến nghệ thuật trong thời gian ngắn. Điều này có thể ảnh hưởng tới thành tích cuối khoá của họ. 

Thân bài thứ hai:

On the other hand, no matter how important these subjects are, rendering them compulsory may adversely impact students in many ways. Firstly, not every student is enthusiastic about art, which causes this subject to become a source of boredom and stress when students are forced to learn it. This amount of time could have been otherwise allotted for other classes that they are more interested in so that they could make full use of their time for what they like. Secondly, should art be obligatory at school, students who are not artistically gifted may have great difficulty achieving good grades at this subject. It is not easy for everyone to improve their artistic skills for a short period of time, which may negatively affect the students’ GPA at the end of the term. 

Kết bài: lập trường xuyên suốt là dù các môn nghệ thuật là quan trọng như những môn khác nhưng nhà trường không nên ép học sinh phải học nó.

In conclusion, despite being as beneficial to a student’s growth as other subjects, art courses should not be seen as compulsory. Instead, it is necessary for schools to find out what their students are best at so that they can fully develop their potential.

Cách 4: không đồng ý cả hai vế

Cách viết mở bài, thí sinh cần chú ý thesis statement để giữ tính thống nhất của bài viết và lập trường cá nhân, là không đồng ý cả hai vế 

Many believe that art-related courses, like painting or drawing, which play as important a role as other subjects should be rendered mandatory at high school. However, from my perspective, these courses are not so important to the development of children and therefore, they should only be optional in their curriculum.

  • Thân bài thứ nhất: các lớp học nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh, hội hoạ, thì không quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ bằng các môn khác. → không đồng ý với phần thứ nhất đề bài

  • Thân bài thứ hai: chúng không nên là các môn học bắt buộc ở trường học. → không đồng ý với phần thứ nhất đề bài

→ Về mặt logic, lập luận này cũng hợp lý, bởi vì những môn học như này không quan trọng như những môn khác, cho nên không thể nào bắt học sinh học những môn này một cách ép buộc được. 

→ Dưới đây là một số luận cứ được đề xuất cho thân bài thứ nhất:

  • Trong khi toán, một môn học đòi hỏi học sinh tính toán và giải các câu hỏi toán học thường xuyên, giúp học sinh phát triển sự nhạy bén trong tư duy cũng như là kỹ năng giải quyết vấn đề, thì vẽ tranh lại tạo điều kiện cho sự phát triển của một đứa trẻ về trí thông minh cảm xúc của nó. → Bằng việc tham gia những lớp học như thế này, học sinh có cơ hội học cách quan sát các tác phẩm nghệ thuật và hiểu được cảm xúc của người tác giả thông qua những gì họ vẽ, điều này có thể giúp học sinh làm quen với việc hiểu được cảm xúc của người khác mà không cần họ phải nói ra. 

  • Không giống với tin học hay là máy tính, những môn có thể có ích thậm chí ngay sau khi học sinh tốt nghiệp trung học, thì những môn vẽ không giúp đảm bảo tăng cơ hội giành được một chỗ trong trường đại học học mà họ chọn. → Đây là bởi vì không phải chuyên ngành nào giáo dục đại học cũng đòi hỏi người ta biết cách vẽ một bức tranh, nhưng họ lại cần hỏi tiếng anh hoặc có khả năng máy tính nhất định để thể hiện tốt hơn ở trường đại học. 

Thân bài thứ nhất:

To begin with, the role of classes involving art is not as important as that of others. Unlike Computer science or English that can be still of good use even after the students graduate from their high school, drawing or painting does not help increase their chance of winning a slot in their university. This is because not all majors in tertiary education require people to know how to draw a picture but they do need to have good command of English or certain computer proficiency to perform better at university. In contrast, graduates who have learned a lot about art but fail to place enough emphasis on their English or computer using ability may be faced with great difficulties finding a well-paid job. Not only may this cause them to be troubled by financial issues but they may also be discouraged before losing their happiness in life which is of great importance.

→ Cũng tương tự như những luận cứ ở cách làm 3, thân bài thứ hai cũng bác bỏ luận điểm bắt học sinh phải học những môn nghệ thuật như là những môn bắt buộc của đề bài. Tuy nhiên, do hai cách làm có sự khác nhau về mạch ý tổng quát của bài, nên hai câu chủ đề cần phải điều chỉnh đề phù hợp với lập trường chung. 

Do thân bài thứ nhất tác giả đã bác bỏ tầm quan trọng của các môn nghệ thuật, nên ở thân bài thứ hai tác giả sẽ từ đó mà khẳng định việc bắt học sinh học mông này là không hợp lý.

Thân bài thứ hai:

In my opinion, making students attend these classes as their compulsory subjects is not a wise decision to make. Firstly, not every student is enthusiastic about art, which causes this subject to become a source of boredom and stress when students are forced to learn it. This amount of time could have been otherwise allotted for other classes that they are more interested in so that they could make full use of their time for what they like. Secondly, should art be obligatory at school, students who are not artistically gifted may have great difficulty achieving good grades at this subject. It is not easy for everyone to improve their artistic skills for a short period of time, which may negatively affect the students’ GPA at the end of the term. 

Tổng kết

Kết thúc chuỗi hướng dẫn cách phân loại và giải quyết các dạng đề Agree/Disagree, người đọc có thể tóm tắt lại như sau. Các dạng đề như cause/solution, pros and cons hay discuss, thí sinh chỉ cần làm theo đề bài yêu cầu là liệt kê và chứng minh, rồi sau đó mới đưa quan điểm của mình (nếu đề có yêu cầu). Tuy nhiên, ở dạng đề Agree/Disagree, thí sinh cần xác định đề bài nằm trong nhóm nào trong các nhóm dưới đây.

dang-de-agree-disagree-so-doPhân loại dạng đề Agree/Disagree,

Đề bài có yếu tố so sánh hay không, nếu có thì đó là so sánh nhất hay so sánh hơn:

Nếu đó là so sánh nhất: 

  1. Lựa chọn 1: Triển khai hai thân bài cùng chiều, sau đó đưa ra một giải pháp khác để bác bỏ yếu tố so sánh nhất của đề bài,

  2. Lựa chọn 2: Triển khai hai thân bài trái chiều, sau đó đưa ra một giải pháp khác để bác bỏ yếu tố so sánh nhất của đề bài,

Nếu đó là so sánh hơn, chỉ có 1 lựa chọn:

  • Step 1: Xác định đối tượng được so sánh A và B

  • Step 2: phân bổ hai đối tượng này vào hai đoạn thân bài, với đối tượng nào ít quan trọng hơn ở đoạn một và đối tượng quan trọng hơn ở đoạn hai. 

  • Step 3: trả lời dứt khoát rằng đối tượng nào quan trọng hơn. Nếu đề bài có hỏi đối tượng này có thay thế được đối tượng kia hay không, thì cũng đưa ra một câu trả lời rõ ràng xuyên suốt ở ba phần của bài.

Nếu đề bài không có yếu tố so sánh nào cả, thì thí sinh xác định đề bài có bao nhiêu phần. 

Đề xuất một giải pháp (SHOULD) hay không,

Lựa chọn 1: Hai đoạn cùng chiều

Lựa chọn 2: Hai đoạn trái chiều 

Một sự khẳng định tuyệt đối và duy nhất (ONLY), chỉ có 1 lựa chọn

  • Step 1: thừa nhận luận điểm của đề bài là quan trọng, hiệu quả là đúng ở một khía cạnh nào đó.

  • Step 2: chứng minh luận điểm này không phải duy nhất và đưa ra nhiều đối tượng cũng tầm quan trọng hoặc hiêu quả tương tự

Trường hợp khác: ưu tiên cách viết cùng chiều để hạn chế sự mâu thuẫn giữa hai đoạn thân bài. 

Nếu đề bài có hai phần, 

  • Hai phần độc lập với nhau: có thể đồng ý hoặc bác bỏ cả hai, hoặc một trong hai  

  • Hai phần phụ thuộc với nhau: đồng ý hoặc bác bỏ phần một phần nhưng phải đảm bảo sự liên kết khi bác bỏ hoặc đồng ý phần còn lại

Tóm lại, sau khi phân loại được đề bài thành từng dạng, người đọc có thể nắm được hầu hết các nhóm câu hỏi trong dạng đề thi IELTS, câu hỏi dạng đề agree/disagree, cũng như là hướng giải quyết các dạng đề này để tránh lạc đề và tối đa hoá sự mạch lạc, liên kết của mình. Kết hợp với việc trau dồi kiến thức xã hội, ngữ pháp và từ vựng, tác giả hi vọng người đọc có thể tự cải thiện điểm bài viết của mình.

Hoàng Anh Khoa

Tham khảo thêm khóa học tại trung tâm luyện thi IELTS cấp tốc Anh ngữ ZIM giúp học viên tăng cường kỹ năng, kiến thức trong thời gian ngắn, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu