Cách phân tích đề bài cho dạng Map Labelling | IELTS Listening
Trong phần thi IELTS Listening, dạng bài Map Labelling là một trong những dạng bài rất phổ biến. Trong dạng bài này, người thi thường sẽ nghe một đoạn độc thoại và phải đánh dấu các địa điểm, khu vực hoặc vật thể trên một bản đồ.
Dạng bài này yêu cầu người thi có khả năng lắng nghe và phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính xác và để thực sự làm tốt dạng bài này thì bước phân tích đề bài là bước đệm cực kỳ quan trọng. Nhận thấy hiện nay tuy đã có nhiều bài viết tập trung vào cách giải dạng bài này nhưng kỹ thuật phân tích đề bài vẫn còn cần phát triển thêm nữa nên bài viết sẽ tìm hiểu thêm một số cách phân tích đề bài hữu ích mà người học nên luyện tập trong quá trình ôn luyện thi IELTS của mình.
Key Takeaways |
---|
|
Tổng quan về IELTS Listening dạng Map Labelling
Thông tin chi tiết về dạng bài này cũng như các tips làm bài nói chung đều đã được triển khai một cách rất chi tiết bởi ZIM ở các bài viết này:
Thậm chí, cách phân tích đề bài cũng đã được trình bày trong bài viết này:
Nếu bạn đọc chưa có nhiều kiến thức về dạng bài Map Labelling thì nên dành thời gian xem qua các bài viết tuyệt với phía trên. Tuy nhiên, còn có hai đặc điểm đáng phân tích khác từ đề bài mà các bài viết trên đây chưa khai thác triệt để mà thực tế có thể sẽ cực kỳ hữu ích trong quá trình làm bài của người học, đó là làm rõ sự khác biệt của các đáp án giống nhau, cũng như dự đoán cách mà các đáp án có thể sẽ được miêu tả trong bài nghe.
Trước khi đọc về hai bước phân tích này, bài viết sẽ nói qua về hiệu ứng tâm lý Priming hay Prime (The Priming Effects) và ảnh hưởng tiềm năng của nó lên quá trình bài thi nghe IELTS.
Hiệu ứng Priming (Priming Effects)
Hiệu ứng priming (the priming effects), được đề xuất lần đầu bởi Meyer và Schvaneveldt năm 1971 và từ đó đã trở thành một hiệu ứng rất phổ biến, là một hiện tượng tâm lý học trong đó việc hiện thực hoá một khái niệm, hình ảnh, hay ý tưởng (gọi là một kích thích - stimulus) sẽ làm cho các thông tin liên quan đến nó sau đó trở nên dễ nhận biết và nhanh chóng được xử lý hơn. Hiệu ứng này có thể xảy ra với nhiều loại thông tin khác nhau, bao gồm từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, và cả các tác vụ như tính toán.
Một thí nghiệm có liên quan đến hiệu ứng priming cho rằng khi gặp phải câu đố từ vựng “S _ _ P”, những người gặp phải vật dụng làm sạch như nước rửa tay trước khi làm thí nghiệm sẽ có xu hướng nhận ra từ cần điền là SOAP, trong khi đó, những người gặp phải một món đồ ăn trước khi làm thí nghiệm sẽ có xu hướng chọn đáp án là SOUP.
Tương tự, nếu bạn được hỏi hoặc chủ động kích hoạt hình ảnh liên quan đến từ "bánh mì", bạn có thể nhanh chóng nghĩ đến và nhận diện tốt hơn các từ liên quan như "pho mát", "thịt nguội", "bơ", và "kẹp". Tuy nhiên, nếu bạn được hỏi về từ "cà phê" thì bạn sẽ dễ nhận diện các từ liên quan như "đen", "sữa", "đường", và "mocha" khi đọc hoặc nghe.
Hiệu ứng priming được cho là xảy ra do các mạch thần kinh được kích hoạt bởi các thông tin được kích hoạt trước đó, dẫn đến việc tăng tốc độ xử lý thông tin liên quan. Hiệu ứng này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ tiếp thị đến giáo dục và truyền thông.
Do đó, việc tạo ra các kích thích (stimulus) cho não bộ bằng cách chủ động suy nghĩ về các nhóm từ vựng, các hình ảnh, cũng như các gợi ý (stimulus) khác mà có thể rút ra được từ việc đọc bản đồ sẽ là một bước chuẩn bị hữu ích để giúp não bộ nhanh chóng nhận ra các từ vựng liên quan trong bài nghe.
Các bước phân tích đề bài cho dạng bài IELTS Listening Map Labelling
Phần tiếp theo của bài viết sẽ tập trung vào cách mà người học có thể tạo ra các stimulus trước để giúp não bộ có thể dễ dàng tiếp thu, nhận diện thông tin của đáp án hơn khi nghe. Trong đó, hai bước chuẩn bị quan trọng là a) làm rõ sự khác biệt giữa hai đáp án tương đồng; và b) dự đoán cách mà đáp án sẽ được miêu tả; sẽ được phân tích một cách kỹ lưỡng.
Làm rõ sự khác biệt giữa hai đáp án (sự lựa chọn) tương đồng
Đây là bước phân tích nhanh các sự khác biệt rõ rệt giữa hai đáp án có vị trí gần nhau, chỉ tồn tại một vài sự khác biệt nhỏ. Việc người học cần làm là nhận ra (những) sự khác biệt đó và dự đoán cách mà người nói có thể diễn đạt từng đáp án.
Xét ví dụ sau, trích từ sách The Official Cambridge Guide to IELTS (Pauline Cullen, 2014)
Sau khi đọc đề, người học nhận ra các đáp án sau là các đáp án tương đồng
C & D: nằm sát nhau
H & I: nằm sát nhau
A & E & F: cùng đi ra từ một con đường
B & G: cùng toả ra từ vòng tròn cây ở giữa
Sau đó, người học phân tích sự khác biệt giữa từng cụm đáp án sau trước khi nghe
C&D: C nằm phía trên hàng rào tre, D nằm phía dưới hàng rào tre. Các từ vựng có thể nghe được bao gồm (before, under/ beyond, over, go pass. above…) Đáp án C còn có thể liên quan đến việc nó gần bicycle track hơn.
H & I: H nằm bên trái hàng rào tre và to hơn, trong khi đó I nằm bên phải và nhỏ hơn, có thể là hình vuông. Các từ vựng có thể nghe được bao gồm (bigger/ smaller, left, right, west, east, square, section, area…)
B&G: B và G đều cùng đi ra từ vòng tròn cây, nếu người học chú ý sự khác biệt thì lúc làm bài sẽ rất dễ nhận ra: đáp án G thì con đường đi ra sẽ là gần, nó nhìn thấy hoặc có hàng rào tre phía trên. Đối với đáp án B, con đường đi ra sẽ xa hơn, nhưng nó có thể nhìn thấy hòn đảo và nó ở gần bicycle track. Nhưng khác với đáp án C, đáp án B sẽ đi ra từ vòng tròn cây ở giữa và đi về phía bên trái hay về phía tây bắc. Một điểm khác biệt nữa là vị trí của con đường đi ra đáp án B là nằm ở đỉnh vòng tròn, trong khi đó vị trí của con đường ngắn đi ra đáp án G là từ phía tây nam của vòng tròn.
A&E&F: Trong khi ba đáp án này đều cùng đi ra từ con đường phía bên trái bên ngoài bãi gửi xe, ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng dựa vào phía (trái hay phải của con đường) và vị trí tương ứng của chúng đối với bụi cây ăn quả (fruit bushes). Các từ vựng có thể nghe được (short path, short track, opposite the fruit bushes, over, beyond, above…)
Trên đây là các bước chuẩn bị mà người nghe có thể tiến hành để giúp cho việc làm dạng bài này trở nên dễ dàng hơn. Và thực tế, các đáp án được diễn đạt trong bài lần lượt như sau:
G: …there they are in the middle of the plan, and you see that the footpath goes all the way around them. Well, on the left-hand side of that circular footpath, there's a short track which takes you directly to the vegetable beds. You can see a bamboo fence marked just above them.
I: … two areas divided by a bamboo fence and as we're looking at the plan the bee hives are on the right of the fence the smaller section. I mean.
B: OK. for the seating, look at the circular footpath, at the top of it, there's a path that goes from there and takes you up to the seating area. alongside the bicycle track and with a good view of the island, I suppose.
C: … you need the little path that goes up towards the bicycle track. The sand area is just above the bamboo fence there.
A. it's on the left-hand side of your plan towards the top just above the fruit bushes and to the left of the little path.
Có thể thấy rằng, bằng cách tự mình xác định các sự khác biệt rõ ràng giữa các đáp án tương đồng, người nghe sẽ nhận diện được chúng một cách dễ dàng hơn trong lúc nghe thực tế.
Dự đoán cách diễn đạt của đáp án đứng riêng lẻ trong dạng bài Map Labelling
Trong các bài thi dạng Map Labelling, đôi khi sẽ có những đáp án đứng riêng lẻ một góc. Đối với các đáp án đứng riêng lẻ này, người học hãy cố gắng nhanh chóng dự đoán các cách mà nó sẽ được diễn tả bởi người nói trong bài nghe.
Xét ví dụ sau, trích từ Cambridge IELTS Practice Test 15
Trong đề bài này, vẫn có một số đáp án tương đồng nhau, người học hãy cố gắng nhận ra sự khác biệt giữa chúng:
H&F: Cùng ở góc đông nam của bản đồ, cùng ở gần Glass houses nhưng đáp án F ở phía trên Glass Houses, còn đáp án H ở phía dưới. Đồng thời, đáp án H nằm giữa các cây. (Các từ vựng có thể nghe: above, under, between trees, … )
E&F: cùng ở gần một đoạn cong, tuy nhiên, đáp án E nằm nay khúc cua, còn đáp án F là chưa tới khúc cua nếu đi từ cửa nam, và nếu đi từ cửa bắc thì cần phải đi qua khúc cua và nó nằm bên tay trái (theo góc nhìn của người đi từ cửa bắc) (Các từ vựng có thể nghe: bend, beyond, before, curve, U-turn … )
G&H: hai đáp án này có điểm chung là cùng nằm giữa cây, điểm khác biệt là đáp án G nằm bên phía tây của cửa Nam, còn đáp án H nằm phía đông. Đáp án G nằm gần con đường đi từ cửa nam qua Bảo Tàng Cũ và nó cũng có góc nhìn ra hồ tốt. (Các từ vựng có thể nghe: west, east, near the path, looking out over the lake, have good view of the lake … )
Sau khi xác định được sự khác biệt giữa các đáp án khác nhau, người học hãy nhanh chóng dự đoán cách các đáp án còn lại được miêu tả:
A: từ đường lớn, người đi cần rẻ vào một nhánh đường nhỏ để vào được A. (Các từ vựng có thể nghe: take a path, to the north west, … )
B: đáp án này nằm rất gần cửa phía bắc, có thể nói nó gần adventure playground. (Các từ vựng có thể nghe: right next to, on people’s left as they get in from the north gate, …)
C: Đáp án này nằm ở góc đông bắc bản đồ (Các từ vựng có thể nghe: corner, north east, …)
D: Đáp án này nằm ở giữa bản đồ, sát bảo tàng cũ (Các từ vựng có thể nghe: next to the museum,,look out over the lake, have good view of the lake, central position, … )
Các đáp án được diễn đạt thực tế trong đề nghe như sau:
D: in the same place, looking out over the lake and next to the old museum.
C: near the adventure playground, in the corner of your map.
G: They used to be behind the old museum, but we've now used the space near the south gate between the park boundary and the path that goes past the lake towards the old museum.
Lưu ý
Để có thể thực hiện được bước phân tích này một cách nhanh chóng và hiệu quả trong phòng thi, người học cần thường xuyên luyện tập phân tích kỹ trước khi nghe ở nhà để tăng tốc độ phân tích và quen với việc nhận diện sự khác biệt.
Một lưu ý khác là người học cần không ngừng bổ sung từ vựng hay gặp trong dạng bài này để có thể suy nghĩ ra các từ vựng có thể sẽ nghe thấy trong dạng bài này. Để hiệu ứng prime hoạt động thì rõ ràng người học cần phải có sẵn từ vựng, bởi nó chỉ giúp não bộ dễ dàng nhận ra khi được tiếp xúc với kích thích trước khi bắt đầu nghe, nếu không có sẵn từ vựng thì não bộ của người học hiển nhiên không thể nhận diên được chúng khi nghe.
Một cách rất hữu ích để bổ sung từ vựng còn thiếu trong chính dạng bài này đó là người học tập trung làm các bài tập ở dạng bài Map Labelling và ghi chú từ vựng hữu ích, đặc biệt là các từ vựng thể hiện vị trí và hướng dẫn đường đi.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã giới thiệu hiệu ứng tâm lý prime, giúp não bộ dễ dàng nhận diện thông tin mới hơn nếu như nó được tiếp xúc trước với các kích thích (stimulus) có liên quan. Từ đó, bài viết đề cập đến hai cách phân tích đề bài tối ưu nhất có thể mà có thể giúp người học làm bài nghe IELTS Listening dạng Map Labelling đạt kết quả tốt nhất lần lượt là làm rõ sự khác biệt giữa các đáp án giống nhau và dự đoán cách mà người nói sẽ dùng để miêu tả các đáp án đứng riêng lẻ.
References
Cullen, Pauline, et al. The Official Cambridge Guide to IELTS Student's Book with Answers with DVD-ROM. Cambridge UP, 2014.
"Effects of Phonological Similarity on Priming in Auditory Lexical Decision." PubMed Central (PMC), www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3512099/.
IELTS 15 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank: Authentic Practice Tests. Cambridge English, 2020.
"Priming (psychology)." Wikipedia, the Free Encyclopedia, Wikimedia Foundation, Inc, 12 Mar. 2023, en.wikipedia.org/wiki/Priming_(psychology). Accessed 19 Mar. 2023.
"Priming." The Decision Lab, thedecisionlab.com/biases/priming.
Bình luận - Hỏi đáp