Động từ và các vị trí động từ xuất hiện trong câu

Bài viết giúp người đọc, đặc biệt ở trình độ Foundation vận dụng linh hoạt và chính xác động từ để tránh những lỗi thường gặp trong việc tạo lập câu cú.
dong tu va cac vi tri dong tu xuat hien trong cau

Động từ là một trong những thành tố cốt lõi nhất trong việc hình thành câu. Động từ thường xuất hiện ở nhiều vị trí trong câu như sau chủ ngữ, trước giới từ,..

Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức ngữ pháp cơ bản về vị trí của động từ trong câu với mong muốn sẽ giúp người đọc vận dụng linh hoạt và chính xác động từ cũng như tránh những lỗi thường gặp trong việc tạo lập câu.

Các vị trí phổ biến của động từ trong câu

Động từ theo sau chủ từ

Dễ dàng nhận thấy nhất trong hầu hết các trường hợp, động từ sẽ đi sau chủ từ để tạo lập thành một câu (hoặc một mệnh đề). Chủ từ này có thể là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ, đóng vai trò là chủ thể thực hiện hành động. Khi đó, động từ này sẽ đóng vai trò chính trong câu (hoặc mệnh đề), hay còn được gọi là động từ chính (main verbs) và sẽ được chia theo các thì tiếng Anh (tenses) khác nhau phù hợp với ngữ cảnh cũng như mục đích truyền đạt.

My team

won

this game.

Chủ từ (cụm danh từ)

động từ chính (thì quá khứ đơn)

Cần lưu ý rằng trợ động từ (auxiliary verbs) sẽ được thêm vào trước động từ chính khi chuyển sang câu nghi vấn hoặc câu phủ định.

Do

you

believe

in the existence of ghosts?

trợ động từ

chủ từ (đại từ nhân xưng)

động từ chính (thì hiện tại đơn)

Vegetarians

don’t

eat

meat.

Chủ từ (danh từ)

trợ động từ

động từ chính (thì hiện tại đơn)

Động từ theo sau chủ từ

Ví dụ: Mary, who lives next door, plays badminton the best in my neighbourhood.

Ở trường hợp trên, đây được xem là một câu phức trong tiếng Anh do tồn tại hai mệnh đề trong một câu và mỗi mệnh đề đều tồn tại một động từ chính. Cụ thể:

Mệnh đề chính:

Mary

plays

badminton the best in my neighbourhood.

Chủ từ (danh từ riêng)

động từ chính (thì hiện tại đơn)

Mệnh đề quan hệ:

Who

lives

next door

Chủ từ (đại từ quan hệ)

động từ chính (thì hiện tại đơn)

Xem thêm:

Động từ theo sau “to be” trong cấu trúc câu bị động (Passive voice)

Cấu trúc câu bị động thường được áp dụng đối với các ngoại động từ (transitive verbs) khi mà chủ từ trở thành đối tượng bị tác động bởi hành động gây ra bởi một chủ thể khác. Đặc điểm nổi bật của động từ ở dạng câu này là được chia ở quá khứ phân từ và theo sau “to be”.

S + to be (được chia theo thì) + V3 + (by chủ thể tác động)

Ví dụ:

Câu chủ động:

Nam Cao

wrote

Lao Hac

in 1943.

chủ thể tác động

động từ chính (thì quá khứ đơn)

đối tượng bị tác động

Câu bị động:

Lao Hac

was

written

by Nam Cao

in 194

Đối tượng bị tác động (làm chủ từ)

to be (thì quá khứ đơn)

động từ chính (quá khứ phân từ của write)

chủ thể tác động

Động từ trong các mệnh đề quan hệ rút gọn

Đối với các mệnh đề quan hệ rút gọn khi mà các đại từ quan hệ (who, whom, which…) được lược bỏ, động từ có thể được chia thành hai dạng hiện tại phân từ (present participles) hoặc quá khứ phân từ (past participles).

Cụ thể như sau:

  • Hiện tại phân từ (Present Participles)

Mệnh đề quan hệ đầy đủ:

The girl who lives next door plays badminton the best in my neighbourhood.

Mệnh đề quan hệ rút gọn:

The girl living next door plays badminton the best in my neighbourhood.

 (Present Participles)

Trong ví dụ trên, đại từ quan hệ “who” đã được lược bỏ, “lives” được đưa về nguyên mẫu (live) và thêm -ing (living) để tạo thành hiện tại phân từ.

  • Quá khứ phân từ (Past Participles)

Mệnh đề quan hệ đầy đủ:

Lao Hac, which was written in 1943, was one of the best novels of Nam Cao’s lifetime.

Mệnh đề quan hệ rút gọn:

Lao Hac written in 1943 was one of the best novels of Nam Cao’s lifetime.

      (Past Participles)

Trong ví dụ trên, đại từ quan hệ “which” đã được lược bỏ, “was written” được đưa về nguyên mẫu (write) và chuyển sang V3 (written) để tạo thành quá khứ phân từ.

Động từ trong các mệnh đề quan hệ rút gọn

Động từ theo sau các động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

Động từ khiếm khuyết (modal verbs) là những động từ tự bản thân nó không mang lại ý nghĩa mà được dùng để diễn tả năng lực (abilities), sự cho phép (permissions), lời khuyên (advice), sự bắt buộc (obligations) hoặc khả năng (possibilities). Động từ theo sau các modal verbs luôn được chia ở dạng nguyên mẫu (infinitive).

Các modal verbs thường gặp bao gồm:

  1. Ability: Can, Could

  2. Permission: Can, Could, May

  3. Advice: Should, Ought to

  4. Obligation: Must, Have to

  5. Possibility: Might, May, Could, Can, Shall, Will, Would

Ví dụ:

I

must

finish

my homework before tomorrow.

Modal Verb

động từ chính (infinitive)

Hai động từ đi liền nhau:

Trong một số trường hợp, các động từ đơn lẻ không thể hiện đầy đủ ý nghĩa diễn đạt mà thông thường cần một động từ khác theo sau để rõ nghĩa hơn.

Ví dụ:

  • My parents don’t allow. (Ba mẹ tôi không cho phép)

Đây là câu không có nghĩa vì người đọc không thể hiểu ba mẹ người nói/ viết không cho phép họ làm điều gì.

Tuy nhiên, ở câu sau, nội dung được truyền tải đầy đủ ý nghĩa hơn:

  • My parents don’t       allow       me to         stay out      after 10pm.

                             động từ chính            động từ đi kèm

(Ba mẹ tôi không cho phép tôi đi chơi sau 10 giờ tối).

Câu ví dụ thứ 2 đầy đủ ý nghĩa bởi vì động từ “stay out” đi kèm giúp người đọc có thể hiểu điều mà ba mẹ người nói/ viết không cho phép làm.

Động từ đi kèm trong những trường hợp khác nhau có thể được chia ở ba dạng: gerunds (danh động từ), to infinitive hoặc infinitive.

Một vài ví dụ các động từ có động từ theo sau ở dạng:

  • Gerunds: Suggest

Ví dụ: I suggest going to the restaurant downtown.

  • To infinitive: Decide

Ví dụ: I decided to study abroad after graduation.

  • Infinitive: Make

Ví dụ:

  • My mother made me do the housework.

Cần lưu ý rằng, hầu hết các động từ này khi diễn đạt trong cấu trúc passive voice sẽ được chuyển sang to infinitive:

  • They are suggested to go to the restaurant downtown.

  • It was decided for me to study abroad after graduation.

  • I was made to do the housework by my mother.

Động từ theo sau các động từ khiếm khuyết

Vị trí động từ theo sau tính từ

Thông thường, các động từ theo sau tính từ sẽ được chia ở dạng to infinitive.

It was

easy

for me

to finish

the test ahead of time.

tính từ

(to infinitive)

Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp tính từ ngoại lệ được theo sau bởi gerunds đòi hỏi người học cần ghi nhớ: busy, worth, like…

My dad is

busy

reading

newspaper.

tính từ

gerunds

Vị trí động từ theo sau giới từ

Hầu hết những động từ theo sau giới từ sẽ được chia ở dạng gerunds.

  • After        having dinner, my family usually watch TV together for entertainment.

Giới từ  (gerunds)

Tuy nhiên, cần phân biệt giới từ với những từ tương tự giới từ trong phrasal verb:

  • Maria is cut out to be a model.

Ở đây “cut out to be” (đủ tư cách để trở thành) là một cụm động từ (phrasal verb) không thể tách rời.

Động từ đứng đầu trong các mẫu câu mệnh lệnh

Khi động từ đứng đầu câu và ở dạng nguyên mẫu, nó mang ý nghĩa ra lệnh. Tuy nhiên, cấu trúc này được sử dụng phổ biến trong ngữ cảnh thông thường (informal context) hơn là văn viết (formal context).

  • Call            me when you arrive!

(infinitive)

Tổng kết

Như vậy, vị trí của động từ vô cùng đa dạng trong câu. Thông qua bài viết, người đọc sẽ có nhận thức cao hơn về sự khác biệt các dạng động từ khi nó được thể hiện trong các trường hợp khác nhau, từ đó có thể vận dụng linh hoạt và chính xác hơn vào việc diễn đạt.

Phạm Xuân Đào

Tham khảo thêm khóa học tiếng Anh giao tiếp tại ZIM, giúp học viên cải thiện các kỹ năng giao tiếp và tăng phản xạ trong tình huống thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu