Cách rèn luyện tư duy phản biện để ứng dụng trong IELTS Speaking part 3
Tư duy phản biện là một quá trình hoạt động trí tuệ chủ động hình thành, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin thu thập được hoặc quan sát được qua đó hình thành nên một niềm tin và hành động (Scriven and Paul, 1996). Bài viết này hướng dẫn thí sinh nâng cao được kỹ năng tư duy phản biện và áp dụng vào phần thi IELTS Speaking Part 3.
Key takeaways
Tư duy phản biện được dùng trong các bài thi IELTS ở cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết.
Thang đo nhận thức Bloom chỉ ra các cấp độ nhận thức khác nhau từ ghi nhớ đến sáng tạo. Kỹ năng suy nghĩ bậc cao giúp thí sinh nâng cao được kỹ năng tư duy phản biện bằng việc phân tích, đánh giá và sáng tạo.
Tư duy phản biện được áp dụng vào các câu trả lời trong phần thi IELTS Speaking Part 3.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong bài thi IELTS.
Tư duy phản biện đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình thi IELTS của các thi sinh, mặc dù trong kỳ thi này, giám khảo sẽ chấm điểm dữa trên khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh chứ không dựa vào các ý tưởng. Tuy nhiên, các đề thi của bài thi này đòi hỏi thí sinh đôi khi phải sử dụng tư duy phản biện để hoàn thành tốt phần thi của mình. Tác giả lấy ví dụ như sau:
Ở phần thi Speaking Part 3, thí sinh sẽ được hỏi các câu hỏi mang tính chất thảo luận, tại đây thí sinh cần phải đưa ra các đánh giá, quan điểm, so sánh của mình dựa trên các sự vật, sự việc được hỏi đến. Vì vậy để làm tốt công việc này, thí sinh cần phải có một tư duy phản biện tốt.
Ở phần thi IELTS Reading trong dạng bài Yes/No/Not Given, thí sinh cũng cần sử dụng tư duy phản biện của mình để giải thích ý tưởng, đánh giá đáp án rồi từ đó mới có thể chọn đáp án chính xác.
Ở phần thi IELTS Listening, khi nghe phải các từ có nhiều nghĩa, ví dụ như từ “book”, thí sinh phải sử dụng tư duy phản biện để có thể tạo ra các ngữ cảnh mà người nói đang nói đến, đánh giá tình huống để có thể phân biệt được từ “book” hoặc là mang nghĩa “cuốn sách” (danh từ), hoặc là mang nghĩa “đặt chỗ” (động từ).
Ở phần thi IELTS Writing Part 2, thí sinh cần vận dũng kỹ năng tư duy phản biện của mình để đánh giá tình huống, sáng tạo giải pháp, mô tả nguyên nhân,…
Có thể nói tư duy phản biện rất hữu ích cho thí sinh trong việc thực hiện các bài thi trong kỳ thi IELTS.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đưa ra các gợi ý để có thể thí sinh có thể phần nào cải thiện tư duy phản biện và áp dụng vào bài thi IELTS Speaking của mình.
Phương pháp cải thiện tư duy phản biện
Thang do nhận thức của Bloom (Bloom’s Taxonomy)
Đây là một thang đo về các cấp độ nhận thức được tạo ra bởi một giáo sư Benjamin Bloom.
Thang đo này bắt đầu từ phần dưới cùng với cấp độ nhận thức thấp nhất - ghi nhớ thông tin, cho đến cấp độ nhận thức cao nhất - sáng tạo.
Trong việc học ngôn ngữ, các chức năng ngôn ngữ học thuật cũng được các giáo sư quy chiếu lên thang đo này, cụ thể như sau:
Để cho thí sinh dễ theo dõi, tác giả sẽ gắn số vào các cấp độ trên từ 1 đến 6 tương ứng từ cấp độ thấp đi lên.
Ở cấp độ 1: Ghi nhớ.
Ở cấp độ này thí sinh có thể liệt kê các thông tin, miêu tả, gọi tên, hoặc gợi nhớ lại các thông tin.
Ví dụ: Ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
Cấp độ 2: Hiểu.
Ở cấp độ này thí sinh có thể giải thích các ý tưởng, tóm tắt chúng, giải nghĩa và phân loại các ý tưởng.
Ví dụ: Hiểu được các công thức toán học.
Cấp độ 3: Vận dụng.
Ở cấp độ này thí sinh có thể sử dụng, vận dụng các thông tin vào các trường hợp tương tự khác.
Ví dụ: Vận dụng các công thức toán học để giải các bài toán tương tự khác.
Cấp độ 4: Phân tích.
Ở cấp độ này thí sinh có thể phân chia các thông tin thành các phần nhỏ, tìm hiểu các mối tương quan giữa các phần này.
Ở cấp độ này, người học có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích vấn đề:
Các phần trong sự việc này liên quan như thế nào đến nhau?
Phân tích các lợi ích của sự việc?
Phân tích các bất lợi của sự việc?
Phân tích các nguyên nhân của sự việc?
Phân tích các hậu quả của sự việc?
Ví dụ: Phân tích nguyên nhân vì sao con người thích dùng điện thoại.
Cấp độ 5: Đánh giá.
Ở cấp độ này thí sinh có thể biện minh có các quyết định, thực hiện phê bình, đánh giá.
Ở cấp độ này, người học có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích vấn đề:
Tại sao sự việc này lại quan trọng?
Nhận định của thí sinh về sự việc này như thế nào?
Ví dụ: Đánh giá tầm quan trọng của việc học tiếng Anh.
Cấp độ 6: Sáng tạo.
Ở cấp độ cao nhất này có thể tự thiết kế, lên kế hoạch, và sáng tạo theo cách riêng.
Ở cấp độ này, người học có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích vấn đề:
Dự đoán các kết quả của hành động bên trên sẽ như thế nào?
Sáng tạo các phương pháp thay thế?
Thiết kế, sáng tạo, chế tạo một số sản phẩm gì ?
Ví dụ: Sáng tạo một poster để thu hút khách hàng.
Thí sinh có thể thấy, độ khó sẽ tăng dần khi tiến đến các cấp bậc nhận thức phía trên đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ nhiều, phức tạp.
Rèn luyện kỹ năng suy nghĩ bậc cao (Higher order thinking skills - HOTS)
Kỹ năng suy nghĩ bậc cao là một hoạt động mà thí sinh cần phải suy nghĩ ở cấp độ cao hơn (quy chiếu trên “Thang đo nhận thức của Bloom), quá trình này kích thích sự suy nghĩ của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, sâu hơn và suy nghĩ phức tạp hơn.
Thí sinh có thể rèn luyện được tư duy phản biện của mình dựa vào việc trên vì việc luyện tập tiếp cận, giải quyết các vấn đề bằng các cấp độ nhận thức, suy nghĩ cao hơn sẽ giúp cho thí sinh ngày càng quên thuộc với những hoạt động như: vận dụng kiến thức, đánh giá thông tin, phân tích thông tin…
Thí sinh cần lưu ý rằng, trong thang đo nhận thức của Bloom, ba kỹ năng nhận thức đầu tiên được gọi là “kỹ năng suy nghĩ bậc thấp” (LOTS), và ba kỹ năng nhận thức còn lại được gọi là “kỹ năng suy nghĩ bậc cao” (HOTS). Vì thế, để có thể phát triển tư duy ngôn ngữ tốt, thí sinh cần luyện tập hướng đến 03 cấp nhận thức cao nhất trong thang do nhận thức của Bloom, đó là phân tích, đánh giá, và sáng tạo.
Quá trình rèn luyện kỹ năng suy nghĩ bậc cao (HOTS) xoay quanh việc thí sinh thay đổi, cải tiến cách tiếp cận đến vấn đề cụ thể, hướng đến các bậc nhận thức, suy nghĩ cao nhất trong thang đo nhận thức.
Cụ thể hơn là thí sinh có thể luyện tập gợi nhớ các thông tin, sau đó phân tích các vấn đề đó, tiếp theo là đánh giá các các vấn đề, và cuối cùng thí sinh có thể sáng tạo, đề xuất các giải pháp cho vấn đề.
Ví dụ cụ thể:
Chủ đề nói đến: Ô nhiễm môi trường.
1. Ghi nhớ.
Hãy mô tả ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi.
2. Phân tích.
Các tác hại của việc ô nhiêm môi trường là gì?
Gây nguy hai sức khỏe cho con người.
Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là gì?
Hoạt động của con người gây ra, rác thải, túi nyloon.
3. Đánh giá
Quan điểm của thí sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường là gì?
Đây là vấn đề cấp thiết, cần được giải quyết càng sớm càng tốt.
Tầm quan trong của việc bảo vệ môi trường?
Việc bảo vệ môi trường rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
4. Sáng tạo.
Các cách để thay thế túi nyloon?
Sử dụng túi vải, sáng tạo một loại túi đặc biệt, thân thiện với môi trường.
Sẽ như thế nào nếu con người chuyển sang sử dụng túi vải?
Có thể tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện.
Trên là một ví dụ điển hình cho một quá trình rèn luyện kỹ năng suy nghĩ bậc cao (HOTS), trong đó, cùng một chủ đề (ô nhiễm môi trường), thì sinh đi từ cấp độ suy nghĩ thấp nhất (ghi nhớ) bằng việc mô tả ô nhiễm môi trường là như thế nào cho đến cấp độ cao nhất (sáng) bằng việc đưa ra các giải pháp bảo vệ mội trường. Tư duy phản biện của thí sinh, trong trường hợp này, sẽ được rèn luyện và phát huy nếu thí sinh luyện tập trả lời được tất cả các câu hỏi nêu trên. Ngược lại, nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả ô nhiễm môi trường là như thế nào sẽ không giúp cho thí sinh rèn luyện được tư duy phản biển của mình.
Nhìn chung, thí sinh có thể rèn luyện được tư duy phản biện của mình qua việc rèn luyện kỹ năng suy nghĩ bậc cao (HOTS), trong đó thí sinh có thể phát triển được các kỹ năng như phân tích, đánh giá, và sáng tạo giúp cho não bộ quen với các cường độ suy nghĩ cao, phức tạp.
Áp dụng tư duy phản biện và kỹ năng suy nghĩ bậc cao trong phần thi IELTS Speaking part 3
Tư duy phản biện có thể được áp dụng vào phần thi IELTS Speaking Part 3 giúp thí sinh có thể tránh được lỗi ấp úng, do dự khi không biết phải trả lời câu hỏi như thế nào.
Trong phần thi IELTS Speaking Part 3, thí sinh sẽ được hỏi các câu hỏi có độ khó có thể cao hơn so với phần thi ở Part 1 và 2. Ở phần thi này, thí sinh có thể vận dụng các cấp bậc cao nhất trong thang đo đó là phân tích, đánh giá, và sáng tạo để có thể có được các ý tưởng để trả lời cho các câu hỏi.
Luyện tập vận dụng kỹ năng tư duy phản biện vào phần thi IELTS Speaking Part 3 bằng cách phân tích các câu hỏi và tìm hướng trả lời:
Câu hỏi: “Do you think children should study art at school?”
Chủ đề đang được hỏi đến trong câu này là trẻ em học mỹ thuật ở trường, thí sinh có thể dùng kỹ năng tư duy phản biện để lên ý tưởng cho câu hỏi này bằng cách:
Phân tích việc học mỹ thuật:
Những lợi ích của việc học mỹ thuật mà các trẻ em có là gì?
Những lợi ích từ gốc độ sức khỏe là gì?
Những lợi ích từ gốc độ học tập là gì?
Những bất lợi nếu học mỹ thuật (nếu có) là gì?
Đánh giá việc học mỹ thuật:
Việc học mỹ thuật này có quan trọng lắm hay không?
Quan trọng thì quan trọng như thế nào? Quan trọng hay rất quan trọng?
Đưa ra các lý do (biện minh) cho sự đánh giá này là gì?
Câu trả lời gợi ý:
Definitely yes, I believe that studying art at school is really important for children’s development. I think children can learn more about cultures around the world when they learn to enjoy a piece of art at school as cultures are often introduced by paintings or pictures. Not only that, children can develop their cognitive development when learning how to draw, and they can improve their creative thinking skills when they can draw a picture by themselves.
(Chắc chắn là có, tôi tin rằng việc học nghệ thuật ở trường thực sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Tôi nghĩ rằng trẻ em có thể hiểu thêm về các nền văn hóa trên thế giới khi chúng học cách thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật ở trường vì các nền văn hóa thường được giới thiệu bằng tranh hoặc ảnh. Không chỉ vậy, trẻ có thể phát triển nhận thức khi học vẽ và nâng cao khả năng tư duy sáng tạo khi có thể tự mình vẽ một bức tranh.)
Câu hỏi 2: “Do you think people should protect natural beauty spots in their country?”
Chủ đề đang được hỏi đến là việc bảo vệ danh lam thắng cảnh. Thí sinh có thể lên ý tưởng để trả lời câu hỏi này bằng việc phân tích, đánh giá, sáng tạo về chủ đề đang được hỏi.
Phân tích:
Các lợi ích của việc bảo tồn các danh lam thắng cảnh là gì?
Các hậu quả có thể có nếu không bảo tồn các danh lam thắng cảnh là gì?
Đánh giá:
Việc bảo tồn này có quan trọng không? Quan trọng như thế nào?
Lý do việc này quan trọng là gì?
Sáng tạo:
Các biện pháp thay thế cách bảo tồn truyền thống là gì?
Nó có giúp ích được nhiều không?
Kết quả sẽ như thế nào nếu áp dụng các biện pháp bảo tổn mới là gì?
Câu trả lời gợi ý:
Absolutely yes, individuals should join hands to preserve our natural beauty spots. Because if they are protected well, they can be really beautiful which can attract many tourists and therefore bring a lot of income for local people. Not only that, we should protect these spots as they are places where people come and enjoy the break taking views, so if these spots are polluted and deteriorate, people will not have places to relax.
(Hoàn toàn có, các cá nhân hãy chung tay bảo tồn những danh lam thắng cảnh thiên nhiên của chúng ta. Bởi vì nếu được bảo vệ tốt, chúng có thể thực sự đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch và do đó mang lại nhiều thu nhập cho người dân địa phương. Không chỉ vậy, chúng ta nên bảo vệ những điểm này vì đây là nơi người dân đến nghỉ ngơi, ngắm cảnh nên nếu để ô nhiễm, xuống cấp thì người dân sẽ không có nơi để thư giãn.)
Trên là quá trình luyện tập tư duy phản biện mà thí sinh có thể luyện tập ngay tại nhà để có thể nâng cao kỹ năng phản biện qua đó có thể có một câu trả lời tốt nhất trong phần thi IELTS Speaking Part 3.
Việc thay đổi cách tiếp cận vấn đề từ miêu tả, gợi nhớ, liệt kê sang phân tích, đánh giá, và sáng tạo sẽ giúp cho thí sinh có thể nâng cao được kỹ năng tư duy phản biện và có nhiều ý tưởng để trả lời cho các câu hỏi.
Thí sinh lưu ý trên chỉ là việc luyện tập nâng cao tư duy phản biện. Tuy nhiên, khi đi thi, đôi khi thí sinh cũng chỉ cần dừng lại ở việc phân tích, hoặc dừng lại ở việc đánh giá để có thể trả lời đúng trọng tâm yêu cầu của câu hỏi, không nhất thiết lúc nào cũng phải đánh giá, hoặc sáng tạo. Thí sinh cần trả lời đúng trọng câu yêu cầu đề bài để tránh tình trạng trả lời lang mang.
Cùng xem và phân tích các trường hợp sau:
a. Câu hỏi: “Is learning English important?”
Đây là câu hỏi về việc học tiếng Anh có quan trọng hay không, khi tiếp cận câu hỏi này người học có thể đánh giá tầm quan trọng của việc học tiếng anh, biện minh cho ý kiến vì sao nó lại quan trọng hoặc không quan trọng.
Câu trả lời: “Well, obviously, it’s significant to learn English these days as it can help people have a chance to have more jobs opportunities. For example, if a person can speak English well, he can work for international companies and earn a lot of money. Not only that, being able to speak English can help learners make more friends because that is the most widely spoken English so it’s a bit easy to make friends with those who speak English.”
“Rõ ràng, việc học tiếng Anh ngày nay là rất quan trọng vì nó có thể giúp mọi người có cơ hội có nhiều cơ hội việc làm hơn. Ví dụ, nếu một người có thể nói tiếng Anh tốt, anh ta có thể làm việc cho các công ty quốc tế và kiếm được rất nhiều tiền. Không chỉ vậy, khả năng nói tiếng Anh có thể giúp người học kết bạn với nhiều bạn hơn vì đó là tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất nên việc kết bạn với những người nói tiếng Anh là điều rất dễ dàng.”
Trong ví dụ trên người nói đã đánh giá tầm quan trọng của vấn đề (it’s significant to learn English), và sau đó biện minh (đưa ra lý do) cho đánh giá đó (as it can help people have a chance to have more jobs opportunities và being able to speaking English can help learners make more friends).
b. Câu hỏi: “ Is is important to be able to use a computer these days?”
Đây là câu hỏi về sự quan trọng của việc có thể sử dụng được máy tính, khi tiếp cận câu hỏi này, người học có thể đánh giá xem việc này có quan trọng hay không, và cũng có thể phân tích các lợi ích nếu một người có thể sử dụng máy tính.
Câu trả lời: “Without a doubt, being able to use a computer nowadays is vital since users can enjoy many advantages of it. I mean, users can obviously get their job done on a computer since everything these days can be done on a laptop and it’s really convenient to do that. For example, calculating salaries is much easier for accountants if they do it on their computers. What’s more, some people can use computers to keep in touch with their friends who live far away from them. So it’s really important to be skillful at using a computer.”
“Không nghi ngờ gì nữa, việc có thể sử dụng máy tính ngày nay là rất quan trọng vì người dùng có thể tận hưởng nhiều lợi ích của nó. Ý tôi là, người dùng rõ ràng có thể hoàn thành công việc của họ trên máy tính vì mọi thứ ngày nay đều có thể được thực hiện trên máy tính và thực sự thuận tiện để làm điều đó. Ví dụ, việc tính lương sẽ dễ dàng hơn nhiều cho kế toán nếu họ thực hiện trên máy tính của mình. Hơn nữa, một số người có thể sử dụng máy tính để giữ liên lạc với những người bạn sống xa họ. Vì vậy, việc sử dụng máy tính thành thạo là điều thực sự quan trọng.”
Trong ví dụ trên người nói đã đánh giá tầm quan trọng của vấn đề ở câu Without a doubt, being able to use a computer nowadays is vital, và sau đó phân tích các lợi ích của việc này ở câu users can obviously get their job done và some people can use computer to keep in touch with their friends.
Bài tập vận dụng
Vận dụng Thang đo nhận thức của Bloom (Bloom’s Taxonomy) và Khả năng suy nghĩ bậc cao (HOTS) để phân tích, đánh giá, và sáng tạo cách giải quyết vấn đề sau đây (Thí sinh có thể xem lại các câu hỏi trong 03 phần này ở phần ví dụ ở mục trên đề triển khai ý tưởng):
Vấn đề: Giải quyết tình trạng kẹt xe.
Phân tích:
_________________________________________________________
Đánh giá:
_________________________________________________________
Sáng tạo cách giải quyết:
_________________________________________________________
Đáp án gợi ý:
Phân tích:
Nhiều xe máy, đường chật hẹp.
Con người trở nên mất kiên nhẫn, vi phạm luật giao thông.
Đánh giá:
Việc này rất quan trọng, nên là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.
Sáng tạo cách thay thế:
Sáng tạo các poster tuyên truyền người dân đi phương tiện công cộng.
Tổng kết
Thang đo nhận thức Bloom cho thấy rằng thí sinh có thể tiếp cận một vấn đề theo nhiều các suy nghĩ khác nhau, và mô hình suy nghĩ bậc cao (HOTS) cho thí sinh thấy rằng các bước để có thể rèn luyện kỹ năng phản biện của mình. Việc luyện tập các bước phân tích, đánh giá, và sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho bài thi IELTS Speaking Part 3. Nếu thí sinh thành thạo ở các việc bước đánh giá trên thì việc sắp xếp ý tưởng, cấu trúc câu trả lời trong phần thi này sẽ dễ đang hơn rất nhiều. Thí sinh lưu ý cần luyện tập với một tần suất cao để có thể quen với các bước nhận thức trên.
Bình luận - Hỏi đáp