Banner background

Động từ khuyết thiếu (modal verb): Phân loại và cách dùng

Động từ khuyết thiếu (Modal verb) và động từ bán khuyết thiếu (Semi-modal verb) là một trong những chủ điểm ngữ pháp quen thuộc, thường xuất hiện trong các đề thi và sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết này, tác giả sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức, thông tin về modal verb cũng như cách sử dụng các modal verbs thường gặp.
dong tu khuyet thieu modal verb phan loai va cach dung

Key takeaways

  • Động từ khuyết thiếu (modal verb) được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho các động từ chính bằng cách diễn đạt sự khẳng định (hoặc phủ nhận) về khả năng, sự cho phép, nghĩa vụ, dự đoán, sự cần thiết, lời khuyên, sự bắt buộc hoặc ý định trong tương lai.

  • Các động từ khuyết thiếu sẽ được phân loại theo 4 chức năng: Khả năng tự thân của chủ ngữ (Ability), khả năng quyết định, ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài (Possibility), sự bắt buộc, cần thiết phải làm gì (Obligation or necessity) và đưa ra lời khuyên (Advice).

  • Các động từ khuyết thiếu thường gặp: Can, Could, May, Might, Must, Have to, Will, Would, Shall, Should, Ought to.

  • Trợ động từ bán khuyết thiếu (Semi-modal verbs) là những từ đôi khi được sử dụng với chức năng của một động từ khuyết thiếu – bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.

  • Các động từ bán khuyết thiếu thường gặp là: Dare, Need, Used to.

Động từ khuyết thiếu là gì?

Động từ khuyết thiếu (modal verb) được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho các động từ chính bằng cách diễn đạt sự khẳng định (hoặc phủ nhận) về khả năng, sự cho phép, nghĩa vụ, dự đoán, sự cần thiết, lời khuyên, sự bắt buộc hoặc ý định trong tương lai.

Khác với trợ động từ cơ bản, động từ khuyết thiếu không thể bị thay đổi về hình thái theo thì, chủ ngữ hay thêm -ing ở phía sau (trừ have to trong đó “have” được chia theo thì và được biến đổi theo chủ ngữ như những động từ khác).

Tất cả các động từ khuyết thiếu được theo sau bởi một động từ chính ở dạng nguyên mẫu; không bao giờ theo sau bởi các động từ khuyết thiếu khác (ví dụ: không thể viết will must hay can should) hay một danh từ được.

Xem thêm: Bị động với động từ khuyết thiếu.

Phân loại Modal verb theo chức năng

Các động từ khuyết thiếu sẽ được phân loại theo 4 chức năng, cụ thể:

Chức năng

Động từ khuyết thiếu

Khả năng tự thân của chủ ngữ (Ability)

Can, Could

Khả năng quyết định, ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài (Possibility)

Can, Could, May, Might

Sự bắt buộc, cần thiết phải làm gì (Obligation or necessity)

Must

Đưa ra lời khuyên (Advice)

Should, Ought to

Cách sử dụng các Modal Verbs thường gặp

modal verb là gì

1. Can

Cách dùng:

  1. Có khả năng làm việc gì đó ở hiện tại hoặc tương lai (ability).

  2. Diễn đạt sư xin phép và cho phép (permission).

Ví dụ:

  1. I can drive a car. (Tôi có khả năng lái xe.)

  2. People can now buy the items they want without leaving home. (Mọi người giờ đây có thể mua đồ mình muốn mà không cần đi khỏi nhà.)

  3. You can use the phone in my office. (Anh có thể dùng chiếc điện thoại trong văn phòng tôi – diễn đạt sự cho phép.)

2. Could

Cách dùng:

  1. Diễn đạt khả năng làm việc gì trong quá khứ. (quá khứ của “can”)

  2. Diễn đạt khả năng xảy ra ở hiện tại nhưng với mức độ chắc chắn thấp. (possibility)

  3. Hỏi xin phép/yêu cầu một cách lịch sự. (permission/request)

Ví dụ:

  1. I could do a lot of things in the past, but now I can’t because health doesn’t allow. (Trước đây tôi có thể làm rất nhiều thứ những giờ thì không vì sức khỏe không cho phép.)

  2. A new government policy could help reduce the pollution level in this area. (Một chính sách mới từ chính phủ có thể sẽ giúp giảm mức độ ô nhiễm ở khu vực này.)

  3. Could I borrow your phone, please? (Tôi có thể mượn điện thoại của anh được không?)

3. May

Cách dùng:

  1. Diễn đạt khả năng xảy ra ở hiện tại với mức độ chắc chắn thấp (50%). (possibility)

  2. Hỏi xin phép/yêu cầu một cách lịch sự hơn can và could. (permission/request)

Ví dụ:

  1. More local people may visit museums in their area if there are changes in the exhibitions. (Nhiều người địa phương có thể sẽ tới bảo tàng ở nơi họ sống nếu có sự thay đổi trong các cuộc trưng bày.)

  2. May I go out, please? (Tôi có thể đi ra ngoài được không?)

4. Might

Cách dùng: Diễn đạt khả năng ở hiện tại với mức độ chắc chắn thấp hơn may. (30%) (possibility)

Ví dụ: I think it might rain this evening. (Tôi nghĩ trời sẽ mưa tối nay.)

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn cách sử dụng Might và May.

5. Must

Cách dùng:

  1. Diễn đạt sự bắt buộc từ phía người nói. (cảm xúc và mong ước của người nói.) (obligation)

  2. Must not được dùng để diễn đạt sự cấm đoán.

  3. Diễn đạt khả năng xảy ra / dự đoán với mức độ chắc chắn cao. (possibility/ assumption)

  4. Đưa ra lời khuyên hoặc lời yêu cầu được nhấn mạnh.

Ví dụ:

  1. The workers must obey our rules. (Những người công nhân phải tuân theo luật của chúng ta.)

  2. You must not tell anyone about this secret. (Bạn không được phép nói với bất kỳ ai về bí mật này.)

  3. His car is outside. He must be at home. (Xe của anh ta ở bên ngoài. Anh ta chắc hẳn đang ở trong nhà.)

  4. She’s a really nice girl. You must meet her. (Cô bé đó tuyệt lắm. Anh nên gặp cô ấy.)

6. Have to

Cách dùng:

  1. Diễn đạt sự bắt buộc do tình thế hoặc điều kiện bên ngoài. (luật lệ/ quy định/ mệnh lệnh.)

  2. Do not have to/ does not have to được dùng để chỉ sự không cần thiết.

Ví dụ:

  1. Everyone has to wear helmet when riding a motorbike. (Mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.)

  2. You have to be at least 18 to obtain a driving license. (Bạn phải ít nhất 18 tuổi để có thể lấy giấy phép lái xe.)

  3. You don’t/ do not have to bring a pen to the test. It’s provided. (Bạn không cần mang theo bút đi để làm bài thi đó. Nó được phát mà.)

7. Will

Cách dùng:

  1. Diễn tả chung chung về điều sẽ hoặc không xảy ra trong tương lai.

  2. Diễn tả một dự đoán mang tính chủ quan, không có căn cứ về một điều sẽ hoặc sẽ không xảy ra trong tương lai.

  3. Diễn tả một quyết định được đưa ra ngay tại thời điểm nói, không có suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định trước đó.

  4. Đưa ra lời hứa sẽ hoặc không làm gì trong tương lai, người học có thể dùng mệnh đề “I/ We promise (that)” để nhấn mạnh đây là lời hứa.

Ví dụ:

  1. Mom won’t come to the restaurant. (Mẹ sẽ không tới nhà hàng đâu.)

  2. Everybody suppose that Mary will become the new class monitor. (Tất cả mọi người đều nghĩ Mary sẽ là lớp trưởng mới.)

  3. This T-shirt is nice. I will buy it. (Chiếc áo phông này thật đẹp. Tôi sẽ mua nó.)

  4. We promise we will complete this task as soon as possible. (Chúng tôi hứa sẽ hoàn thành công việc sớm nhất có thể.)

8. Would

Cách dùng:

  1. Cấu trúc “Would like” diễn tả mong muốn một cái gì hoặc làm gì.

  2. Cấu trúc “Would mind” nhằm nhờ ai đó làm gì hoặc xin phép làm gì.

  3. “Would/ Wouldn’t + V(inf)” diễn tả việc ai đó từng có hoặc không có một thói quen nào đó trong quá khứ.

  4. Sử dụng trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2 và loại 3.

Ví dụ:

  1. My manager would like to see you now. (Quản lý của chúng tôi muốn gặp bạn ngay bây giờ.)

  2. Would you mind opening the window? (Bạn có thể mở cửa sổ ra được không?)

  3. He wouldn’t do exercise in the morning. (Anh ấy từng không có thói quen tập thể dục buổi sáng.)

  4. If I were you, I wouldn’t play with that boy. (Nếu tôi là cậu, tôi sẽ không chơi với người con trai ấy.)

9. Shall

Cách dùng:

  1. Đề xuất làm một việc gì đó hoặc để hỏi xem ai đó có nên làm gì không.

  2. Diễn tả hay dự đoán rằng một điều sẽ hoặc sẽ không xảy ra trong tương lai.

  3. Dùng để đưa ra yêu cầu hay hướng dẫn.

Ví dụ:

  1. Shall we go to the library after class? (Chúng ta đến thư viện sau giờ học đi.)

  2. This time next month, I shall be in Paris. (Vào giờ này tháng sau, tôi có thể sã có mặt ở Paris.)

  3. You shall show the examiner your ID card in the IELTS Speaking test. (Bạn cần đưa giám khảo kiểm tra căn cước trong bài thi nói.)

Xem chi tiết: Cấu trúc shall

10. Should

Cách dùng: Diễn đạt lời khuyên/ đề xuất/ đề nghị. Những lời khuyên này đưa ra dựa trên ý kiến chủ quan của người nói và thường về vấn đề cá nhân.

Ví dụ:

  1. The government should impose strict punishments against those violating traffic rules. (Chính phủ nên đưa ra những hình phạt nặng đối với những người vi phạm luật giao thông.)

  2. There should be more trees in this city. (Nên có thêm cây trong thành phố này.)

11. Ought to

Cách dùng: Dùng để khuyên ai đó nên hoặc không nên làm gì. Những lời khuyên này đều dựa trên quan điểm chung của phần đông xã hội. (mang sắc thái trang trọng hơn.)

Ví dụ: Patients and their family ought to respect doctors and nurses. (Bệnh nhân và người nhà nên tôn trọng các bác sĩ và y tá.)

Lưu ý khi sử dụng các trợ động từ ở dạng câu hỏi

Ngoại trừ have to, tất cả các trợ động từ kể trên đều có thể được đảo lên trước chủ ngữ để tạo thành câu nghi vấn. Ví dụ:

  1. Do we have to be there in the morning?

  2. Did you think that we were criminals?

  3. Have they ever been to Paris before?

  4. Should everyone receive the same salary?

  5. Can we join the team?

Trong trường hợp có từ để hỏi (What, Why, When, Where, Who, Whose, How) xuất hiện, các trợ động từ khuyết thiếu (modal verb) sẽ đứng sau từ để hỏi. Ví dụ:

  1. Who do you think we should meet?

  2. Why are some people not aware of environmental protection?

  3. What should the government do to reduce traffic congestion?

  4. How can the world be made a better place?

Xem thêm: Cấu trúc had better

Semi - modal verbs (Động từ bán khuyết thiếu)

semi-modal-verbs

Trợ động từ bán khuyết thiếu (Semi-modal verbs) là những từ đôi khi được sử dụng với chức năng của một động từ khuyết thiếu – bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.

Trong trường hợp này, cũng giống như những động từ khuyết thiếu khác, chúng không thể được chia theo thì hay thêm -ing hay thay đổi theo dạng số ít/nhiều của chủ ngữ. Hiện nay có 4 động từ bán khuyết thiếu phổ biến nhất là dare, need, used to, ought to.

Cách sử dụng cụ thể của các động từ bán khuyết thiếu (Semi- modal verbs) được liệt kê dưới đây:

Dare: Dám làm một điều gì đó.

Ví dụ:

  1. If he dare touch my things again, I’ll punch him. (Nếu anh ta dám đụng đến đồ của tôi lần nữa, tôi sẽ đấm anh ta.)

  2. People daren’t/dare not go anywhere near that cave because of the rumour. (Mọi người không dám tới gần cái hang đó vì tin đồn.)

Need: Cần phải làm một điều gì đó.

Ví dụ:

  1. Laura need know about her result at school. (Laura cần biết về kết quả của cô ấy ở trường.)

  2. They needn’t/ need not do this exercise because the teacher has already done it. (Họ không cần làm bài tập này vì giáo viên đã làm rồi.)

Used to: Diễn đạt thói quen hoặc điều thường xảy ra trong quá khứ nhưng giờ không còn nữa.

Ví dụ:

  1. We used to play football a lot, but now we no longer have time for that hobby. (Chúng tôi từng chơi bóng đá rất nhiều, nhưng giờ chúng tôi không còn thời gian cho sở thích đó.)

  2. My brother used to travel every month when he was a student. (Anh trai tôi từng đi du lịch mỗi tháng khi còn là sinh viên.)

Lưu ý:

Need và Dare có thể được sử dụng làm động từ chính trong câu và mang ý nghĩa của động từ trạng thái.

Trong trường hợp này chúng vẫn có thể được chia theo thì và chủ ngữ.

Ví dụ:

  1. He needed to go back home to get his papers. (Anh ta cần quay về nhà để lấy giấy tờ.)

  2. Austin really needs a job now. He’s been unemployed for nearly a year. (Austin rất cần một công việc ngay bây giờ. Anh ta đã bị thất nghiệp trong gần 1 năm nay rồi.)

  3. No one dares to go into that cave. People say there are ghosts there. (Không ai dám đi vào cái hang đó. Mọi người nói rằng có ma trong đó.)

Be used to và Get used to: Rất nhiều người nhầm lẫn giữa used to ở dạng semi-modal verbs với Be used to và Get used to.

Điểm khác biệt lớn nhất về ngữ pháp là ở cụm Be/ Get used to, động từ Be và Get có thể được chia theo thì và chủ ngữ, đồng thời theo sau những cụm từ này là V-ing, không phải động từ nguyên mẫu. Sự khác biệt về ý nghĩa được thể hiện ở dưới đây:

  • Be used to: Quen với việc gì đó – We are used to travelling under the sun, so a jacket is not necessary. (Chúng tôi đi nắng quen rồi, nên áo khoác không cần thiết.)

  • Get used to: Dần quen với việc gì đó – I’m getting used to staying up late and getting up early.

    (Tôi đang dần quen với việc thức khuya và dậy sớm.)

Bài tập Modal Verb

Exercise 1: Xếp các động từ khuyết thiếu dưới đây vào bảng chức năng sao đúng:

Can, may, must, ought to, should

  • Ability (khả năng tự thân của chủ ngữ)

  • Possibility (khả năng quyết định, ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài)

  • Obligation or necessity (sự bắt buộc hay cần thiết phải làm gì)

  • Advice (lời khuyên)

Exercise 2: Điền động từ khuyết thiếu/ bán khuyết thiếu vào chỗ trống (Một câu có thể điền nhiều đáp án):

  1. My friends …… me to climb that tree.

  2. We ……… like a table for two tonight.

  3. …… you please help me close the door. It’s noisy outside.

  4. …… we go to a coffee shop after work?

  5. You ….. go now if you don’t want to be late for work.

ĐÁP ÁN:

Exercise 1: Xếp các động từ khuyết thiếu dưới đây vào bảng chức năng sao đúng:

  • Ability (khả năng tự thân của chủ ngữ): Can

  • Possibility (khả năng quyết định, ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài): Can, May

  • Obligation or necessity (sự bắt buộc hay cần thiết phải làm gì): Must

  • Advice (lời khuyên): Should, Ought to

Exercise 2: Điền động từ khuyết thiếu/ bán khuyết thiếu vào chỗ trống:

  1. My friends dared me to climb that tree. (Lũ bạn thách tôi trèo lên cái cây kia.)

  2. We would like a table for two tonight. (Chúng tôi muốn đặt một bàn cho hai người vào tối nay.)

  3. Can you please help me close the door. It’s noisy outside. (Bạn có thể giúp tôi đóng cửa vào được không? Ngoài kia thật ồn ào.)

  4. Shall we go to a coffee shop after work? (Chúng ta đi cafe sau giờ làm nhé.)

  5. You have to/ need/ should go now if you don’t want to be late for work. (Bạn cần phải đi ngay nếu không muốn muộn giờ làm.)

Đọc thêm:

Tổng kết

Bài viết này đã cung cấp cho người học những kiến thức về động từ khuyết thiếu (modal verb) và bán khuyết thiếu (Semi-modal verbs). Người học cần chú ý ghi nhớ và lưu ý cách sử dụng của loại động từ đặc biệt này để tránh nhầm lẫn trong việc làm bài tập và trong giao tiếp hàng ngày.

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...