Cải thiện kỹ năng phân tích và so sánh văn bản trong SAT Reading Cross-text connections
Key takeaways |
---|
1. Cross-text connections là loại câu hỏi bao gồm hai đoạn văn ngắn, yêu cầu thí sinh so sánh quan điểm của (các) tác giả của hai văn bản đó. 2. Những vấn đề cản trở thí sinh trong việc vận dụng thành thạo loại câu hỏi này thường do khó khăn trong việc đọc hiểu văn bản, thiếu khả năng xác định mối liên kết giữa các văn bản, thiếu kỹ năng phân tích và quản lý thời gian. 3. Kỹ năng phân tích và so sánh văn bản rất quan trọng cho dạng bài này vì chúng giúp thí sinh hiểu sâu, liên kết ý tưởng và phát triển tư duy phản biện. 4. Các bước áp dụng kỹ năng phân tích và so sánh văn bản: Đọc kỹ từng văn bản riêng lẻ →Tóm tắt các văn bản → Xác định mối quan hệ giữa các văn bản → So sánh câu trả lời của thí sinh với từng đáp án |
Cross-text connections trong SAT Reading
Theo Khan Academy, Cross-text connections (liên kết chéo giữa các đoạn văn) là loại câu hỏi bao gồm hai đoạn văn ngắn, yêu cầu thí sinh so sánh quan điểm của (các) tác giả của hai văn bản đó[1].
Cross-text connections yêu cầu thí sinh vận dụng kỹ năng phân tích và so sánh thông tin từ hai đoạn văn, có thể từ các thể loại, bối cảnh thời gian, góc nhìn khác nhau, nhưng hai văn bản thường liên quan về đề tài hoặc chủ đề.
Mục đích của loại câu hỏi này là nhằm đánh giá khả năng của thí sinh trong việc hiểu mối quan hệ giữa nhiều đoạn văn, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và đánh giá các quan điểm hoặc lập luận khác nhau. Đây đều là những kỹ năng cần thiết không chỉ cho bài thi SAT mà còn cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
Ví dụ minh họa câu hỏi:
Text 1
Social media platforms have become increasingly influential in shaping public opinion. By curating users' feeds based on algorithms, these platforms can control the information people consume. This power can be used to spread misinformation, manipulate public sentiment, and even influence elections.
Text 2
While social media platforms have undeniable influence, it is essential to remember that individuals are responsible for the information they consume. Critical thinking skills are crucial for evaluating the credibility of online content. Moreover, social media can also be a powerful tool for positive change, enabling people to connect, organize, and raise awareness about important issues.
Based on the texts, both authors would most likely agree with which statement?
A. Social media platforms have a solely negative impact on society.
B. Individuals have no control over the information they see on social media.
C. Social media platforms have the potential to influence public opinion.
D. The government should regulate social media to protect the public.
Những khó khăn thường gặp trong dạng Cross-text connections
Khó khăn trong việc hiểu các văn bản phức tạp
Thí sinh thường gặp khó khăn với ngôn ngữ phức tạp được sử dụng trong các đoạn văn, bao gồm từ vựng nâng cao, cấu trúc câu dày đặc và ngữ cảnh không quen thuộc.
Một số thí sinh có thể thiếu kiến thức nền tảng về các chủ đề được thảo luận trong các đoạn văn, ví dụ: chủ đề sinh học, hóa học, khoa học xã hội,… khiến cho việc nắm bắt các ý chính trở nên khó khăn hơn.
Không có khả năng xác định mối liên kết giữa các văn bản
Thí sinh có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết mối quan hệ giữa hai văn bản khác nhau, đặc biệt khi mối liên kết này không thể hiện rõ rệt hoặc liên quan đến các chủ đề trừu tượng.
Khi không thể tạo được bức tranh liên kết giữa hai văn bản, thí sinh khó nhận biết được cách chúng bổ sung, đối lập hay làm rõ cho nhau.
Vấn đề quản lý thời gian
Xuất hiện hai đoạn văn trong cùng một câu hỏi đồng nghĩa với việc thí sinh phải phân tích gấp đôi lượng nội dụng so với câu hỏi khác. Vì vậy, áp lực về mặt thời gian dễ khiến thí sinh gặp khó khăn trong việc phân bố thời gian để đọc, phân tích và so sánh cả hai văn bản một cách cẩn thận, dẫn đến việc đọc vội và hiểu chưa đầy đủ.
Thiếu kỹ năng phân tích
Một số thí sinh có thể thiếu các kỹ năng phân tích cần thiết để so sánh các lập luận và đánh giá tính hiệu quả của các bằng chứng được cung cấp trong các văn bản.
Ngoài ra, thiếu kỹ năng phân tích còn có thể gây trở ngại cho thí sinh trong việc phân biệt giữa các ý chính và ý hỗ trợ, khiến thí sinh xác định sai quan điểm đang cần nhấn mạnh.
Tại sao kỹ năng phân tích và so sánh văn bản lại rất quan trọng trong Cross-text connections?
Hiểu sâu về nội dung
Để trả lời chính xác các câu hỏi Cross-Text Connections, thí sinh cần nắm bắt được ý nghĩa, quan điểm, và mục đích của từng văn bản. Vì vậy, kỹ năng phân tích giúp thí sinh hiểu rõ cấu trúc, luận điểm và cách tác giả sử dụng bằng chứng trong mỗi văn bản.
Liên kết các ý tưởng
Do dạng bài Cross-text connections yêu cầu thí sinh không chỉ cần hiểu từng văn bản riêng lẻ mà còn phải liên kết và so sánh các ý tưởng giữa hai văn bản, kỹ năng so sánh sẽ giúp thí sinh xác định được những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Phát triển tư duy phản biện
Kỹ năng phân tích và so sánh văn bản không chỉ giúp thí sinh trả lời câu hỏi mà còn phát triển tư duy phản biện. Kỹ năng này đặc biệt quan khi thí sinh gặp các văn bản đưa ra những quan điểm trái ngược hoặc tranh luận về cùng một chủ đề.
Để làm các câu hỏi trong phần SAT Reading, kỹ năng đọc hiểu là kỹ năng cơ bản và thiết yếu nhất, nhằm giúp thí sinh nhận biết và nắm rõ vấn đề của câu hỏi.
Theo National Institute of Child Health and Human Development (2000)[2], các chiến lược đọc hiểu bao gồm tóm tắt, đặt câu hỏi, làm rõ, dự đoán và hình dung – các kỹ năng liên quan mật thiết đến kỹ năng phân tích – giúp người học xây dựng nền tảng mạnh mẽ trong việc đọc hiểu.
Nell K.Duke và David Pearson (2002)[3] cũng hỗ trợ quan điểm rằng việc tích cực kết nối với văn bản, bao gồm phân tích và so sánh, rất quan trọng và cần thiết cho việc hiểu sâu. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc xây dựng mối liên kết giữa các văn bản bằng cách chỉ ra những điểm tương đồng và điểm khác biệt về mặt nội dung, chủ đề, hay dụng ý của tác giả.
Xem thêm:
Cách áp dụng các kỹ năng phân tích và so sánh văn bản trong Cross-text connections
Đối với dạng bài Cross-text connections, thí sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, tương ứng với các kiểu câu hỏi khác nhau và với khả năng vận dụng của mỗi cá nhân. Dưới đây là một phương pháp gợi ý giúp thí sinh áp dụng dạng bài này một cách hiệu quả.
Bước 1: Đọc kỹ từng văn bản riêng lẻ
Trước hết, thí sinh cần đọc kỹ từng văn bản, xác định cấu trúc, ý chính và mục đích của tác giả. Thí sinh nên gạch chân các từ khóa (keywords) biểu thị các quan điểm chính, các ý chính, hay các bằng chứng được đưa ra để hỗ trợ quan điểm đó.
Tác giả đang cố gắng thuyết phục hay chỉ thông báo tới người đọc?
Những luận điểm chính nào được đưa ra?
Tác giả sử dụng bằng chứng nào để hỗ trợ các luận điểm đó?
Tips: Vì dạng bài Cross-text connections tập trung vào so sánh quan điểm của các tác giả, thí sinh có thể cần đặc biệt chú ý các từ (thường là động từ) nhằm nêu quan điểm: emphasize, highlight, believe, opine,…
Bước 2: Tóm tắt các văn bản
Sau khi đọc, thí sinh nên tóm tắt các văn bản bằng ngôn ngữ của chính mình. Thí sinh có thể vận dụng kỹ năng take notes, tổng hợp những quan điểm, ý chính, mục đích của tác giả hay thông điệp chung của văn bản bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhằm củng cố sự hiểu biết và giúp việc so sánh các văn bản sau đó dễ dàng hơn.
Tips: Thí sinh không nên sao chép cả câu đầy đủ từ đoạn văn bởi việc này có thể tốn gấp đôi thời gian cần thiết mà không đem lại sự hiểu sâu nào về câu hỏi, thí sinh chỉ nên tóm tắt lại theo ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản.
Ví dụ: Cho đoạn văn:
In her essay, Author A argues that technological advancements in agriculture have led to significant increases in crop yields, which have helped to reduce global hunger. She emphasizes that innovation in farming techniques and genetically modified crops are essential for feeding the growing population.
Một cách take notes mà thí sinh có thể tham khảo:
Techno advcmt in agricltr → ↑ crop yiels → ↓ glb hunger
Emphasz: inno in farm technq + gen modif crops: essentl 4 feed ↑ popul
→ Tóm tắt: Author A strongly emphasizes the necessity of technological advancements for increasing crop yields, thus being able to feed the growing population.
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các văn bản
Sau khi tóm tắt từng văn bản, thí sinh nên xác định mối quan hệ giữa chúng. Để làm được điều này, thí sinh có thể so sánh các ý tưởng, chủ đề, quan điểm, và cách thức mà các tác giả trình bày vấn đề. Ngoài ra, thí sinh có thể xác định dựa trên những câu hỏi như:
Các văn bản này có những điểm tương đồng nào?
Có bất kỳ sự mâu thuẫn hoặc khác biệt nào về quan điểm không?
Quan điểm này có bổ sung thêm hay điều chỉnh quan điểm kia không?
Bước 4: So sánh câu trả lời của thí sinh với từng đáp án
Sau khi rút ra được một bức tranh toàn cảnh và nhận biết được mối quan hệ giữa hai văn bản, thí sinh có thể so sánh câu trả lời của mình với từng đáp án của câu hỏi để tìm ra đáp án đúng.
Tips: Trong trường hợp thí sinh vẫn còn phân vân giữa nhiều đáp án, thí sinh chỉ nên gắn liền với những đáp án thể hiện chính xác những gì viết trong hai đoạn văn đề bài. Những đáp án sai đôi khi sẽ là những đáp án mang tính phóng đại, đưa ra kết luận vượt quá phạm vi mà hai văn bản gốc đang nói tới.
Luyện tập
Câu 1:
Text 1
Social media platforms have become increasingly influential in shaping public opinion. By curating users' feeds based on algorithms, these platforms can control the information people consume. This power can be used to spread misinformation, manipulate public sentiment, and even influence elections.
Text 2
While social media platforms have undeniable influence, it is essential to remember that individuals are responsible for the information they consume. Critical thinking skills are crucial for evaluating the credibility of online content. Moreover, social media can also be a powerful tool for positive change, enabling people to connect, organize, and raise awareness about important issues.
Based on the texts, both authors would most likely agree with which statement?
A. Social media platforms have a solely negative impact on society.
B. Individuals have no control over the information they see on social media.
C. Social media platforms have the potential to influence public opinion.
D. The government should regulate social media to protect the public.
Câu 2:
Text 1
Artificial intelligence (AI) will eventually surpass human intelligence, leading to job displacement and economic inequality. As AI systems become more sophisticated, they will be able to perform tasks that currently require human labor, leading to mass unemployment.
Text 2
While AI has the potential to disrupt the job market, it will also create new job opportunities. History has shown that technological advancements often lead to economic growth and job creation. Additionally, AI can be used to address global challenges such as climate change and healthcare, benefiting society as a whole.
Based on the texts, how would the author of Text 2 most likely respond to the claim from Text 1?
A. By acknowledging the potential for job loss but emphasizing the creation of new jobs.
B. By arguing that humans will always be superior to AI in terms of creativity and problem-solving.
C. By suggesting that governments should implement policies to ban AI development.
D. By claiming that the fear of AI taking over jobs is unfounded and exaggerated.
Đáp án và giải thích
Câu 1:
Bước 1: Đọc kỹ từng văn bản riêng lẻ (kết hợp gạch chân từ khóa)
Song song với việc đọc văn bản, thí sinh có thể tham khảo một ví dụ về gạch chân keywords như sau:
Text 1
Social media platforms have become increasingly influential in shaping public opinion. By curating users' feeds based on algorithms, these platforms can control the information people consume. This power can be used to spread misinformation, manipulate public sentiment, and even influence elections.
Text 2
While social media platforms have undeniable influence, it is essential to remember that individuals are responsible for the information they consume. Critical thinking skills are crucial for evaluating the credibility of online content. Moreover, social media can also be a powerful tool for positive change, enabling people to connect, organize, and raise awareness about important issues.
Bước 2: Tóm tắt các văn bản
- Văn bản 1: Những nền tảng mạng xã hội đang ngày càng ảnh hưởng tới việc hình thành ý kiến của công chúng, đặc biệt khi được sử dụng để lan truyền thông tin sai lệch hoặc điều hướng dư luận.
Nháp cho đoạn văn 1 có thể viết lại như sau:
Soc med: ↑ influen in shaping publ opinion
= algorithms → ctrl info ppl consume → sprd misinfo, manip publ sentimt, influ elections
- Văn bản 2: Công nhận tầm ảnh hưởng của mạng xã hội, nhưng khẳng định mỗi cá nhân nên chịu trách nhiệm cho thông tin được tiêu thụ. Cho rằng mạng xã hội còn là một công cụ tốt cho những thay đổi tích cực.
Nháp cho đoạn văn B có thể viết lại như sau:
Indiv: responsb for info they consume
Soc med = powerf tool for (+) chg: cnnct ppl, org, ↑ awrnss ‘bout imp issues
Crit think skills: crucl 4 evalu crediblt of onl cont
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các văn bản
Văn bản 1 | Văn bản 2 |
---|---|
Social media platforms have become increasingly influential in shaping public opinion. | While social media platforms have undeniable influence,… |
→ Hai văn bản này tương đồng ở việc chúng đều thừa nhận tầm ảnh hưởng đáng kể của các nền tảng mạng xã hội đối với công chúng. |
Văn bản 1 | Văn bản 2 |
---|---|
- …these platforms can control the information people consume. (…những nền tảng này có thể điều khiển lượng thông tin mà người dùng tiêu thụ) - … spread misinformation, manipulate public sentiment, and even influence elections. (…lan truyền thông tin sai lệch, thao túng dư luận, và thậm chí ảnh hưởng đến bầu cử) | - … social media platforms have undeniable influence… (… các nền tảng mạng xã hội có ảnh hưởng không thể chối cãi…) - … individuals are responsible for the information they consume. (…cá nhân phải chịu trách nhiệm cho thông tin mà họ tiêu thụ) - … a powerful tool for positive change, enabling people to connect, organize, and raise awareness about important issues. (…một công cụ mạnh cho những thay đổi tích cực, cho phép mọi người kết nối, tổ chức, và nâng cao nhận thức về các vấn đề quan trọng.) |
Tuy nhiên, văn bản 1 tập trung chủ yếu vào mặt tiêu cực của mạng xã hội, đồng thời cho rằng người dùng là đối tượng bị động, dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin trực tuyến. | Văn bản 2 có quan điểm cân bằng hơn, thừa nhận ảnh hưởng của mạng xã hội nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân và nêu ra tiềm năng tích cực của mạng xã hội. |
→ Văn bản 2 bổ sung cho văn bản 1 bằng cách cung cấp một góc nhìn cân bằng hơn về mạng xã hội, về vai trò của người dùng khi tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội. |
Bước 4: So sánh câu trả lời của thí sinh với từng đáp án
Đáp án A kết luận một chiều về ảnh hưởng tiêu cực của các nền tảng mạng xã hội lên cộng đồng, trong khi đoạn văn 2 nêu ra tiềm năng tích cực của mạng xã hội.
Đáp án B có kết luận trái với đoạn văn 2 – đoạn văn nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân đối với nội dung họ tiêu thụ trên mạng xã hội.
Đáp án C công nhận tiềm năng ảnh hưởng của mạng xã hội lên ý kiến dư luận, điều được hỗ trợ bởi cả hai đoạn văn, nên đây là đáp án đúng.
Đáp án D có kết luận vượt quá phạm vi của các văn bản đã cho.
Câu 2:
Bước 1: Đọc kỹ từng văn bản riêng lẻ (kết hợp gạch chân từ khóa)
Song song với việc đọc văn bản, thí sinh có thể tham khảo một ví dụ về gạch chân keywords như sau:
Text 1
Artificial intelligence (AI) will eventually surpass human intelligence, leading to job displacement and economic inequality. As AI systems become more sophisticated, they will be able to perform tasks that currently require human labor, leading to mass unemployment.
Text 2
While AI has the potential to disrupt the job market, it will also create new job opportunities. History has shown that technological advancements often lead to economic growth and job creation. Additionally, AI can be used to address global challenges such as climate change and healthcare, benefiting society as a whole.
Bước 2: Tóm tắt các văn bản
- Văn bản 1: Trí tuệ nhân tạo (AI) cuối cùng sẽ vượt qua trí tuệ của loài người. AI càng phát triển thì nó càng có khả năng thực hiện những công việc mà hiện tại yêu cầu nhân công, từ đó gây thất nghiệp diện rộng.
Nháp cho đoạn văn 1 có thể viết lại như sau:
AI’ll surpass human intellg → job displcmt + econ inequal
↑ sophistc → perf tasks now req human labor → mass unemplm
- Văn bản 2: AI, ngoài việc có thể làm biến động thị trường lao động, cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới. AI còn có thể hỗ trợ việc đối phó với các vấn đề toàn cầu, từ đó mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Nháp cho đoạn văn 2 có thể viết lại như sau:
Disrp job mkt but + create new job opport
Histr: techno advcmt → econ ↑ + job creatn
AI be used → addrs glbl chall
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các văn bản
Văn bản 1 | Văn bản 2 |
---|---|
- … they will be able to perform tasks that currently require human labor, leading to mass unemployment. (…chúng sẽ có khả năng thực hiện những tác vụ mà hiện tại yêu cầu nhân công, gây nên thất nghiệp diện rộng.) | - … it will also create new job opportunities. (…nó cũng sẽ tạo ra các cơ hội việc làm mới.) |
→ Cả hai văn bản đều đề cập đến tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thị trường lao động. |
Văn bản 1 | Văn bản 2 |
---|---|
- … will eventually surpass human intelligence, leading to job displacement and economic inequality. (…cuối cùng sẽ vượt qua trí tuệ con người, dẫn đến mất việc làm và bất bình đẳng kinh tế.) - …leading to mass unemployment. (…gây nên thất nghiệp diện rộng.) | - …disrupt the job market, it will also create new job opportunities. (…xáo trộn thị trường lao động, nhưng nó cũng sẽ tạo ra các cơ hội việc làm mới.) - History has shown that technological advancements often lead to economic growth and job creation. (Lịch sử cho thấy phát triển về công nghệ thường dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm.) - … AI can be used to address global challenges … benefiting society as a whole. (... AI có thể được sử dụng để đối phó với các thách thức toàn cầu ... mang lại lợi ích cho xã hội nói chung.) |
Tuy nhiên, nhìn chung, văn bản 1 có quan điểm tiêu cực về tác động của AI lên thị trường lao động và xa hơn là tình hình kinh tế. | Trong khi đó, văn bản 2 có quan điểm hai chiều hơn, cho rằng AI cũng tạo ra cơ hội việc làm mới và góp phần phát triển kinh tế, đồng thời hỗ trợ đối phó với các vấn đề của toàn xã hội. |
→ Văn bản 1 nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực, trong khi văn bản 2 khắc họa cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề. |
Bước 4: So sánh câu trả lời của thí sinh với từng đáp án
Đáp án A thể hiện chính xác quan điểm chính của đoạn văn 2: thừa nhận khả năng gây thất nghiệp, nhưng nhấn mạnh việc tạo ra những việc làm mới, nên đây là đáp án đúng.
Đáp án B, C đều có kết luận vượt quá phạm vi của câu hỏi khi nhắc đến vị trí của con người đối với AI hay việc ban hành các chính sách cấm sự phát triển của AI.
Đáp án D giới thiệu một quan điểm mới không liên quan trực tiếp đến quan điểm nêu ra trong cả hai đoạn văn.
Tổng kết
Cross-text connections là một trong những dạng câu hỏi khó nhất của phần SAT Reading bởi độ dài văn bản, vấn đề áp lực thời gian và yêu cầu các chiến lược đọc hiểu nhất định. Thí sinh có thể vận dụng các kỹ năng phân tích và so sánh để đọc hiểu, tóm tắt, xác định mối quan hệ giữa các văn bản, từ đó tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho dạng câu hỏi này.
Nguồn tham khảo
“Cross-Text Connections | Lesson (Article).” Khan Academy, https://www.khanacademy.org/test-prep/sat-reading-and-writing/x0d47bcec73eb6c4b:foundations-craft-and-structure/x0d47bcec73eb6c4b:cross-text-connections/a/cross-text-connections-lesson. Accessed 13 August 2024.
“Report of the National Reading Panel: Teaching Children to Read: An Evidence-based Assessment of the Scientific Research Literature on Reading and Its Implications for Reading Instruction.” U.S. Dept. of Health and Human Services, Public Health Service, National Institutes of Health, National Institute of Child Health and Human Development, https://www.nichd.nih.gov/sites/default/files/publications/pubs/nrp/Documents/report.pdf. Accessed 13 August 2024.
“What research has to say about reading instruction.” Newark DE: International Reading Association, https://www.researchgate.net/publication/303174858_What_research_has_to_say_about_reading_instruction. Accessed 13 August 2024.
Bình luận - Hỏi đáp