Động từ (Verb) là gì? Các dạng động từ trong tiếng Anh
Key Takeaways: | ||
---|---|---|
|
Động từ (verb) là gì?
Đối với hầu hết các ngôn ngữ, động từ (verb) là thành phần không thể thiếu trong các cấu trúc câu. Tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ khi động từ là thành phần cơ bản, không thể thiếu (core sentence element) trong gần như tất cả các cấu trúc ngữ pháp.
Khi nhắc đến khái niệm động từ là gì nhiều người sẽ định nghĩa rằng đây là những từ chỉ hành động, trạng thái của một người hay vật. Tuy nhiên định nghĩa trên hoàn toàn chưa đầy đủ vì thực tế khái niệm này trong tiếng Anh rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, cả về ý nghĩa và vai trò trong câu.
Series bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu tường tận về các dạng động từ trong tiếng Anh và sẽ được chia thành ba phần:
Phần 1: Dựa theo ý nghĩa mà chúng thể hiện trong câu.
Phần 2 và 3: Dựa theo vai trò ngữ pháp (grammatical behaviour).
Xem thêm: 360 Động từ bất quy tắc tiếng Anh
Vị trí của động từ trong tiếng Anh
Dưới đây là 5 vị trí động từ trong tiếng Anh thường gặp trong câu, để hiểu hơn chi tiết các vị trí động từ học viên có thể tham khảo bài viết động từ và các vị trí động từ xuất hiện trong câu để có cái nhìn tổng quát hơn.
Vị trí động từ trong tiếng Anh - đứng sau chủ ngữ
Động từ đứng sau chủ ngữ để bổ nghĩa cho chủ thể đó.
Ví dụ:
She studied in a local primary school. (
Cô ấy đã học tại một trường tiểu học địa phương.)
He hits the gym every morning. (
Anh ấy tập gym mỗi buổi sáng.)
Vị trí động từ trong tiếng Anh - đứng sau trạng từ chỉ tần suất
Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất trong những câu diễn tả thói quen.
She often stays up larte. (
Cô ấy thường xuyên ngủ muộn.)
I rarely play video games. (
Tôi hiếm khi chơi video games.)
Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng.
Never: không bao giờ
Seldom: hiếm khi
Rarely: hiếm khi
Sometimes: đôi khi
Often: thường
Usually: thường xuyên
Always: luôn luôn
Vị trí động từ trong tiếng Anh - đứng trước tân ngữ
Ví dụ:
Open the door the guest is coming! (
Mở cửa ra, vị khách đang đến!)
Pass me that glass, please! (
Vui lòng truyền cho tôi chiếc ly đó!)
Một số trường hợp động từ sẽ đi kèm với giới từ và theo sau đó là tân ngữ
Look after him, please! (
Vui lòng chăm sóc cậu bé!)
I am waiting for you! (
Tôi đang đợi bạn!)
Vị trí động từ trong tiếng Anh - đứng trước tính từ
Động từ to be, các tình thái từ (động từ không diễn tả hành động)
Ví dụ:
That cake tastes nice. (
Chiếc bánh đó ngon.)
She is gorgeous. (
Cô ấy thật lộng lẫy.)
Phân loại động từ theo ý nghĩa mà chúng thể hiện
Động từ chỉ hành động (Action verbs)
Động từ chỉ hành động (Action verbs) là những từ dùng để chỉ điều mà chủ thể trong câu chủ động thực hiện. Từ định nghĩa trên, có thể thấy được rằng những từ này thường xuất hiện trong những trường hợp như kể, miêu tả hành động,…
Một số từ chỉ hành động thông dụng bao gồm: visit, travel, put, move, eat, drink, …
Ví dụ:
I visit my grandparents every week.
(Tôi tới thăm ông bà hàng tuần.)
Holmes travelled to the Buckingham Palace. (
Ông Holmes đi tới cung điện Buckingham.)
The waiter puts the cup of coffee on my table. (
Người phục vụ đặt ly cà phê lên bàn tôi.)
The children move the teapot towards me.
(Những đứa trẻ chuyển ấm trà về phía tôi.)
The woman eats the whole lobster in her dinner.
(Người phụ nữ ăn cả con tôm hùm trong bữa tối.)
Ngoài việc đơn thuần diễn đạt hành động của chủ ngữ, các động từ (verb) này còn diễn đạt cả hình thái (manner) mà các hành động này thể hiện.
Ví dụ:
The man goes to his office.
The man runs to his office.
Trong hai câu trên, cả hai động từ (verb) đều diễn đạt hành động di chuyển tới chỗ làm của người đàn ông. Tuy nhiên câu thứ hai thể hiện rõ hơn trạng thái của hành động này (chạy thay vì đi), cho thấy rằng người đàn ông đang di chuyển tới văn phòng với tốc độ nhanh, có thể là do trễ giờ làm.
Ví dụ khác:
Sue heard the music on her way home.
Sue listened to music on her way home.
Tương tự như ví dụ trên, cả hai câu đều diễn đạt hành động Sue nghe nhạc trên đường về nhà. Tuy nhiên câu thứ nhất từ “hear” mang nghĩa rằng hành động nghe này chỉ là tình cờ (có thể một ai đó trên đường bật nhạc và Sue nghe được) còn ở câu thứ 2 từ “listen” mang nghĩa Sue là người có ý muốn nghe nhạc và tập trung vào việc đó.
Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs)
Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs) là những từ dùng để nói về cảm giác, cảm xúc, sự sở hữu, phẩm chất của chủ thể (Herring, 240). Những từ này thường bao gồm động từ to be hoặc chỉ giác quan.
Ví dụ:
Her answer is wrong. (
Câu trả lời của cô ấy sai.)
I feel terrible these days. (
Tôi cảm thấy tồi tệ trong những ngày gần đây.)
The food smells. (
Đồ ăn có mùi thơm.)
The picture looks. (
Bức tranh trông khá đẹp.)
Bao gồm:
Động từ to be
Động từ chỉ giác quan (Sense verb)
Động từ chỉ cảm xúc
Động từ sở hữu (Possessive verb)
Động từ chỉ nhận thức (Cognition verb).
Động từ to be
Động từ to be thường được sử dụng để diễn đạt trạng thái về cảm xúc, địa điểm, thời gian, tình trạng thể chất, tâm lý hoặc đặt tên cho chủ thể trong câu.
Ví dụ:
That guy is 170 centimetres tall. (
Anh chàng kia cao 170 cm.)
The babies are hungry. (Mấy đứa nhỏ đang đói.)
We are quite happy now. (
Chúng tôi đang rất hạnh phúc.)
He is depressed after his failure. (
Anh ta trầm cảm vì thất bại của mình.)
My neighbour is a doctor. He was a nurse 3 years ago. (
Hàng xóm của tôi là bác sĩ. Anh ta từng là y tá 3 năm trước.)
Động từ chỉ giác quan (Sense verb)
Động từ chỉ giác quan dùng để chỉ cảm nhận của của chủ thể trong câu đối với những đối tượng/ môi trường xung quanh.
Các động từ chỉ giác quan bao gồm: feel, smell, sound, seem, look, appear, taste.
Trong hầu hết các trường hợp, các động từ (verb) này sẽ được theo sau bởi một tính từ.
Ví dụ:
The cake smells awful. (
Cái bánh có mùi thật kinh khủng.)
The picture looks great. (
Bức tranh trông thật tuyệt.)
Our new dish tastes really good. (
Món mới của chúng tôi có vị rất tuyệt.)
I don’t know what it really is, but it sounds. (
Tôi không biết nó là gì, nhưng nghe có vẻ kinh khủng.)
My brother doesn’t feel well today. (
Anh tôi không cảm thấy khỏe dạo gần đây.)
I’m not sure, but he seems. (
Tôi không chắc nhưng anh ta trông có vẻ khỏe.)
Động từ chỉ cảm xúc
Động từ chỉ cảm xúc là những từ chỉ cảm giác chủ quan của chủ ngữ đối với một người, sự vật hoặc sự việc xung quanh. Trong hầu hết các trường hợp những động từ này có thể được theo sau bởi một danh từ, V-ing hoặc to-V với nghĩa không đổi.
Ví dụ:
I like that store. (
Tôi thích cửa hàng đó.)
We really like studying with this teacher. (
Chúng tôi rất thích học với giáo viên này.)
My brother hates eating fish. (
Anh trai tôi ghét ăn cá.)
Many people now prefer using laptop to desktop. (
Nhiều người thích dùng laptop hơn.)
Tuy nhiên, một số từ như enjoy chỉ có thể đi kèm với một danh từ hoặc V-ing. |
---|
Our children enjoy watching this comedy show. – Đúng
Our children enjoy to watch this comedy show. – Sai
Động từ sở hữu (Possessive verb)
Động từ sở hữu (Possessive verb), giống như tên gọi, chỉ việc sở hữu đối với một vật của chủ ngữ.
Ví dụ:
I have a pen. I have an apple. (
Tôi có một cây bút. Tôi có một trái táo.)
He holds 3 doctoral degrees. (
Anh ta nắm giữ 3 bằng tiến sĩ.)
That woman owns 7 houses in our town. (
Người phụ nữ đó sở hữu 7 căn nhà trong thị trấn.)
Brown possesses excellent management skills. (
Ông Brown sở hữu kỹ năng quản lý xuất sắc.)
Động từ chỉ nhận thức (Cognition verb)
Động từ chỉ nhận thức (Cognition verb) được dùng để nói về việc hiểu, suy nghĩ, cân nhắc của chủ ngữ đối với một vấn đề. Các động từ này bao gồm think, consider, understand, know và thường được theo sau bởi một danh từ, cụm danh từ, mệnh đề danh từ hoặc V-ing.
Ví dụ:
We clearly understand the problem our company is facing. (
Chúng tôi hiểu rõ vấn đề mà công ty đang đối mặt.)
The management consider this plan a waste of budget. (
Ban quản lý coi kế hoạch này là một sự lãng phí ngân sách.)
I think (that) we should follow his lead. (
Tôi nghĩ chúng tôi nên theo sự chỉ dẫn của ông ấy.)
They know us very well. (
Họ biết chúng tôi rất rõ.)
Lưu ý về động từ (verb) chỉ trạng thái
Động từ chỉ trạng thái không thể được sử dụng ở các thì tiếp diễn. Tuy nhiên, trong một số ngữ cảnh cụ thể, những động từ này có thể được sử dụng để diễn đạt hành động, và từ đó có thể có dạng tiếp diễn.
Ví dụ:
Stative verb chỉ hành động | Stative verb chỉ trạng thái | ||
---|---|---|---|
The woman is holding the baby in her arm. | Người phụ nữ đang thực hiện hành động ôm lấy đứa trẻ, không phải sở hữu. | He holds a teaching certificate. | Anh ta sở hữu một chứng chỉ giảng dạy – hold là trạng thái, không phải hành động. |
We are enjoying the music here. | Chúng tôi đang thực hiện hành động thưởng thức âm nhạc ở đây. | We really enjoy the food here. | Chúng tôi thể hiện cảm xúc thích thú với đồ ăn ở đây – enjoy thể hiện cảm xúc, không phải hành động. |
The scientists are looking at all the information collected from the previous research. | Các nhà khoa học đang thực hiện hành động nhìn vào các thông tin. | The car looks very nice. | Chiếc xe trông rất đẹp – look thể hiện cảm giác khi nhìn vào chiếc xe, không phải hành động. |
The chef is tasting our new food. | Bếp trưởng đang thực hiện hành động nếm đồ ăn. | This dish tastes really good. | Món ăn này đem lại cảm giác ngon miệng – taste chỉ cảm giác mà món ăn mang lại. |
The soldiers at the frontline are sounding the horn, warning that the enemies have arrived. | Những người lính đang thực hiện hành động thổi tù và để báo kẻ địch đang tới. | This plan sounds really bad. | Kế hoạch này nghe có vẻ tệ – sound chỉ cảm giác mà kế hoạch này mang lại, không phải một hành động. |
Động từ nhẹ (Light verbs)
Động từ nhẹ (Light verbs) là những từ mà bản thân nó không có nghĩa cụ thể trong câu. Thay vào đó, nghĩa của những động từ này sẽ phụ thuộc vào những thành phần khác trong câu.
Động từ nhẹ bao gồm: do, make, have, take.
Ví dụ:
Today we’ll do some painting.
→ Bản thân từ “do” không có nghĩa rõ ràng trong câu mà phụ thuộc vào từ “painting”.
We did the test yesterday and got some really bad news.
→ Từ “did” và “got” không có nghĩa rõ ràng mà phụ thuộc vào cả cụm từ “did the test” và “got some bad news”.
I think I’m gonna get some sleep.
→ Từ “get” phụ thuộc vào từ “sleep”. “Get some sleep” có thể được hiểu là “sleep for a while”.
Take your time. It’s still early.
→ Bản thân từ “take” không có nghĩa ở đây mà nghĩa của nó phụ thuộc vào cả cụm từ. “Take your time” mang nghĩa “cứ thoải mái/ bình tĩnh”.
We’re gonna have some fun at the party tonight.
→ Bản thân từ “have” mang nghĩa không rõ ràng và phụ thuộc vào cụm “have some fun”.
I don’t think I can make it there on time.
→ Từ “make” phụ thuộc vào cụm “make it there” – mang nghĩa “cố gắng tới được” – trong trường hợp này.
Động từ khởi phát (Causative verb)
Động từ khởi phát (Causative verb) là những từ dùng để diễn đạt việc chủ thể của hành động khiến cho hoặc thúc đẩy một hành động hoặc sự kiện khác xảy ra. Câu sử dụng động từ khởi phát thường sẽ có 2 động từ với từ thứ 2 là kết quả từ hành động ban đầu.
Dựa vào đặc điểm ngữ pháp, động từ khởi phát có thể được chia thành 2 nhóm:
Động từ khởi phát + Động từ nguyên thể
Động từ khởi phát + to verb
Động từ khởi phát + Động từ nguyên thể
Một số từ điển hình của nhóm này: have, make, let, help.
Ví dụ:
They let their children play in the park. (Họ để cho con mình chơi ở công viên).
→ Hành động “let” dẫn đến hành động “play”.
Our manager usually makes us do some silly things. (Người quản lý thường bắt chúng tôi làm những thứ ngớ ngẩn).
→ Hành động “make” dẫn đến hành động “do”.
My best friend helped me beat that boss in the game. (Bạn thân của tôi giúp tôi đánh bại con boss trong trò chơi đó).
→ Hành động “help” dẫn đến hành động “beat”.
We have them clean the house for us. (Chúng tôi nhờ họ dọn dẹp nhà).
→ Hành động “have” dẫn đến hành động “clean”.
Động từ khởi phát + to verb
Một số từ điển hình của nhóm này: get, help, enable, allow, require
The director requires everyone to wear uniforms today. (Giám đốc yêu cầu mọi người mặc đồng phục vào ngày hôm nay).
→ “require” dẫn đến hành động “wear”.
The woman allows her dog to poop on the floor. (Người phụ nữ cho phép con chó đi bậy trên sàn).
→ Hành động “allow” dẫn đến hành động “poop”.
The new software has enabled our staff to solve problems more quickly. (Phần mềm mới giúp nhân viên giải quyết vấn đề nhanh hơn).
→ Hành động “enable” dẫn đến hành động “solve”.
My neighbour helped me to find a girlfriend. (Anh hàng xóm giúp tôi tìm một cô bạn gái).
→ Hành động “help” thúc đẩy hành động “find”.
He gets a law firm to protect him in the court. (Anh ta nhờ đến một công ty luật để bảo vệ mình trước tòa án).
→ Hành động “get” dẫn đến hành động “protect”.
***Lưy ý: “help” có thể được theo sau bởi cả Verb và To Verb (theo Cambridge Dictionary).
Xem thêm: 6 loại động từ trong tiếng Anh
Một số động từ thường gây nhầm lẫn
Một số động từ trong tiếng Anh có cách viết hoặc cách đọc tương đồng, dễ gây nhầm lẫn:
Cite /sait/ (v) = trích dẫn
Sight /sait/ (v) = đột ngột nhìn thấy ai đó/vật gì đó
Affect /ə’fekt/ (v) = tác động đến
Effect /i’fekt/ (v) = đạt được điều gì đó và thực thi điều đó (thường diễn tả các điều luật/quy định)
Desert /di’zə:t/ (v) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ
Desert /’dezət/ (n) = sa mạc.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Bài tập về động từ thường
1/ He is _____(do) yoga
2/ He _____(want) to buy a house next year.
3/ My wife will _____(buy) a bigger pan.
4/ My neighbor has _____(give) birth to three babies since 2019.
5/ I _____(wake up) late today and my day seems to be shorter .
6/ We always _____(clean) bikes on weekends.
7/ She doesn’t _____(listen) to podcasts while at work.
Bài 2: Bài tập tổng hợp về động từ tiếng Anh
1/ The kids don’t _____(like) making cakes.
2/ My sister is _____(play) piano.
3/ I _____(call) my hubby to tell him what I had just seen.
4/ That dress (tobe) awesome.
5/ He (look) pale.
6/ It (go) brown since last week.
Đáp án
Bài 1:
Doing
Wants
Buy
Given
Wake up
Clean
Listen
Bài 2:
Like
Playing
Called
Is
Looks
Has gone
Tổng kết
Động từ (verb) là một phần không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh. Bài viết trên đã nêu ra bốn loại động từ trong tiếng Anh dựa theo ý nghĩa mà chúng thể hiện. Người đọc có thể dựa vào những ý nghĩa mà những nhóm verb trên để có thể lựa chọn từ vựng phù hợp tùy vào những ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.
Đinh Quang Tùng
Bình luận - Hỏi đáp