Cấu trúc ngữ pháp nổi bật trong đề thi THPTQG - P4: Câu điều kiện

Bài viết này sẽ tập trung tổng kết lại kiến thức về các dạng câu điều kiện đặc biệt, bao gồm câu điều kiện đảo ngữ, câu điều kiện tổng hợp, và các từ thay thế cho từ “if” để thí sinh ứng dụng vào giải quyết các câu hỏi trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia.
author
ZIM Academy
14/04/2021
cau truc ngu phap noi bat trong de thi thptqg p4 cau dieu kien

Câu điều kiện là là loại câu dùng để đưa ra giả thiết về một sự việc nào đó, chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến diễn ra. Câu điều kiện có 3 loại chính, tuy nhiên, có rất nhiều dạng đặc biệt của câu điều kiện. Các dạng đặc biệt này thường xuất hiện trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia.

Do đó, bài viết này sẽ tập trung tổng kết lại kiến thức về các dạng câu điều kiện đặc biệt, bao gồm câu điều kiện đảo ngữ, câu điều kiện tổng hợp, và các từ thay thế cho từ “if” để thí sinh ứng dụng vào giải quyết các câu hỏi trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia.

Xem thêm: Cấu trúc ngữ pháp nổi bật trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia – P3

Câu điều kiện đảo ngữ

Để nhấn mạnh một thành phần hay một ý nào đó trong câu, việc đảo vị trí của chủ ngữ và động từ thường được thực hiện. Đảo ngữ có thể được áp dụng trong cả ba loại câu điều kiện.

Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 dùng để nói đến tình huống có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, giúp câu nói mang trạng thái lịch sự hơn. Để đảo ngữ, người học cần đưa từ “Should”  lên đầu câu, nếu câu gốc không có “Should”, người học phải mượn từ “should”.

Cấu trúc:

 

Mệnh đề If (tình huống)

Mệnh đề chính (Kết quả)

Câu điều kiện gốc

If + S1 + (do/does not) +V1

S2 + will/ may/should/can… + (not) + Vo + …

Câu đảo ngữ

Should + S1 + (not) + Vo

Ví dụ: 

Câu điều kiện gốc: If I have free time, I will go swimming (Nếu có thời gian rảnh, tôi sẽ đi bơi)

→ Câu đảo ngữ: Should I have free time, I will go swimming.

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

…….she study hard, she will pass this exam.

A. If

B. Should

C. Will

D. Is

→ Đáp án đúng: BCâu này đang nói về tình huống có thể xảy ra trong tương lai, do đó cần dùng câu điều kiện loại 1. Trong 4 đáp án, có 2 đáp án A và B có thể chọn, vì câu C và D là vô nghĩa vì trong câu điều kiện không có trường hợp Will và Is đứng đầu câu.. Tuy nhiên, vì she là chủ ngữ số ít, nếu chọn đáp án A “If” thì câu phải là “If she studies hard”. Do đó, thí sinh cần phải chọn đáp án B – đảo ngữ của câu điều kiện loại 1.

Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 dùng để nói về một tình huống giả định không có thật ở hiện tại. Người dùng có thể sử dụng đảo ngữ trong loại câu này để làm câu nhẹ nhàng hơn. Loại câu đảo ngữ này phù hợp với việc đưa ra lời khuyên một cách cách lịch sự.

Cấu trúc:

 

Mệnh đề If (tình huống)

Mệnh đề chính

 (Kết quả)

Câu điều kiện gốc

If + S1 + V2/ed / did not Vo  

S2 + would/ might /could… + (not) + Vo

Câu đảo ngữ khi mệnh đề điều kiện If chứa động từ to be

Were + S1 + (not) + O

Câu đảo ngữ khi  mệnh đề điều kiện If chứa động từ thường

Were + S1 + (not) + to V

Ví dụ:

Câu điều kiện gốc có were: If  I were you, I would choose this university. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chọn trường đại học này)

→ Câu đảo ngữ: Were I you, I would choose this university. 

Câu điều kiện gốc không có were: If I lived in the Netherlands, I would travel to many places in Europe. (Nếu tôi sống ở Hà Lan, tôi sẽ đi du lịch nhiều nơi ở châu Âu.)

→ Câu đảo ngữ: Were I to live in the Netherlands, I would travel to many places in Europe.

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

…….I younger, I could choose this job.

A. If

B. Should

C. Did

D. Were

→ Đáp án đúng: D

Câu này đang nói vể một việc không có thật ở hiện tại vì thường chỉ khi đã già mới ước mình có thể trẻ hơn, do đó, người học cần sử dụng câu điều kiện loại 2, do đó câu B là sai. Câu C cũng sai do không có cấu trúc câu điều kiện với từ “did” đứng đầu câu. Câu A cũng sai do mệnh đề If này thiếu động từ, chỉ chọn If khi câu là “if I were younger”. Do đó, phải chọn “were” để tạo thành đảo ngữ (có were) của câu điều kiện loại 2.

……….. I ………. a degree, I would get this job easily.

A. If/ to have

B. Were/ to have

C. Were/ had

D. Did/have

→ Đáp án đúng: B

Câu này đang nói về một việc không có thật ở hiện tại, do đó, người học cần sử dụng câu điều kiện loại 2. Câu A sai do nếu If đứng đầu câu, động từ phải được chia ở dạng quá khứ “had”. Câu D cũng sai do không có cấu trúc câu điều kiện với từ “did” đứng đầu câu. “Were” có thể đứng đầu câu, để tạo thành câu đảo ngữ, và động từ phải ở dạng to V. Do đó, C là đáp án sai do “were” là động từ ở thì quá khứ, không phải “to verb”. Vì thế  B là đáp án đúng. 

Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 dùng để nói về một tình huống trái với sự thật đã diễn ra trong quá khứ. Đảo ngữ được dùng để nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả định If.

Cấu trúc:

 

Mệnh đề If (tình huống)

Mệnh đề chính (Kết quả)

Câu điều kiện gốc

If + S1 + had  + (not) + V3/ed

S2 + would/ might /could… + (not) + have + V3/ed

Câu đảo ngữ

Had+ S1 + (not) + V3/ed

Ví dụ:

Câu điều kiện gốc: If we had played a little better, we would have won the game. (Nếu chúng tôi chơi tốt hơn một chút, chúng tôi đã giành chiến thắng trong trò chơi.)

→  Câu đảo ngữ: Had we played a little better, we would have won the game.

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

………….. you……….. me with my study, I would not have got high scores

A. Had/ not helped

B. If/ not helped

C. If/did not

D. Had/ not help

 →  Đáp án đúng: A

Câu này đang nói về một việc không có thật ở quá khứ, do đó, người học cần sử dụng câu điều kiện loại 3, vì thế câu C sai. Câu B cũng sai do thiếu từ “had”, câu đúng phải là “if you had not helped …”. Câu D sai do nếu “Had” đứng đầu câu, động từ phía sau phải được chia thì quá khứ hoàn thành (helped).

Xem thêm: Cách làm 8 dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc Gia (P.1)

Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp là loại câu mà thời gian trong mệnh đề chính và thời gian trong mệnh đề If không giống nhau. Có các loại câu điều kiện hỗn hợp như sau:

Tình huống ở quá khứ, kết quả ở hiện tại

Loại câu này dùng để đề cập đến tình huống không đúng với những gì đã diễn ra trong quá khứ, dẫn đến một kết quả không đúng với hiện tại. 

Ví dụ: Nếu hôm qua tôi học bài, tôi đã có thể vượt qua kỳ thi này.

→ Thực tế là hôm qua tôi đã không học bài, nên tôi đã không vượt qua kỳ thi này được.

Cấu trúc: 

Mệnh đề If (tình huống)

Mệnh đề chính (Kết quả)

If + S + Quá khứ hoàn thành (had (not) + V3/ed)

S + would/ could/ might + (not) + Vo + …

If I had studied well yesterday,

I would have passed this exam.

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

I _________ a better job now if I _____________harder at school.

A. Would have/ Had worked

B. Have/Would have worked

→  Đáp án đúng: B

Trong câu điều kiện, thứ tự của các mệnh đề không cố định. Trong câu này, mệnh đề chính (kết quả) nằm phía trước. Kết quả là một điều không đúng ở hiện tại vì có từ “now”, do đó, thí sinh cần chọn “would have”. Cụm phía sau là mệnh đề if (tình huống), chỉ một tình huống không đúng với những gì đã diễn ra trong quá khứ, do đó, thí sinh cần chọn “Had worked”.

Tình huống ở hiện tại, kết quả ở quá khứ

Loại câu này dùng để đề cập đến tình huống không đúng với hiện tại, và một kết quả trái với những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Ví dụ: Nếu chúng tôi không tin tưởng anh ấy, chúng tôi đã cho anh ấy nghỉ việc từ tháng trước.

→ Thực tế là chúng tôi tin tưởng anh ấy, nên chúng tôi đã không cho anh ấy nghỉ việc vào tháng trước.

Cấu trúc:

Mệnh đề If (tình huống)

Mệnh đề chính (Kết quả)

If + S + Quá khứ đơn (V2/ed) / (did not Vo)

S + would/ could/ might + (not) + have + V3/ed + …

If we did not trust him,

we would have sacked him last month.

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

My English is not good. If my English _______________ better, I _________________ able to translate this document that you gave me last week.

A. Were/ Would be

B. Was/ Would be

C. Was/Would have been

D. Is/Would have been

→  Đáp án đúng: C

Trong câu này, mệnh đề if (tình huống) chỉ một tình huống không đúng với hiện tại vì tiếng Anh của tôi hiện tại đang không giỏi, do đó, thí sinh cần chọn was hoặc were. Nhưng do English là danh từ số ít nên thí sinh cần chọn “Was”. Mệnh đề chính (kết quả) chỉ một điều không đúng ở quá khứ (với từ last week – tuần rồi), do đó, thí sinh cần chọn “would have been”.

Các từ thay thế If

Để diễn đạt ý điều kiện, ngoài từ “if” ra, người học có thể bắt gặp nhiều từ thay thế khác. Cụ thể như sau:

Unless

Từ thay thế

Nghĩa

Ví dụ

Unless

Nếu không 

Trừ khi

Unless I study harder, I will fail this exam.

(Trừ khi tôi học chăm chỉ hơn, tôi sẽ trượt kỳ thi này)

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

You won’t be able to play the piano well ________ you practice hard.

A. If

B. As long as

C. Unless

D. Should not

→  Đáp án đúng: B

Câu A, B sai do khi đưa các từ này vào câu, câu trên sẽ mang ý nghĩa “bạn sẽ không chơi piano tốt nếu bạn luyện tập chăm chỉ”, câu phi logic. Câu D sai, do nếu “Should” dùng như câu đảo ngữ loại 1 thì từ “not” phải nằm ngay phía trước từ “practice”. Câu C đúng, câu đúng sẽ mang nghĩa “bạn sẽ không chơi piano tốt nếu bạn không luyện tập chăm chỉ”

As long as

Từ thay thế

Nghĩa

Ví dụ

As long as

Miễn là

As long as you love me, I can do everything for you. 

(Chỉ cần em yêu anh, anh có thể làm mọi thứ cho em.)

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

I am a doctor. You will be healthy __________ you follow my advice.

A. Were

B. As long as

C. Unless

D. Should not

→  Đáp án đúng: B

Câu này có nghĩa “Tôi là bác sĩ. Bạn sẽ khoẻ mạnh _______ bạn theo lời khuyên của tôi”. Đây là tình huống có thể xảy ra trong tương lai (Bạn sẽ khoẻ mạnh), do đó A là đáp án sai vì “Were” chỉ được dùng khi tình huống được nói đến trái với hiện tại. C sai do nếu dùng unless, câu sẽ mang nghĩa “Tôi là bác sĩ. Bạn sẽ khoẻ mạnh nếu bạn không theo lời khuyên của tôi”, đây là câu phi logic. Câu D sai, do nếu “Should” dùng như câu đảo ngữ loại 1 thì từ “not” phải nằm ngay phía trước từ “follow”.

Provided (that)/ Providing (that)/ On condition (that)

Từ thay thế

Nghĩa

Ví dụ

Provided (that)

Providing (that) 

On condition (that)

Với điều kiện là

The plants will be healthy provided (that)/ providing (that)/ on condition (that) you water them regularly.

(Những cái cây sẽ khỏe mạnh với điều kiện là bạn tưới nước thường xuyên cho chúng.)

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

I will lend you the money ________________ you can repay it within today.

A. Were

B. Provided

C. Unless

D. Should not

→  Đáp án đúng: B

Đây là tình huống có thể xảy ra trong tương lai nhờ vào từ “will”, do đó A là đáp án sai vì “Were” chỉ được dùng khi tình huống được nói đến trái với hiện tại. C sai do nếu dùng unless, câu sẽ mang nghĩa “ Tôi sẽ cho bạn mượn tiền nếu bạn không trả tôi trong hôm nay”, câu trở nên phi logic. Câu D sai, do nếu “Should” dùng như câu đảo ngữ loại 1 thì từ “not” phải nằm ngay phía trước từ “repay”.

In case

Từ thay thế

Nghĩa

Ví dụ

In case

Để phòng khi

I bring this sandwich with me in case I am hungry.

(Tôi mang theo chiếc bánh sandwich này để phòng khi đói.

Ví dụ áp dụng vào bài thi: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau đây

Take the raincoat _________________ it rains.

A. Were

B. In Case

C. Unless

D. Should

→  Đáp án đúng: B

Câu này có nghĩa “Mang theo áo mưa ___________ trời mưa”. Theo tiếng Việt, trong 4 đáp án, từ phù hợp nhất để điền vào câu trên sẽ là “in case” mang nghĩa “phòng khi”. Đáp án A sai do đây là lời khuyên, trời mưa có thể xảy ra trong tương lai, trong khi “Were” chỉ được dùng khi tình huống được nói đến trái với hiện tại.  C sai do nếu dùng unless, câu sẽ mang nghĩa “Mang theo áo mưa nếu trời không mưa”, đây là câu không hợp lý. Câu D sai, do nếu “Should” dùng như câu đảo ngữ loại 1 thì từ “rains” phải ở thể nguyên mẫu là “rain”.

Tổng kết

Bài viết đã tổng hợp các dạng câu điều kiện đặc biệt, bao gồm câu điều kiện đảo ngữ, câu điều kiện tổng hợp, và các từ thay thế cho từ “if” . Qua bài viết này, tác giả hy vọng người học có thể hiểu rõ các dạng câu đặc biệt, từ đó áp dụng vào các câu hỏi trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia  một cách hiệu quả, cũng như trong việc sử dụng tiếng Anh nói chung.

Nguyễn Huỳnh Thảo Nhung

Tham khảo thêm khóa học tiếng Anh giao tiếp tại ZIM, giúp học viên cải thiện các kỹ năng giao tiếp và tăng phản xạ trong tình huống thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu