Banner background

Cải thiện kỹ năng nghe cho trình độ sơ và trung cấp | Phần 1: Cải thiện kỹ năng nền tảng nghe và suy luận

Kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ của người học. Theo Thuyết đầu vào (the Input hypothesis) của Stephen Karshen, kỹ năng nghe là một trong hai kỹ năng (và kỹ năng đọc) kiến thức đầu vào - người học có thể tiếp nạp và hấp thụ kiến thức nhờ vào hai kỹ năng này. Vì thế việc luyện tập kỹ năng nghe rất cần thiết cho người học nói chung, và người học ở trình độ thấp, A1 theo khung tham chiếu CEFR nói riêng.
cai thien ky nang nghe cho trinh do so va trung cap phan 1 cai thien ky nang nen tang nghe va suy luan

Người học ngày càng chú trọng nhiều hơn về kỹ năng nghe, cố gắng nâng cao năng lực nghe hiểu ngoại ngữ nhưng lại mắc phải các khó khăn nhất định khiến quá trình này bị gián đoạn. Một số người học chọn cách tăng cường cường độ nghe trong ngày, hoặc một số thí sinh chuẩn bị cho bài thi nghe bằng cách làm nhiều đề hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào các hoạt động trên cũng có thể giúp người học cải thiện kỹ năng nghe hiểu, đặc biệt là khi thực hiện sai cách.

Key takeaways

  • Người học gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, họ thường cho rằng kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng mà họ ít thành công nhất và đối mặt với nhiều khó khắn nhất, cả trong giao tiếp đời sống thường ngày hoặc trong các bài nghe của các kỳ thi chứng chỉ.

  • Người học có thể chú trọng phát triển kỹ năng nghe nền tảng (sub-skills) để cải thiện năng lực nghe hiểu của mình. Cần phân biệt rõ giữa kỹ năng nghe (skills) và chiến lược nghe (strategies). Một cách dễ hiểu là các chiến lược nghe được vận dũng có chủ đích, và người học ý thức rõ được mình đang vận dụng các chiến lược trên, và điều ngược lại đối với kỹ năng nghe.

  • Có nhiều kỹ năng nghe nền tảng và được phân loại khác nhau theo các nguồn khác nhau. Người học có thể dùng một hoặc nhiều kỹ năng nghe nền tảng khác nhau trong cùng một lúc nghe hiểu.

  • Kỹ năng nghe và suy luận đóng vai trò quan trọng trong việc người học phát triển kỹ năng nghe hiểu của mình. Đây là hình thức mà người học nghe và dựa trên các thông tin bổ trợ hoặc các manh mối thông tin (clues) hoặc tông giọng, giọng điệu của người nói để suy luận ra ý nghĩa của thông điệp đang được truyền tải.

  • Người học có thể luyện tập kỹ năng nghe và suy luận cùng với bạn học hoặc một mình. Đồng thời, người học có thể sử dụng các nguồn như Ted talks, Podcast để luyện tập.

Khó khăn trong việc nghe hiểu

Không ít người học gặp nhiều khó khăn khi nghe tiếng Anh, và khi thực hiện một bài nghe tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc nghe một ngôn ngữ mới có thể gây ra sự lo lắng cho người học vì họ phải xử lý thông tin đầu vào nhanh chóng. Có báo cáo rằng người học thường nhận thấy rằng họ ít thành công hơn ở kỹ năng nghe so với các kỹ năng khác trong việc học ngôn ngữ.

Một trong những nguyên nhân đó là do bài nghe khó hiểu với người nghe, hay nói cách khác, người nghe gặp nhiều khó khăn để hiểu được lượng thông tin đang được nạp vào trong quá trình nghe thí sinh khi làm các bài nghe này thường cảm thấy rối và khó khăn vì không nắm bắt và hiểu được lượng thông tin được truyền tải đến.

Lấy bài thi IELTS Listening làm ví dụ, ở phần thi Part 1, thí sinh thường gặp khó khăn khi phải vừa nghe vừa điền đáp án, dưới dạng chữ hoặc/và số, vào chỗ trống. Hoặc, dạng bài nghe Multiple-choice cũng có thể là một khó khăn với các thí sinh khi họ phải nghe hiểu thông tin chính của một đoạn hội thoại nhất định và chọn đáp án.

Hoặc đối với khi nghe ngoài thực tế, để có thể nghe hiểu được sự hướng dẫn của người nói, người nghe phải cần chú ý đến ý chính của từng câu nói mà người nói đưa ra. Việc này trong thực tế không dễ đối với người nghe ở trình độ thấp, và trung. Và còn khá nhiều khó khăn khác mà người nghe phải đối mặt khi thực hiện các bài nghe.

Giải pháp cải thiện năng lực nghe hiểu

image-altĐể có thể cải thiện được năng lực nghe hiểu cho người học, qua đó giúp người học có thể thực hiện tốt hơn các bài nghe hoặc các tình huống giao tiếp thông thường, người học cần chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng nghe nền tảng (tạm dịch của sub-skills hoặc một số sách gọi là enabling skills).

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các kỹ năng nghe nền tảng nói trên, người học cần phân biệt rõ giữa kỹ năng nghe và chiến lược nghe - một trong những thành phần quan trọng khi người học trong giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi nghe. 

Trong khi, theo tác giả Wilson JJ của sách How to teach Listening nổi tiếng, ông cho rằng (tính đến thời điểm xuất bản sách) thì vẫn chưa có một thống nhất cụ thể nào trên thế giới về định ngữ của chiến lược. Tuy nhiên, có khá nhiều đồng tình từ Oxford hoặc từ Chamot và O’Malley rằng chiến lược bao gồm bao gồm ý thức, hành vi có chủ ý giúp tăng cường học tập và cho phép người học sử dụng thông tin hiệu quả hơn. Ví dụ như trước khi làm bài, người học có thể đoán loại từ cần nghe, loại thông tin cần điền, ghi lại các keyword trong quá trình nghe, v.v.  Thì theo tác giả Routledge của sách Teaching and Learning second language Listening, các kỹ năng nghe không cần nhiều (hoặc hoàn toàn không có) sự nhận thức rõ ràng, hoặc sự chú ý của người nghe trong quá trình trước - trong - sau khi nghe.

Quay lại với các kỹ năng nghe nền tảng, các kỹ năng nghe này giúp người học nâng cao được năng lực nghe hiểu và được chia nhỏ thành các kỹ năng khác nhau. Trong thực tế, người nghe có thể dùng một hoặc nhiều kỹ năng nghe nền tảng cùng một lúc tuy thuộc vào thời lượng bài nói, khối lượng thông tin được truyền tải, hoặc văn cảnh của bài nói.

Ví dụ, người nghe cần nghe và giải nghĩa thông tin người nói đến khi tham gia các buổi thảo luận, hoặc người học cần có kỹ năng nghe hiểu các ý chính khi nghe các bài thuyết trình, hoặc khi nghe các phần mô tả người học cần có kỹ năng nghe hiểu chi tiết, v.v.Tương tự như vậy ở các bài thi, lấy vị dụ IELTS Listening, người học cần có kỹ năng nghe hiểu chi tiết để có thể làm tốt ở bài nghe dạng điền từ, hoặc nghe hiểu nội dung tổng thể để hoàn thành tốt dạng bài nghe Multiple-choice (trắc nghiệm).

Cụ thể hơn là người nghe có thể dùng các kỹ năng nghe nền tảng này để thu nhận và giải nghĩa/thích cho thông tin đầu vào (lượng thông tin người nghe tiếp nhận).

Có nhiều nguồn tham khảo khác nhau chia các sub-skills (tạm dịch kỹ năng nghe nền tảng) này khác nhau.

Theo Cambridge thì có các sub-skills như sau:

  1. listening for gist                      

  2. scan listening 

  3. listening for detail                   

  4. listening for text or discourse patterns 

  5. listening to infer information (e.g. the speaker’s point of view)                          

  6. listening for language items

Theo British Council, các sub-skills cần thiết cho người học bao gồm:

  1. Predicting content

  2. Listening for gist

  3. Detecting sign posts

  4. Listening for details

  5. Inferring meaning

Theo Routledge, các sub-skills mà người học cần luyện tập bao gồm:

  1. Listening for details

  2. Listening to infer

  3. Listening for global understanding

  4. Listening for main ideas

  5. Listening to predict

  6. Listening selectively

Trong kỹ năng nghe nền tảng đã được liệt kê sơ bộ trên đây, bài viết này sẽ tập trung vào phân tích kỹ năng nghe và suy luận, vốn được ít tài liệu đề cập, qua đó giúp người học, đặc biệt là người học ở trình độ sơ cấp và trung cấp, nâng cao được phần nào năng lực nghe hiểu của mình.

Listening to infer (Lắng nghe và suy luận)

Lắng nghe và suy luận là một kỹ năng mà người nghe suy luận hoặc giải thích cho thông tin đang được truyền tải đến. Đặc biệt, kỹ năng lắng nghe và suy luận được cho là một kỹ năng bổ trợ quan trọng khi người học nghe các bài giảng mang tính chất học thuật.

image-alt

Speaker 1: Did you hear that Maria is moving to New York?

Speaker 2: No, I hadn't heard that. When is she moving?

Speaker 1: She's leaving next week. She got a job offer there that she couldn't refuse. Speaker 2: Wow, that's a big change. Is she excited?

Speaker 1: Yeah, she's thrilled. She's been wanting to move to the city for years.

Trong ví dụ trên, dựa vào chi tiết “got a job offer” (được đề xuất một công việc) và “couldn’t refuse” (không thể từ chối) Speaker 2 vẫn có thể hiểu được nhân vật trong câu chuyện trên đã có công việc ở New York mặc dù Speaker 1 đã không nói một cách trực tiếp.

Nghe và suy luận cũng hữu dụng trong quá trình ôn thi của các thí sinh IELTS. Lấy ví dụ bài nghe IELTS Cambridge 16 Test 1, có đoạn hội thoại sau:

Woman: Hi, I'd like to book a flight from London to Paris, please.

Agent: Of course, I can help you with that. When would you like to travel? 

Woman: I need to be in Paris for a meeting on Wednesday morning. 

Agent: Okay, let me check the schedule. We have a flight leaving from Heathrow at 7:30 in the morning. Does that work for you? 

Woman: Yes, that's perfect. Can you tell me how much the ticket is? 

Agent: The ticket is £150 one way. 

Woman: Okay, that's within my budget. Can you book the ticket for me? 

Agent: Yes, I can do that. Can I have your name and payment information, please?

Trong ví dụ trên, dựa vào thông tin “have a flight leaving … at 7:30” và “that’s perfect” thí sinh có thể xác định được giờ người phụ nữ sẽ bay là 7:30 mặc dù trong đoạn hội thoại không có thông tin thể hiện một cách trực tiếp về chuyến bay của người phụ nữ.

Hai ví dụ trên đã có thể chứng mình rằng kỹ năng nghe suy luận (listening to infer) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng nghe hiểu của người nghe cả trong bối cảnh giao tiếp thông thường trong cuộc sống và luyện thi. 

Kỹ năng này sẽ phát huy vai trò khi người nghe không nhận được thông tin trực tiếp mà phải kết hợp các manh mối thông tin phụ khác (clues/ supporting information) để suy ra ý nghĩa của thông tin đang được truyền tải đến.

Ngoài việc kết hợp các manh mối thông tin phụ, người nghe còn có thể xác định ý nghĩa của thông tin được truyền đạt qua tông giọng của người nói. Lấy ví dụ ở đoạn hội thoại thứ nhất, Speaker 2 vẫn có thể xác định được cô gái trong đoạn hội thoại hứng thú với công việc mới dựa vào tông giọng của Speaker.

Các hoạt động giúp người học rèn luyện kỹ năng nghe và suy luận

  1. Hoạt động có nhiều tham gia.

Not her, not him.

  • Hoạt động này bao gồm người tham gia và một người quản trò. 

    • Người tham gia sẽ được phát 12 tấm hình tách biệt nhau và nhiệm vụ của họ là tìm ra người đang được miêu tả đến. 

    • Người quản trò lần lượt miêu tả các đặc điểm của người trong hình. 

    • Các học viên còn lại nghe và lần lượt loại bỏ các hình không chính xác.

  1. Hoạt động tự luyện tập.

Khi tự luyện tập, người học vẫn có thể thực hiện các bước gợi ý sau để cải thiện kỹ năng nghe suy luận:

  • Chọn một bài nghe bất kỳ
    Lưu ý bài nghe không quá khó và quá dễ, bài nghe phải phù hợp với trình độ hiện tại của người học.
    Người học nên chọn các bài nghe có cung cấp lời thoại để hỗ trợ cho việc luyện tập.
    Việc chọn chủ đề bài nghe cũng rất quan trọng, người học nên chọn bài nghe có chủ để mà mình có nhiều kiến thức/ thông tin. Khi đó, việc có được kiến thức nền (backgroudn knowledge) về chủ đề bài nghe sẽ giúp kỹ năng nghe hiểu của người học được hỗ trợ tốt hơn so với khi nghe bài nghe mà mình không có/ chưa có nhiều kiến thức và thông tin về chủ đề chính.

  • Nghe lần 1.
    Ờ lần nghe này người học nghe tổng quát đoạn hội thoại/ bài nghe để có thể hiểu được ngữ cảnh chính, và ý nghĩa chính của toàn bộ đoạn hội thoại/ bài nghe.

  • Nghe lần 2.
    Bước take note sẽ được thực hiện ở lần nghe thứ 2. Người học vừa nghe vừa ghi chú lại các tự khóa quan trọng trong bài nghe. Người học cũng có thể để ý đến tông giọng của người nói để suy luận ra cảm xúc của họ. Ở bước này, người học có thể thực hiện nhiều hơn một lần nếu cần thiết.

  • Suy luận.
    Sau khi đã thu thập đủ các thông tin bổ trợ hoặc các manh mối thông tin trong bài nói, người học sử dụng các thông tin trên cùng với kiến thức sẵn có về chủ đề để tiến hành suy luận ý nghĩa của các câu nói của người nói hoặc rộng hơn là ý nghĩa của từng tình huống/ ngữ cảnh qua đó có thể hiểu phần nào được đoạn hội thoại/ bài nghe.

  • Kiểm tra suy luận.

Sau khi suy luận, người học có thể kiểm tra lại suy luận của mình bằng cách nghe lại hoặc xem phần lời thoại đối với bài nghe có cung cấp phần lời thoại của nhân vật. Xem lại phần lời thoại sẽ được khuyến khích hơn so với việc nghe lại vì khi đó người học có thể có nhiều thời gian để phân tích và đối chiếu hơn.

Các lỗi người học thường mắc phải khi luyện tập kỹ năng nghe và suy luận

image-alt

Người học lưu ý các lỗi sau đây để tránh mắc phải:

  1. Kết luận nhanh.

Đi đến kết luận khi chưa đủ thông tin phụ hoặc các manh mối thông tin (clues) có thể làm người nghe suy luận sai thông tin đang được truyền tải. 

Ví dụ:

Người nói nói rằng: “I can’t believe she got promotion.” Nếu chỉ dựa vào đây và kết luận rằng người nói đang ganh tị với nhân vật là chưa đủ cơ sở. Có thể người nói đang thể hiện sự ngạc nhiên và hạnh phúc cho nhân vật.

  1. Bỏ qua ngữ cảnh của bài nói.

Việc bỏ qua ngữ cảnh của tình huống có thể làm cho người nghe hiểu sai lệch hoàn toàn nội dung đang được nói đến. 

Ví dụ:

Người nói nói rằng: “I’m going to be so busy next week.” Nếu không dựa vào ngữ cảnh trong tình huống, có thể người nghe sẽ hình dung rằng người nói sẽ không muốn dành thời gian cho họ. Nhưng có thể là vì người nói có một lịch trình dạy đặc phía trước.

  1. Tập trung nhiều vào tiểu tiết.

Tập trung vào một hoặc các chi tiết có thể làm cho người nghe bị phân tâm mà bỏ qua các thông tin quan trọng khác.

Ví dụ:

Người nói nói rằng: “the mitochondria is the powerhouse of the cell”. Nếu người nghe chỉ tập trung vào danh từ mitochondria thì sẽ có thể bỏ qua các thông tin quan trọng khác trong câu.

  1. Không liên hệ với kiến thức nền.

Việc liên hệ kết thức nền với các thông tin bổ trợ đóng vai trò quan trọng trong quá trình luyện tập. Ở một số trường hợp người nghe sẽ phải sử dụng kiến thức đã biết trước và liên kết với các thông tin đã nghe và thu thập được để hiểu được ý nghĩa đoạn hội thoại. Không thực hiện việc này, thí sinh sẽ có thể bỏ lỡ các thông tin và ý nghĩa quan trọng.

Các nguồn giúp cải thiện kỹ năng nghe và suy luận

  • Ted talks: Đây là nguồn nghe bao gồm các bài nói được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành. Các diễn giả thường dùng các kể chuyện story telling và các ví dụ để diễn giải cho ý chính trong bài nói của họ. Người học có thể nghe và luyện tập xác định từ khóa và ghi chú các từ và cụm từ để luyện tập suy luận.

  • The Moth là một podcast có những câu chuyện có thật được kể bởi những người bình thường. Những câu chuyện thường mang tính cá nhân và cảm xúc, và chúng thường tiết lộ điều gì đó về trải nghiệm của con người. Người học có thể thực hành lắng nghe để tìm manh mối về quan điểm của người nói và đưa ra những suy luận dựa trên sự đồng cảm và thấu hiểu. 

  • Các khóa học của Yale: Đại học Yale cung cấp một loạt các khóa học trực tuyến miễn phí bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, từ tâm lý học đến triết học đến lịch sử. Các khóa học được giảng dạy bởi các giáo sư Yale và được thiết kế để bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được. Các khóa học nghe của Yale có thể giúp người học thực hành suy luận dựa trên những ý tưởng phức tạp và ngôn ngữ học thuật.

Tổng kết

Người học cần luyện tập nghe nói chung và các kỹ năng nghe nền tảng nói riêng mỗi ngày để có thể có được kết quả tốt trong quá trình nâng cao năng lực nghe hiểu của mình.


Nguồn tham khảo

Ahmed, R. (2015, June 18). Five essential listening skills for English learners. British Council. Retrieved March 30, 2023, from https://www.britishcouncil.org/voices-magazine/five-essential-listening-skills-english-learners

Goh, C. C., & Vandergrift, L. (2021). Teaching and learning second language listening: Metacognition in action. Routledge.

Graham, S. (2006). Listening comprehension: The learners’ perspective. System, 34(2), 165-182. https://doi.org/10.1016/j.system.2005.11.001

Renandya, W. A., Hidayati, M., & Ivone, F. M. (2023, February 2). Teaching L2 listening: Theory, research and practice. Willy's ELT Corner – Where learning never ends. https://willyrenandya.com/teaching-l2-listening-theory-research-and-practice/

Thaine, C. (2022, April 14). What’s the relationship between listening sub skills and listening tasks? World of Better Learning | Cambridge University Press. Retrieved March 30, 2023, from https://www.cambridge.org/elt/blog/2021/06/23/listening-sub-skills-and-tasks/

Wilson, J. J. (2008). How to teach listening. Pearson Longman. 

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...