Banner background

Từ vựng tiếng Anh khi nói về vấn đề phân biệt chủng tộc

Từ vựng tiếng Anh về phân biệt chủng tộc cung cấp kiến thức về phân biệt chủng tộc – niềm tin sai trái và phi logic của một số chủng tộc mà họ có những đặc điểm văn hóa cụ thể (do các yếu tố di truyền tạo ra như màu da, hình thể, ngôn ngữ,...) ưu việt hơn số còn lại.
tu vung tieng anh khi noi ve van de phan biet chung toc

Dựa trên tiêu chuẩn phiến diện, việc chủng tộc này có lợi thế tự nhiên hơn chủng tộc khác đã tạo ra hành vi bất công, ngược đãi với những thành viên trong chủng tộc được cho rằng thấp kém hơn. Phân biệt chủng tộc hay quyền bình đẳng là một vấn đề mang tính thời sự. Hơn nữa, đây cũng là chủ đề được đề cập khá nhiều trong kỳ thi IELTS. Bài viết này sẽ chia sẻ từ vựng tiếng Anh thông dụng về phân biệt chủng tộc.

Key takeaways

  • Từ vựng cơ bản về phân biệt chủng tộc gồm: Race; Racism; Racist; Racial; Racialism; Racialist; Racialize; Racially; Race conflict; Race-neutral; Anti-racism; Colour-blind; Right; Ethnic group.

  • Từ vựng về hành vi kỳ thị, phân biệt chủng tộc: Prejudice; Race-baiter; Race-baiting; Treat; Treatment; Bully; Abuse; Abusive behaviour; Humiliate; Harassment; Discriminate; (against/in favour of somebody); Discrimination; Unequal; Inequality; Unfair; Injustice.

  • Chính sách, điều luật, đặc biệt liên quan tới vấn đề phân biệt chủng tộc: White privilege; Institutionalized (Systemic) racism; Unconscious bias; BIPOC; Apartheid; Racial segregation.

Từ vựng tiếng Anh về phân biệt chủng tộc

  • Race /reɪs/ (noun) Chủng tộc

  • Racism /ˈreɪ.sɪ.zəm/ (noun) Sự kỳ thị chủng tộc, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

  • Racist /ˈreɪ.sɪst/ (noun - adj) Người phân biệt chủng tộc

  • Racial /ˈreɪ.ʃəl/(adjective) Mang tính phân biệt chủng tộc

  • Racialism /ˈreɪʃəlɪzəm/ (noun) Hành vi bắt nạt, phân biệt đối xử

  • Racialist /ˈreɪʃəlɪst/ (noun) = Racist

  • Racialize /ˈreɪ.ʃəl.aɪz/ (verb) Phân biệt chủng tộc

  • Racially /ˈreɪ.ʃəl.i/ (adverb) Một cách phân biệt chủng tộc

  • Race conflict /ˌreɪs ˈkɒnflɪkt/ (noun) Xung đột sắc tộc

  • Race-neutral /ˌreɪs njuːˈtrəl/ (adjective) Bình đẳng chủng tộc

  • Anti-racism /ˌæn.tiˈreɪ.sɪ.zəm/ (noun) Chống phân biệt chủng tộc

  • Colour-blind /ˈkʌlə blaɪnd/ (adjective) Không phân biệt chủng tộc (bình đẳng về màu da)

  • Right /raɪt/ (noun) Quyền, quyền lợi

  • Ethnic group /ˈeθ.nɪk ɡruːp/ (noun - verb) Dân tộc thiểu số

image-alt

Xem thêm: Từ vựng về giáo dục

Từ vựng liên quan tới hành vi, hình thức phân biệt chủng tộc trong tiếng Anh

  • Prejudice /ˈpredʒədɪs/ (noun - verb) Định kiến, thành kiến

  • Race-baiter /ˈreɪs ˌbeɪ.tər/ (noun) những người mồi chài lợi ích (chính trị) thông qua việc dấy lên hoặc ủng hộ nạn phân biệt chủng tộc

  • Race-baiting /ˈreɪs ˌbeɪ.tɪŋ/ (verb) Hành động chuộc lợi (liên quan đến chính trị) bằng việc dấy lên hoặc ủng hộ nạn phân biệt chủng tộc

  • Treat /triːt/ (verb) Đối xử

  • Treatment /ˈtriːtmənt/ (noun) Sự đối xử

  • Bully /ˈbʊli/ (verb) Bắt nạt, áp bức

  • Abuse /əˈbjuːs/ (verb) Ngược đãi, hành hạ, lạm dụng

  • Abusive behaviour /əˈbjuː bɪˈheɪvjə(r)/ (noun) phrase Hành vi lạm dụng

  • Humiliate /hjuːˈmɪlieɪt/ (verb) Làm bẽ mặt, gây xấu hổ, nhục mạ

  • Harassment /ˈhærəsmənt/ (noun) Sự quấy rối, gây áp lực

  • Discriminate (against/in favour of somebody) /dɪˈskrɪmɪneɪt/ (verb) Phân biệt, đối xử phân biệt

  • Discrimination /dɪˌskrɪmɪˈneɪʃn/ (noun) Sự phân biệt, hành vi phân biệt đối xử

  • Unequal /ʌnˈiːkwəl/ (adjective) Không bình đẳng, không ngang hàng

  • Inequality /ˌɪnɪˈkwɒləti/ (noun) Sự bất bình đẳng

  • Unfair /ˌʌnˈfeə(r)/ (adjective) Không công bằng

  • Injustice /ɪnˈdʒʌstɪs/ (noun) Sự bất công

  • Racism on skin colour /ˈreɪ.sɪ.zəm ɒn skɪn ˈkʌlə(r)/ (noun) phrase Phân biệt chủng tộc về màu da

  • Religious racism /rɪˈlɪdʒəs ˈreɪ.sɪ.zəm/ (noun) phrase Phân biệt chủng tộc tôn giáo

  • Cultural racism /ˈkʌltʃərəl ˈreɪ.sɪ.zəm/ (noun) phrase Phân biệt chủng tộc về văn hóa

  • Victims of racism /ˈvɪktɪms əv ˈreɪ.sɪ.zəm/ (noun) phrase Nạn nhân bị kỳ thị chủng tộc

  • Racist object /ˈreɪ.sɪst ˈɒbdʒɪkt/ (noun) phrase Vật mang tính phân biệt chủng tộc

  • Colonisation /ˌkɒlənaɪˈzeɪʃn/ (noun) Thuộc địa hóa

  • Assimilation /əˌsɪməˈleɪʃn/ (noun) Đồng hóa

  • Genocide /ˈdʒenəsaɪd/ (verb) Diệt chủng, tàn sát một chủng tộc

image-alt

Một chính sách, điều luật liên quan đến chủ đề phân biệt chủng tộc

  • White privilege /ˌwaɪt ˈprɪv.əl.ɪdʒ/ Đặc quyền người da trắng

Ý nghĩa lịch sử: Hay còn gọi là "white skin privilege", là đặc quyền xã hội mang lại lợi ích cho người da trắng so với người không phải da trắng trong một số xã hội, đặc biệt nếu họ ở cùng sinh sống trong một xã hội, nền chính trị hoặc kinh tế.

Có nguồn gốc Chủ nghĩa Thực dân và Chủ nghĩa Đế quốc, hệ thống buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, trong quá khứ (và kể cả ngày nay) đặc quyền da trắng lan rộng toàn thế giới nhằm đảo bảo quyền và lợi ích khác nhau của chủng tộc da trắng.

  • Institutionalized (Systemic) racism /ˌɪnstɪˈtjuːʃənəlaɪzd reɪs/ Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được thể chế hóa

Ý nghĩa lịch sử: Tình trạng phân biệt chủng tộc phân chia theo cấp độ, hệ thống trong xã hội (những người dân tộc thiểu số, có ít tiếng nói trong thể chế chính trị).

Nói cách khác, đây hình thức phân biệt chủng tộc có hệ thống, được thành lập bởi các cơ quan nhà nước trong một quốc gia, chống lại các quyền và xã hội dân sự của một nhóm nào đó của công dân, do định kiến về dân tộc.

Khác với sự kỳ thị đơn thuần, chủ nghĩa tác động lên toàn bộ hệ thống khiến những người đó không thể thăng tiến, thành đạt (thu nhập luôn thấp hơn, luật pháp không bảo vệ công bằng, cơ hội việc làm ít hơn…)

  • Unconscious bias /ʌnˌkɒnʃəs ˈbaɪəs/ Khuynh hướng/thiên kiến/ định kiến vô thức (Định kiến ngầm)

Ý nghĩa lịch sử: Thành kiến vô thức đối với những nhóm người, chủng tộc, giới tính nhất định. Những khuynh hướng, định kiến này hình thành một cách tự động, không chủ ý và đã khắc sâu vào nhận thức như một phản xạ vô điều kiện - ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của cá nhân.

Thành kiến vô thức có thể là thái độ thuận lợi hoặc không thuận lợi, tiền đề của ấn tượng tích cực hoặc tiêu cực về người khác.

Ví dụ như người Châu Á chuộng làn da trắng trẻo, nét đẹp mảnh mai của người phụ nữ. Đó dường như là một quy ước ngầm về cái đẹp của họ.

BIPOC (Black/Indigenous/Person of Color) /ˈbaɪ.pɒk/ Người da đen/ bản địa / da màu

Ý nghĩa lịch sử: Thuật ngữ “BIPOC” mang tính mô tả nhiều hơn người da màu hoặc POC (People of colour). Nó củng cố sự thật rằng những người da màu phải đối mặt với nhiều loại hình kỳ thị và thành kiến khác nhau. Ngoài ra, nó nhấn mạnh rằng phân biệt chủng tộc có hệ thống tiếp tục đàn áp, vô hiệu hóa và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người Da đen và Bản địa theo những cách mà những người da màu khác có thể không nhất thiết phải trải nghiệm. Cho tới cuối cùng, các cá nhân và cộng đồng người Da đen và Bản địa vẫn phải chịu tác động của chế độ nô lệ và chế độ diệt chủng.

  • Apartheid /əˈpɑːtaɪt/ Chính sách phân biệt chủng tộc (Nam Phi)

Ý nghĩa lịch sử: Theo lịch sử, trước khi điều luật Apartheid ban hành, Nam Phi vốn đã nhức nhối bởi sự phân biệt chủng tộc và quyền uy của người da trắng.

Apartheid là một từ gốc Afrikaan. Từ Apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, dụng ý về sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen.

Sau khi điều luật chính thức ban hành, những người Nam Phi không phải da trắng đã bị đuổi khỏi nhà chính ngôi nhà của mình. Họ bị buộc phải vào các khu dân cư tách biệt.

Luật lệ Apartheid xác định quyền hạn, nghề nghiệp và nền giáo dục mà mỗi nhóm người được hưởng. Ngoài ra, bộ luật cấm túc sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc và phủ nhận bất cứ sự đại diện nào của những người không thuộc nhóm người da trắng trong bộ máy nhà nước.

  • Racial segregation /ˈreɪ.ʃəlˌseɡ.rɪˈɡeɪ.ʃən/ Chính sách phân chia chủng tộc

Ý nghĩa lịch sử: Tương tự Apartheid, chính sách này mang tính ép buộc, tạo sự khác biệt và kỳ thị rõ rệt. Nhằm tách biệt chủng tộc không phải người da trắng khỏi một vài hay mọi phạm vi của cuộc sống. Chủng tộc ở đây thường ám chỉ các nhóm người có màu da khác nhau, phân loại một cách gượng ép, nhấn mạnh quá lố nguồn gốc của một người.

Dựa theo thuyết Separate but equal (Phân chia nhưng bình đẳng) và chính sách Apartheid, người da màu bị cấm kết hôn (ở Nam Phi trước đây bao gồm cả quan hệ tình dục) giữa các nhóm người bị gán định nghĩa là khác biệt. Các nơi công cộng như phương tiện chuyên chở, tiệm ăn, nhà hát và đặc biệt là trường học cũng bị chia cách. Theo đó các cơ sở của nhóm thống trị thường được trang bị tốt hơn là của những nhóm ngoài rìa.

Xem thêm: Từ vựng chủ đề niềm vui

Từ vựng về giải pháp chống phân biệt chủng tộc

  • Equal /ˈiːkwəl/ (adjective) Bình đẳng, ngang hàng

  • Equality /iˈkwɒləti/ (noun) Sự bình đẳng về quyền, địa vị, lợi ích,...

  • Fair /feə(r)/ (adjective) Công bằng, vô tư

  • Fairness /ˈfeənəs/ (noun) Sự công bằng, chính đáng

  • Right /raɪt/ (noun - (adjective) Quyền lợi (mang tính đúng đắn)

  • Accept /əkˈsept/ (verb) Chấp nhận, công nhận

  • Protest /prəˈtest/ (verb) Phản kháng

  • Respect /rɪˈspekt/ (verb) Tôn trọng

  • Proud /praʊd/ (adjective) Tự hào

  • Value /ˈvæljuː/ (noun) Giá trị

  • Anti-discrimination /ˈænti dɪˌskrɪmɪˈneɪʃn/ (noun) Chống phân biệt, đối xử

  • Protect /prəˈtekt/ (verb) Bảo vệ

  • Diversity /daɪˈvɜːsəti/ (noun) Sự đa dạng

  • Racial color-blindness /ˈreɪ.ʃəl ˈkʌlə blaɪndnəs/ (noun) Không phân biệt màu da

  • Multiracial /ˌmʌltiˈreɪʃl/ (adjective) Đa dạng chủng tộc

  • Socialism /ˈsəʊʃəlɪzəm/ (noun) Chủ nghĩa xã hội

image-alt

Ứng dụng từ vựng về vấn đề phân biệt chủng tộc vào các bài thuyết trình

Trong các cuộc thi hùng biện, tranh biện hay đơn giản là trong bài thuyết trình ở trường trung học phổ thông hoặc đại học, rất có thể người học sẽ gặp phải chủ đề về phân biệt chủng tộc này.Đặc biệt, chủ đề này sẽ càng phổ biến nếu người đọc là một du học sinh tại các quốc gia thường nói về chính trị như Mỹ, hay được học những môn học như xã hội học, toàn cầu hóa.

Đây là một chủ đề nhức nhối và nhạy cảm, tuy nhiên ngày càng được nói nhiều trong xã hội ngày nay. Nhiều người cho rằng, thay vì né tránh, mọi người cần nhìn thẳng vào thực trạng và cùng nhau giải quyết. Bởi vì chủ đề này tương đối nhạy cảm và có thể gây tranh cãi, do vậy, thí sinh cần hết sức lưu ý trong việc diễn đạt ý tưởng của mình.

Để có thể trả lời chủ đề này thật tốt, ngoài kiến thức, người học cần trang bị thêm cả các từ vựng được nêu ra ở phía trên.

Ví dụ: What images spring to mind when you hear the word ‘racism’?

Phần trả lời gợi ý:

From my point of view, racism is a kind of unequal treatment of people who are a minority group, based on their skin color or even their social position. In the past, there were many unjust laws and policies such as Apartheid or Racial segregation. When I was young, there was a boy from an ethnic group in my school. It was such a terrible experience for him at that age. He was bullied and discriminated against just because of his background and tone while he should have been accepted and respected like anyone.

Tổng kết

Phân biệt chủng tộc là rào cản cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Thật may là thế giới ngày càng bình đẳng và công bằng hơn. Đây là một chủ đề tế nhị, đòi hỏi người học tiếng Anh cần cởi mở và tinh tế khi bàn luận. Nhìn chung, từ vựng tiếng Anh về phân biệt chủng tộc không quá khó nhớ, tác giả khuyến khích người học tham khảo thêm các tài liệu, bài viết về lịch sử để hiểu rõ hơn.


Trích nguồn tham khảo

Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/.

"ESL Discussions Lesson on Racism."Www.esldiscussions.com, esldiscussions.com/r/racism.html.

"Glossary." Racial Equity Tools, www.racialequitytools.org/glossary.

Oxford Learner's Dictionaries | Find Definitions, Translations, and Grammar Explanations at Oxford Learner's Dictionaries, www.oxfordlearnersdictionaries.com/.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...