Giải Cambridge IELTS 16, Test 4, Reading passage 2: Changes in reading habits

Bài viết giúp người học xác định từ khóa, vị trí thông tin và giải thích đáp án cho đề Cambridge IELTS 16, Test 14, Reading Passage 2: Changes in reading habits.
author
ZIM Academy
19/07/2023
giai cambridge ielts 16 test 4 reading passage 2 changes in reading habits

Đáp án

Question

Đáp án

14

A

15

B

16

D

17

B

18

D

19

H

20

F

21

B

22

C

23

Yes

24

No

25

Not given

26

Yes

Giải thích đáp án đề Cambridge IELTS 16, Test 4, Reading Passage 2: Changes in reading habits

Questions 14 - 17

Question 14

Đáp án: A

Vị trí: Đoạn 1, câu cuối.

Từ khóa: Tính từ “hidden” (tiềm ẩn) trong đáp án được thay bằng từ “unbeknown” (không biết đến) trong bài đọc.

Giải thích:

Đoạn 1, câu cuối đưa ra viễn cảnh ở trên máy bay, nơi mà mọi người ở mọi lứa tuổi đều xài thiết bị điện tử. Câu cuối cùng ở đoạn 1 chỉ ra rằng có một điều không biết rằng, một sự biến đổi vô hình liên kết tất cả mọi người lại: mạch tế bào thần kinh làm cơ sở cho khả năng đọc của não thay đổi một cách tinh vi, nhanh chóng và điều này ảnh hưởng đối với tất cả mọi người từ trẻ mới biết đi tập đọc đến người lớn thành thạo.

Thông tin này được xác nhận ở đáp án A. Việc sử dụng công nghệ đang có một tác động tiềm ẩn đối với chúng ta

Question 15

Đáp án: B

Vị trí: Đoạn 3, câu 2.  

Từ khóa: Danh từ riêng “Sherry Turkle” giúp người đọc xác định vị trí thông tin trong bài đọc.

Giải thích: Đoạn 3, câu 2 chỉ ra rằng học giả Sherry Turkle của MIT đã viết, xã hội không sai lầm khi chúng ta đổi mới mà là khi chúng ta bỏ qua những gì chúng ta phá vỡ hoặc giảm bớt trong khi đổi mới.

Question 16

Đáp án: D

Vị trí: Đoạn 4.

Từ khóa: Động từ “adjust” (điều chỉnh) trong đáp án được thay bằng từ “adapt” (đáp ứng) trong bài đọc.

Giải thích:

Đoạn 4 chỉ ra rằng qua nghiên cứu cho biết rằng mạch đọc không được cung cấp cho con người thông qua di truyền như thị giác hoặc ngôn ngữ; nó cần một môi trường để phát triển. Hơn nữa, nó sẽ thích ứng với các yêu cầu của môi trường đó - từ các hệ thống chữ viết khác nhau đến các đặc điểm của bất kỳ phương tiện nào được sử dụng. Nếu phương tiện vượt trội có lợi thế cho các quá trình nhanh, định hướng đa tác vụ và phù hợp với khối lượng thông tin lớn, như phương tiện kỹ thuật số hiện tại, thì mạch đọc cũng vậy. Như nhà tâm lý học Patricia Greenfield của UCLA viết, kết quả là sẽ ít chú ý và ít thời gian hơn sẽ được phân bổ cho các quá trình đọc sâu chậm hơn, đòi hỏi nhiều thời gian.

Thông tin này xác nhận đáp án D. Một số mạch não điều chỉnh theo bất cứ điều gì được yêu cầu.

Question 17

Đáp án: B

Vị trí: Đoạn 5, câu 2.

Giải thích:

Đoạn 5, câu 2 chỉ ra rằng học giả và giáo viên văn học Anh Mark Edmundson mô tả nhiều sinh viên đại học chủ động tránh những tác phẩm văn học cổ điển của thế kỷ 19 và 20 để ủng hộ những thứ đơn giản hơn vì họ không còn đủ kiên nhẫn để đọc những văn bản khó hơn, dày đặc hơn.

Thông tin này xác nhận đáp án B. thái độ của sinh viên đã ảnh hưởng đến cái mà họ lựa chọn đọc.

Questions 18-22: Studies on digital screen use

Question 18

Đáp án: D

Vị trí: Đoạn 6, câu đầu tiên.

Từ khóa: Tính từ “worrying” (đáng lo ngại) trong đáp án được thay bằng từ “troubling” (khó khăn) trong bài đọc.

Giải thích: Đoạn 6, câu đầu tiên chỉ ra rằng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng màn hình kỹ thuật số có thể gây ra nhiều tác động khó khăn đối với khả năng đọc hiểu ở học sinh trung học và đại học lớn tuổi.

Question 19

Đáp án: H

Vị trí: Đoạn 6, câu 3.

Từ khóa: Tính từ “thorough” (xuyên suốt) trong đáp án được thay bằng từ “universal” trong bài đọc.

Giải thích: Đoạn 6, câu 3 chỉ ra rằng nhóm của Mangen đặt câu hỏi cho các đối tượng về một câu chuyện ngắn có cốt truyện thu hút toàn bộ học sinh.

Question 20

Đáp án: F

Vị trí: Đoạn 6, câu cuối.

Giải thích:

Câu hỏi tìm thông tin của học sinh đọc trên màn hình.

Đoạn 6, câu cuối chỉ ra rằng kết quả chỉ ra rằng những học sinh đọc trên bản in có khả năng hiểu cao hơn so với các bạn đọc trên màn hình, đặc biệt là ở khả năng sắp xếp trình tự chi tiết và tái tạo lại cốt truyện theo trình tự thời gian.

Question 21

Đáp án: B

Vị trí: Đoạn 7, câu đầu tiên.

Từ khóa: Danh từ Ziming Liu là từ khóa giúp xác định vị trí thông tin trong bài đọc.

Giải thích: Đoạn 7, câu đầu tiên chỉ ra rằng Ziming Liu từ Đại học Bang San Jose đã thực hiện một loạt nghiên cứu chỉ ra rằng 'tiêu chuẩn mới' trong việc đọc là đọc lướt, liên quan đến việc dò từ và duyệt qua văn bản.

Question 22

Đáp án: C

Vị trí: Đoạn 7, 2 câu cuối.

Từ khóa: Tính từ “emotional” (cảm xúc) trong đáp án được thay bằng từ “feelings” (cảm xúc) trong bài đọc.

Giải thích: Đoạn 7, 2 câu cuối chỉ ra rằng khi não bộ đọc lướt như vậy, nó làm giảm thời gian phân bổ cho quá trình đọc sâu. Nói cách khác, chúng ta không có thời gian để nắm bắt sự phức tạp, để hiểu cảm xúc của người khác, cảm nhận vẻ đẹp và tạo ra suy nghĩ của riêng người đọc.

Questions 23-26

Question 23

Đáp án: Yes

Vị trí: Đoạn 8, câu 2.

Từ khóa: Động từ “affect” (ảnh hưởng) trong câu hỏi được thay bằng từ “change” (thay đổi) trong bài đọc.

Giải thích: Đoạn 8, câu 2 chỉ ra rằng tất cả chúng ta bắt đầu đọc trên nhiều phương tiện khác nhau và điều đó thay đổi không chỉ những gì chúng ta đọc mà còn cả mục đích chúng ta đọc.

Thông tin này khẳng định câu hỏi 23. Phương tiện chúng ta sử dụng để đọc có thể ảnh hưởng đến lựa chọn nội dung đọc của chúng ta.

Question 24

Đáp án: No

Vị trí: Đoạn 8, câu 3-4.

Giải thích:

Câu bên chỉ ra rằng nó không phải đối với những người trẻ tuổi. Sự suy yếu tinh vi của phân tích phê bình và sự đồng cảm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta như nhau.

Thông tin này trái ngược câu hỏi 24. Một số nhóm tuổi có nhiều khả năng bị mất các kỹ năng đọc phức tạp hơn những nhóm tuổi khác.

Question 25

Đáp án: Not given

Vị trí: Đoạn 8, câu cuối.

Từ khóa: Danh từ “false information” là từ khóa giúp người đọc xác định vị trí thông tin.

Giải thích:

Câu bên chỉ ra rằng Nó khuyến khích việc rút lui vào những kho thông tin quen thuộc nhất chưa được kiểm tra, vốn không yêu cầu và không nhận được sự phân tích, khiến chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch và những ý tưởng phi lý.

Thông tin này không nhắc đến việc liệu thông tin sai lệch có ngày càng phổ biến trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay.

Question 26

Đáp án: Yes

Vị trí: Đoạn 9, 2 câu cuối. 

Giải thích:

Đoạn 9, 2 câu cuối chỉ ra rằng chúng ta sở hữu cả khoa học và công nghệ để xác định và khắc phục những thay đổi trong cách đọc trước khi chúng trở nên cố thủ. Nếu chúng ta làm việc để hiểu chính xác những gì chúng ta sẽ mất, cùng với những năng lực mới phi thường mà thế giới kỹ thuật số đã mang lại, thì càng có nhiều lý do để phấn khích cũng như thận trọng.

Thông tin này xác nhận câu hỏi 26. Chúng ta vẫn có cơ hội để khắc phục những vấn đề mà công nghệ đang trình bày.

Trên đây là bài mẫu gợi ý cho đề Cambridge IELTS 16, Test 4, Reading passage 2: Changes in reading habits được đội ngũ chuyên môn tại Anh Ngữ ZIM biên soạn. Thí sinh có thể thảo luận về đề thi và đáp án dưới phần bình luận hoặc tham gia diễn đàn ZIM Helper để được giải đáp kiến thức tiếng Anh luyện thi Đại học và các kì thi tiếng Anh khác, được vận hành bởi các High Achievers.


Sở hữu sách “Cambridge English IELTS 16 Key & Explanation” để xem toàn bộ nội dung giải thích đáp án. Đặt mua tại đây.

Tham khảo thêm lớp học IELTS online tại ZIM Academy, giúp người học nâng band điểm IELTS và học tập linh hoạt, chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo kết quả đầu ra.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu