Banner background

Some và Any: Hướng dẫn phân biệt cách dùng & bài tập vận dụng

Bài viết chia sẻ về ý nghĩa và cách phân biệt some và any trong tiếng Anh và hướng dẫn người học cách sử dụng 2 từ này.
some va any huong dan phan biet cach dung bai tap van dung

Some và any là hai từ thường xuyên xuất hiện trong tiếng Anh, cũng là cặp từ hạn định thường khiến nhiều người học tiếng Anh bị nhầm lẫn cách dùng Some và Any. Để không bị mất điểm khi gặp phải dạng bài với some và any, bài viết này sẽ giúp người học phân biệt cách dùng hai từ này.

Key takeaways

  • Some và any nghĩa là “‘một chút, một vài”.

  • Some thường được dùng trong câu khẳng định, any thường được dùng trong câu phủ định và nghi vấn.

Ý nghĩa của Some và Any

Some và any đều mang nghĩa “một chút, một vài”. Hai từ thường được sử dụng khi người dùng không biết chính xác số lượng hoặc không chắc chắn bao nhiêu.

Some và any thường được sử dụng với danh từ số nhiều và danh từ không đếm được.

Ví dụ:

  • He has some information for you about flights to Hanoi. (Anh ấy có vài thông tin cho bạn về chuyến bay đến Hà Nội.)

  • He doesn’t have any information for you about flights to Hanoi. (Anh ấy không có chút thông tin nào cho bạn về chuyến bay đến Hà Nội.)

  • I think Lan will have some time to speak to you. (Tôi nghĩ Lan sẽ có một chút thời gian nói chuyện với bạn.)

  • I don’t think Lan will have any time to speak to you. (Tôi không nghĩ Lan sẽ có chút thời gian nói chuyện với bạn)

Người học cũng có thể sử dụng some và any như một dạng tỉnh lược (ellipsis) trong một câu thay thế cho vị trí của danh từ nếu ý nghĩa của câu đó rõ ràng.

Ví dụ về Some và Any:

  • Lan didn’t eat any meat but Tuan ate some. (Lan đã không ăn thịt nhưng Tuấn đã ăn một chút.) 

Ở đây, cụm đầy đủ sẽ là “Tuan ate some meat”, nhưng vì “meat” đã xuất hiện phía trước rồi, người học có thể tỉnh lược từ “meat”, còn lại từ “some”.

  • I took lots of photos of the sea but Mai didn’t take any. (Tôi đã chụp nhiều tấm ảnh về biển nhưng Mai thì không chụp cái nào.)

Tương tự ví dụ trên, cụm đầy đủ sẽ là “Mai didn’t take any photos”, nhưng “photos” bị lược đi, còn lại từ “any”.

Ví dụ về Some và Any

Phân biệt Some và Any

Cách dùng Some

Some đứng trước danh từ để biểu thị số lượng nhiều nhưng không rõ cụ thể là bao nhiêu. Từ này thường được dùng trong câu khẳng định, đứng trước danh từ đếm được (cần phải ở dạng số nhiều) hoặc danh từ không đếm được.

Ví dụ:

  • There are some fruits on the table. (Có một ít trái cây ở trên bàn.)

  • Tuan has some books in his bag. (Tuấn có một ít sách trong túi của anh ấy.)

Some cũng có thể được sử dụng trong các câu nghi vấn khi đề nghị hoặc yêu cầu một thứ gì đó cho ai đó.

Ví dụ:

  • Would you like to have some tea? (Bạn có muốn một chút trà không?)

  • Can you get me some salt, please? (Bạn có thể đưa tôi một ít muối được không?)

Some có thể đứng trước một số từ để biểu thị sự gần đúng, thường mang nghĩa là “khoảng”.

Ví dụ:

  • Some ten days ago, Minh left his home. (Khoảng mười ngày trước, Minh rời nhà của anh ấy.)

*Lưu ý: Từ “some” cũng có thể đứng trước danh từ đếm được số ít, nhưng lúc này, some mang nghĩa cái gì đó không xác định.

Ví dụ:

Some day (một ngày nào đó) - khác some days (một vài ngày)

  • I have a teacher’s appointment some day next month. (Tôi có một cuộc hẹn với giáo viên vào một ngày nào đó trong tháng tới.)

  • He stayed here only some days. (Anh ấy chỉ ở đây vài ngày.)

Cách dùng Any

Any được sử dụng chủ yếu trong câu phủ định (chứa “not”) hoặc chứa yếu tố phủ định như never (chưa từng), scarcely (hiếm khi), hardly (hầu như không), without (mà không có)…

Ví dụ:

  • Kien doesn’t have any information about his sister. (Kiên không có bất kỳ tin tức về chị của anh ấy.)

  • There is hardly any tree in here. (Hầu như không có bất kỳ cái cây nào ở đây.)

  • Lan hardly does any homework. (Lan hầu như không làm bài tập.)

Any có thể được sử dụng trong câu hỏi:

  • Are there any students in the library? (Có học sinh nào trong thư viện không?)

  • Do you have any idea about my shop? (Bạn có ý tưởng nào cho cửa hàng của tôi không?)

Có thể sử dụng any trong câu khẳng định khi biểu thị sự bất kỳ, không giới hạn lựa chọn. 

Ví dụ:

  • You can take any taxi. (Bạn có thể bắt bất kỳ chiếc taxi nào.)

  • If you have any questions, feel free to call me. (Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, cứ thoải mái gọi cho tôi.)

Cách dùng any

Cách ghi nhớ sự khác biệt giữa Some và Any

Một cách đơn giản để ghi nhớ sự khác biệt giữa some và any là some thường được sử dụng với các câu khẳng định. Ngược lại any thường dùng trong câu phủ định hoặc nghi vấn. 

Dưới đây là bảng tóm tắt:

Đặc điểm

Some

Any

Nghĩa

Có nghĩa là “một số, một vài”, đề cập đến một số lượng người hoặc sự vật nhiều nhưng không rõ cụ thể là bao nhiêu.

Nghĩa 1: Có nghĩa là “không… nào”, đề cập đến việc không có một phần tử nào của đối tượng được nhắc đến.

Nghĩa 2: Biểu thị sự bất kỳ, không giới hạn lựa chọn. 

Thường đi kèm với

Danh từ số nhiều và danh từ không đếm được.

Danh từ số ít, số nhiều hoặc danh từ không đếm được.

Thường dùng trong

Câu khẳng định

Câu phủ định hoặc nghi vấn

Ví dụ

She bought some clothes. (Cô ấy đã mua một số quần áo.)

She didn’t buy any clothes. (Cô ấy không mua bất kỳ bộ quần áo nào.)

Bài tập

Điều some/any vào chỗ trống:

1. Could I have _____________ sugar, please?

2. Do you have _____________ children?

3. We met _____________ friends in the restaurant.

4. I don’t want _____________ one to interfere in my life.

5. I want _____________ ice cream.

6. Would you live to have _____________ chocolates? 

7. They don’t have _____________ issues with the math teacher.

Đáp án:

1. Some

2. Any

3. Some

4. Any

5. Some

6. Some

7. Any

Tổng kết

Trên đây tác giả bài viết đã giải đáp chi tiết về cách dùng some và any, cách phân biệt hai từ này. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp người học tiếng Anh nắm chắc kiến thức và có thể áp dụng trơn tru, không bị mất điểm khi làm bài tập.

Tham vấn chuyên môn
TRẦN HOÀNG THẮNGTRẦN HOÀNG THẮNG
GV
Học là hành trình tích lũy kiến thức lâu dài và bền bỉ. Điều quan trọng là tìm thấy động lực và niềm vui từ việc học. Phương pháp giảng dạy tâm đắc: Lấy người học làm trung tâm, đi từ nhận diện vấn đề đến định hướng người học tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...