Receptive Vocabulary là gì? Tầm quan trọng của Receptive Vocabulary trong Listening

Tác giả sẽ cung cấp kiến thức về Receptive Vocabulary và tầm quan trọng của Receptive Vocabulary trong Listening.
author
Võ Thị Duyên
06/06/2023
receptive vocabulary la gi tam quan trong cua receptive vocabulary trong listening

Không ngừng trau dồi từ vựng là một trong những việc rất quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Ngoài ra, việc hiểu được các nhóm từ vựng trong tiếng Anh cũng thực sự cần thiết cho người đọc trong việc tìm ra phương pháp học và nhớ từ tốt nhất. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc kiến thức về Receptive Vocabulary - một trong những loại từ vựng trong tiếng Anh và tầm quan trọng của chúng trong Listening.

Key takeaways

1. Receptive Vocabulary bao gồm những từ mà một người có thể hiểu được nghĩa của chúng khi đọc hoặc khi nghe, nhưng chưa thể dùng được trong khi nói hoặc viết.

2. Productive Vocabulary (hay còn gọi Expressive Vocabulary) bao gồm những từ mà người học có thể hiểu được khi đọc, nghe và có thể sử dụng khi nói và viết.

3. Từ vựng đọc hiểu là những từ người học có thể hiểu được trong khi đọc một văn bản nào đó.

4. Từ vựng nghe hiểu là những từ người học có thể hiểu được trong khi nghe.

5. Từ vựng nói là những từ người học có thể sử dụng được trong lúc nói.

6. Từ vựng viết là những từ người học có thể sử dụng được trong lúc viết.

7. Để tăng số lượng Receptive Vocabulary và cải thiện kỹ năng nghe thì người học cần phải đọc và nghe nhiều. Việc đọc giúp người học nhớ nghĩa tốt hơn dựa vào ngữ cảnh cũng như nhận biết mặt chữ (cách đánh vần của từ). Việc nghe giúp người học nắm được cách phát âm chính xác của từ đó.

Định nghĩa về Receptive Vocabulary

Receptive Vocabulary bao gồm những từ mà một người có thể hiểu được nghĩa của chúng khi đọc hoặc khi nghe, nhưng chưa thể dùng được trong khi nói hoặc viết.

Ví dụ người học khi nhìn thấy từ “environment” (nghĩa là môi trường) ở trong một đoạn văn bản hoặc khi nghe thấy từ này thì có thể hiểu được nghĩa của nó, tuy nhiên khi nói hoặc viết, người học muốn nhắc tới từ “môi trường” thì lại không thể nghĩ ra được. Như vậy, từ “environment” đang nằm trong nhóm từ vựng thụ động - Receptive Vocabulary của người học này.image-alt

Sự khác biệt giữa Receptive Vocabulary và Productive Vocabulary

Xét về khía cạnh khả năng hiểu và sử dụng từ thì từ vựng được chia làm hai loại: Receptive Vocabulary và Productive Vocabulary

  • Receptive Vocabulary (Từ vựng thụ động)

Như đã đề cập ở trên, Receptive Vocabulary bao gồm những từ mà một người có thể hiểu được nghĩa của chúng khi đọc hoặc khi nghe, nhưng chưa thể dùng được trong khi nói hoặc viết.

  • Productive Vocabulary (Từ vựng chủ động)

Khác với Receptive Vocabulary, Productive Vocabulary (hay còn gọi Expressive Vocabulary) bao gồm những từ mà người học có thể hiểu được khi đọc, nghe và có thể sử dụng khi nói và viết.

image-alt

Nhìn chung, số lượng từ vựng thuộc nhóm Receptive Vocabulary của một người sẽ nhiều hơn Productive Vocabulary vì từ vựng thụ động sẽ xuất hiện trước, sau đó phát triển qua một thời gian để trở thành từ vựng chủ động.

Ví dụ, người học bắt gặp từ “hungry” khi đọc hoặc nghe tiếng Anh, sau đó cố gắng nhớ nghĩa của nó và những lần sau này khi bắt gặp lại từ này, người học vẫn có thể nhớ nghĩa của nó là “đói bụng”, thì từ “hungry” lúc này đang thuộc nhóm từ vựng thụ động (Receptive Vocabulary).

Sau một khoảng thời gian bắt gặp từ vựng này nhiều lần thì dần dần người học mới có khả năng đưa từ này vào trong ngữ cảnh phù hợp khi muốn thể hiện một ý nào đó trong lúc nói và viết, lúc đó từ “hungry” chuyển sang nhóm từ vựng chủ động (Productive Vocabulary).

Các loại từ vựng trong tiếng Anh

Xét về khả năng sử dụng từ ở 4 kỹ năng khác nhau thì từ vựng tiếng Anh được chia làm 4 loại: Từ vựng đọc hiểu, từ vựng nghe hiểu, từ vựng nói, và từ vựng viết.

  • Từ vựng đọc hiểu

Từ vựng đọc hiểu là những từ người học có thể hiểu được trong khi đọc một văn bản nào đó, đây thường là nhóm từ vựng lớn nhất trong 4 nhóm từ vựng nếu người học là một người thích đọc, và học tiếng Anh thông qua việc đọc nhiều hơn.

Một người có thể hiểu nghĩa của một từ khi đọc nhưng lại có thể không hiểu được nghĩa của từ đó khi nghe và chưa dùng được khi nói và viết. Điều này là do người học chỉ mới làm quen “mặt chữ” của từ vựng này mà chưa làm quen với cách phát âm của nó, cũng như chưa nắm được cấu trúc, ngữ cảnh phù hợp để dùng từ đó.

  • Từ vựng nghe hiểu

Từ vựng nghe hiểu là những từ người học có thể hiểu được trong khi nghe. Đây là nhóm từ vựng lớn nhất trong 4 nhóm từ vựng đối với trẻ em - đối tượng tiếp xúc với một ngôn ngữ thông qua việc nghe hiểu trước khi biết đọc.

  • Từ vựng nói

Từ vựng nói là những từ người học có thể sử dụng được trong lúc nói. Từ vựng nói thường ít hơn từ vựng nghe hiểu và đọc hiểu vì kỹ năng nghe và đọc là những kỹ năng thụ động - có xu hướng dễ hơn kỹ năng nói.

  • Từ vựng viết

Từ vựng viết là những từ người học có thể sử dụng được trong lúc viết. Tương tự từ vựng nói, từ vựng viết thường ít hơn từ vựng nghe hiểu và đọc hiểu vì kỹ năng nghe và đọc là những kỹ năng thụ động - có xu hướng dễ hơn kỹ năng nói và viết.

image-alt
Từ vựng nghe hiểu và đọc hiểu sẽ được xếp vào nhóm từ vựng thụ động (Receptive Vocabulary), còn từ vựng nói và viết thuộc loại từ vựng chủ động (Productive Vocabulary).

Tầm quan trọng của Receptive Vocabulary trong Listening

  • Tầm quan trọng của Receptive Vocabulary trong việc hiểu được nội dung trong Listening

Từ vựng thụ động (Receptive Vocabulary) bao gồm nhóm từ vựng nghe hiểu cho nên nhóm từ vựng này đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng nghe hiểu của người học. Số lượng từ vựng thụ động càng nhiều thì khả năng nghe hiểu càng tốt.

Ví dụ khi nghe một câu văn dài bao gồm 20 từ, nếu người học hiểu được 15 từ thì tất nhiên sẽ nắm được nội dung tốt hơn là người học chỉ hiểu được 10 từ. Ngoài ra việc nghe hiểu được những từ quan trong trong câu cũng giúp người học đoán được nghĩa của cả câu đó.

  • Cách phát triển Receptive Vocabulary trong Listening

Để tăng số lượng Receptive Vocabulary và cải thiện kỹ năng nghe thì người học cần phải đọc và nghe nhiều. Việc đọc giúp người học nhớ nghĩa tốt hơn dựa vào ngữ cảnh cũng như nhận biết mặt chữ (cách đánh vần của từ). Việc nghe giúp người học nắm được cách phát âm chính xác của từ đó.

Việc kết hợp cả hai việc nghe và đọc là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với kỹ năng làm dạng bài điền từ trong bài thi nghe tiếng Anh, vì nếu thí sinh nghe hiểu được từ nhưng không thể viết xuống thì cũng không thể điền chính xác đáp án được.

Đối với việc đọc, người học có thể tham khảo các nguồn tài liệu như sau:

  • Đọc báo tiếng Anh: The New York Times, The Guardian, BBC News, The Wall Street Journal,…

  • Đọc sách, truyện bằng tiếng Anh.

  • Đọc các nội dung được đăng tải của những fanpage tiếng Anh chuyên về lĩnh vực mà mình yêu thích trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…

Đối với việc nghe, người học có thể tham khảo các nguồn tài liệu như sau:

  • Xem các videos có nội dung bằng tiếng Anh trên cách kênh Youtube như TED-talks, TED-ed, Brightside,..

  • Luyện nghe qua các kênh Podcast bằng tiếng Anh như Podcast in English, Elementary Podcasts, Business English Pod,…

  • Xem phim tiếng Anh như Friends, How I met your mother, The Big Bang Theory…

Tổng kết

Tác giả vừa giới thiệu đến người đọc những kiến thức liên quan đến Receptive Vocabulary cũng như các loại từ vựng trong tiếng Anh. Thông qua bài viết trên, tác giả hi vọng người đọc có thể hiểu được tầm quan trọng của Receptive Vocabulary trong Listening cũng như các cách để trau dồi vốn từ vựng của mình, từ đó cải thiện kỹ năng nghe của mình và đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh cũng như giao tiếp hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Nguồn tham khảo:

  • Burger, A., Chong, I. (2011). Receptive Vocabulary. In: Goldstein, S., Naglieri, J.A. (eds) Encyclopedia of Child Behavior and Development. Springer, Boston, MA. https://doi.org/10.1007/978-0-387-79061-9_2359

  • Ha, Hung T. "Exploring the relationships between various dimensions of receptive vocabulary knowledge and L2 listening and reading comprehension." Language Testing in Asia, vol. 11, no. 1, 2021.

Tham khảo thêm khóa học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm tại ZIM, giúp học viên tăng cường khả năng phản xạ và xử lý tình huống giao tiếp trong thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu