Phương pháp làm bài gapped-text trong FCE/CAE/CPE
Bài viết sẽ hướng dẫn phương pháp làm bài gapped-text trong FCE/CAE/CPE chi tiết và cụ thể kèm theo ví dụ và bài giải chi tiết.
Tổng quan
Vị trí
Trong quá trình luyện thi chứng chỉ Cambridge, người học sẽ thường xuyên bắt gặp dạng bài điền vào chỗ trống (hay còn gọi là gapped-text). Dạng bài này nằm ở Nội dung 1: Đọc và sử dụng tiếng Anh (Paper 1: Reading and Use of English paper), cụ thể là ở phần 6 trong phần Đọc (Reading) đối với đề thi FCE/ CPE và phần 7 đối với đề thi CAE.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc đề thi để việc luyện thi chứng chỉ Cambridge hiệu quả hơn:
CPE: https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/proficiency/exam-format/
CAE: https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/advanced/exam-format/
CFE: https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/first/exam-format/
Mô tả
Phần bài điền vào chỗ trống (gapped – text) bao gồm một văn bản chính với các đoạn trống được đánh số. Bài văn có những đoạn khuyết, chính là những đoạn thí sinh cần phải lựa chọn điền vào. Những đoạn cần điền vào chỗ trống này thường nằm ở phần cuối văn bản và không được sắp xếp đúng thứ tự. Do vậy, trong quá trình luyện thi chứng chỉ Cambridge, đối với dạng bài này, thí sinh cần đọc toàn bộ văn bản cùng với những đoạn rời được cung cấp ở dưới để lựa chọn đoạn văn rời phù hợp với những khoảng trống.
Đề thi minh họa
THE FOOTBALL CLUB CHAIRMAN
Bryan Richardson greeted me warmly, and ushered me into his modest office, somewhat larger than the others along the corridor, but without pretensions of any kind. He returned to his desk, which had two phones and a mobile on it, and a lot of apparently unsorted papers, offered me a chair, and said it was nice to see me again. I rather doubt he remembered me at all, but it had the effect of making me feel a little less anxious.
1.
|
‘I want to talk to you about an idea I have,’ I said. ‘I have supported this club since the 2010, and I’m starting to get frustrated by watching so much and knowing so little.’ He gazed at me with a degree of interest mixed with incomprehension. ‘What I mean,’ I added, ‘is that every football fan is dying to know what it is really like, what’s actually going on, yet all we get to see is what happens on the field.’
2.
|
And I didn’t wish to be fobbed off. ‘They all make it worse, not better. They all purvey gossip and rumours, and most of what they say turns out to be either uninteresting or incorrect. Your average supporter ends up in the dark most of the time.’
3.
|
‘Now that,’ I said, ‘is just the sort of thing I want to know about. I’d like to write a book about the club this coming season, to know about the deals, the comings and goings, all the factors involved. To get to know how a Premiership football club actually works.’ As I said this, I feared that it was a futile request, but I’d drawn a little hope from the fact that he had just been so open, as if he had already decided to consider the project. ‘I want to know about buying and selling players, how the finances work, to go down to the training ground, travel with the team, talk to the players and the manager.’
4.
|
So I continued with it. ‘Let me tell you a little about myself.’ He leaned back to make himself comfortable, sensing that this might take a while. ‘By training I’m an academic. I came here from America in the 1960s, got a doctorate in English at Oxford, then taught in the English Department at Warwick University for fifteen years. Now I run my own business, dealing in rare books and manuscripts in London, and do some freelance writing. But I’m not a journalist.’
5.
|
I was starting to babble now, and as I spoke I was aware of how foolish all this must be sounding to him. At one point he put his hands quietly on his lap, under the desk, and I had the distinct, if paranoid, impression that he was ringing some sort of hidden alarm, and that three orange shirted stewards would shortly come in and escort me from the ground (By Order of the Chairman).
6.
|
‘But a book is certainly a good idea,’ he said. ‘Let me think it over and I’II get back to you.’ He stood up and we shook hands. ‘I’II be in touch,’ he said. And a few weeks later, in mid-August, he was. ‘There’s a great story here,’ he said. ‘Go ahead and do it next season. I’II introduce you to the people up here at the club. Go everywhere, talk to everybody, you’ll find it fascinating.’ I was surprised, and delighted, but tried not to gush. ‘Thank you,’ I said. ‘It’s very open-minded of you.’
7.
|
‘Yes, sure,’ he said. ‘But I mean something more than that, something more complicated.’ ‘What’s that?’ I asked. He smiled. ‘You’ll see.’
A) The disappointment must have registered on my face, because he quickly added: ‘I came to all this relatively late in my career, and it’s a fascinating business. I find it more so all the time, and I don’t have any doubt that people would be interested to read an account of it.’
B) ‘We’ve got nothing to hide,’ he said, ‘but you’ll be surprised by what you learn. It’s an amazingly emotional business.’ ‘It must be,’ I said, ‘the supporters can see that. So many of the games are like an emotional rollercoaster. Sometimes the whole season is.’
C) He nodded gently. ‘Good,’ he said firmly. ‘That’s part of the point,’ I went on. ‘I want to write about the club from the point of view of the supporters, a sort of fan’s eye view. Getting behind the scenes is every fan’s dream – whether it’s here or somewhere else. I’ve never written anything like this, although I have written a couple of books. And I am trained, as an academic, in habits of analysis, in trying to figure out how things work. And I’m a supporter of the club, so I don’t think there is anything to fear.’
D) As I was speaking, the mobile phone rang, and he answered it with an apologetic shrug. A brief and cryptic one-sided conversation ensued, with obscure references to hotels and phone numbers. When he hung up, he explained: ‘We’re trying to sign a full-back. Good player. But there are three agents involved, and two continental sides want to sign him, so we’ve got him hidden in a hotel. If we can keep them away from him for another couple of days, he’ll sign.’
E) He considered this for a moment. ‘Well,’ he said, ‘there is the Clubcall line, the match-day programmes, and the articles in the local and national papers. There’s lots of information about.’ He sounded like a politician trying to claim for his party the moral authority of open government, while at the same time giving nothing away
F) Not at all. ‘It’s funny you should ask,’ he said, ‘because you’re the second person this week who has come in with a request to write a book about the club. And I’ve just been approached by the BBC with a proposal to do a six-part documentary about the club. ‘Are you going to let them do it?’ I asked. ‘I don’t think,’ he said wryly, ‘that a six-part series on what a nice club Coventry City is would make good television.’
G) ‘So, what can I do for you?’ He made it sound as if he were interested. Poised and well dressed, though without foppishness, he had that indefinable polish that one often observes in people of wealth or celebrity. By polish I do not mean good manners, though that frequent accompanies it, but something more tangible: a kind of glow, as if the rich and famous applied some mysterious ointment (available only to themselves) every morning, and then buffed their faces to a healthy sheen.
H) There, I’d done it. The worst that he could do was to tell me to get lost. Part of me, to tell the truth, would have been just a little relieved. But he didn’t do anything. He sat quite still, listening, letting me make my pitch.
(Trích từ Test 1 – sách CPE Practice Tests – Mark Harrison)
Mục đích của gapped-text
Gapped-text được thiết kế nhằm mục đích kiểm tra sự thống hiểu về cấu trúc và sự phát triển của một văn bản. Để luyện thi chứng chỉ Cambridge hiệu quả, người học cần nhiều đầu tư thời gian cho dạng bài này.
Cách làm bài gapped-text
Đọc lướt qua văn bản chính để nắm được ý chính cũng như cách phát triển nội dung và lập luận của văn bản.
Đọc đoạn văn trước và sau đoạn khuyết kĩ lưỡng. Gạch chân một số từ khóa quan trọng để hiểu được bài viết đang nói về nội dung gì, mạch văn phát triển hay diễn biến ra sao, thông tin nào ở đáp án có liên quan và phù hợp với diễn biến trong đoạn cần tìm hay không. Hoặc có thông tin nào mang tính giải thích hay mở rộng từ đoạn văn hay không.
Đọc những đoạn cần điền kĩ lưỡng. Đoạn văn cần điền vào phải khớp với đoạn trước và sau đoạn trống trong đề. Do đó phải hiểu mạch văn phát triển của bài. Ngoài ra, thí sinh cũng cần chú ý những từ khóa quan trọng.
Chọn đáp án cần điền. Đáp án đúng sẽ chứa từ khóa, cụm từ đồng nghĩa/tương đương hoặc có liên quan với nội dung ở câu phía trước hoặc sau chỗ trống.
Thực hiện song song bước 2, 3 và 4 liên tục cho tới đoạn văn cuối cùng.
Trong quá trình làm, nếu chưa điền được một ô trống nào đó. Thí sinh có thể chuyển sang các câu khác trong phần và sau đó dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án phù hợp nhất.
Khi điền xong, cần đọc lại bài một lần nữa để đảm bảo các ý mạch lạc, phù hợp với sự phát triển của một văn bản.
Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Đây là một điểm rất quan trọng nếu thí sinh muốn đạt kết quả tốt khi luyện thi chứng chỉ Cambridge.
Các bước làm dạng bài gapped-text
Một số lưu ý
Mỗi đáp án chỉ được sử dụng một lần, sẽ có một đáp án không được chọn.
Khi luyện thi chứng chỉ Cambridge, với dạng bài này, thí sinh thường gặp lỗi lựa chọn đáp án phù hợp với đoạn trước phần điền, mà không kiểm tra văn bản sau phần điền có phù hợp không (và ngược lại). Do đó, khi làm bài, thí sinh phải cân nhắc sự phát triển của cả đoạn, không nên tập trung vào mỗi đoạn trống.
Việc luyện tập với dạng bài này giúp người học nhận ra nhanh chóng những công cụ ngôn ngữ dùng để đánh dấu sự phát triển logic và mạch lạc của cả đoạn, ví dụ từ vựng và cụm từ diễn tả thứ tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, lý luận – kết luận.
Hướng dẫn cách làm bài gapped-text
Để hỗ trợ tốt hơn cho việc luyện thi chứng chỉ Cambridge, dưới đây là một số hướng dẫn cho đề ví dụ minh hoạ THE FOOTBALL CLUB CHAIRMAN.
Hương dẫn giải đề minh họa The Football Club Chairman
Hướng dẫn:
1. Đáp án đúng là G
Ở đoạn đầu, tác giả gặp chủ tịch ở văn phòng và chủ tịch khá thân thiện với anh, “greeted me warmly“ (chào đón tôi một nồng thắm,) “ushered me into“ (đẩy tôi vào..). Điều này cho thấy người chủ tịch đã từng gặp tác giả trước đây. Thế nhưng tác giả nghi ngờ liệu ông ta có thực sự nhớ đến việc đã gặp anh. “I rather doubt he remembered me at all” (Tôi khá nghi ngờ liệu ông ta có nhớ tôi không).
Ở đầu đoạn G, cuộc đối thoại giữa hai người bắt đầu bởi câu hỏi của vị chủ tịch “So, what can I do for you?” (Tôi có thể giúp được gì cho anh ?). Nói cách khác, chủ tịch đang muốn hỏi về mục đích của chuyến viếng thăm của tác giả.
Đoạn sau đoạn trống thứ nhất, bắt đầu bởi câu đáp “I want to talk to you about an idea I have,” (Tôi muốn nói với ông về ý tưởng của tôi). Câu đáp này trả lời cho câu hỏi ở câu G của chủ tịch.
Các đoạn có thể bị nhầm lẫn
A) Ở đoạn cuối trước đoạn 1, tác giả cảm thấy có chút bớt căng thẳng “a little less anxious” bởi sự chào đón nồng nhiệt của ông, vậy nên việc chọn đoạn A với mở đoạn là sự thất vọng xuất hiện trên gương mặt tác giả “The disappointment must have registered on my face” là thiếu logic.
B) Với đoạn A, người đọc dễ nhầm lẫn với câu ‘We’ve got nothing to hide,’ (Chúng tôi không có gì để giấu) của chủ tịch vì vẫn chưa biết rõ mục đích của tác giả tới gặp người chủ tịch này là gì. Tuy nhiên, đến câu tiếp theo, chủ tịch đề cập tới việc tác giả sẽ học được điều gì đó ‘but you’ll be surprised by what you learn.’ (Anh sẽ ngạc nhiên bởi những gì anh học được). Thế nhưng rõ ràng, việc học được điều gì đó lại chưa được nhắc đến. Vậy nên đoạn B không chính xác.
C) Vị chủ tịch gật đầu nói “Good” (Tốt). Như vậy, chắc chắn ở phía trước, tác giả phải trình bày với ông một điều gì đó. Nhưng trong đoạn ở trước ô trống 1, tác giả chưa hề trình bày điều gì cả. Vậy đoạn C cũng không chính xác.
D) Ở đoạn này, tác giả đang nói thì chuông điện thoại reo “ As I was speaking, the mobile phone rang”. (Khi tôi đang nói thì chuông điện thoại di động reo lên). Nhưng ở ô trống trước đoạn 1 không hề đề cập đến việc tác giả nói. Đoạn D cũng không được lựa chọn.
E) Thí sinh cần chú ý từ “this”. Câu mở đầu của đoạn E là: “He considered this for a moment“ (Người chủ tịch đang cân nhắc “điều này”), thế nhưng trước đó chưa hề có sự xuất hiện của “this” là vật/ sự việc gì cả. Đoạn E cũng bị loại.
F) Cụm từ “Not at all” rất dễ đánh lừa người đọc rằng có liên quan tới việc chủ tịch không hề nhớ tới tác giả. “I rather doubt he remembered me at all” (Tôi khá là nghi ngờ liệu ông ta có nhớ tôi hay không). Thế nhưng chủ tịch đã đáp rằng ‘It’s funny you should ask,’ (Nó khá là hài hước khi anh hỏi thế)/. Rõ ràng, tác giả phải từng hỏi gì nên người chủ tịch mới đáp như vậy. Nhưng ở đoạn mở đầu, chúng ta không thấy chi tiết nào thể hiện tác giả hỏi cả.
H) Với câu đầu của đoạn H: ‘There, I’d done it.” (Rồi tôi đã làm được rồi.) Tác giả đã làm điều gì đó và dự cảm của anh cho kết quả của điều này “The worst that he could do was to tell me to get lost”. Nhưng rõ ràng ở đoạn 1, có thể nhận thấy rằng tác giả chưa hề làm điều gì khiến chủ tịch phải có những hành động như vậy. “Sat quite still, listening, letting me make my pitch” (chỉ ngồi đó, lắng nghe, để tôi đưa ra lí lẽ thuyết phục).
2. Đáp án đúng là E
Đoạn trước ô trống số 2, tác giả thể hiện sự hâm mộ đối với đội bóng “I have supported this club since the 2010” (Tôi đã theo câu lạc bộ từ năm 2010) và mong muốn biết thêm thông tin, “dying to know what it is really like, what’s actually going on” (rất muốn biết nó như thế nào, chuyện gì đang xảy ra).
Câu đầu đoạn E, “this” thay thế cho điều tác giả nói, về việc muốn biết thêm nhiều thông tin về đội bóng. Chủ tịch cân nhắc về điều này một lúc.
Đoạn văn sau ô trống ố 2, tác giả không muốn bị đánh lừa “didn’t wish to be fobbed off”. Cụm từ “fob off” ở đây có nghĩa là lừa dối, đánh lừa. Ở cuối đoạn E, chủ tịch lại không hề tiết lộ điều gì “giving nothing away”. “They” được lặp lại hai lần, thay thế cho nguồn thông tin mà chủ tịch liệt kê ở đoạn E “match-day programmes, and the articles in the local and national papers”. Và tác giả đã khẳng định nguồn thông tin đó không cần thiết,”most of what they say turns out to be either uninteresting or incorrect” (Những gì mà họ nói lại hoặc là không thú vị lắm hoặc là sai.
3. Đáp án đúng là D
Ở đoạn trước ô trống 3, tác giả có nói về việc thông tin được cung cấp không đúng như mong đợi của người hâm mộ cho nên đa phần họ sẽ bị “in the dark”, không có biết gì cả.
Ở đầu đoạn D, phần nói của tác giả bị cắt ngang bởi tiếng chuông điện thoại. Phần nói này cho thấy việc thông tin cung cấp không đúng, không chính xác ở đoạn trước đó. Sau đó, chủ tịch có giải thích với tác giả về việc mua cầu thủ của đội bóng.
Đoạn D hợp mạch với đoạn sau ô trống 3. Từ “that” ở câu đầu đoạn đó, ám chỉ vấn đề mua bán cầu thủ là việc tác giả muốn biết. Và tác giả trình bày về việc viết một cuốn sách trong mùa tới, về thương lượng (deals),…
4. Đáp án đúng là H
Trong đoạn trước ô trống số 4, tác giả trình bày nguyện vọng về việc viết cuốn sách về câu lạc bộ. Theo đó, tác giả muốn được tiếp cận với việc chuyển nhượng cầu thủ, vấn đề tài chính, thậm chí đi tới buổi huấn luyện, đi du lịch với đội bóng, nói chuyện với cầu thủ và quản lí.
Trong phần đầu đoạn H, “There, I’d done it”, (Rồi, tôi đã làm xong rồi), tác giả đã hoàn thành việc mình muốn làm; là nói những gì tác giả muốn nói. Đó chính là việc viết cuốn sách về câu lạc bộ.
Ở đoạn kế đoạn H tác giả “continued with it”. It này chính là “my pitch”. Đoạn H có kể về thái độ của người chủ tịch khi nghe tác giả trình bày về cuốn sách “He sat quite still, listening, letting me make my pitch” – vẫn ngồi đó và lắng nghe. Ở câu thứ hai của đoạn sau đoạn H, chủ tịch có sự thay đổi tư thế ngồi, ngả người ra sau cho thoải mái hơn. “He leaned back to make himself comfortable” Và lúc này, tác giả tiếp tục “make my pitch”, đưa ra một số thông tin cá nhân để thuyết phục chủ tịch.
5. Đáp án đúng là C
Ở trước đoạn C, tác giả kể rằng cậu là một giáo sư, có làm chủ, hiện giờ đang là một người viết tự do. Đoạn C cho thấy chủ tịch phản ứng với lời kể của anh. Ông gật đầu nói “Được” He nodded gently. ‘Good,’ Đây có vẻ phản ứng tích cực với câu thú nhận rằng anh không phải là nhà báo, “But I’m not a journalist”
Tác giả lại nói tiếp “That’s part of the point”, “that” chỉ việc anh không phải là nhà báo. Và sau đó anh có lí giải nguyên nhân anh không làm nhà báo, vì muốn viết ở dưới góc độ của người hâm mộ….
“I want to write about the club from the point of view of the supporters”. Ở đoạn này cũng có nhắc lại nghề nghiệp, anh ta từng đề cập trước đó”And I am trained, as an academic”.
Trong đoạn kế tác giả nhận ra mình đang lảm nhảm “I was starting to babble now”. Có thể thấy ở các đoạn trên, tác giả đã trình bày rất nhiều trong khi đó ông chủ tịch chỉ im lặng lắng nghe.
6. Đáp án đúng là F
Ở đoạn trước ô trống số 6, tác giả lo sợ bị bảo vệ đuổi ra ngoài “impression that he was ringing some sort of hidden alarm, and that three orange shirted stewards would shortly come in and escort me from the ground” (có cảm giác rằng ông có một cái chuông bị giấu ở đâu đó, và rồi có ba người bảo vệ mặc áo cam sẽ nhanh chóng tiến vào và đuổi tôi ra ngoài)
Có thể thấy, trong câu đầu đoạn F, “Not at all” (Không có gì cả) ám chỉ điều tác giả lo sợ, bị túm cổ ra ngoài, không xảy ra. Tiếp đó, ông chủ tịch kể về việc có người cũng đã yêu cầu viết sách như tác giả, thậm chí là làm series 6 phần. Và ông nhận định điều này không ổn lắm.
Nhưng với đoạn sau đoạn F, ngay câu đầu ‘But a book is certainly a good idea,’ (Nhưng một cuốn sách chắc chắn là một ý tưởng tốt) Chữ “but” này thể hiện sự trái ngược trong quan điểm của chủ tịch về cuốn sách và series. Bởi vì trong đoạn trước, chủ tịch cho rằng series không tốt, tiếp đó ông cho rằng cuốn sách ổn và sẽ cân nhắc rồi liên lạc sau với tác giả.
7. Đáp án đúng là B
Trong đoạn văn trước đoạn B, chủ tịch có nói sẽ cân nhắc và liên lạc với tác giả, thậm chí cho tác giả tiếp cận với đội bóng. Điều tác giả cảm kích thậm chí còn khen ngợi chủ tịch là “open-minded”.
Ở đoạn B, chủ tịch đáp lại lời khen “open-minded” của tác giả với câu “we’ve got nothing to hide” (Chúng tôi không có gì để giấu diếm cả). Ngoài ra, chủ tịch cũng nói rằng tác giả sẽ học được nhiều điều từ việc viết sách đó. Ông cũng đề cập bóng đá là một ngành kinh doanh cảm xúc kì diệu “amazingly emotional business”. Tác giả cũng đồng tình với nhận định đó bằng việc so sánh cảm xúc của người hâm mộ về trận đấu hay cả mùa giải đều giống như đang ở trên tàu cao tốc.
Với đoạn sau đoạn B, chủ tịch hồi đáp nhận định của tác giả về “những trận đấu như tàu siêu tốc cảm xúc thậm chỉ là cả mùa giải luôn” là có ý nghĩa nhiều hơn, phức tạp hơn nữa.
“But I mean something more than that, something more complicated.” Và tác giả hỏi đó là gì, ”that” ở đây chính là điều còn phức tạp hơn cả tàu siêu tốc cảm xúc – cảm xúc của người hâm mộ. Và chủ tịch kết lại bằng nụ cười tác giả sẽ tự hiểu đó khi làm cuốn sách.
Nguyễn Lê Gia Khánh
Bình luận - Hỏi đáp