Động chỉ từ trạng thái (Stative verbs) | Cách dùng & ví dụ thường gặp
Tuy đều là động từ, nhóm Stative verbs có một số lưu ý mà người học cần ghi nhớ để tránh việc phạm sai lầm khi sử dụng trong tiếng Anh, đặc biệt là trong việc kết hợp với thì tiếp diễn. Trong bài viết sau, tác giả sẽ định nghĩa động từ trạng thái, nêu ra các nhóm động từ trạng thái phổ biến cũng như một số lưu ý về dạng động từ này.
Stative verbs là gì?
Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs) là các động từ biểu hiện hoặc mô tả trạng thái, tính chất – những quá trình thuộc tâm lý hoặc cách một sự vật/sự việc được nhìn nhận và tương đối khó thay đổi, ví dụ như niềm tin, cách nhìn, cảm giác hoặc sở hữu.
Một điểm đặc trưng của động từ chỉ trạng thái là chúng thường không được sử dụng dưới thì tiếp diễn.
Ví dụ:
Đúng: He seems to be a visionary leader. (Dịch: Anh ấy có vẻ là một người lãnh đạo có tầm nhìn.)
Sai: He is seeming to be a visionary employee.
Những động từ này chỉ được sử dụng ở dạng tiếp diễn khi chúng vừa là stative verbs (động từ chỉ trạng thái) và động từ hành động. Một số ví dụ về những động từ đặc biệt này sẽ được phân tích trong phần 3 của bài nghiên cứu.
Cách dùng động từ chỉ trạng thái chuẩn ngữ pháp
Động từ chỉ trạng thái không được chia ở thì tiếp diễn khi giữ chức năng như một động từ trong câu.
Ví dụ 1:
Đúng: It smells good. (Nó có mùi thơm.)
Sai: It is smelling good.
Ví dụ 2:
Đúng: I want to become a doctor when I grow up. (Tôi muốn trở thành bác sĩ khi tôi lớn lên.)
Sai: I am wanting to become a doctor when I grow up.
Ví dụ 3:
Đúng: She still recognizes him even though they haven’t met for 50 years. (Bà ấy vẫn nhận ra anh dù họ đã không gặp nhau trong 50 năm trời.)
Sai: She is still recognizing him even though they haven’t met for 50 years.
Tuy nhiên, các động từ chỉ trạng thái vẫn có thể xuất hiện dưới dạng V-ing khi chúng giữ chức năng của:
Danh từ (noun)
Ví dụ: I am grateful for your understanding. (Tôi rất biết ơn thì bạn đã hiểu và thông cảm cho tôi.)
Danh động từ (gerund)
Ví dụ: Despite her being nasty sometimes, I can’t resist loving her so much. (Mặc dù đôi lần cô ấy rất ghê gớm với tôi, nhưng tôi không thể cưỡng lại việc yêu thương cô ấy rất nhiều.)
Tính từ (adjective) chỉ đặc điểm tính chất của một đối tượng
Ví dụ: She is not only a successful business women but also a caring mother. (Bà ấy không chỉ là một nữ doanh nhân thành đạt mà còn là một người mẹ quan tâm, chăm sóc cho con cái.)
Trong mệnh đề quan hệ rút gọn, khi động từ chỉ trạng thái trong mệnh đề quan hệ ở dạng chủ động, người học có thể bỏ đại từ quan hệ và chuyển động từ chỉ trạng thái thành V_ing
Ví dụ: The package tour, which includes a round-trip flight ticket and hotel arrangements, will only cost you $199 per person.
=> The package tour, including a round-trip ticket and hotel arrangements, will only cost you $199 per person.
(Chuyến đi trọn gói, bao gồm một vé máy bay khứ hồi và chỗ ở khách sạn, sẽ chỉ có giá 199 đô một người.)
Hầu hết các động từ chỉ giác quan và nhận thức được bổ nghĩa bằng tính từ chứ không phải trạng từ. Cụ thể là các động từ: Be, seem (dường như/có vẻ như), taste (có vị), look (nhìn), smell (có mùi), sound (nghe), sense (cảm giác), feel (cảm thấy)
Ví dụ 1:
Đúng: He seems angry. (Ông ấy có vẻ rất tức giận.)
Sai: He seems angrily.
Ví dụ 2:
Đúng: This dish doesn’t taste good. (Món ăn này không ngon.)
Sai: This dish doesn’t taste well.
Ví dụ 3:
Đúng: I feel uncomfortable. (Tôi thấy không thoải mái.)
Sai: I feel uncomfortably.
Các loại stative verbs thông dụng
Việc phân loại stative verbs (động từ chỉ trạng thái) giúp người học có một sự hiểu biết chính xác hơn về chức năng của các từ. Không có một phương thức chính thống nào để phân loại các stative verbs (động từ chỉ trạng thái), và đôi khi một động từ có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau tùy vào bối cảnh sử dụng.
Thông thường các stative verbs (động từ chỉ trạng thái) được chia ra thành các loại sau:
Động từ chỉ suy nghĩ và quan điểm
Động từ chỉ giác quan và nhận thức
Động từ chỉ cảm xúc
Động từ chỉ sự sở hữu và đo lường
Động từ chỉ suy nghĩ và quan điểm
Agree/disagree: đồng tình/không đồng tình
Believe: tin tưởng
Doubt: nghi ngờ
Forget/remember: quên/nhớ
Imagine: tưởng tượng
Know: biết
Wish: ao ước
Suspect: nghi ngờ
Recognize: nhận ra, công nhận
Understand: hiểu
Động từ chỉ giác quan và nhận thức
Be
Seem: dường như
Hear: nghe
See: thấy
Taste: có vị
Look: nhìn
Smell: có mùi
Sound: nghe
Sense: cảm giác
Feel: cảm thấy
Động từ chỉ cảm xúc
Love: yêu
Hate: ghét
Adore: quý mến, yêu chiều
Appreciate: trân trọng
Like/Dislike: thích/không thích
Care: quan tâm
Prefer: lựa chọn
Want: muốn
Mind: để tâm
Value: trân trọng
Động từ chỉ sự sở hữu và đo lường
Have: có
Belong: thuộc (về)
Possess: sở hữu
Own: sở hữu
Weigh: cân nặng
Involve: bao gồm
Contain: chứa
Measure: đo lường
Consist: bao gồm
Include: bao gồm
Phân biệt động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái không được chia ở thì tiếp diễn khi nó giữ chức năng như một động từ. Động từ chỉ hành động có thể chia ở tất cả các thì.
Ví dụ 1:
Đúng: I understand that you are facing a difficult time. (Tôi hiểu là bạn đang phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn.)
Sai: I am understanding that you are facing a difficult time.
=> Giải thích: “understand” là động từ chỉ trạng thái, “face” là động từ chỉ hành động
Ví dụ 2:
Đúng: He studies hard to pass the exam. (thì đơn)
Đúng: He was studying when his mother came home . (thì tiếp diễn)
Đúng: He has studied English for 20 years. (thì hoàn thành)
=> Giải thích: “study” là động từ chỉ hành động
Một số động từ chỉ trạng thái (cụ thể là phần lớn các động từ chỉ giác quan và nhận thức) có thể được bổ nghĩa bởi tính từ. Động từ chỉ hành động được bổ nghĩa bởi trạng từ.
Ví dụ:
His idea sounds interesting. (Ý tưởng của anh ta nghe có vẻ thú vị.)
=> Tính từ “interesting” bổ nghĩa cho động từ chỉ trạng thái “sound”
His idea was not adopted successfully. (Ý tưởng của anh ta không được triển khai thành công.)
=> Trạng từ “successfully” bổ nghĩa cho động từ chỉ hành động “adopt”
Một số động từ vừa chỉ trạng thái vừa chỉ hành động
Như đã đề cập ở trên, stative verbs (động từ chỉ trạng thái) sẽ không được sử dụng ở thì tiếp diễn. Tuy nhiên, có một số từ đã nêu trên mà người học có thể bắt gặp chúng được sử dụng dưới thì tiếp diễn. Đó là bởi vì có những động từ không hoàn toàn là stative verbs (động từ chỉ trạng thái), mà nó còn là động từ chỉ hành động. Mặc dù đều là một từ, tuy nhiên những động từ “lưỡng tính” này khi dùng ở hai trường hợp sẽ đưa ra hai hình thái nghĩa khác nhau.
Have
Ví dụ:
I have an enormous stamp collection. (
Dịch: Tôi có một bộ sưu tập tem khổng lồ.)
I am having some steak and french fries. (
Dịch: Tôi đang ăn chút thịt bít tết và khoai tây chiên.)
Trong ví dụ đầu tiên, động từ “have” đóng vai trò là một stative verbs (động từ chỉ trạng thái), được sử dụng với chức năng thể hiện sự sở hữu.Tuy nhiên trong ví dụ thứ 2, “have” là một động từ chỉ hành động với ý nghĩa là đang ăn một món gì đó, vì vậy ở trường hợp này có thể dùng thì tiếp diễn.
Think
Ví dụ:
We think you should break up with your dishonest boyfriend. (
Dịch: Chúng tớ nghĩ cậu nên chia tay với gã bạn trai giả dối.)
We are thinking about moving to another town. (
Dịch: Chúng tôi đang nghĩ đến việc chuyển đến một thị trấn khác.)
Ở ví dụ đầu tiên, động từ “think” thể hiện một quan điểm, là stative verbs chỉ một suy nghĩ về vấn đề nào đó, vì thế chỉ dùng ở thì hiện tại đơn. Trong khi đó, “think” ở ví dụ sau là một động từ chỉ hành động cho thấy quá trình suy nghĩ của não bộ, vì thế có thể sử dụng dưới thì tiếp diễn.
Taste
Ví dụ:
This broth tastes salty.
(Dịch: Nước dùng này có vị mặn.)
I’m tasting this restaurant’s signature dish.
(Dịch: Tôi đang nếm thử món ăn đặc trưng của nhà hàng này.)
Ở ví dụ thứ nhất, “taste” mang ý nghĩa là cảm nhận của vị giác về hương vị của một món ăn nên nó là một stative verbs chỉ giác quan và nhận thức. Trong khi đó ở ví dụ sau, “taste” thể hiện một hành động vật lý là nếm thử một món ăn nào đó, vì thế ở trường hợp sau việc dùng thì tiếp diễn là đúng.
Appear
Ví dụ:
Alex appears to be exhausted.
(Dịch: Alex có vẻ như kiệt sức.)
She’s appearing on her favourite TV program.
(Dịch: Cô ấy đang xuất hiện trên chương trình TV yêu thích của mình.)
Động từ “appear” trong ví dụ đầu tiên cho mang nghĩa “có vẻ, dường như” – thể hiện nhận thức về điều gì đó. Còn đối với ví dụ thứ hai, “appear” là một động từ chỉ hành động “xuất hiện”, vì thế có thể được dùng ở thì tiếp diễn.
Trường hợp ngoại lệ nổi tiếng
Mặc dù stative verbs (động từ chỉ trạng thái) không được sử dụng dưới thì tiếp diễn, có một từ thuộc nhóm động từ này lại được sử dụng ở thì tiếp diễn. Và điều đó chỉ xảy ra trong câu slogan quen thuộc của nhãn hàng thức ăn nhanh McDonald’s – i’m lovin it.
Xét về mặt ngữ pháp, cách sử dụng động từ “love” trên là không chính xác bởi đây là một stative verbs (động từ chỉ trạng thái), không thể sử dụng ở thì tiếp diễn. Tuy nhiên, việc sử dụng từ như trên có thể là ngụ ý của tác giả, rằng “love” ở đây có thể mang nghĩa như “enjoy”, vì vậy nó hoàn toàn chấp nhận được.
Bài tập về Stative verbs
Bài 1: Chia đúng dạng của động từ trong ngoặc
1. I fully (agree) with the view that women should be free to choose what they are going to wear without the fear of (be) judged.
2. He (wish) he could have a boyfriend this Christmas.
3. Whether she will become more confident (depend) on how determined she is to stop comparing herself to others.
4. My sister (prefer) talking to me when she has some boy problems to confiding in our mom.
5. I am sorry for hurting your (feel).
Bài 2: Xác định động từ được gạch chân trong câu sau là động từ chỉ trạng thái hay động từ chỉ hành động
1. I’m thinking of how far we could have gone together if we hadn’t broken up that day.
2. I think you should stop crying too much over your ex-boyfriend because it is clear that he is trash.
3. She looked cute in that flowery dress on the first day we met.
4. She looked at me with such empty eyes that sent shivers down my spine.
5. Mary, feeling refreshed after escaping from a toxic relationship, decided to travel alone to enjoy her single days.
Đáp án:
Bài 1:
1. Agree - being
2. Wishes
3. Depends
4. Prefers
5. Feelings (n)
Bài 2:
1. Động từ chỉ hành động
=> Giải thích: “Think” ở đây mang nghĩa hồi tưởng, nghĩ tới một điều gì, khác với “Think” dùng để trình bày suy nghĩ, quan điểm
2. Động từ chỉ trạng thái
=> Giải thích: “Think” ở đây dùng để trình bày suy nghĩ, quan điểm
3. Động từ chỉ trạng thái
=> Giải thích: “Look” ở đây mang nghĩa trông có vẻ
4. Động từ chỉ hành động
=> Giải thích: “Look” ở đây mang nghĩa nhìn vào ai/cái gì
5. Động từ chỉ trạng thái - Động từ chỉ hành động
=> Giải thích:
+ Động từ chỉ trạng thái “feel” có đuôi -ing vì nó đang là động từ trong mệnh đề quan hệ rút gọn. Câu có mệnh đề quan hệ dạng đầy đủ là “Mary, who feels refreshed after escaping from a toxic relationship, decided…)
+ “enjoy” là động từ chỉ hành động vì ở đây “enjoy” mang nghĩa tận hưởng, thưởng thức, khác với “enjoy” mang nghĩa “yêu thích”
Tổng kết
Qua bài viết trên, tác giả hi vọng người học đã hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách sử dụng Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs), các loại Stative verbs thông dụng và cách phân biệt chúng với động từ chỉ hành động (Action verbs). Bài viết cũng đã cung cấp những trường hợp đặc biệt khi một động từ vừa có thể là Stative verbs vừa là Action verbs, cũng như những ngoại lệ của loại động từ dùng để chỉ trạng thái này.
Hi vọng sau khi nghiên cứu bài viết, người học có thể tự tin xác định và sử dụng chuẩn Stative verbs trong những huống cảnh khác nhau.
Xem thêm:
Bình luận - Hỏi đáp