“ZIM người thầy chỉ lối trên con đường IELTS của mình” – Học viên Đào Nhật Anh 7.5 IELTS
Mình là Đào Nhật Anh, khởi điểm là một học sinh ban A, không phải là không biết gì về tiếng Anh nhưng thực sự việc học ngôn ngữ này không phải là ưu tiên của mình từ bé đến lớn. Suốt những năm phổ thông, mặc dù điểm tiếng Anh của mình cũng tương đối nhưng khả năng thực sự của mình chỉ gói gọn trong mấy cấu trúc ngữ pháp học vẹt để lấy điểm, còn về nghe hiểu, giao tiếp và đọc những văn bản bằng tiếng Anh đối với mình là điều vô cùng vất vả.
Mình bắt đầu theo đuổi tiếng Anh thực sự chủ động và quyết liệt từ năm 3 đại học, khi bắt đầu có ý tưởng về việc xây dựng một ứng dụng hỗ trợ học từ vựng tiếng Anh một cách tốt hơn. Không có người quen biết nào làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là đứa mù tịt tin học, học phí học lập trình tại các trung tâm lại khá đắt, mình loay hoay một thời gian không biết làm cách nào để biến ứng dụng kia thành hiện thực. Mò mẫm mãi mới quyết định đăng kí một khoá học lập trình từ một trang nước ngoài, điều khó là người ta lại dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Lúc đầu mình cũng bỡ ngỡ lắm, sợ trình độ ngoại ngữ của mình dở không theo được nhưng hoá ra chương trình học ở trang web đó lại dễ hiểu đến bất ngờ. Họ giảng bằng ví dụ và ngôn ngữ rất thông dụng, mỗi khi gặp phải những từ hoặc khái niệm mà mình không biết, mình đều kiên trì dịch nghĩa trước khi chuyển sang nội dung mới. Nước chảy mãi thì đá cũng mòn, sau vài tháng, đến mình cũng không thể tin được là đứa đầu óc chậm như mình cũng có thể học lập trình được bằng tiếng Anh. Kể từ đó, mình nhìn nhận tiếng Anh hoàn toàn khác đi, nó không còn là một môn học mà giống như một cây cầu dẫn mình tới một chân trời trí thức. Mình tìm tòi mọi thứ bằng việc băng qua cây cầu này. Những kiến thức trước đây Google bằng tiếng Việt thì giờ tìm bằng tiếng Anh. Điều đó đồng nghĩa với việc mình phải đọc nhiều tiếng Anh hơn, dịch nhiều tiếng Anh hơn nhưng kết quả cũng mỹ mãn hơn vì lượng thông tin tìm bằng tiếng Anh phong phú hơn gấp rất nhiều lần so với tiếng
Việt, chưa kể vậy, các nguồn thông tin và khoá học trên các trang nước ngoài rất rẻ, thậm chí miễn phí. Mình học thêm vài ngôn ngữ lập trình mới, học chơi đàn guitar, học các kiến thức tin học mà gần như không tốn xu nào. Cũng lúc đấy, mình quyết định đẩy sự gần gũi của mình với tiếng Anh lên một mức mới bằng việc chăm đọc báo tiếng Anh hơn, đọc fiction bằng tiếng Anh nhiều hơn (bắt đầu bằng việc ngốn hết 7 quyển Harry Porter), chăm xem phim bằng tiếng Anh và khám phá văn hoá Mỹ, châu Âu thông qua ngôn ngữ này. Dần dà, mọi việc mình làm trong cuộc sống đều phụ thuộc vào tiếng Anh, chỉ trừ nói ra.
Hành trình chinh phục 7.5 IELTS
Minh bắt đầu học IELTS với khởi điểm rơi vào khoảng 5 – 5.5, sau 3 tháng luyện thi IELTS tại ZIM mình đạt điểm số là 7.5. Ban đầu, mình sử dụng tiếng Anh một cách tương đối thông dụng, chủ yếu khi học online (học lập trình và học chơi đàn), đọc truyện tiểu thuyết và giải trí. Khi bắt đầu với tiếng Anh học thuật, mình thực sự rất bỡ ngỡ, tất cả các kỹ năng của mình đều kém do nền tảng ngữ pháp của mình khá lung lay và vốn từ vựng chưa nhiều.
- Phần Reading, do mình quen đọc các mẩu thông tin hoặc đoạn văn kể chuyện đơn giản nên khi tiếp xúc với một bài đọc IELTS mang tính học thuật cao dành cho trình độ đại học, mình rất choáng vì cách tác giả nước ngoài họ hành văn phức tạp hơn nhiều so với tiếng Việt. Văn tiếng Việt thường hay viết xuôi, đọc đến đâu là hiểu được đến đấy, còn văn tiếng Anh thì nhiều khi phải đọc cả câu, thậm chí là vài ba câu mới hiểu được là người viết muốn nói gì. Mình nghĩ, ngoài việc kiên trì luyện đọc thật nhiều để làm quen với các văn bản bằng ngôn ngữ khác, việc học từ mới cũng rất quan trọng. Mình thường xuyên ghi và học các từ mới trong các bài đọc, tuy mất thời gian nhưng điều này rất có ích vì nó làm giàu vốn từ, không những giúp cải thiện kỹ năng đọc mà các kỹ năng khác cũng tốt lên trông thấy.
- Phần Listening, có lẽ luyện tập là con đường duy nhất để có được một đôi tai nghe tiếng Anh tốt. Nhiều bạn bè của mình chia sẻ nên nghe và chép chính tả, tuy nhiên bản thân mình thấy phương pháp này quá tốn thời gian, một người thầy của mình ở trung tâm anh ngữ Zim là anh Đức đã chỉ ra là việc nghe chép chính tả thực chất có tác dụng giúp ta chuyển đổi tốt hơn từ âm thanh của từ vựng sang mặt chữ của từ ấy. Như vậy, thay vì chép chính tả cả một bài dài lê thê, mình chỉ cần đọc trước tape script, học vần những từ không biết sau đó nghe lại băng để xem người ta đọc từ ấy như thế nào. Cách làm này không những có tác dụng tương đương mà còn giúp tiết kiệm đáng kể thời gian. Ngoài ra, nhiều dạng bài như trắc nghiệm 4 phương án hay điền bản đồ, nghe từng từ không thôi là không đủ, chúng ta cần phải có khả năng hiểu được nội dung bài mới có thể chọn đáp án đúng được. Mình luyện tập nghe rất nhiều, không chỉ nghe các bài nghe IELTS không mà thêm cả các podcast, xem phim phụ đề tiếng Anh (hoặc không phụ đề) hoặc xem các video trên youtube. Kết quả là từ một người nghe kém và thiếu tập trung, mình đã đạt mức điểm 8.5 cho kỹ năng này trong kỳ thi IELTS.
- Writing là kỹ năng mà mình nghĩ là khó nhất trong IELTS và cũng là kỹ năng mà mình bỏ nhiều thời gian để ôn luyện nhất. Mặc dù chỉ đạt 6.5 điểm viết, nhưng với khởi điểm là một đứa ngữ pháp bập bõm và chỉ giỏi viết câu đơn như mình, mình nghĩ đó là một kết quả chấp nhận được sau 3 tháng tập luyện. Thời gian đầu, khi tham khảo các bài viết trên các diễn đàn mạng xã hội, mình thực sự rất choáng vì độ kinh khủng của từ vựng và độ phức tạp của các câu văn, nhiều câu mình phải đọc 2 đến 3 lần mới hiểu. Nhờ có chương trình học ở Zim, mình mới nhận ra viết hay không nhất thiết phải viết khó. Sau khóa học, mình có được cách triển khai ý tốt hơn, một lối tư duy logic hơn trong việc viết lách và viết được những câu phức với độ chính xác cao mà trước đây mình luôn sợ sệt. Theo mình, từ vựng chỉ đóng một phần nhỏ vào điểm viết, các yếu tố về sự logic của ý tưởng và sự chính xác của việc sử dụng ngôn ngữ vẫn là thứ mà mình đề cao hơn. Trong lần thi viết đầu tiên, mặc dù từ vựng mà mình sử dụng khá “tầm thường” do đề hỏi chủ đề mình không quen thuộc, thậm chí do luống cuống mà mình viết thiếu từ ở task 2, mình vẫn đạt mức điểm trung bình khá nên mình nghĩ quan điểm của mình đúng phần nào.
- Kỹ năng Speaking theo mình thực ra không khó, chỉ cần có một môi trường để bạn được tập nói thật nhiều, chúng ta sẽ trở nên tự tin và có độ trôi chảy tốt hơn. Hãy tìm kiếm cho mình một partner có cùng trình độ để cùng nhau luyện tập, bạn có thể tìm kiếm “người ấy” trên các diễn đàn luyện thi IELTS trên mạng xã hội, hoặc tới các trung tâm tiếng Anh để có mội trường “bắn” tiếng Anh chuyên nghiệp. Tại Zim, các thầy cô rất kỹ tính trong việc lắng nghe bạn nói, sau khoá học ở đây, mình thấy khả năng triển khai ý trong khi nói của mình tốt lên rất nhiều. Áp dụng chiến thuật “chân gà” mà chị Quỳnh Anh chỉ dạy, bài nói trong part 2 của mình luôn nằm trong khoảng thời gian xấp xỉ 2 phút và nói không bao giờ sót hay lạc ý, ngoài ra việc mắc lỗi sai về ngữ pháp, phát âm của mình cũng giảm đi trông thấy.
Với kết quả overall 7.5, tuy chưa phải là quá cao nhưng cũng đã phản ánh nỗ lực của mình sau 3 tháng ôn luyện. Theo mình, tiếng Anh đơn giản chỉ là một ngôn ngữ, chẳng phải một loại tài năng gì đặc biệt, bạn có thể là thần đồng toán học hay thần đồng âm nhạc chứ chẳng thể là thần đồng tiếng Anh, mưa dần thấm lâu, tiếng Anh thì cứ học nhiều là tất sẽ ngấm. Thực tế các cao thủ 8.5, 9.0 hầu hết đều học tiếng Anh rất lâu, thậm chí nhiều người còn học tập và làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Bởi vậy, quan trọng là tinh thần phải thoải mái, đừng đặt áp lực và so sánh mình với ai cả. Mình làm được điều đó thì mình tin ai cũng làm được, quan trọng chỉ cần bạn mong muốn và có mục tiêu thì mình tin bạn chắc chắn sẽ thành công.
Nếu bạn mới bắt đầu, hãy tìm cho mình một người hướng dẫn tốt, IELTS là kỳ thi khó, là một chặng đường dài, đôi chân của bạn phải khoẻ mới đi tới được đích, tuy vậy, có một người thầy giỏi vạch đường, chỉ lối để đi được đường vòng lối tắt vẫn cứ là hơn đúng không nào. Hãy cân nhắc Zim như một lựa chọn đáng tin cậy trên chặng đường của bạn.
Bình luận - Hỏi đáp