Banner background

Brainstorming bằng chiến lược SWOT trong IELTS Writing Task 2

Bài viết hướng dẫn cách ứng dụng chiến lược SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) vào việc Brainstorming trong IELTS Writing Task 2.
brainstorming bang chien luoc swot trong ielts writing task 2

Brainstorming là một bước chuẩn bị quan trọng trước khi chính thức viết bài. Trong IELTS Writing Task 2, Brainstorming đóng vai trò cốt lõi trong việc khai thác và phát triển ý tưởng cho chủ đề và các luận điểm của bài viết. Nhờ đó, một bài viết được Brainstorming hợp lý sẽ thể hiện được tính nhất quán trong nội dung và sự liên kết trong mạch luận điểm.

Chiến lược SWOT là một công cụ phân tích hữu ích, giúp người dùng có thể đánh giá vấn đề một cách sâu và rộng thông qua 4 khía cạnh: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro). Đây vốn là một trong những chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Trong IELTS Writing Task 2, người học hoàn toàn có thể tận dụng thang phân tích SWOT với 4 tiêu chí trên để Brainstorming các ý tưởng, nhằm tối ưu hóa thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo chất lượng nội dung bài viết. Bài viết này đặt trọng tâm vào cách ứng dụng chiến lược SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) vào việc Brainstorming ý tưởng trong IELTS Writing Task 2 theo 5 bước.

Key Takeaways:

  1. Brainstorming đóng vai trò cốt lõi trong việc khai thác và phát triển ý tưởng cho chủ đề và các luận điểm của bài viết, thể hiện được tính nhất quán trong nội dung và sự liên kết trong mạch luận điểm.

  2. Chiến lược SWOT là công cụ giúp đánh giá vấn đề một cách sâu và rộng thông qua 4 khía cạnh: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro).

  3. Người học hoàn toàn có thể tận dụng thang phân tích SWOT để Brainstorming các ý tưởng, nhằm tối ưu hóa thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo chất lượng nội dung bài viết, thông qua 5 bước đề xuất sau đây:

  • Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorming

  • Bước 2: Vẽ sơ đồ SWOT

  • Bước 3: Brainstorming các yếu tố theo SWOT

  • Bước 4: Brainstorming ý tưởng cho từng yếu tố

  • Bước 5: Lọc, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng

Brainstorming bằng chiến lược SWOT

Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorming

Đầu tiên, việc xác định đúng chủ đề là yếu tố then chốt quyết định sự nhất quán của tất cả các ý tưởng về sau, bởi vì việc Brainstorm sẽ hoàn toàn được dựa trên thông tin mà chủ đề đưa ra. Chính vì vậy, ở bước đầu tiên, người học cần tìm ra chủ đề cốt lõi mà đề bài đang nhắm tới và cả mục đích câu hỏi muốn yêu cầu.

Cách thức: Xác định từ khóa, từ đó rút gọn lại chủ đề.

Đề bài 1: The best way for a government to prepare for the future is to invest in young people. To what extent do you agree or disagree?

  • Từ khóa: best way, government, prepare, future, invest in young people, agree or disagree?

  • Rút gọn chủ đề: governments invest in young people to prepare for future —> the best way?

Đề bài 2: Directors of large organizations earn much higher salaries than ordinary employees do. Some people believe it is necessary, but others think that it is unfair. Discuss both these views and give your own opinions.

  • Từ khóa: Directors, large organizations, earn much higher salaries, ordinary employees, necessary, unfair, both these views, own opinions.

  • Rút gọn chủ đề: much higher salaries of directors vs ordinary employees in large organizations —> necessary or unfair?

Lưu ý: Để có thể tối ưu hóa chủ đề, người học cần xác định đúng các từ khóa mang nội dung chính trong đề bài (ví dụ như: danh từ, động từ, tính từ), và nên bỏ qua các từ có chức năng bổ trợ về mặt ngữ pháp (ví dụ như: giới từ, trợ động từ, từ nối).

Bước 2: Vẽ sơ đồ SWOT

Sau khi xác định xong chủ đề cần phân tích, người học tiến hành vẽ sơ đồ SWOT để chuẩn bị trước khi Brainstorming, sử dụng giấy, vở, máy tính hay bất cứ công cụ học tập nào thuận tiện cho việc thống kê ý tưởng.

Cách thức: Chia giấy, vở hay trang viết trên các ứng dụng hỗ trợ thành 4 phần đều nhau tương ứng với 4 tiêu chí Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro). Tên chủ đề cần được khoanh tròn lại ở giữa, đảm bảo đầy đủ không gian để triển khai nhiều ý tưởng.

Cách xây dựng sơ đồ như trên sẽ đảm bảo sự kết nối giữa các ý tưởng với chủ đề chính cũng như giữa các ý tưởng với nhau. Trong quá trình Brainstorm, người học có thể dễ dàng nắm bắt, so sánh, và đánh giá các ý tưởng cùng lúc. Điều này sẽ giúp người học tránh việc quên hay nhầm lẫn ý tưởng với nhau.

Lưu ý: Người học nên triển khai sơ đồ trên giấy, vở hoặc trang tính không có dòng kẻ. Điều này sẽ khiến bộ não “tự do“ hơn trong quá trình khai thác và phát triển ý tưởng (Brainstorming). Đồng thời, người học cũng cần đảm bảo tất cả các ý tưởng được triển khai trên cùng một mặt giấy.

Tham khảo mẫu sơ đồ sau đây:

Lưu ý: Người học cần đảm bảo tên chủ đề trong ô tròn ở giữa có chứa đầy đủ các thông tin quan trọng về bối cảnh, bao gồm thời gian, địa điểm. Điều này là vô cùng quan trọng vì sự khác nhau trong bối cảnh sẽ kéo theo rất nhiều sự khác nhau trong các khía cạnh khác trong quá trình Brainstorming ý tưởng.

image-alt

Cần liệt kê yếu tố bối cảnh về mặt thời gian là “future“ (tương lai), để tránh nhầm với “present“ (hiện tại), hoặc “past“ (quá khứ).

Bước 3: Brainstorming các yếu tố theo SWOT

Sau khi chuẩn bị xong sơ đồ SWOT, người học chuyển sang phân tích chủ đề theo 4 tiêu chí Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro). Nói cách khác, người học tiến hành Brainstorming theo 4 tiêu chí SWOT.

Cách thức: Người học hãy đặt và trả lời cho câu hỏi What are its Strengths/ Weaknesses/ Opportunities/ Threats? (Ưu điểm/ Nhược điểm/ Cơ hội/ Thách thức của việc này là gì?) sau đó viết các từ khóa vào mỗi ô trống tương ứng với từng tiêu chí.

Chủ đề 1: governments invest in young people to prepare for future

(Việc chính phủ đầu tư vào người trẻ để chuẩn bị cho tương lai)

  • What are its strengths? (Ưu điểm của việc chính phủ đầu tư vào người trẻ để chuẩn bị cho tương lai là gì?)

    • Skilled Workforce (Lực lượng lao động giỏi)

    • Social Development (Sự phát triển về mặt xã hội)

    • Education Development (Sự phát triển về mặt giáo dục)

  • What are its weaknesses? (Nhược điểm của việc chính phủ đầu tư vào người trẻ để chuẩn bị cho tương lai là gì?)

    • Resource Constraints (Hạn chế về tài nguyên)

    • Time-Intensive (Tốn nhiều thời gian)

    • Requirement for High Budget (Cần nhiều ngân sách)

  • What are its opportunities? (Cơ hội tiềm năng của việc chính phủ đầu tư vào người trẻ để chuẩn bị cho tương lai là gì?)

    • Economic Growth (Tăng trưởng kinh tế)

    • Global Competitiveness (Cạnh tranh toàn cầu)

    • Attract Investment (Thu hút vốn đầu tư)

  • What are its threats? (Rủi ro tiềm ẩn của việc chính phủ đầu tư vào người trẻ để chuẩn bị cho tương lai là gì?)

    • Political Instability (Sự bất ổn chính trị)

    • Changing Economic Conditions (Sự thay đổi điều kiện kinh tế)

    • Social Challenges (Thách thức xã hội)

image-alt

Chủ đề 2: much higher salaries of directors vs ordinary employees in large organizations

(Việc tiền lương của giám đốc cao ngất ngưởng so với nhân viên bình thường trong các tổ chức lớn)

  • What are its strengths? (Ưu điểm của việc tiền lương của giám đốc cao ngất ngưởng so với nhân viên bình thường trong các tổ chức lớn là gì?)

    • Talent Attraction (Thu hút nhân tài)

    • Performance Incentives (Sự khích lệ làm việc)

    • High-quality Outcome (Đầu ra chất lượng)

  • What are its weaknesses? (Nhược điểm của việc tiền lương của giám đốc cao ngất ngưởng so với nhân viên bình thường trong các tổ chức lớn là gì?)

    • Job Dissatisfaction (Sự không hài lòng trong công việc)

    • Income Inequality (Sự bất công bằng về thu nhập)

    • Low Employee Morale (Tinh thần làm việc kém)

  • What are its opportunities? (Cơ hội tiềm năng của việc tiền lương của giám đốc cao ngất ngưởng so với nhân viên bình thường trong các tổ chức lớn là gì?)

    • Operational Efficiency (Sự hiệu quả về tổ chức)

    • Career Aspirations (Sự khát vọng nghề nghiệp)

    • Learning from Successful Leaders (Học hỏi từ lãnh đạo thành công)

  • What are its threats? (Rủi ro tiềm ẩn của việc tiền lương của giám đốc cao ngất ngưởng so với nhân viên bình thường trong các tổ chức lớn là gì?)

    • Labor Strikes (Cuộc đình công lao động)

    • Talent Drain (Cạn kiệt nhân tài)

image-alt

Bước 4: Brainstorming ý tưởng cho từng yếu tố

Sau khi đã Brainstorming được các ý tưởng về mặt cơ bản, người học tiến hành khai thác sâu hơn các ý tưởng đó để luận điểm được vững chắc và thuyết phục.

Cách thức: Người học hãy đặt và trả lời cho các câu hỏi Why cho các từ khóa ở mỗi tiêu chí mà người học đã Brainstorming xong từ trước. Sắp xếp các ý tưởng nhỏ này cạnh các ý tưởng lớn tương ứng theo cách MindMaping.

Chủ đề 1: governments invest in young people to prepare for future

(Việc chính phủ đầu tư vào người trẻ để chuẩn bị cho tương lai)

Strengths (Ưu điểm)

  • Skilled Workforce (Lực lượng lao động giỏi) —> Tại sao lực lượng lao động này lại giỏi?

    • have access to quality education and training (được tiếp cận với giáo dục đào tạo chất lượng)

    • equipped with skills needed in the job market (được trang bị kỹ năng cần thiết trong thị trường lao động)

  • Social Development (Sự phát triển về mặt xã hội) —> Tại sao lại dẫn tới sự phát triển về mặt xã hội?

    • access to healthcare, education, nutrition, and social support systems (được tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, các hệ thống hỗ trợ xã hội)

    • reduces poverty, promotes equality (giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng)

  • Education Development (Sự phát triển về mặt giáo dục) —> Tại sao lại dẫn tới sự phát triển về mặt giáo dục?

    • engage in funded educational programs (tham gia các dự án giáo dục được tài trợ)

Weaknesses (Nhược điểm)

  • Resource Constraints (Hạn chế về tài nguyên) —> Tại sao tài nguyên lại bị hạn chế cho việc đầu tư này?

    • strain government resources for other important segments (tạo áp lực lên nguồn lực của chính phủ cho các phân khúc quan trọng khác)

    • countries with limited budgets (những quốc gia có ngân sách hạn hẹp)

  • Time-Intensive (Tốn nhiều thời gian) —> Tại sao việc đầu tư này tốn nhiều thời gian?

    • long-term process, may take years or decades to see the full results (quá trình lâu dài, tốn nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để có kết quả)

  • Requirement for High Budget (Cần nhiều ngân sách) —> Tại sao việc này cần nhiều tiền?

    • pay for high-quality education, skill development programs, and social services (chi trả cho giáo dục chất lượng cao, dự án phát triển kỹ năng và dịch vụ xã hội)

Opportunities (Cơ hội)

  • Economic Growth (Tăng trưởng kinh tế) —> Tại sao việc đầu tư này tạo cơ hội phát triển kinh tế?

    • skilled workforce leads to productivity increase, and foster innovation (lực lượng lao động giỏi sẽ dẫn tới sự tăng trưởng sản xuất và thúc đẩy đổi mới)

  • Global Competitiveness (Cạnh tranh toàn cầu) —> Tại sao việc đầu tư này tạo cơ hội cạnh tranh toàn cầu?

    • adaptability to changing markets (sự thích ứng với thị trường thay đổi)

  • Attract Investment (Thu hút vốn đầu tư) —> Tại sao việc đầu tư này tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư?

    • skilled workers can reduce business risks (lao động giỏi sẽ giảm rủi ro cho doanh nghiệp)

    • maintain quality and consistency (duy trì chất lượng và sự nhất quán)

Threats (Rủi ro)

  • Political Instability (Sự bất ổn chính trị) —> Tại sao sự bất ổn chính trị lại đe dọa việc đầu tư này?

    • if new administrations prioritize other areas over education and skills development (nếu chính phủ mới ưu tiên đầu tư lĩnh vực khác)

  • Changing Economic Conditions (Sự thay đổi điều kiện kinh tế) —> Tại sao sự thay đổi điều kiện kinh tế lại đe dọa việc đầu tư này?

    • economic downturns or recessions can disrupt the investments (Suy thoái kinh tế có thể gián đoạn việc đầu tư)

  • Social Challenges (Thách thức xã hội) —> Tại sao thách thức xã hội lại đe dọa việc đầu tư này?

    • inequality, discrimination can hinder the effectiveness (sự bất công bằng, sự phân biệt có thể cản trở tính hiệu quả)

image-altChủ đề 2: much higher salaries of directors vs ordinary employees in large organizations

(Việc tiền lương của giám đốc cao ngất ngưởng so với nhân viên bình thường trong các tổ chức lớn)

image-alt

Bước 5: Lọc, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng

Sau khi đã Brainstorming ý tưởng một cách chi tiết theo chiến lược SWOT, người học cần tiến hành lọc, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng.

Cách thức: Tự đánh giá ý tưởng (mối liên hệ với chủ đề chính, mối liên hệ với các ý tưởng khác), sau đó hoàn thiện ý tưởng bằng cách thêm, bớt hoặc đổi mới nội dung.

Ví dụ 1: Xét luận điểm sau của Chủ đề 1

image-altNhận xét:

  • Luận điểm Requirement for High Budget có thể gộp vào làm một ý nhỏ trong luận điểm lớn Resource Constraints

  • Luận điểm Resource ConstraintsTime-Intensive đóng vai trò tương tự nhau, là 2 nhược điểm chính.

Ví dụ 2: Xét luận điểm sau của Chủ đề 2

image-altNhận xét:

  • Luận điểm Talent AttractionPerformance Incentives đóng vai trò tương tự nhau, là 2 ưu điểm nổi trội.

  • Luận điểm High-quality Outcome có thể đóng vai trò là hệ quả (result) của luận điểm Performance Incentives

Bài viết Task 2 tham khảo

Đề bài 1: The best way for a government to prepare for the future is to invest in young people. To what extent do you agree or disagree?

Investing in young people is widely recognized as the most effective strategy for governments preparing for an ever-evolving future. This argument holds true as long as a government can effectively implement its plans for the younger generation. Despite some limitations, the belief that a government's preparation for the future should primarily focus on young people is justified.

Indeed, investing in young people builds a foundation for a skilled workforce in the future job market and fosters overall development. Firstly, government support ensures that young people have access to quality education and training, equipping them with the knowledge and skills needed for their chosen career paths. This not only benefits individual growth but also contributes to the nation's future competitiveness. Secondly, investment in young people contributes to the social and educational development of a country. To explain, government investments enable young generations to access better healthcare, education, nutrition, and social support systems, which, in turn, reduce poverty and promote equality. However, it is worth noting that this process can be time-intensive and require substantial resources to yield the full range of outcomes, making it less feasible in countries with limited budgets.

In addition, investment in the future workforce opens up a myriad of opportunities, including economic growth and foreign investment. To begin with, skilled workers are more likely to increase productivity and foster innovation, which is essential for a nation's economic growth. They can reduce business risks and adapt effectively to changing markets, thereby maintaining work quality and consistency. This, in turn, attracts foreign investors in search of worldwide talent. Nevertheless, the realization of these positive outcomes can be hindered by political instability or economic recession. For example, investment policies by previous administrations will be disrupted or no longer valid if new administrations prioritize other areas.

In conclusion, investing in young people is not only a matter of policy but also an investment in a nation's future. While it offers numerous benefits, such as a skilled workforce, and social and educational development, and opens up to a variety of opportunities, it is not without its drawbacks as resource constraints, time intensity, and political and economic dependencies. However, investment in the future workforce remains an efficient strategy in preparation for every country’s future.

Tham khảo thêm:

Bài tập luyện tập

Đề bài 2: Directors of large organizations earn much higher salaries than ordinary employees do. Some people believe it is necessary, but others think that it is unfair. Discuss both these views and give your own opinions.

Hướng dẫn:

Đoạn 1: Necessary

  • Talent Attraction: high salaries to directors help attract and retain top talent

  • Performance Incentives: rewarded for achieving specific goals and targets

  • Operational Efficiency: directors may be more motivated to invest in process improvement initiatives

    —> High-quality Outcome

  • Career Aspirations: set career aspirations to reach high-paid positions

Đoạn 2:

  • Income Inequality: creates frustration and resentment among employees.

  • Job Dissatisfaction: low salaries or perceived inequities in compensation can lead to job dissatisfaction, provide

    limited opportunities for advancement or skill development —> Labor strike & Talent Drain

  • Labor Strikes: a sense of unfairness and inequality can lead to extreme cases as labor strikes

  • Talent Drain:

    employees seek better opportunities elsewhere

Kết luận

Nhìn chung, chiến lược SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một cách hiệu quả để Brainstorming ý tưởng cho bài viết IELTS Writing Task 2. Phương pháp này giúp người học xác định các khía cạnh tích cực và tiêu cực của luận điểm (Strengths và Weaknesses), đồng thời xem xét các yếu tố bên ngoài như là cơ hội hay tác động tiềm năng (Opportunities và Threats).

Khi Brainstorming bằng cách tiếp cận này, người học có thể trình bày một bài viết toàn diện và cẩn thận hơn, đảm bảo sự khai thác thông tin đề bài một cách tối ưu và hợp lý. Bên cạnh đó, quá trình vẽ sơ đồ SWOT cũng sẽ giúp người học cải thiện tư duy sắp xếp bố cục hệ thống các luận điểm, tăng kỹ năng tự nhận xét và đánh giá.

Người học nên dành thời gian luyện tập viết bài, đặc biệt là dành nhiều thời gian luyện tập kỹ năng Brainstorming bằng phương pháp SWOT để cải thiện các tiêu chí trong IELTS Writing Task 2. Chúc học viên đạt được mục tiêu học tập!

Tham khảo:

  1. “SWOT.” Cambridge Dictionary, dictionary.cambridge.org/dictionary/english/swot. Accessed 17 Oct. 2023.

  2. User, Guest. “How to Perform a SWOT Analysis 101.” Stormboard, Stormboard, 22 Mar. 2023, stormboard.com/blog/stormboard-101-how-to-perform-a-swot-analysis.

  3. Friesen, Eliot. “Brainstorming Essay Topics for IELTS Writing Task 2.” Magoosh Blog - IELTS® Exam, 4 May 2021, magoosh.com/ielts/brainstorming-ideas-ielts-task-2-essay/.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...