Banner background

IELTS Listening: Các chiến lược nghe hiểu cho người mới bắt đầu – Phần 2

Trong phần một của chủ đề này, người viết đã giới thiệu người đọc các nội dung về chiến lược nghe nói chung và chiến lược nghe nhận thức nói riêng. Trong phần hai này, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các kiến thức về dạng chiến lược nghe còn lại – chiến lược siêu nhận thức. 
ielts listening cac chien luoc nghe hieu cho nguoi moi bat dau phan 2

Trong phần một của chủ đề này, người viết đã giới thiệu người đọc các nội dung về chiến lược nghe nói chung và chiến lược nghe nhận thức nói riêng. Trong phần hai này, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các kiến thức về dạng chiến lược nghe còn lại – chiến lược siêu nhận thức. 

Chiến lược siêu nhận thức 

Sau đây, những chiến lược siêu nhận thức phổ biến sẽ được trình bày, cùng với phần giải thích chi tiết và ví dụ minh hoạ. Tất cả những ví dụ trên đều được lấy từ tác phẩm nghiên cứu của Vandergrift (1997).

chien-luoc-sieu-nhan-thucTổng quan chiến lược siêu nhận thức

IELTS Listening: Các chiến lược nghe hiểu cho người mới bắt đầu (P.1)

Chiến lược siêu nhận thức 1: Lên kế hoạch trước khi nghe

Việc lên kế hoạch có thể được hiểu là việc nắm rõ được những việc cần làm để hoàn thành được một bài nghe, rồi từ đó tiến hành phát triển một kế hoạch hành động để vượt qua những rào cản ngăn chặn người học hoàn thành bài nghe. Việc lên kế hoạch bao gồm hai loại sau:

Tên dạng kế hoạch

Giải thích

Ví dụ

Lên kế hoạch bằng cách nhìn yêu cầu của bài

Trong dạng lên kế hoạch này thì người học sẽ đọc đầu bài và nội dung của câu hỏi, rồi từ đó đưa ra chiến lược để giải quyết nó.

Trong dạng bài điền từ vào chỗ trống, người học dựa vào phần còn lại của câu hỏi để dự đoán được dạng từ của những từ trong chỗ trống là gì.

Lên kế hoạch bằng cách chọn lọc những chi tiết cần nghe.

Trong dạng lên kế hoạch trên thì người học sẽ quyết định tập trung nghe những chi tiết cụ thể của bài nghe mà họ coi là quan trọng trong việc trả lời câu hỏi. 

Người nghe thường thực hiện chiến lược này khi nghe lại bài nói trong những lần tiếp theo. 

Trong dạng bài điền đơn thì người học đánh dấu vào mục Phone number để tự nhắc nhở mình rằng mình phải nghe được một dãy số để trả lời mục này.

Chiến lược siêu nhận thức 2: Giám sát

Việc giám sát trong siêu nhận thức được định nghĩa là hành động kiểm tra mức độ hiểu và số điểm đạt được trong bài kiểm tra nghe. Điều này sẽ giúp người học xác định được những điểm cần cải thiện và từ đó thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

Việc giám sát được chia làm hai loại chính:

Tên dạng giám sát

Giải thích

Ví dụ

Giám sát mức độ nghe hiểu trong một phần của bài

Trong dạng giám sát này thì người học tự xem xét lại và xác định những chi tiết nào mình chưa hiểu rõ trong bài.

Trong một bài nghe thì người nghe lầm tưởng từ “heavy metal” là “kim loại nặng” theo nghĩa đen, chứ không phải là tên riêng của một thể loại nhạc. Điều này dẫn đến việc người học bị bối rối, và không hiểu được nội dung của đoạn nghe này. Do vậy nên người học đánh dấu từ “heavy metal” để tìm hiểu sau khi nghe.

Giám sát mức độ nghe hiểu toàn phần

Trong dạng giám sát này thì người học sẽ kiểm tra mức độ hiểu của mình trong xuyên suốt bài nói.

Người học được nghe một bản tin trên radio về câu lạc bộ bóng rổ Miami Heat thi đấu trong thời tiết giá lạnh. Người học có nghe cụm từ “Miami Heat” xuyên suốt bài nghe, nên đã lầm tưởng rằng bản tin này nói về nhiệt độ cao ở thành phố Miami, chứ không phải nghĩa thực là câu lạc bộ bóng rổ tên Miami Heat. Do vậy nên khi bài nói bắt đầu đề cập đến nhiệt độ giá lạnh thì người học trở nên bối rối hoàn toàn. Sau khi đã nghe xong thì xem xét rõ lại những câu đó có nghĩa là gì, và tự đưa ra chiến lược để có thể đối phó với những trường hợp tương tự trong tương lai.  

Chiến lược siêu nhận thức 3: Đánh giá

Việc đánh giá trong siêu nhận thức được định nghĩa là việc tự kiểm tra mức độ nghe hiểu dựa trên những tiêu chí về độ chính xác nằm ngoài bài nói. Những tiêu chí trên có thể được tự đặt ra bởi người học, hoặc được cung cấp bởi giáo viên.

Việc tự đánh giá bao gồm những loại trên:

Tên dạng đánh giá

Giải thích

Ví dụ

Đánh giá khả năng   

Trong dạng đánh giá này thì người học tự nhận xét về khả năng làm bài nghe của bản thân.

Trong khi học thì người học thấy rằng mình đã chọn đáp án gần với đáp án đúng, và chỉ nhầm do nghe thiếu một chi tiết ở sau. Do đó thì người học tự nhắc nhở với chính mình là không được nóng vội quá, và phải bình tĩnh nghe hết những thông tin có liên quan tới đáp án.

Đánh giá chiến lược

Trong dạng đánh giá này thì người nghe tự đánh giá kỹ năng sử dụng chiến lược của mình.

Trong bài nghe thì người học làm đúng hầu như hết tất cả các câu điền vào chỗ trống, nhưng lại sai phần lớn các câu yêu cầu chọn nhiều đáp án, cho dù mình đã sử dụng chiến lược khoanh từ khoá và nghe tổng thể bài nghe. Sau đó thì người học cho rằng chiến lược của mình là chưa phù hợp, và thay vào đó đã quyết định sử dụng chiến lược chọn lọc những ý chính cần nghe.

Xác định vấn đề

Trong dạng đánh giá này thì người nghe xác định rõ những vấn đề về việc hiểu của chính mình, hoặc những chi tiết làm mình khó hiểu.

Sau khi làm một vài bài thu thử thì người học phát hiện rằng mình rất yếu về chủ đề từ vựng âm nhạc, nên đã quyết định tập trung hơn vào việc cải thiện kiến thức từ vựng về chủ đề này.

Quy trình thực hiện chiến lược siêu nhận thức trong phần nghe

Khác với việc sử dụng chiến lược một cách tuỳ vào ngữ cảnh như chiến lược nhận thức, chiến lược siêu nhận thức không thể phát huy hết sự hiệu quả nếu người học áp dụng chúng một cách ngẫu nhiên trong suốt phần nói. Lý do là vì một số chiến lược siêu nhận thức chỉ có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ tiêu biểu nhất là chiến lược lên kế hoạch. Nếu người học chỉ lên kế hoạch sau khi đã xong phần lớn bài nghe thì việc chuẩn bị sẽ mất đi phần lớn sự hiệu quả. Vì vậy, phần dưới đây sẽ đưa ra quá trình thực hiện quá trình siêu nhận thức trong phần nghe:

qua-trinh-thuc-hienQuá trình thực hiện quá trình siêu nhận thức

(Vandergrift, 2008)

Đánh giá về chiến lược siêu nhận thức

Việc áp dụng chiến lược siêu nhận thức trong quá trình nghe giúp người mới học ngôn ngữ đạt được điểm số cao hơn so với những người học không sử dụng chiến lược này (Baleghizadeh & Rahimi, 2011; Coskun, 2010; Selamat & Sidhu, 2011), chứng minh được sự hiệu quả của chiến lược trên trong việc cải thiện việc nghe hiểu. Tuy nhiên thì hầu hết các nghiên cứu ở trên đều được tiến hành trong các môi trường lớp học, nơi mà người học có thể tự do chia sẻ những thông tin tự đánh giá với bạn học và giáo viên. Do vậy nên độ hiệu quả của chiến lược siêu nhận thức trong môi trường tự học vẫn chưa được xác minh một cách đầy đủ. 

Tổng kết

Trong bài viết trên, nội dung chính của hai loại chiến lược nghe hiểu IELTS Listening chính đã được trình bày, cùng như là từng loại chiến lược cụ thể nằm trong hai loại đó. Hơn nữa, bài viết cũng đã cung cấp cho người học sự phân tích được ưu nhược điểm của từng phương pháp trên. Chính vì thế, tác giả mong rằng bài viết trên sẽ giúp người học có được cái nhìn khách quan hơn về các chiến lược làm bài IELTS Listening, và từ đó có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả hơn trong khi làm bài.

Vũ Trọng Hiếu

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...