5 Podcast luyện tiếng Anh để nâng trình Listening và Speaking

Bài viết đưa ra khái niệm và hướng tiếp cận mở rộng hơn về podcast, qua đó cung cấp cho thí sinh các cách khai thác podcast như một nguồn tài liệu hỗ trợ quá trình ôn thi hai kĩ năng Listening và Speaking.
5 podcast luyen tieng anh de nang trinh listening va speaking

Tuy là một vấn đề quan trọng trong quá trình học bất cứ ngôn ngữ nào, kỹ năng nghe - nói lại dễ dàng bị thí sinh bỏ quên, nhất là đối với những học sinh theo chương trình học truyền thống bởi vì hầu hết thời gian trên lớp đều dành cho những giờ học ngữ pháp, học viết và từ vựng. Tuy nhiên, việc nâng cao khả năng nghe hiểu nói chung và rèn luyện hai kỹ năng Nghe - Nói trong bài thi IELTS nói riêng là không khó. Với bài Listening, mấu chốt nằm ở việc Nghe, nghe nữa, nghe mãi, và việc này hoàn toàn có thể thực hiện ngoài thời gian trên lớp của các thí sinh. Còn với kỹ năng Speaking, điều tối quan trọng với thí sinh không chỉ phát âm lưu loát rõ ràng mà còn là những ý tưởng để phát triển bài nói của mình.

Song song sự bùng nổ của công nghệ và các nền tảng mạng xã hội như hiện nay, việc tiếp xúc với ngôn ngữ chưa bao giờ dễ dàng đến thế với phim ảnh, âm nhạc hay những ứng dụng học tiếng anh Online. Trong đó ta không thể không kể đến podcast – một phương tiện “siêu nhân” cho những ai yêu thích hoặc muốn trau dồi khả năng sử dụng ngoại ngữ. Vậy podcast là gì? Có những cách gì để thí sinh sử dụng podcast trong quá trình học IELTS và tiếng Anh? Cùng ZIM trả lời những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

Key takeaways

  1. Làm quen với khái niệm podcast và những lợi ích việc nghe podcast đem lại với người học tiếng Anh

  2. Podcast có những tính năng ưu việt hơn trong việc học tiếng Anh so với các phương tiện truyền thông khác

  3. Gợi ý một số podcast không thể bỏ qua khi luyện Listening cho bài thi IELTS. Các kênh podcast được gợi ý với nhiều trình độ, sở thích khác nhau cho thí sinh có thể dễ dàng chọn lựa.

  4. Một số bí quyết thí sinh có thể tận dụng podcast để nâng trình kĩ năng Listening và Speaking.

Podcast là gì ?

Hiểu đơn giản, podcast là những chương trình được định dạng dưới dạng âm thanh, thường là MP3 hoặc MP4. Podcast cũng được hiểu như những chương trình radio, truyền đạt một chủ đề cụ thể.

Theo Wikipedia thì thuật ngữ Podcast được ghép bởi 2 từ iPod (một nhãn hiệu thiết bị nghe nhạc của Apple) và Broadcast (phát sóng). Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu ở một sự kiện vào năm 2003, và thuật ngữ podcasting chính thức được sử dụng vào năm 2004 bởi một nhà báo người Anh. Từ đó đến nay, người tạo ra và sở hữu một chương trình podcast được gọi là podcaster.

 Cùng sự phát triển của Internet cũng như những sản phẩm công nghệ, tính đến giữa năm 2021, ước tính trên thế giới có tới 850.000 kênh podcast được tạo ra với tổng cộng hơn 48 triệu tập và con số này đang không ngừng tăng thêm mỗi ngày.

Tính ưu việt của podcast

Sự đa dạng phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng và mục đích sử dụng

Bên cạnh sự bùng nổ về số lượng, điều đầu tiên thu hút nhiều người tiếp cận là nội dung vô cùng đa dạng của nó. Podcast có thể cung cấp tài liệu với tính xác thực cao, hợp thời, giàu văn hóa và dễ tiếp cận, khiến chúng trở thành nguồn tài liệu học ngôn ngữ thực tế và hữu ích cao.

Với những thí sinh muốn nâng cao khả năng nghe-hiểu của mình, hiện nay có hàng nghìn kênh podcast nói tiếng Anh với các chủ đề khác nhau như marketing, làm đẹp, phát triển bản thân hay bất cứ chủ đề nào mà các bạn hứng thú và yêu thích. Điều này có thể khiến cho việc nghe tiếng Anh trở nên thú vị hơn cho nhiều thí sinh.

Tính tiện lợi

Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ, ứng dụng để nghe podcast như Apple podcast, Spotify, Soundcloud hay thậm chí là youtube đối với các video podcast. Điểm hay của ứng dụng này nằm ở việc hầu hết các nội dung là miễn phí, và thí sinh có thể tải xuống các thiết bị điện tử cá nhân.

Không như báo, phim ảnh và video, thí sinh có thể tận dụng thời gian nghe podcast khi làm những công việc khác như đi xe bus, làm việc nhà, chạy bộ, chơi game..không chỉ là một cách tăng tần suất tiếp xúc với tiếng Anh, thí sinh còn tích lũy được thêm rất nhiều kiến thức về nhiều phạm trù khác nhau, nâng cao hiểu biết bản thân về xã hội.

So sánh với các phương tiện truyền thông khác

Hiện nay thí sinh có nhiều cách để tối ưu các phương tiện truyền thông như phim ảnh, âm nhạc, báo online hay các ứng dụng học tiếng Anh khác nhau cho quá trình học ngôn ngữ. Tuy mỗi hình thức có ưu nhược điểm khác nhau, podcast nhỉnh hơn các hình thức còn lại về những điểm sau:

Không gây xao nhãng

Không như các content trên youtube, thí sinh có thể nghe một tập podcast hoàn chỉnh mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo, hay sa đà vào các video giải trí mà dừng lại các hoạt động mình đang thực hiện.

Phương tiện luyện nghe thụ động (Passive listening)

Vì podcast đơn thuần chỉ là một file định dạng âm thanh, thí sinh cũng sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian và tâm sức để tập trung cao độ những hình ảnh minh họa hay cốt truyện lôi cuốn, chính vì thế đây là nguồn nghe chất lượng cho việc nghe thụ động - một phương pháp giúp thí sinh cải thiện kỹ năng nghe của mình một cách từ từ và ít tốn kém nhất.

Tiết kiệm chi phí 

Hiện nay ,các ứng dụng học tiếng Anh ngày càng phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy có sự đa dạng, giao diện đẹp và phù hợp với nhiều đối tượng với các mục đích sử dụng khác nhau, tuy nhiên không phải thí sinh nào cũng có điều kiện hay sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho các ứng dụng này mà chưa biết kết quả sẽ ra sao.

Trong khi đó, podcast được đăng tải lên các nền tảng trực tuyến như Spotify, Apple music, Apple podcast,..hầu hết là miễn phí, một số còn có transcript cho thí sinh theo dõi và học cách phát âm. Bên cạnh đó, thí sinh còn có thể tải xuống các podcast yêu thích và nghe bất cứ lúc nào

Các kênh podcast luyện Listening thí sinh không thể bỏ qua.

6 minutes English 

Đầu tiên phải kể đến một kênh podcast chất lượng được phát hành bởi đài BBC. Các podcast được thiết kế dưới dạng một đoạn hội thoại giữa hai người bạn, được tóm gọn trong vòng 6 phút đúng như tên gọi.

podcast-luyen-tieng-anh-6-minutes-english

Những cuộc đối thoại thường xoay quanh các vấn đề trong đời sống như sức khỏe, lịch sử, ngôn ngữ. Với mỗi tập, thí sinh sẽ được giới thiệu một vấn đề và tổng hợp được các từ vựng chủ đề đó, podcast còn có transcript đi kèm. Tốc độ chậm rãi và từ ngữ sử dụng không quá khó khiến podcast này “must-have” cho các thí sinh muốn bắt đầu luyện nghe trên nền tảng này.

(Phù hợp cho trình độ sơ cấp, những người mới làm quen với nghe-hiểu Tiếng Anh)

The English we speak

Thêm một kênh podcast từ đài BBC, tuy nhiên so với 6-minute English, các podcast này có độ dài ngắn hơn chỉ với 3 phút, tuy nhiên sẽ phù hợp với các thí sinh có trình độ cao hơn. 

podcast-luyen-tieng-anh-the-english-we-speak

Các tập podcast của kênh này tập trung vào các cách diễn đạt phổ biến trong tiếng anh, các cụm từ lóng và thành ngữ hay được sử dụng trong văn nói, qua đó thí sinh sẽ quen với tốc độ nói và các cách diễn đạt phổ biến trong tiếng Anh.

(Phù hợp với trình độ Foundation đến Intermediate)

Voice of America

Nếu muốn luyện nghe với giọng Anh-Mỹ, thí sinh có thể cân nhắc Voice of America (VOA) - kênh podcast của Đài tiếng nói Hoa Kỳ. Kênh podcast này không chỉ đến từ nguồn thông tin đáng tin cậy, giọng đọc của người dẫn rất dễ nghe và tốc độ chậm rãi hơn bình thường.

podcast-luyen-tieng-anh-voice-of-america

Kênh podcast này có chủ đề xoay quanh các vấn đề, câu chuyện về cuộc sống tại Mỹ, thí sinh sẽ được giới thiệu đến rất nhiều chủ đề về tin tức toàn cầu, xã hội, đời sống, qua đó nâng cao kiến thức chung về văn hóa Mỹ.

(Phù hợp cho trình độ Intermediate)

Learning English with British Council

Đây là kênh podcast do Hội đồng Anh phát hành, bao gồm các tập podcast chứa đựng các chương trình học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, hỗ trợ việc luyện khả năng nghe hiểu.

Với vô vàn chủ đề đa dạng, hấp dẫn nhưng rất gần gũi và thực tế, kênh podcast này sẽ phù hợp với nhiều người ở nhiều trình độ khác nhau, sở thích khác nhau. Mỗi tập podcast kéo dài từ 10-20 phút . Ngoài bản ghi, mỗi tập podcast được đính kèm các bài tập để người học có thể rèn luyện, kiểm tra khả năng tiếp thu.. 

(Đa dạng chủ đề cho nhiều trình độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao)

Ted Talk

Với những thí sinh yêu thích talk show hoặc tiếng anh nói chung, Ted Talk là một cái tên không hề lạ lẫm. Được trình bày với các nhà diễn thuyết tiếng tăm trên thế giới, về nhiều chủ đề khác nhau, những bài thuyết trình trên Ted Talk sẽ là nguồn cảm hứng và nguồn tri thức bất tận cho người học tiếng Anh. 

podcast-luyen-tieng-anh-ted-talk

Thí sinh sẽ được mở rộng kiến thức về các chuyên đề, lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày, mà còn cung cấp rất nhiều ngữ điệu, từ vựng, cách phát âm khác nhau từ các diễn giả. Tuy nhiên đối với các thí sinh mới làm quen với ôn thi Listening, nên bắt đầu với các podcast dễ ứng dụng hơn được nhắc đến ở trên. Ứng dụng TED trên điện thoại bao gồm nhiều chức năng hỗ trợ người học tiếng Anh như phụ đề song ngữ, điều chỉnh tốc độ bài nói...

(Phù hợp cho trình độ Intermediate đến Advanced trở lên)

Các tips giúp cải thiện Listening - Speaking với podcast

Bắt đầu với chủ đề yêu thích

Nghe Tiếng Anh với những chủ đề bản thân thấy hứng thú và muốn tìm hiểu là cách dễ nhất để khiến việc tiếp thu trở nên nhẹ nhàng hơn với các thí sinh. Đừng ép bản thân phải nghe những podcast dài diễn thuyết về một vấn đề thời sự hay khoa học ngay từ đầu. Thay vào đó hãy chọn những chương trình chủ đề về thể thao nếu bạn say mê bóng đá, hay về làm đẹp nếu bạn hứng thú với makeup và chăm sóc bản thân.

Cách học như chơi này sẽ giữ cảm hứng của bạn luôn cao, là điều kiện cần có nếu bạn muốn duy trì thói quen nghe mỗi ngày,

Kiên trì và đều đặn

Không quan trọng bạn nghe được bao nhiêu từ chỉ 10 phút hay 1 tiếng đồng hồ, sự đều đặn chính là chìa khóa. Thí sinh nên cố gắng tiếp xúc với Tiếng Anh mỗi ngày, điều này sẽ rèn luyện cho thí sinh “quen tai” với ngữ âm của người bản xứ, qua đó tăng phản xạ nghe và trả lời.

Hãy bắt đầu với chỉ 5-10 phút mỗi ngày đều đặn, sau đó tăng dần lên và nghe một bài podcast hoàn chỉnh. Không như học trương lớp, thời gian nghe podcast rất linh hoạt và không mất thời gian chuẩn bị nhiều. Học bất cứ một kĩ năng nào cũng khó khăn vào thời gian đầu, tuy nhiên hãy giữ vững sự chăm chỉ và kiên trì, luôn sẵn sàng khám phá kiến thức mới.

Nghe những cuộc phỏng vấn, đối thoại

Những bài diễn thuyết hay thuyết trình dài có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên có thể sẽ gây nản chí, đặc biệt là với các “newbie” - những người mới bắt đầu nghe podcast. Thay vào đó, thí sinh nên lựa chọn các bài phỏng vấn với cấu trúc câu hỏi, trả lời sẽ dễ dàng hơn cho việc theo dõi nội dung bài nói. Hơn nữa thí sinh có thể tự rút ra cho bản thân các cách nhấn nhá khi trả lời, cách phát âm, diễn đạt giống người bản xứ.

Ví dụ như cách dùng các discourse markers để lấp chỗ trống khi trả lời, một số các từ lóng, các idiom thông dụng khiến bàn nói trôi chảy và tự nhiên nhất có thể. 

Làm quen với kĩ năng shadowing

Nếu việc đọc lại transcript giúp thí sinh tăng vốn từ vựng thì với phương pháp nhại lại này, thí sinh sẽ tự mình rèn luyện cách phát âm và ngữ điệu của người bản xứ. Về cơ bản, phương pháp shadowing là việc thí sinh nghe một đoạn audio, sau đó bắt chước gần như đồng thời và chính xác cách họ ngắt câu, lên xuống giọng khi nói. 

Trong quá trình ôn thi IELTS hay học một ngôn ngữ nói chung, thí sinh có thể khai thác vô vàn lợi ích mà kĩ năng này mang lại: cải thiện độ lưu loát trôi chảy, vô thức hình thành ấn tượng về cấu trúc câu, trau dồi từ vựng đặc biệt là những từ trong văn nói. Một số kênh podcast có chức năng tua lại, điều chỉnh độ nhanh/ chậm,.. phù hợp với nhiều trình độ khác nhau.

Tránh lạm dụng từ điển

Thời gian đầu mới làm quen với podcast, chắc hẳn các thí sinh muốn hiểu được 100% bài nói và có xu hướng dừng lại để tra các từ, cụm từ khó. Việc làm này thực chất sẽ khiến thí sinh mất tinh thần, gây nản trí và không đem lại nhiều lời ích vì số lượng từ mới là không thể đếm được.

Thay vào đó, thí sinh chỉ cần nắm được ý chính, kiên nhẫn nghe đến cùng và tập trung vào nội dung mình có thể hiểu được. Tuy nhiên với những từ, cụm từ xuất hiện nhiều lần hay một cách diễn đạt cảm thấy tâm đắc, thí sinh có thể take-note và đưa vào luyện tập Speaking để trau dồi vốn từ. Chỉ cần nhớ đừng phụ thuộc quá nhiều vào từ điển hay ép bản thân phải hiểu toàn bộ chi tiết nội dung bài nói.

Tổng kết

Ngoài chức năng giải trí, rõ ràng podcast đem đến nhiều tác dụng vượt trội hơn và điển hình là với thí sinh đang ôn thi IELTS, nghe podcast đúng cách và thường xuyên giúp nâng cao khả năng phản xạ với ngôn ngữ, vốn từ vựng và cả vốn kiến thức chung về nhiều vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp “thần sầu” giúp thí sinh tăng band điểm một cách bứt phá mà chỉ là một công cụ hỗ trợ hữu ích, do đó thí sinh cần phải kết hợp với việc nắm chắc các dạng đề, chăm chĩ làm và chữa bài để có thể chuẩn bị sẵn sàng khi kì thi tới.

Tham khảo thêm lớp học ôn luyện IELTS tại trung tâm ZIM Academy để có lộ trình học cụ thể, tăng cường kiến thức, nắm chắc kỹ năng đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu