Các cách chọn nguồn tham khảo uy tín cho bài viết học thuật trình độ Đại Học

Trong quá trình viết bài học thuật tại đại học, việc chọn nguồn tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng kiến thức đáng tin cậy. Để đảm bảo tính chất uy tín và chất lượng của bài viết, quá trình lựa chọn nguồn tham khảo đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết. Bài viết này sẽ tập trung vào những cách hiệu quả để chọn nguồn tham khảo, giúp sinh viên đại học nâng cao khả năng nghiên cứu và chất lượng của công trình học thuật của mình.
author
Nguyễn Phương Hà
06/03/2024
cac cach chon nguon tham khao uy tin cho bai viet hoc thuat trinh do dai hoc

Key Takeaways

Việc tìm nguồn tham khảo khi viết bài học thuật rất quan trọng vì nó giúp nâng cao chất lượng bài viết, cải thiện kĩ năng tìm kiếm thông tin và phát triển kỹ năng nghiên cứu và tư duy.

Có 3 loại nguồn tham khảo chính: primary sources, secondary sources, và tertiary sources.

Có hai câu hỏi người viết cần đặt khi muốn tìm kiếm nguồn tham khảo cho bài viết của mình:

  • Nguồn tham khảo này có phù hợp không?

  • Nguồn tham khảo này có đáng tin không?

Một số nguồn tham khảo uy tín có thể kể đến: Google Scholar, JSTOR, Researchgate,…

Sự cần thiết của việc tìm nguồn tham khảo khi viết ở Đại học

Việc tìm kiếm nguồn tham khảo uy tín là một phần quan trọng, không thể thiếu trong quá trình viết bài viết học thuật tại Đại học.

Nguồn tham khảo là một công cụ để kiểm tra độ tin cậy của thông tin: đây là một điều rất quan trọng nếu người viết đang viết các bài viết khoa học hoặc cần sử dụng nhiều thông tin ở bên ngoài.

Điều này giúp người đọc có thể dễ dàng kiểm tra độ chính xác cũng như đảm bảo rằng người đọc biết được thông tin này đến từ đâu.

Việc trích dẫn giúp người học viết tốt hơn. Những người viết tốt là những người chú ý đến các chi tiết và có khả năng phân biệt các luồng thông tin & kết nối chúng.

Để luyện tập điều này, người viết có thể tập ghi nguồn trích dẫn một cách thật chính xác: đánh số trang chính xác, cách đánh vần tên tác giả,…

Bên cạnh đó, việc trích dẫn các nguồn cụ thể cho các phần khác nhau cho thấy người viết không hề lười biếng hay chưa xác định được rõ thông tin này đến từ đâu.

Một số người viết cẩu thả sẽ thường viết dưới dạng khái quát hóa, sáo rỗng như sử dụng các cụm từ “Everyone knows”, “They say”,… Điều này cho thấy sự uy tín của người viết cũng như thể hiện được người viết có sự hiểu biết rộng rãi.

Nếu nghiên cứu và lập luận càng được trích dẫn đầy đủ thì người viết càng được độc giả tin cậy hơn.

Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn tham khảo uy tín còn giúp người viết cải thiện kỹ năng tìm kiếm thông tin. Kỹ năng tìm kiếm thông tin là một kỹ năng quan trọng mà mọi người cần phải có, đặc biệt là khi viết bài học thuật hoặc làm các báo cáo, nghiên cứu khoa học,…

Khi biết cách tìm kiếm nguồn tham khảo uy tín, người viết sẽ có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình tìm thông tin viết bài.

Dưới đây là ví dụ để người đọc có thể thấy được tầm quan trọng của việc có nguồn trích dẫn trong bài luận của mình:

Essay with Citations:

Title: The Impact of Technology on Education

The integration of technology in the classroom has significantly transformed the landscape of education. Studies indicate that the use of educational software and interactive programs can increase student engagement and improve learning outcomes (Smith, 2019). Furthermore, Johnson et al. (2020) argue that technology facilitates a more personalized learning experience, allowing students to learn at their own pace. However, it is crucial to consider the digital divide, as access to technology is not equally distributed among students from different socioeconomic backgrounds (Davis, 2018).

References:

  • Smith, A. (2019). Educational Technology and Student Engagement. Education Today Journal, 12(3), 45-59.

  • Johnson, B., Lee, C., & Martin, D. (2020). Personalized Learning Through Technology: The Future of Education. Academic Press.

  • Davis, R. (2018). The Digital Divide in Education. Social Equity in the Digital Age, 7(2), 100-115.

Essay without Citations:

Title: The Impact of Technology on Education

The integration of technology in the classroom has significantly transformed the landscape of education. Educational software and interactive programs can increase student engagement and improve learning outcomes. Additionally, technology facilitates a more personalized learning experience, allowing students to learn at their own pace. However, the digital divide is a critical issue, as not all students have equal access to technology, which impacts their learning opportunities.

Trong phần có trích dẫn, mỗi lập luận hay khẳng định đều được hỗ trợ bằng việc tham chiếu đến một nguồn thông tin cụ thể, điều này tạo nên độ tin cậy cho lập luận và cho phép người đọc xác định được nguồn ban đầu để biết thêm thông tin. Các trích dẫn cũng ghi nhận tác giả gốc về ý tưởng và tác phẩm của họ.

Ngược lại, bài viết không có trích dẫn trình bày ý tưởng tương tự nhưng thiếu bằng chứng hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài. Sự thiếu trích dẫn làm giảm độ tin cậy của bài luận và không cung cấp tín dụng cho các tác giả ban đầu. Bài luận không có trích dẫn cũng không cung cấp được thông tin để người đọc xác minh thông tin hoặc khám phá chủ đề sâu hơn, không chỉ dừng lại ở đoạn văn này.

Các loại nguồn tham khảo

Có nhiều loại nguồn tham khảo khác nhau, tuy nhiên chúng có thể chia thành ba loại: primary sources, secondary sources, và tertiary sources.

Các nguồn chính (Primary resources) thường được coi là đáng tin cậy nhất trong việc cung cấp bằng chứng cho lập luận của người viết vì chúng cung cấp bằng chứng trực tiếp về những gì người viết đang nghiên cứu. Tuy nhiên, việc đảm bảo thông tin được cung cấp có đáng tin cậy và chính xác là tùy thuộc vào người viết

Ví dụ cụ thể:

Primary sources:

  • Kết quả thực nghiệm hoặc thống kê

  • Báo và tạp chí

  • Thư hoặc đoạn nhật ký

  • Ảnh

  • Đoạn âm thanh, như bài diễn thuyết hoặc phỏng vấn

Secondary sources

  • Sách

  • Bài báo trong tạp chí

  • Bài viết trên blog

  • Sách giáo trình

  • Phim tài liệu

Tertiary sources

  • Bách khoa toàn thư

  • Từ điển

  • Niên giám

  • Danh mục sách

  • Indexes

Cách để tìm kiếm nguồn phù hợp

image-alt

Có hai câu hỏi người viết cần đặt khi muốn tìm kiếm nguồn tham khảo cho bài viết của mình:

  • Nguồn tham khảo này có phù hợp không?

  • Nguồn tham khảo này có đáng tin không?

Đối với câu hỏi nguồn tham khảo này có phù hợp không, trước khi tìm kiếm nguồn tham khảo, người viết nên trả lời các câu hỏi sau:

  • Liệu nguồn này có giúp tôi trả lời các câu hỏi nghiên cứu mà tôi đang đặt ra trong dự án của mình không?

  • Nó có giúp tôi tìm hiểu nhiều nhất có thể về chủ đề của mình không?

  • Nó có giúp tôi viết được một bài luận thú vị, thuyết phục cho độc giả không?

Người viết có thể tham khảo một số lí do dưới đây để chọn 1 nguồn tham khảo:

  • Chứa các sự kiện/ý kiến mà bản thân cần

  • Chứa hình ảnh minh họa hoặc dữ liệu bản thâncần

  • Chứa một cái nhìn tổng quan để thiết lập bối cảnh của bài viết của bản thân

  • Được viết bởi một cơ quan hoặc chuyên gia nổi tiếng

  • Chứa một quan điểm minh họa điều gì đó người viết đang cố gắng chứng minh

  • Ví dụ về điều gì đó

  • Có thể có lời giải thích rõ ràng về điều gì đó

Người viết có thể tham khảo một số lí do dưới đây để loại trừ nguồn tham khảo:

  • Không phải từ một tạp chí học thuật

  • Là từ một tạp chí học thuật nhưng quá khó để người đọc hiểu

  • Đã lỗi thời

  • Không tiếp cận chủ đề bản thân đang nghiên cứu từ cùng ngành/lĩnh vực

  • Không chứa bất kỳ thông tin mới

  • Phạm vi phủ sóng quá hẹp (hoặc quá rộng)

Để xác định độ tin cậy của một nguồn, người viết cần đảm bảo rằng

  • Thông tin phải được cập nhật tới thời điểm mới nhất

  • Nguồn phải phù hợp với nghiên cứu của bản thân.

  • Tác giả và nhà xuất bản phải là cơ quan đáng tin cậy về chủ đề người viết đang nghiên cứu.

  • Nguồn tác giả trích dẫn phải dễ tìm, rõ ràng và không thể hiện các quan điểm trái chiều hay sự thiên vị

  • Đối với các nguồn web, URL và bố cục phải biểu thị rằng nó đáng tin cậy.

Một công cụ để người viết kiểm tra độ tin cậy của một nguồn là phương pháp CRAAP:

  • Currency: Nguồn tham khảo có được cập nhật không?

  • Relevance: Nguồn tham khảo có liên quan đến bài nghiên cứu không?

  • Authority: Nguồn tham khảo được xuất bản ở đâu? Ai là tác giả? Họ có được coi là có uy tín và đáng tin cậy trong lĩnh vực của họ không?

  • Accuracy: Nguồn tham khảo có được củng cố bằng bằng chứng không? Các tuyên bố có được trích dẫn chính xác không?

  • Purpose: Lí do đằng sau việc xuất bản nguồn tham khảo này là gì?

Tuy nhiên, những tiêu chí này sẽ được thay đổi dựa vào chủ đề nghiên cứu. Ví dụ: nếu người viết đang nghiên cứu công nghệ khoa học tiên tiến thì nguồn tham khảo từ 10 năm trước sẽ không đủ mới.

Tuy nhiên, nếu người viết đang nghiên cứu về Chiến tranh trong lịch sử thì nguồn tài liệu từ 20, 30 thậm chỉ 50 năm trước sẽ hợp lý để tham khảo.

Tuy nhiên, người viết cần cực kỳ cẩn trọng khi xác định mục đích của nguồn tin. Đôi khi, mục đích bài viết có thể không rõ ràng, đặc biệt khi có sự cố ý chỉnh sửa. Điều quan trọng là người đọc phải hiểu rõ mục đích của nguồn tin là gì.

Ví dụ, một bài báo nói về hiệu quả của một loại thuốc cụ thể có thể trông đáng tin cậy, nhưng nếu nhà xuất bản là nhà sản xuất của loại thuốc đó, người đọc sẽ không thể chắc chắn rằng bài báo đó không bị thiên vị.

Đối với các nguồn tham khảo từ trang Web, người viết cần cẩn trọng hơn thế rất nhiều bởi chúng thường không có tác giả, và các thông tin về ngày xuất bản, nguồn tham khảo có thể không có.

Các trang web không phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe và chỉnh sửa mà các tạp chí hoặc sách học thuật phải trải qua và có thể được đăng tải bởi bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào.

Khi đánh giá độ tin cậy của một trang web, trước tiên hãy nhìn vào URL. Phần mở rộng tên miền có thể giúp người viết hiểu loại trang web bạn đang xử lý.

  • Ví dụ, nguồn tham khảo có đuôi .edu và thường được coi là một nguồn đáng tin cậy trong môi trường học thuật.

  • Các nhóm lợi ích hoặc tổ chức phi lợi nhuận có đuôi .org.

  • Các trang web liên kết với chính phủ có đuôi .gov.

  • Các trang web có khía cạnh thương mại nào đó kết thúc bằng .com (hoặc .co.uk hoặc một tên miền cụ thể theo quốc gia).

Để tìm kiếm nguồn tham khảo uy tín, người viết có thể tham khảo các nguồn sau:

Google Scholar

Google Scholar là một công cụ tìm kiếm các nguồn học thuật như nghiên cứu, luận án,… Đây là một nguồn tham khảo uy tín giúp người viết tìm các tài liệu có ở thư viện trường học hoặc các bài nghiên cứu trên các tạp chí nổi tiếng.

Mặc dù Google tạo ra Google Scholar nhưng công cụ này khác so với việc tìm kiếm trên mạng thông thường. Google Scholar tập hợp các bài viết học thuật và xếp hạng chúng dựa trên tác giả, vị trí xuất bản và nguồn tham khảo. Điều đó có nghĩa là các kết quả tìm kiếm trên đầu thường đại diện cho bài viết đáng tin cậy nhất về chủ đề người viết tìm.

JSTOR

Đây là một nguồn tham khảo bao gồm các bài báo, sách, hình ảnh và các primary resources. JSTOR được xếp hạng là một trong những các nguồn báo trực tuyến tốt nhất cho nghiên cứu học thuật. Báo JSTOR bao gồm 75 chuyên ngành, với thế mạnh là khoa học xã hội và nhân văn. Cơ sở dữ liệu nghiên cứu học thuật bao gồm hơn 2.800 tạp chí.

Tuy nhiên, JSTOR không phải là cơ sở dữ liệu cho phép tất cả mọi người truy cập. Điều đó có nghĩa là người viết sẽ cần đăng nhập thông qua thư viện trường đại học của mình hoặc đăng ký gói thành viên.

Library of Congress

Là thư viện lớn nhất thế giới, Library of Congress (Thư viện Quốc hội) là nguồn tài nguyên trực tuyến uy tín cho nghiên cứu học thuật. Học sinh có thể tìm kiếm các bài viết, video, bản ghi âm, ảnh và bản đồ.

Tài liệu của thư viện bao gồm nhiều loại thông tin như âm nhạc có ký hiệu, kho lưu trữ web, luật pháp, và các vật thể 3D. Người đọc có thể sử dụng công cụ Biên niên sử nước Mỹ để tìm kiếm tờ báo lịch sử của Mỹ từ năm 1777 đến 1963 hoặc khám phá các vụ xét xử cướp biển trong một bộ sưu tập kỹ thuật số khác.

PubMed Central

Đây là Thư viện Y khoa Quốc gia và cũng là một phần của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Nguồn tài liệu này chủ yếu dành cho sinh viên đại học với chuyên ngành khoa học và y học muốn tìm nguồn tham khảo liên quan đến chủ đề này.

Vì là cơ sở dữ liệu cho tất cả mọi người truy cập, PubMed Central cung cấp quyền truy cập miễn phí vào tài liệu học thuật. Ở thời điểm hiện tại, PubMed Central có hơn 7 triệu dữ liệu, khiến nó trở thành nguồn tài nguyên phổ biến với sinh viên trong lĩnh vực khoa học đời sống hoặc y tế.

ResearchGate

ResearchGate thường được ví von là mạng xã hội dành cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy, ResearchGate chính là một lựa chọn lí tưởng để tìm các nguồn tham khảo học thuật. Người viết sẽ đăng tải bài viết của họ lên ResearchGate để mọi người có thể truy cập miễn phí.

Hiện tại, hơn 20 triệu nhà nghiên cứu trên khắp thế giới sử dụng trang web này. Vì vậy, sinh viên đại học đang tìm kiếm nghiên cứu khoa học thường có thể tìm thấy tài liệu trên ResearchGate và thậm chí kết nối với các tác giả

Những lỗi trích dẫn cần tránh để tránh đạo văn

image-alt

Không trích đủ nguồn trích dẫn

Bên cạnh việc đặt một đống sách hoặc bài báo trên bàn ở một nơi giúp người viết dễ dàng tham khảo lại chúng, việc theo dõi các nguồn điện tử cũng không kém phần quan trọng.

Khi người viết lưu một bản PDF của một bài báo, hãy đảm bảo rằng mình lưu nó vào một thư mục trên máy tính mà có thể dễ dàng tìm thấy.

Khi tham khảo một trang web, hãy ghi địa chỉ web vào một trang tài liệu riêng biệt với bài viết để có thể trở lại trang web đó và trích dẫn nó một cách chính xác.

Sử dụng ngôn ngữ không chính xác khi trích dẫn

Khi trích dẫn, người viết cần phải giữ nguyên ngôn ngữ và cấu trúc của nguồn gốc. Việc thay đổi ngôn ngữ hoặc cấu trúc có thể dẫn đến hiểu lầm về nội dung của nguồn gốc

Sử dụng các từ ngữ không chính xác khi trích dẫn

Các từ ngữ không chính xác có thể làm mất đi ý nghĩa của nguồn gốc. Khi trích dẫn, người viết cần phải sử dụng các từ ngữ mà nguồn gốc đã sử dụng

Bỏ qua những nguồn tham khảo uy tín

Việc bỏ qua những nguồn tham khảo uy tín có thể dẫn đến việc người viết không cung cấp đủ thông tin hoặc hiểu biết về chủ đề bài viết.

Nguồn tham khảo uy tín không chỉ giúp người viết trích dẫn thông tin một cách chính xác, mà còn giúp tạo ra những luận điểm mới và sáng tạo

Không tuân theo định dạng trích dẫn

Việc không tuân theo các hệ thống trích dẫn (như APA, MLA, Chicago) có thể tạo ra sự rối bời và làm giảm tính chuyên nghiệp của bài viết.

Không cung cấp đầy đủ thông tin trích dẫn: Khi trích dẫn, người viết cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, bao gồm tên tác giả, năm xuất bản, tên tạp chí hoặc nhà xuất bản, và số trang hoặc mã số.

Việc không cung cấp đầy đủ thông tin trích dẫn có thể dẫn đến việc người viết không cung cấp đủ thông tin cho bài viết của bản thân

Ví dụ:

Nguồn thông tin tham khảo gốc:

“Arts and culture undoubtedly flourished in the ’20s as a shared American pop culture emerged thanks to the advent of radio broadcasting, widely circulated magazines and movies” (Thulin, 2021).

Trích dẫn không chính xác:

In the 1920s, arts and culture undoubtedly flourished in the US due to the advent of radio broadcasting, widely circulated magazines and movies.

Trích dẫn chính xác:

In the 1920s, “arts and culture undoubtedly flourished” in the US due to “the advent of radio broadcasting, widely circulated magazines and movies” (Thulin, 2021).

Cách để trích nguồn chính xác

Khi trích dẫn hoặc viết lại câu, người viết phải cho một trích dẫn trong văn bản hoặc chú thích cuối trang nhằm xác định rõ ràng tác giả gốc. Mỗi trích dẫn phải tương ứng với một tài liệu tham khảo trong danh sách tài liệu tham khảo ở cuối bài viết của mình.

Người viết cần lưu ý rằng có nhiều phong cách trích dẫn cũng như trích nguồn tham khảo khác nhau, mỗi loại đều có quy tắc riêng. Một số phong cách phổ biến là APA, MLA hay Harvard style. Người viết có thể tham khảo các ví dụ dưới đây viết theo phong cách APA:

Trích 1 nguồn tham khảo duy nhất:

  • In-text citation: The novel’s central theme is voiced by Cersei Lannister: “when you play the game of thrones you win or you die. There is no middle ground.” (Martin, 2002, p. 403).

  • Reference list: Martin, G. R. R. (2002). A game of thrones (Reprint ed.). Bantam.

Trích nhiều nguồn tham khảo:

  • In-text citation: Martin’s narrative can be read as a classic “zero-sum game” (Morgenstern and von Neumann, 1980, p.98), where players in the “game of thrones” either “win or … die” (Martin, 2002, p. 403), with no other outcomes possible.

  • Reference list:

Martin, G. R. R. (2002). A game of thrones (Reprint ed.). Bantam.
Morgenstern, O., & von Neumann, J. (1980). Theory of games and economic

behavior (3rd ed.). Princeton University Press.

Xem thêm:

Luyện tập

Luyện tập 1: Phân loại 5 nguồn tham khảo khác nhau thành Primary, Secondary, và Tertiary Sources. Giải thích lý do phân loại như vậy.

Các nguồn tham khảo gồm:

  • Bức ảnh từ cuộc biểu tình

  • Bài báo khoa học

  • Bài báo phê bình một cuốn sách

  • Sách giáo trình

  • Từ điển

Luyện tập 2: So sánh hai nguồn tham khảo sau, lựa chọn nguồn tham khảo nào đáng tin cậy hơn

Nguồn tham khảo 1:

  • Tiêu Đề: "The Impact of Artificial Intelligence on Small Business Operations"

  • Tác Giả: Dr. Samantha Lewis, Chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo (AI)

  • Nguồn Xuất Bản: "Journal of Business and Technology"

  • Thời Gian Xuất Bản: Tháng 8 năm 2021

Nguồn tham khảo 2:

  • Tiêu Đề: "Small Business Responses to Artificial Intelligence: A Case Study Analysis"

  • Tác Giả: Prof. Michael Johnson, Chuyên gia về Chiến lược Kinh doanh

  • Nguồn Xuất Bản: "International Journal of Business Innovation"

  • Thời Gian Xuất Bản: Tháng 6 năm 2022

Đáp án tham khảo:

Luyện tập 1:

  1. Bức ảnh từ cuộc biểu tình: Đây là một nguồn tham khảo gốc (Primary Source) vì nó cung cấp bằng chứng trực tiếp về sự kiện

  2. Bài báo khoa học: Đây là một nguồn tham khảo gốc (Primary Source) vì nó chứa dữ liệu và phân tích từ nghiên cứu gốc

  3. Bài báo phê bình một cuốn sách: Đây là một nguồn tham khảo thứ cấp (Secondary Source) vì nó phân tích và đánh giá nguồn tham khảo gốc (cuốn sách)

  4. Sách giáo trình: Đây là một nguồn tham khảo thứ cấp (Secondary Source) vì nó tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn gốc

  5. Từ điển: Đây là một nguồn tham khảo thứ ba (Tertiary Source) vì nó tổng hợp thông tin từ cả nguồn tham khảo gốc và thứ cấp để cung cấp một cái nhìn tổng quan

Luyện tập 2:

So sánh hai nguồn tham khảo sau, lựa chọn nguồn tham khảo nào đáng tin cậy hơn

Nguồn Xuất Bản:

  • Nguồn tham khảo 1: Xuất bản trên "Journal of Business and Technology," một tạp chí khoa học uy tín với quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt.

  • Nguồn tham khảo 2: Xuất bản trên "International Journal of Business Innovation," một tạp chí cũng có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh

Thời Gian Xuất Bản:

  • Nguồn tham khảo 1: Tháng 8 năm 2021, tương đối gần đây nhưng có thể đã có sự phát triển trong lĩnh vực AI kể từ thời điểm đó.

  • Nguồn tham khảo 2: Tháng 6 năm 2022, cung cấp cái nhìn mới mẻ hơn về cách doanh nghiệp nhỏ áp dụng trí tuệ nhân tạo.

Tác Giả:

  • Nguồn tham khảo 1: Tác giả là Dr. Samantha Lewis, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo

  • Nguồn tham khảo 2: Tác giả là Prof. Michael Johnson, một chuyên gia về chiến lược kinh doanh.

Đánh Giá:

Cả hai nguồn tham khảo đều đáng tin cậy với tác giả có uy tín và xuất bản trong các tạp chí khoa học chất lượng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, người viết bài có thể lựa chọn giữa nguồn tham khảo 1 để có cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo, hoặc nguồn tham khảo 2 nếu họ quan tâm đến cách doanh nghiệp nhỏ áp dụng trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh kinh doanh mới.


Nguồn tham khảo:

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp online tại ZIM, giúp học viên luyện tập thực hành tiếng Anh một cách hiệu quả trong các tình huống giao tiếp thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu