Bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 band 7 đề thi ngày 07/08/2021

Dàn bài, bài mẫu và từ vựng IELTS Writing Task 1 và Task 2 cho đề thi thật ngày 07/08/2021
author
ZIM Academy
11/01/2022
bai mau ielts writing task 1 va task 2 band 7 de thi ngay 07082021

Giải đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 07/08/2021

The two plans show Pancha village in 2005 and 2015. Write a summary of the information. Select and report the main features, and make comparisons when necessary.

ielts-writing-task-1-de-thi-ngay-07082021

Dàn bài chi tiết

Mở bài

  • Giới thiệu sự thay đổi của làng Pancha từ 2005 đến 2015

Đoạn tổng quát (Overview)

  • Làng có sự thay đổi ở các khía cạnh:

  • Cơ sở hạ tầng được nâng cấp toàn diện

  • Các cơ sở vật chất được mở rộng về quy mô

Thân bài 1

  • Miêu tả sự nâng cấp của cơ sở vật chất :

  • Trường tiểu học : được xây dựng lại với kiến trúc mới và thêm một toà nhà trong khu vực để đào tạo cấp trung học.

  • Chợ có thêm các toà nhà cùng chức năng trong khu vực và chùa cũng tương tự.

Thân bài 2

  • Miêu tả sự thay đổi về cơ sở hạ tầng :

  • Con đường bộ nằm ở trung tâm của làng đã được nâng cấp thành đường hai làn cho xe lưu thông.

  • Hệ thống cung cấp điện dọc con đường chính cũng như tháp viễn thông ở phía nam được lắp đặt.

  • Các hộ gia đình chuyển từ sử dụng ăn-ten sang hệ thống vệ tinh.

Đọc thêm: IELTS Writing Task 1 Maps – Hướng dẫn chiến lược làm bài chi tiết, kèm từ vựng và cấu trúc

Bài mẫu tham khảo

​​The maps depict the changes which occurred in the village of Pancha from 2005 to 2015.

Overall, the village experienced a complete upgrade of the infrastructure, along with the expansion of the existing facilities.

In 2005, the facilities in the village consisted of a primary school, a market, and a pagoda. Ten years later, the primary school had undergone a renovation with the addition of several new buildings to accommodate a secondary school. The market and pagoda also grew in size with the addition of several new buildings.

Previously, a path ran through the centre of the village providing access to all buildings and facilities, however by 2015 a two lane roadway had been built in its place. The village also benefited from a new electricity supply and a new telecommunications tower located in the south. Furthermore, most houses in the village had now upgraded from old antennas to satellite receivers.

[Estimated band 7]

Vocabulary

  • upgrade (n) : sự nâng cấp

  • undergo (v) : trải qua

  • renovation(n): sự trùng tu, cải tạo

  • accommodate sth (v): cung cấp chỗ cho việc gì đó

  • electricity supply : nguồn cung cấp điện

  • telecommunication tower : tháp viễn thông

  • antennas (n) : ăn-ten

  • satellite (n) : chảo vệ tinh

 Giải đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 07/08/2021

Task 2: Some people think children have the freedom to make mistakes, while other people believe that adults should prevent children from making mistakes. Discuss both sides and give your opinion.

Dàn bài chi tiết

Mở bài

  • Paraphrase hai quan điểm ở đề bài

  • Thesis statement (Trả lời trực tiếp câu hỏi của đề bài): Đồng ý với quan điểm nên để trẻ em tự do mắc lỗi

Thân bài 1

  • Lý do tại sao có người cho rằng cha mẹ nên ngăn con mình mắc lỗi:

  • Một vài lỗi lầm có thể gây thiệt hại nguy hiểm, vĩnh viễn về thể chất:

  • Ví dụ: Nếu trẻ em không được cảnh báo về sự nguy hiểm liên quan đến điện thì có thể sẽ chịu chấn thương hoặc tai nạn chết người khi nghịch đồ điện

  • Các lỗi nguy hiểm như vậy nên được ngăn chặn từ đầu

  • Ngăn trẻ em mắc lỗi là giúp bảo vệ trẻ em khỏi những cảm xúc tiêu cực:

  • Ngăn trẻ mắc lỗi sẽ ngăn được chúng trải qua sự thất bại

  • Nếu liên tiếp mắc lỗi thì trẻ sẽ gặp phải các vấn đề về cảm xúc như: chứng lo âu, trầm cảm

  • Nếu không được xử lý tốt thì các vấn đề cảm xúc này có thể dẫn đến sự tự ti ở trẻ khi chúng lớn lên

Thân bài 2

  • Lý do tại sao việc mắc lỗi thì quan trọng đến sự phát triển của trẻ:

  • Mắc lỗi giúp trẻ xây dựng tính bền bỉ và sự tự tin:

  • Sau các thất bại và lỗi lầm, trẻ sẽ học cách phục hồi và quay trở lại sửa chữa vấn đề

  • Việc này giúp trẻ tăng sự tự tin khi đối mặt với các thử thách khác trong tương lai

  • Mắc lỗi giúp trẻ học được tinh thần trách nhiệm:

  • Trẻ nhìn nhận được hậu quả của những việc mình làm

  • Những đứa trẻ có tính trách nhiệm sẽ trung thực, tự nhìn nhận và cải thiện bản thân thay vì bao biện và đổ lỗi cho người khác khi có việc không hay xảy ra

Kết bài

Nêu lại quan điểm: Nên để trẻ tự do mắc lỗi vì việc này giúp trẻ có được những bài học quan trọng cho cuộc sống sau này

Bài mẫu tham khảo

While some people believe that children should be allowed to make mistakes, others would argue that parents' intervention in preventing children’s mistakes is necessary. Personally, I am more in favour of the former opinion. 

On the one hand, there are several reasons why some people believe that parents should prevent their children from making mistakes. First, certain mistakes can cause permanent, dangerous physical damage to children, and therefore should be prevented in the first place. For example, if children are not warned against electrical hazards, they might suffer injuries or even fatal accidents when carelessly playing with electricity. In addition, forestalling mistakes is to shield children from failures and negative emotions. When children repeatedly make mistakes, it is likely that they would encounter emotional problems such as anxiety or depression. These problems, if not handled well, may result in low self-esteem and the lack of self-confidence when children grow older.   

On the other hand, advocates of children’s freedom to make mistakes  believe that mistakes are crucial to children's development. To begin with, allowing children to learn from trial and error helps them build resilience and self-confidence. After missteps and failed attempts, children will learn how to bounce back to fix those problems, which enables them to feel more confident when facing other challenges later in life. Moreover, letting children learn from mistakes helps them develop a sense of responsibility as they can learn natural consequences from their actions. Children with this trait are more likely to be honest with themselves, willing to self-reflect and make self-improvement instead of giving excuses or blaming others when things go wrong in the future.

In conclusion, I would side with those who believe that children should be allowed to make mistakes as this provides them with invaluable lessons in their later stages of life. 

(300 words)

[Estimated band 7]

Vocabulary

1. Parents’ intervention: sự can thiệp của bố mẹ

2. Permanent, dangerous physical damage: thiệt hại nguy hiểm, vĩnh viễn về mặt thể chất

3. Warn someone against something: cảnh báo cho ai về việc gì

4. Electrical hazards: những nguy hiểm liên quan đến điện

5. Fatal accident: tai nạn gây chết người

6. Forestall mistake: ngăn chặn lỗi

7. Shield children from failures: bảo vệ trẻ em khỏi sự thất bại

8. Encounter emotional problems: gặp phải những vấn đề về cảm xúc

9. Low self-esteem: lòng tự tôn thấp, sự tự ti

10. Trial and error: thử và sai

11. Resilience (n): sự bền bỉ

12. Misstep (n): lỗi, hành động sai

13. Failed attempts: những nỗ lực thất bại

14. Bounce back: bật lại, phục hồi sau thất bại

15. A sense of responsibility: tinh thần trách nhiệm

16. Natural consequences: những hậu quả tất yếu

17. Self-reflect (v): tự nhìn nhận bản thân

18. Make self-improvement: cải thiện bản thân

19. Give excuses: tìm lý do bao biện

20. Invaluable lessons: những bài học hữu ích

Xem thêm các đề thi IELTS Writing và bài mẫu khác tại: Tổng hợp đề thi IELTS Writing 2021 kèm bài mẫu | Cập nhật liên tục

Để làm quen với format đề thi IELTS thực tế và tăng sự tự tin trước kỳ thi chính thức, người học có thể tham gia test thử IELTS có ngay kết quả tại ZIM.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu