Tìm kiếm nguồn thông tin tốt và đáng tin cậy bằng cách nào?
Key Takeaways |
---|
Việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên Internet dần trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người đặc biệt là trong những công việc mang tính chất học thuật cao. Tuy nhiên, không phải nguồn thông tin nào trên Internet cũng đáng tin cậy khi nguồn website dồi dào, thiếu hệ thống kiểm soát chất lượng và thông tin sai lệch thường bị lan truyền đi rất rộng rãi, gây khó khăn cho nhiều người để tìm nguồn đọc đáng tin cậy Trong bài viết này, người đọc có thể tham khảo các bước dưới đây để tăng hiệu quả tìm kiếm nguồn thông tin:
|
Tổng quan về chủ đề tìm kiếm nguồn thông tin
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của sự bùng nổ thông tin và việc tìm kiếm những thông tin dần trở nên khó khăn hơn khi giờ đây ai cũng có thể chia sẻ thông tin lên Internet. Song song với việc đưa kiến thức đến với nhiều người một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, Internet còn đặt ra 1 vấn đề lớn cho người dùng về chất lượng của những thông tin mà họ đọc được. Vì thế, thông tin dễ được tiếp cận hơn cũng đồng nghĩa với việc độ đáng tin cậy của những thông tin tìm thấy trên mạng dần bị nhiều người đặt nghi vấn.
Tầm quan trọng của việc đánh giá độ tin cậy và uy tín của nguồn tin cần tìm kiếm thông tin
Việc xác định được độ chính xác hay uy tín của 1 thông tin mình đang đọc trước khi tin vào chúng đang dần trở thành 1 thói quen mới của nhiều người. Vì nếu không đánh giá nguồn tin, người đọc có thể gặp những thông tin chưa chính xác dẫn đến những kiến thức sai lệch và nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và tác động tới những người xung quanh.
Không những thế với các bạn học sinh sinh viên hay những người đang cần nghiên cứu, xây dựng dự án,.. Việc truy tìm thông tin không rõ nguồn gốc, có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cuối cùng do bài luận hoặc dự án dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng, sẽ dẫn đến việc khó thuyết phục người chấm đánh giá cao.
Mục đích, mục tiêu của bài viết
Mục tiêu của bài viết là giúp tăng nhận thức của nhiều người về việc tìm hiểu thông tin hay nghiên cứu cần đặt nhiều sự quan tâm tới nguồn gốc của những thông tin đó. Hơn thế nữa bài viết sẽ đưa ra những phương pháp và tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là một nguồn uy tín, đáng tin cậy, giúp người đọc có thêm nhiều cách để truy cập vào những nguồn thông tin chất lượng hơn
Định nghĩa công cụ tìm kiếm và nguồn web mở
Công cụ tìm kiếm là những trình duyệt, phần mềm cho phép con người tra cứu thông tin mình cần tìm nhanh chóng dựa trên những kết quả đã có sẵn trên Internet
Nguồn web mở là những nguồn có thông tin có thể được điều chỉnh hoặc tạo lên bởi nhiều người, thường với ít bằng chứng xác thực và không có sự kiểm duyệt từ bất kì bên nào có thẩm quyền hay uy tín
Google, Google Scholar và các công cụ tìm kiếm khác
Google đã quá quen thuộc với mọi người ngày nay không riêng gì những người thường xuyên sử dụng mạng Internet. Với Google, tốc độ cho ra kết quả thông tin cần tìm là cực kì nhanh và các nguồn kết quả cũng vô cùng đa dạng. Ngoài ra còn có nhiều loại công cụ tìm kiếm khác như Google Scholar cho phép người dùng truy cập vào những nguồn học thuật như những bài luận, báo cáo hay công trình nghiên cứu.
Wikipedia và các nguồn tìm kiếm có thể điều chỉnh được
Wikipedia đóng vai trò như 1 quyển bách khoa toàn thư, khi lưu trữ 1 lượng thông tin khổng lồ về đa dạng các chủ đề của các nước trên thế giới. Tuy nhiên một điểm đáng chú ý ở wikipedia là bất kì ai cũng có thể điều chỉnh thông tin trên nền tảng này, dẫn đến nhiều thông tin không đúng với sự thật hoặc chưa được cập nhật theo những thay đổi ở thời điểm hiện tại. Vì vậy dù chưa rất nhiều thông tin nhưng wikipedia thường không được sử dụng như 1 căn cứ hay cơ sở cho các bài nghiên cứu hay những dự án lớn.
Nền tảng truyền thông xã hội
Ngày nay, thông qua sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông, có thể nói con người tiếp xúc và thu nhập một lượng thông tin khổng lồ thông qua những phương thức này. Tuy nhiên cũng chính vì số lượng lớn như thế nên các thông tin không thể nào được kiểm duyệt hết, vì thế nên nhiều người sử dụng mạng xã hội chỉ xem thông tin họ bắt gặp được trên mạng xã hội để tham khảo chứ không thể tin và sử dụng những thông tin đó cho những việc quan trọng
Blog và trang web cá nhân
Đây cũng là 1 hình thức phổ biến mà nhiều người có thể lấy thông tin thông qua những trải nghiệm và cảm nhận của các cá nhân. Tuy nhiên nếu suy xét kĩ thì đây cũng chỉ là những thông tin đến từ 1 phía và mang tính chủ quan lớn nên khó có thể xem đây như 1 nguồn uy tín vì thông tin trên có thể đúng với cá nhân đó nhưng chưa chắc đã đúng với những người còn lại
Các trang web của những tổ chức giáo dục:
Hiện nay có rất nhiều tổ chức giáo dục đăng tải các thông tin và kiến thức lên trên website chính của họ. Ví dụ như trên trang web của ZIM, ngoài cung cấp những thông tin liên quan về các khóa dạy và lớp học, ZIM có hẳn một mục xoay quanh các bài viết chất lượng để hỗ trợ việc học tiếng anh
Một số nguồn học tiếng anh đáng tin cậy
Một vài trang web uy tín giúp người học tiếng anh có thể kể đến:
Đây là những trang web đến từ các tổ chức giáo dục uy tín trong nước và trên toàn thế giới, cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích về kĩ năng và các mẹo để cải thiện khả năng tiếng anh của mình trong thời gian ngắn nhất. Mỗi trang web lại có thể hỗ trợ người học một kĩ năng tiếng anh khác nhau.
Ví dụ: người học có thể luyện nghe listening qua các bài nói của Ted talk, luyện tập các cuộc hội thoại hay ngữ pháp trên Duolingo, hay đọc về các bài viết giới thiệu về các phương pháp học tiếng anh hiệu quả trên ZIM.
Những thách thức trong việc đánh giá độ tin cậy và uy tín của các nguồn thông tin thông qua các công cụ tìm kiếm và các nguồn web mở
Nguồn websites tìm kiếm dồi dào
Theo thống kê của Statista (2021), có gần 2 tỉ trang web đang hoạt động trên thế giới. Vì thế mà lượng website hiện lên mỗi khi người đọc nhấn tìm kiếm 1 thông tin bất kì cũng vô cùng lớn. Trong đó các trang web của các tổ chức lớn uy tín thường chỉ chiếm phần nhỏ. Tham khảo những trang web giúp tự học IELTS chất lượng tại đây.
Thiếu kiểm soát chất lượng
Cũng chính vì số lượng thông tin quá nhiều mà rất khó để chất lượng thông tin của các trang web được kiểm soát. Nhiều thông tin dựa trên cảm quan cá nhân, hoặc có mục đích đẩy tương tác với ít những bằng chứng xác thực, dẫn đến chất lượng thông tin thấp và có khả năng cao là thiếu chính xác.
Sự phổ biến của thông tin sai lệch và thông tin tìm kiếm không rõ nguồn gốc
Ngày nay, có thể nhìn thấy rất nhiều thông tin sai lệch trên các trang báo lá cải hoặc các tài khoản mạng xã hội, nhằm mục đích thao túng dư luận hoặc câu tương tác. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy liên quan tới sức khỏe, tiền bạc hay những người xung quanh nếu người dùng không tỉnh táo và dễ dàng tin vào những thông tin mình đọc được trên mạng internet.
Các chiến lược đánh giá độ tin cậy và uy tín của các nguồn được tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm và các nguồn web mở
Kiểm tra tên miền website chứa thông tin cần tìm kiếm
Đầu tiên muốn xác định một nguồn có đáng tin cậy hay không cần phải nhìn vào tên miền của trang web và nhìn vào 3 từ cuối. Những trang web thường sẽ kết thức bằng những cụm như “edu” (giáo dục), “gov” (chính phủ), “org” (phi lợi nhuận) và “com” (thương mại).
Nhìn chung, các trang web .edu và .gov được đánh giá là đáng tin cậy, nhưng hãy cẩn thận với các trang web sử dụng các cụm này nhưng cho mục đích xấu khi không truyền tải được bất kì nội dung nào hay nội dung có thiên hướng chủ quan ít bằng chứng.
Các trang web phi lợi nhuận hay các trang web thương mại, chẳng hạn như của các tổ chức tin tức có uy tín, cũng có thể là nguồn tốt, nhưng người dùng vẫn phải cảnh giác và điều tra thêm thông tin để chắc chắn mình không bị dẫn dắt tới những kiến thức sai lệch. (Utep Connect 2017).
Xác minh tính chính xác và đáng tin cậy, kịp thời đại của thông tin tìm kiếm
Độ chính xác của thông tin còn phụ thuộc vào thời gian thông tin phát hành hay được cập nhật. Không có quy tắc cố định nào về thời gian xuất bản để đánh giá thông tin, tuy nhiên thường thì mọi người sẽ ưu tiên những thông tin có mặt trong vòng 5 - 10 năm để đảm bảo tính thời đại.
Thời gian này còn phụ thuộc vào từng trừng đại học hoặc viện nghiên cứu khi mỗi nơi sẽ có những quy định về thời gian xuất bản của những tài liệu được trích dẫn khác nhau. Tóm lại thông tin càng mới càng bảo đảm độ chính xác, nhưng độ mới của nguồn đến mức nào còn tùy thuộc vào chủ đề của bạn.
Nếu bạn đang nghiên cứu một lý thuyết cốt lõi của vấn đề, thông tin của thế kỉ trước vẫn còn có thể áp dụng được. Nhưng ngược lại nếu bạn đang nghiên cứu về hành vi con người và những vấn đề phổ biến hơn, bạn cần cập nhật thông tin càng sớm càng tốt (Townson University).
Đánh giá tính khách quan, sai lệch của nguồn tin cần tìm kiếm
Có rất nhiều nguồn tin do 1 tổ chức hoặc cá nhân nhỏ lập ra, dẫn đến những thông tin mang tính 1 chiều nhiều hơn là đại chúng, nhằm thu hút hoặc thuyết phục người đọc tham gia hoặc đăng kí 1 dịch vụ nào đó để mang lại lợi ích cho họ.
Song song với đó là những trang web hoặc nguồn tin đưa ra những tiêu đề giật tít, thu hút người xem hơn là cung cấp thông tin cũng cần phải được đề phòng. Cuối cùng cần phải kiểm tra xem những thông tin được đưa ra trên những nền tảng này có được trích dẫn từ nguồn nào đáng tin cậy hay không.
Kiểm tra danh tiếng và lịch sử của nguồn cần tìm kiếm (tác giả, tổ chức)
Một điểm đáng lưu ý là các nguồn uy tín thường sẽ đi kèm với tên tác giả hoặc tên tổ chức. Các nguồn đáng tin cậy nhất sẽ được viết bởi các tác giả có bằng cấp cao trong lĩnh vực chủ đề, hoặc đã viết các bài khác về những chủ đề tương tự. Bạn có thể thực hiện tìm kiếm nhanh trên Google để có thêm thông tin về tác giả. Nếu không có tác giả nào được liệt kê, hãy cố gắng xác định tổ chức nào đã đăng nội dung đó, bằng cách tra cứu danh tiếng của họ qua google.
Đồng thời cần phải cảnh giác cao độ với những trang web là các công ty tư nhân hay các trang bán hàng vì họ có thể đưa ra thông tin thiếu chính xác nhằm thuyết phục người đọc mua sản phẩm, dịch vụ của họ. Nếu bạn không thể tìm thấy thông tin về tác giả hoặc tổ chức đã đăng nội dung đó, hãy tìm một nguồn khác để sử dụng thay thế.
Sơ đồ mind map tóm tắt kiến thức tìm kiếm thông tin
Nguồn tham khảo:
Rogers, Tony. “Here Are 8 Ways You Can Tell If a Website Is Trustworthy.” ThoughtCo, 4 Dec. 2019, www.thoughtco.com/gauging-website-reliability-2073838. Accessed 13 Apr. 2023.
“Research Guides: COSC 111: Information and Technology for Business: Finding Credible Websites.” Research Guides at Towson University, 27 Mar. 2023, towson.libguides.com/cosc111/web.
“4 Ways to Differentiate a Good Source from a Bad Source.” The University of Texas at El Paso - UTEP, UTEP CONNECT, Mar. 2017, www.utep.edu/extendeduniversity/utepconnect/blog/march-2017/4-ways-to-differentiate-a-good-source-from-a-bad-source.html. Accessed 13 Apr. 2023.
Bình luận - Hỏi đáp