Cách sử dụng động từ khuyết thiếu trong TOEIC Reading Part 6
Trong Tiếng Anh, các động từ khuyết thiếu (modal verbs) có thể được coi là một trong những mảng kiến thức dễ nhầm lẫn với người học. Mặc dù cấu trúc ngữ pháp của động từ khuyết thiếu rất đơn giản, nhưng không phải người học nào cũng biết cách phân biệt mục đích sử dụng của chúng. Bài viết tập trung làm rõ vai trò và chức năng của động từ khuyết thiếu, cách thức sử dụng động từ khuyết thiếu, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể giúp người học áp dụng kiến thức một cách chính xác vào TOEIC Reading Part 6.
Động từ khuyết thiếu là gì?
Động từ khuyết thiếu hay động từ tình thái (modals/ modal verbs) là những động từ không có đủ các thì như động từ chỉ hành động (action verbs) hay các động từ nối (linking verbs). Chúng có chức năng bổ trợ nghĩa cho động từ chính, dùng để diễn đạt khả năng, sự dự định, sự cấm đoán hay sự cần thiết, v.v. Các động từ khuyết thiếu thông dụng có thể kể đến là:
Động từ khuyết thiếu không có sự phân biệt về các ngôi, điều này chứng tỏ người học không cần phải chia động từ khuyết thiếu khi sử dụng chúng trong câu.
Ví dụ: I can sing. She can sing. They can sing.
Khi động từ khuyết thiếu được dùng ở dạng phủ định, người học không cần dùng trợ động từ (Do, Does, Did, Have, Has, v.v.) mà chỉ cần thêm Not vào sau động từ khuyết thiếu.
Ví dụ: I can not dance. They could not help you.
Phân biệt cách sử dụng các động từ khuyết thiếu
Một điều cơ bản mà người học cần lưu ý về cấu tạo ngữ pháp của động từ khuyết thiếu là chúng có thể đi với động từ nguyên thể (modals + V), đồng thời cũng có thể đi với động từ nguyên thể hoàn thành (modals + have + PII).
Modals + V
Động từ khuyết thiếu | Cách sử dụng | Ví dụ |
Can | Diễn tả khả năng làm được một việc gì đó trong hiện tại/ tương lai (= be able to, be capable of, know how to) | He can speak English. (Anh ấy có thể/ có khả năng nói Tiếng Anh.) |
Xin phép, được cho phép làm một việc gì đó (= be allowed to, be permitted to) | Can I borrow your book? (Tôi có thể mượn quyển sách của bạn được không?) | |
Could | Diễn tả khả năng làm được một việc gì đó trong quá khứ. | He could not play football in the past, but now he can. (Anh ấy không thể chơi bóng đá trong quá khứ, nhưng giờ thì anh ấy có thể.) |
Xin phép, được cho phép làm một việc gì đó trong hiện tại/ tương lai (mang tính lịch sự) | Could I smoke in here? (Tôi có thể hút thuốc ở đây được không?) | |
Diễn tả sự việc không thể xảy ra trong hiện tại/ tương lai (dùng trong câu điều kiện loại 2) | If I had more money, I could buy a mansion. (Nếu tôi có nhiều tiền hơn, tôi có thể mua được một căn biệt thự – nhưng thực tế là tôi không có nhiều tiền vào hiện tại và cũng chưa hề mua được biệt thự) | |
May | Xin phép, được cho phép làm một việc gì đó (thông dụng hơn so với Can) | May I come in? (Tôi có thể vào được không?) |
Diễn tả khả năng xảy ra ở hiện tại/ tương lai với mức độ chắc chắn thấp | We may see you tomorrow. (Chúng tôi có thể gặp bạn vào ngày mai – trường hợp này có độ chắc chắn 50%: chúng tôi có thể gặp hoặc không gặp bạn, không ai có thể biết trước việc sẽ xảy ra) | |
Might | Diễn tả khả năng xảy ra ở hiện tại/ tương lai với mức độ chắc chắn thấp (thấp hơn May) | We might see you tomorrow. (Chúng tôi có thể gặp bạn vào ngày mai – độ chắc chắn khoảng 30%) |
Shall | Diễn tả ý định làm một việc gì đó (dùng với chủ ngữ ở ngôi thứ nhất) | We shall let you know our decision. (Chúng tôi sẽ cho bạn biết quyết định của chúng tôi.) |
Should | Diễn tả lời khuyên/ hành động nên làm | You should finish your homework. (Bạn nên hoàn thành bài tập về nhà của mình.) |
Dùng trong những điều kiện thực tế, mang tính lịch sự | If you should change your mind, please let us know. (Nếu bạn thay đổi suy nghĩ, làm ơn hãy báo với chúng tôi.) | |
Will | Diễn tả một sự việc trong tương lai mà người nói tin rằng sẽ xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra. | He will help you if you ask him. (Anh ấy sẽ giúp bạn nếu như bạn nhờ anh ấy.) |
Hỏi, yêu cầu một cách lịch sự | Will you have another cup of tea? (Bạn uống một tách trà nữa chứ?) | |
Diễn tả sự khăng khăng, quyết tâm làm một việc gì đó (= insist on doing something) | He will do it, whatever you say. (Anh ấy quyết tâm làm điều đó, dù bạn có nói thế nào.) | |
Would | Nói về tương lai từ điểm nhìn của quá khứ | He said he would see me the next day. (Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ gặp tôi vào ngày hôm sau.) |
Hỏi, yêu cầu một cách lịch sự | Would you like to come with me? (Bạn có muốn đi cùng tôi không?) | |
Diễn tả sự việc không xảy ra trong hiện tại/ tương lai (dùng trong câu điều kiện loại 2) | If you were here, I would be very happy. (Nếu bạn ở đây lúc này, tôi sẽ thấy rất vui – thực tế là bạn đang không có mặt tại đây trong thời điểm này, và tôi đang không vui chút nào) | |
Must | Diễn tả sự bắt buộc phải làm một việc gì đó (= be obliged to, have to) | You must follow her rules. (Bạn phải tuân theo luật lệ của cô ấy.) |
Musn’t = be obliged not to: bị cấm đoán làm gì, bị bắt buộc không được làm gì Musn’t khác với needn’t, don’t have to (not be obliged to): không bị bắt buộc làm gì | You mustn’t skip school. (Bạn không được phép trốn học.) You needn’t be back by 10 p.m. (Bạn không cần phải về vào lúc 10 giờ tối.) | |
Diễn tả khả năng xảy ra/ dự đoán với mức độ chắc chắn cao | There must be a mistake. (Chắc là có một lỗi gì đó.) | |
Ought to | Diễn tả lời khuyên/ hành động nên làm | He ought to be ashamed of himself. (Anh ấy nên cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.) |
Diễn tả sự kì vọng | They ought to be here by now. (Họ đáng lẽ ra phải ở đây vào lúc này.) |
Modals + V PII
Khi động từ khuyết thiếu được theo sau bởi động từ nguyên thể hoàn thành (modals + V PII), một số cấu trúc lại mang nghĩa khác hoàn toàn so với nghĩa gốc của modals. Một vài ví dụ điển hình là: Could Have, Can’t/ Couldn’t Have, May/ Might, Should, Would, Must, Needn’t.
Động từ khuyết thiếu | Cách sử dụng | Ví dụ |
Could | Diễn tả một khả năng/ giả thuyết đã có thể xảy ra nhưng chưa xảy ra | Janet could have gone to her graduation ceremony, but she decided not to in the end. (Janet đã có thể đến lễ tốt nghiệp của cô ấy, nhưng cuối cùng cô ấy lại quyết định không đi.) |
Can’t/ Could’t | Diễn tả một khả năng/ sự việc không thể nào xảy ra (độ chắc chắn là 99%) | You can’t have locked the door. Here is the key. (Bạn không thể nào đã khoá cửa được. Chìa khoá ở đây này.) |
May/ Might | Diễn tả một khả năng/ sự việc có thể đã xảy ra trong quá khứ (độ chắc chắn 30 – 50%) | Jim might have checked his email. (Jim có lẽ là đã kiểm tra email của anh ấy rồi.) |
Should | Diễn tả một sự việc lẽ ra/ nên làm trong quá khứ nhưng vẫn chưa được thực hiện | You should have called me last night, but you didn’t. (Đáng lẽ ra bạn phải gọi cho tôi vào tối qua, nhưng mà bạn lại không làm thế.) |
Would | Diễn tả một sự việc không có thật ở trong quá khứ (dùng trong câu điều kiện loại 3) | If he hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu anh ấy không vắng mặt vào ngày hôm qua, tôi đã gặp được anh ấy – nhưng thực tế là anh ấy đã vắng mặt) |
Must | Diễn tả một phán đoán mang tính logic của một sự việc đã xảy ra (độ chắc chắc là 95%) | The ground is wet. It must have rained last night. (Sân nhà bị ướt. Chắc hẳn là trời đã mưa tối hôm qua.) |
Need’t | Diễn tả một sự việc lẽ ra không cần phải làm trong quá khứ nhưng đã được thực hiện | There are only three people. You needn’t have cooked so much food. (Có mỗi ba người thôi. Bạn không cần phải nấu nhiều thức ăn như thế đâu.) |
Một số lưu ý khi sử dụng động từ khuyết thiếu
Thứ nhất, chỉ một vài động từ khuyết thiếu có dạng tương ứng ở thì quá khứ, cụ thể như sau:
Thì hiện tại | Thì quá khứ |
Can | Could |
May (diễn tả sự xin phép) | Could |
May (diễn tả khả năng) | Might |
Shall | Should |
Will | Would |
Must | Had to |
Have to | Had to |
_____ | Used to |
Ought to | _____ |
Dare | Dared |
Thứ hai, khi chuyển đổi từ câu trực tiếp có chứa động từ khuyết thiếu sang câu gián tiếp, người học cần lưu ý lùi một thì của động từ khuyết thiếu, tức là thì hiện tại ở câu trực tiếp sẽ chuyển thành thì quá khứ ở câu gián tiếp. Đối với những động từ khuyết thiếu không có dạng quá khứ hoặc không thể chuyển thành dạng quá khứ (Should, Would, Could, Ought To, Might), chúng sẽ được giữ nguyên.
Ví dụ:
Câu trực tiếp: “You must go to school”, he said to me.
Câu gián tiếp: He said to me that I had to go to school.Câu trực tiếp: “I should get a job”, she said.
Câu gián tiếp: She said she should get a job.
Thứ ba, trong Tiếng Anh, chỉ có May/Might đi được với Well/ As well
Khi nó đi với Well, cả cụm từ có nghĩa là rất có thể/ rất có khả năng là.
Ví dụ: Mary may well not have been told about the accident yet. (Rất có thể là Mary chưa được biết về vụ tai nạn.)
Khi nó đi với As well, cả cụm từ được dùng để đưa ra sự gợi ý, nên làm gì vì không còn gì khác tốt hơn để làm.
Ví dụ: There’s nobody interesting to talk to. We may as well go home. (Chẳng còn ai thú vị để nói chuyện cùng cả. Chúng ta nên về thôi.)
Ứng dụng kiến thức về động từ khuyết thiếu vào TOEIC Reading Part 6
Phần thi TOEIC Reading Part 6 là dạng bài hoàn thành đoạn văn. Trong đoạn văn đã cho, một số từ hoặc cụm từ sẽ bị lược bỏ, và nhiệm vụ của người đọc là tìm đáp án phù hợp nhất để điền vào chỗ khuyết thiếu. Những đoạn văn trong phần này thường ở dạng e-mail, thư từ nhằm thể hiện các mục đích khác nhau như cảm ơn, xin lỗi, phàn nàn, đề nghị, v.v. Sở dĩ động từ khuyết thiếu thường có trong dạng thư từ bởi vì chúng giúp bổ trợ, thể hiện rõ ràng thái độ của người viết. Để hoàn thành tốt phần này, người học cần nắm chắc cách sử dụng của các động từ khuyết thiếu khác nhau, đọc kĩ đoạn văn để nắm bắt được mục đích truyền tải của người viết và lựa chọn từ còn thiếu cho thích hợp.
Ví dụ: Một lá thư phàn nàn:
(1) | A. had B. was C. do D. could | (2) | A. ought not B. had to C. were D. did |
Trong câu 1, đáp án D là thích hợp nhất vì Could not thể hiện một hành động không thể thực hiện được trong quá khứ (Tôi đã không thể nói chuyện với bạn tôi vì ở trong bếp rất ồn). Câu A sai vì động từ khuyết thiếu ‘had’ không thể theo sau bởi động từ nguyên mẫu ‘enjoy’. Tương tự, câu B sai vì động từ to be ‘was’ không thể theo sau bởi động từ nguyên mẫu ‘enjoy’. Câu C sai vì trợ từ ‘do’ dùng trong hiện tại, đáp án trống cần được chia thì quá khứ
Trong câu 2, đáp án A, B, D không chính xác vì: Ought not đi cùng To verb (không nên làm gì), Had to đi cùng Verb nguyên thể (phải làm gì), Did đi cùng Verb (nhấn mạnh động từ). Đáp án Were chính xác vì câu văn diễn tả một hành động đang xảy ra ở trong quá khứ (Vào thời điểm đó, nhân viên đang hò hét lẫn nhau).
Đọc thêm: Tổng quan về phần thi TOEIC Reading Part 6 và một số điều cần chú ý
Tổng kết
Sở dĩ động từ khuyết thiếu đặc biệt là vì nó không giống như những động từ thông thường khác, nó không thể đứng động lập để biểu thị một hành động và trạng thái cụ thể mà chỉ có thể bổ trợ nghĩa cho động từ chính, giúp người nói thể hiện một khả năng, đưa ra đề nghị, yêu cầu, xin phép, v.v. Chính vì vậy, việc hiểu biết và nắm rõ cấu trúc ngữ pháp cũng như mục đích sử dụng của các động từ khuyết thiếu sẽ giúp người học làm tốt bài thi TOEIC Reading Part 6. Người học có thể tham gia các khoác học TOEIC tại ZIM để nâng cao số điểm của mình.
Trần Ngọc Diệp
Bình luận - Hỏi đáp