Cấu trúc bắt đầu câu trả lời IELTS Speaking Part 2

Những cấu trúc trong bài là câu mở đầu ngắn cứu cánh để các sĩ tử có thêm thời gian tự sắp xếp ý tưởng một cách mạch lạc nhất và bắt vào câu trả lời IELTS Speaking Part 2 một cách nhanh chóng cũng như tự tin hơn.
author
Nguyễn Dương Minh
09/05/2022
cau truc bat dau cau tra loi ielts speaking part 2

Việc có một bố cục rõ ràng trong một bài thi Nói IELTS là một trong những yếu tố quan trọng giúp thí sinh gây ấn tượng tốt với giám khảo và tăng khả năng đạt được những con điểm mong muốn. Do đó, thí sinh cần tự chuẩn bị trước cho bản thân những cấu trúc mở câu để trả lời từng mục gợi ý trong phiếu câu hỏi để giúp giám khảo theo dõi bài Nói dễ dàng hơn. Chính những câu mở ngắn ngày không chỉ giúp giám khảo nắm được mạch và diễn biến câu chuyện được chia sẻ trong phần này của thí sinh mà chúng cũng giúp thí sinh không bị lúng túng khi phải bắt đầu một câu trả lời dưới áp lực thời gian lớn. Thêm vào đó, việc có những cấu trúc mở đầu các câu trả lời khác nhau trong một bài thi IELTS Speaking Part 2 có thể giúp thí sinh tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc suy nghĩ cách bắt đầu một câu trả lời như thế nào. Chính những cấu trúc sẽ được giới thiệu trong bài viết sau đây sẽ những là câu mở đầu ngắn cứu cánh để các sĩ tử có thể câu thêm thời gian cho bản thân để có thể tự sắp xếp ý tưởng một cách mạch lạc nhất trong đầu khi hiệu lệnh 2 phút trả lời được đưa ra và bắt vào câu trả lời một cách nhanh chóng cũng như tự tin hơn.

Key Takeaways

1. Các cấu trúc mở câu cho từng câu trả lời của mỗi mục gợi ý trong phiếu câu hỏi IELTS Speaking Part 2 là một trong những chiến lược giúp thí sinh bắt đầu câu trả lời một cách tự nhiên nhất và tạo ấn tượng tốt với giám khảo từ những phút trả lời đầu tiên.

2. Việc chuẩn bị sẵn các cấu trúc mở câu cho từng mục gợi ý giúp thí sinh có một câu trả lời rõ ràng và mạch lạc. Việc này giúp giám khảo đặc biệt dễ theo dõi câu trả lời của thí sinh trong vòng 2 phút và chấm điểm.

3. Cấu trúc mở câu cho:

  • Cả bài nói sẽ là “Among several/many/a handful of_____, the first one that (springs to)/(pops into)/appears/conjured in my mind/head is_______”.

  • Câu hỏi “When?” sẽ là:

    • “Even though the details/sharp memories might have been lost in the mists of time, I still remember vividly the time when_______”.

    • “Taking a stroll/trip/walk down memory lane, I do remember quite vividly the time when_________”.

    • “If my memory serves me right, it was in (specific year, e.g. 2020) when________”.

    • “If I remember correctly, it was in (specific year, e.g. 2020) when______”.

    • “If I am not wrong, it was in (specific year, e.g. 2020) when______”.

  • Những câu hỏi phụ khác, bao gồm “Who?, What happened?” sẽ là:

    • Speaking of my company, it was___(a person)___

    • Talking about when it happened, it was _________

    • Speaking of the activities/Talking about what happened, there were (two) main things I did/experienced, including_____

  • Câu hỏi “Explain” cuối cùng

    • Finally, there are several/(three) primary reasons why I decide to talk about this experience/story:

      -         Firstly,/In detail,

      -         Secondly,

      -         Lastly,

      Emergency (when you still have more time left after saying “Lastly,”): I should not forget to mention that ______

4. Khi học những cấu trúc này, thí sinh cần học chọn lọc và tránh việc nhầm lẫn giữa các cấu trúc dẫn đến việc mắc những lỗi sai không mong muốn và bị trừ điểm một cách đáng tiếc.

Lý do vì sao thí sinh cần có những câu mở

Dưới áp lực thời gian, nhiều thí sinh có thể bị khớp khi cố đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh nhất sau khi 1 phút lên ý đã kết thúc. Nguyên nhân không chỉ từ áp lực từ giám khảo và tâm lý phòng thi mà còn một phần bắt nguồn từ việc thí sinh có quá nhiều ý tưởng hoặc không có ý tưởng nào cả để bắt đầu.

Đối với trường hợp thí sinh có quá nhiều ý tưởng, việc bắt đầu vào câu trả lời Part 2 một cách tự nhiên nhất và không bị quá phô về từ vựng và ý tưởng từ ngay lúc ban đầu là rất khó. Đây là một trong những điểm yếu thay vì điểm mạnh vì chính điều này có thể làm cho câu trả lời của thí sinh nghe mất tự nhiên và tối nghĩa từ ngay những phút đầu. Xét về trường hợp thí sinh chưa lên được đủ ý tưởng cho các mục gợi ý trong phiếu câu hỏi hoặc hoàn toàn không có một chút ý tưởng gì để trả lời ngay sau khoảng thời gian 1 phút lên ý kết thúc, họ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở đầu câu trả lời của mình. Ở trường hợp thứ 2, các thí sinh cần thêm thời gian để có thể bình tĩnh và những câu mở gợi ý quen thuộc để có thể vận dụng lại những kiến thức cũ hoặc nghĩ ra các ý tưởng mới.

Do đó, việc có sẵn những câu mở đầu cho câu trả lời không chỉ giúp cho những thí sinh trong trường hợp thứ nhất có thời gian để sắp xếp ý tưởng tốt hơn và dẫn vào câu trả lời một cách tự nhiên nhất, không gây “ngộp” cho giám khảo, mà còn giúp các thí sinh ở trường hợp thứ 2 có thêm thời gian lên ý tưởng khi thời gian nói 2 phút bắt đầu. Không những vậy, khi các thí sinh đã làm quen trước với những dạng câu mở đầu thì những cấu trúc này cũng có thể giúp khơi gợi lại những ý tưởng và cách phát triển ý mà thí sinh đã ôn trước đó. Những câu trúc mở câu này cũng có thể giúp giảm đáng kể những lỗi sai ngữ pháp từ những ý tưởng và cách diễn đạt hoàn toàn không được hệ thống theo một trật tự và thứ tự nhất định. Thêm vào đó, những cấu trúc này cũng có thể giúp đáp ứng tiêu chí về từ vựng và tính mạch lạc trong câu trả lời Speaking. Cuối cùng, những câu mở giới thiệu bên dưới có thể nắm được sự chú ý của giám khảo một cách dễ dàng hơn và giúp họ xác định được thí sinh đã nói được đến đâu dựa trên những câu mở đầu giới thiệu câu trả lời. Việc này cũng giúp cho giám khảo ghi chú lại thông tin và chấm điểm một cách dễ dàng hơn và sẽ giúp thí sinh gây được ấn tượng tốt với giám khảo.

Giới thiệu sơ lược về một phiếu câu hỏi trong IELTS Speaking Part 2

Dựa vào một phiếu câu hỏi mẫu trong IELTS Speaking Part 2 ở bên dưới, thí sinh có thể hình dung ra được những mốc điểm gợi ý trong một phiếu câu hỏi thông thường sẽ có những gì. Về căn bản, một phiếu câu hỏi thông thường sẽ bao gồm 2-3 câu hỏi phụ và một câu hỏi chính (câu hỏi cuối trong phiếu). Ở đây, đối với mỗi câu hỏi phụ, thì độ dài của câu hỏi sẽ dao động từ 1-2 ý tưởng chính (có kèm theo giải thích/ví dụ/kết quả nếu thí sinh đặt mục tiêu cho phần thi Nói từ 7.5+). Nếu sĩ tử đặt mục tiêu thấp hơn thì việc chỉ đưa ra 1-2 ý tưởng chính là hoàn toàn chấp nhận được và không bị trừ điểm. Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào tốc độ trả lời của thí sinh mà câu trả lời có thể kéo dài ra hoặc rút ngắn lại. Vì vậy, thời gian lý tưởng cho mỗi câu trả lời cho 3 câu hỏi phụ ở đây sẽ là 25-30 giây vì thí sinh còn cần phải dành thời gian (15 giây cho câu mở đầu giới thiệu và toàn bộ phần thời gian còn lại để đưa ra 1-2 ý tưởng có phân tích rõ ràng cho câu hỏi quan trọng cuối cùng). Bởi lẽ câu hỏi cuối cùng thường sẽ là câu hỏi quan trọng nhất và chiếm phần lớn điểm cả bài Nói của thí sinh. Do đó, thí sinh cần canh thời gian hợp lý, sử dụng liên tục các câu mở trả lời giới thiệu phía dưới để tránh lãng phí thời gian trong việc suy nghĩ cách trả lời và dẫn để không kịp thời gian hoàn thành phần thi này.

Cách áp dụng các loại câu mở đầu trong một bố cục một câu trả lời hoàn chỉnh của IELTS Speaking Part 2

Câu mở đầu cho phần giới thiệu (Kick-off Sentence)

Ở đây, câu mở đầu cho phần giới thiệu câu trả lời có lẽ là một trong những điểm quan trọng nhất để bắt đầu vào một tư thế sẵn sàng và giúp thí sinh cảm thấy tự tin hơn để có thể tiếp tục hoàn thành hết toàn bộ phần thi này. Một mở đầu tốt và tự nhiên sẽ ngay lập tức gây ấn tượng mạnh với giám khảo và sẽ được ghi chú lại như một điểm cộng lớn. Bởi lẽ, đây là lúc giám khảo tập trung cao độ nhất để có thể lắng nghe phần giới thiệu câu trả lời mà thí sinh chuẩn bị bàn luận trong 2 phút tiếp theo.

cau-truc-bat-dau-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-2-01Dựa vào phiếu câu hỏi mẫu ở trên, thí sinh có thể sử dụng những cấu trúc mở câu sau để thu hút sự tập trung của giám khảo cho phần ý quan trọng nhất sắp được giới thiệu.

For example: Among several/many/(a handful of) memorable events that I have experienced so far in my life, the first one that (springs to)/(pops into)/appears/is conjured in my mind/head is the time when I encountered a ghost in real life.

Nghĩa là:

Ví dụ: Trong số những/nhiều/một vài sự kiện đáng nhớ mà tôi đã được trải nghiệm cho đến thời điểm bây giờ trong cuộc sống, cái kỉ niệm đầu tiên mà nảy ra/nhảy vào/xuất hiện/gợi về trong tấm trí/đầu tôi chính là một lần khi tôi gặp một con ma ngoài đời thật.

Ở đây, với cấu trúc mở đầu giới thiệu câu trả lời nêu trên, thì thí sinh có thể áp dụng cho tất cả các dạng câu hỏi và chủ đề khác nhau trong phòng thi IELTS Speaking Part 2. Đối với các loại chủ đề khác, thí sinh chỉ cần thay đổi danh từ “memorable events” thành những danh từ trọng tâm/danh từ chủ đề khác được nêu trong câu hỏi như là “people”, “foods” và “places” nghĩa là “con người”, “thức ăn” và “nơi chốn” cho phù hợp. Những ý tưởng theo sau danh từ trọng tâm/danh từ chủ đề (không được in đậm) cũng nên được thay đổi để giúp câu trả lời nghe tự nhiên nhất và tránh trường hợp thí sinh đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Còn lại, những ý tưởng được in đậm chính là câu mở đầu mà các sĩ tử sẽ bỏ túi và những câu này sẽ không thay đổi về chữ nghĩa bất kể dạng câu hỏi hoặc chủ đề nào. Thêm vào đó, “the first one” trong vế in đậm thứ 2 được dùng để thay thế cho các danh từ trọng tâm/danh từ chủ đề ở vế in đậm thứ nhất (ví dụ: memorable events) để tránh bị lặp.

Cách áp dụng câu mở đầu cho phần giới thiệu (Kick-off Sentence) cho các loại chủ đề phổ biến khác (bao gồm con người, thức ăn và nơi chốn)

Sau đây sẽ là một số ví dụ tương tự với “câu mở đầu cho phần giới thiệu” ở phía trên nhưng dành cho những chủ đề phổ biến khác, bao gồm “con người”, “thức ăn” và “nơi chốn”.

People: Among several/many/(a handful of) significant individuals in my life/public figures that I have always revered, the first one that (springs to)/(pops into)/appears/is conjured in my mind/head is Barack Obama, who is the past president of the United States.

Foods: Among several/many/(a handful of) scrumptious (Vietnamese) dishes that have a special place in my heart/I have tried so far, the first one that (springs to)/(pops into)/appears/is conjured in my mind/head is Pho Bo (or Special beef noodles), which my mom always makes for me at the weekends.

Places: Among several/many/(a handful of) touristy destinations that I have been to, the first one that (springs to)/(pops into)/appears/is conjured in my mind/head is Da Nang which is a beautiful coastal city that is located in the center of Vietnam.

Nghĩa là:

Yếu tố con người: Trong số những/nhiều/một vài người đặc biệt trong cuộc sống của tôi/người nổi tiếng mà luôn ngưỡng mộ, người đầu tiên mà nảy ra/nhảy vào/xuất hiện/gợi về trong tấm trí/đầu tôi chính là Barack Obama, cái người mà là tổng thống cũ của nước Mỹ.

Yếu tố thức ăn: Trong số những/nhiều/một vài món ăn (Việt Nam) ngon mà có một vị trí đặc biệt trong tim tôi/mà tôi được ăn thử cho đến bây giờ, món ăn đầu tiên mà nảy ra/nhảy vào/xuất hiện/gợi về trong tấm trí/đầu tôi chính là Phở Bò (hoặc tên gọi khác của Phở Bò), món mà mẹ tôi luôn làm cho tôi vào cuối tuần.

Yếu tố nơi chốn: Trong số những/nhiều/một vài địa điểm du lịch mà tôi từng đến, địa điểm đầu tiên mà nảy ra/nhảy vào/xuất hiện/gợi về trong tấm trí/đầu tôi chính là Đà Nẵng, một thành phố biển đẹp nằm ở trung tâm của đất nước Việt Nam.

Từ vựng ăn điểm:

1. Public figures (noun): người nổi tiếng

2. Scrumptious (adjective): ngon miệng

3. Revere (verb): tôn trọng, ngưỡng mộ

4. Touristy destination (noun): địa điểm du lịch

5. Coastal city (noun): thành phố biển

Nhìn vào những câu mở đầu cho những câu giới thiệu ở phía trên, thí sinh đã có thể hình dung ra được một cách khái quát cách mở đầu hoàn chỉnh cho một câu trả lời trong IELTS Speaking Part 2 là như thế nào. Xét về những vế in đậm mà thí sinh nên ghi chú lại để bỏ túi như là những câu mở đầu cứu cánh thì như đã nêu trên, cụm “the first one” được in đậm ở vế thứ 2 liên tục thay đổi nghĩa dựa trên danh từ trọng tâm/danh từ chủ đề mà thí sinh đang trả lời là gì.

Lưu ý khi học thuộc lòng những câu mở đầu được giới thiệu ở đây

Tuy rằng những câu mở đầu được giới thiệu trong bài viết này có thể giúp ích rất nhiều cho bất kể thí sinh nào trong phòng thi dưới một áp lực lớn, việc học thuộc những câu mở đầu ở đây một cách chọn lọc sẽ giúp ích hơn cho thí sinh thay vì việc học hết tất cả (ở phía dưới, với những câu hỏi khác, thí sinh sẽ có nhiều lựa chọn cho câu mở đầu hơn). Bởi lẽ, khi vận dụng những câu mở đầu được chia sẻ trong bài viết, thí sinh phải chắc chắn được rằng những câu chữ (im đậm) được bỏ túi để sử dụng phải hoàn toàn chính xác với những gì đã được gợi ý. Do đó, việc thí sinh học quá nhiều những cụm mở đầu khác nhau sẽ dẫn đến việc thí sinh bị rối và nhầm lẫn giữa những câu mở đầu khác nhau. Việc này rất dễ dẫn đến những tình huống thí sinh nói thiếu chữ hoặc sai ngữ pháp (mặc dù đã được ghi lại và chuẩn bị rất kĩ thông qua luyện tập) do áp lực trong phòng thi là rất lớn. Vì vậy, tác giả khuyên thí sinh chỉ nên học 1 đến 2 cụm mở đầu (cho những câu hỏi có nhiều câu mở đầu khác nhau ở phía dưới) để tránh việc nhầm lần hoặc “tẩu hỏa nhập ma” dẫn đến một lần nữa “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và mất điểm một cách oan uổng.

Câu mở đầu cho câu hỏi “When?”

Câu hỏi “When?” có lẽ được xem là một trong những câu hỏi có số lượng câu mở đầu tương thích để sử dụng kèm theo nhiều nhất. Do đó, thí sinh nên vận dụng được ít nhất 1 câu mở đầu cho dạng câu hỏi này để ăn điểm về từ vựng (Lexical Resource) trong bảng điểm chấm thi cho kĩ năng Nói.

cau-truc-bat-dau-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-2-01

 Một số những câu mở đầu tiêu biểu bao gồm:

1. Even though the details/sharp memories might have been lost in the mists of time, I still remember vividly the time when I experienced/encountered/tried/went to

2. Taking a stroll/trip/walk down memory lane, I do remember quite vividly the time when I experienced/encountered/tried/went to

3. If my memory serves me right, it was in __(specific year, e.g. 2020)__ when I experienced/encountered/tried/went to

4. If I remember correctly, it was in __(specific year, e.g. 2020)__ when I experienced/encountered/tried/went to

5. If I am not wrong, it was in __(specific year, e.g. 2020)__ when I experienced/encountered/tried/went to

Nghĩa là:

1. Tuy rằng những chi tiết/kỉ niệm chính xác có thể đã bị lạc mất trong dòng thời gian, tôi vẫn nhớ như in cái lần mà tôi trải nghiệm/gặp gỡ tình cờ/thử/đi đến____

2. Thả bộ/Thực hiện một chuyến đi/Đi dạo xuống con đường ký ức, tôi nhớ khá rõ cái lần mà tôi trải nghiệm/gặp gỡ tình cờ/thử/đi đến____

3. Nếu như kí ức của tôi là đúng thì nó là vào __(1 năm cụ thể, ví dụ: 2020)__ khi tôi trải nghiệm/gặp gỡ tình cờ/thử/đi đến____

4. Nếu như tôi nhớ chính xác thì nó là vào __(1 năm cụ thể, ví dụ: 2020)__ khi tôi trải nghiệm/gặp gỡ tình cờ/thử/đi đến____

5. Nếu như tôi không sai thì nó là vào __(1 năm cụ thể, ví dụ: 2020)__ khi tôi trải nghiệm/gặp gỡ tình cờ/thử/đi đến____

Từ vựng ăn điểm:

1. The mists of time (noun): dòng thời gian

2.  Vividly (adverb): rõ ràng

3. Encounter (verb): gặp gỡ tình cờ

4.  Taking a stroll/trip/walk down memory lane (phrase): Nhớ về một kỉ niệm đẹp trong quá khứ

Ở đây, đa số các câu hỏi “When?” đều hỏi về một tình huống đã xảy ra trong quá khứ. Do đó, thí sinh cần lưu ý về thì (tense) mình sử dụng ở đây đã là thì được chia ở quá khứ hay chưa. Ở đây, thí sinh chỉ cần để ý rằng thì quá khứ sẽ áp dụng cho vế nằm phía sau chữ “when” in đậm ở trong những câu mở đầu được đưa ra ở trên. Còn lại, ở những câu mở đầu được in đậm (để bỏ túi) thì thí sinh chỉ cần sử dụng tương tự như những gì đã được trình bày ở trên (sử dụng thì hiện tại) là được.

Câu mở đầu cho những câu hỏi phụ khác, bao gồm “Who?, What happened?”

cau-truc-bat-dau-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-2-01Đối với những dạng câu hỏi còn lại, câu mở đầu sẽ đơn giản hơn rất nhiều và cũng có thể áp dụng cho câu hỏi “When?” trong trường hợp thí sinh quên những cấu trúc đã nêu ra ở trên khi luyện tập hoặc khi ở trong phòng thi dưới áp lực lớn.

Những câu mở đầu cho những dạng câu hỏi phụ khác bao gồm:

1. Speaking of my company, it was Minh who is my partner-in-crime.

2. Talking about when it happened, it was 2 years ago when I was an eleventh grader.

3. Speaking of the activities/Talking about what happened, there were (two) main things I did/experienced, including_____

Nghĩa là:

1. Nhắc về bạn đồng hành của tôi, thì nó là Minh, là đứa bạn thân của tôi.

2. Nói về khi mà sự việc này xảy ra, nó là vào 2 năm trước khi tôi còn là học sinh lớp 11.

3. Nhắc về những hoạt động/Nói về những gì xảy ra, có (hai) việc chính mà tôi làm/trải nghiệm, bao gồm___

Ở đây, thí sinh lưu ý chỉ sử dụng danh từ để đi theo đằng sau cấu trúc Speaking of thay vì là cả một câu (clause) như sau cấu trúc Talking about. Ở đây, cấu trúc Talking about sẽ dễ sử dụng hơn và sẽ phù hợp cho những ai không muốn nhớ quá nhiều những điểm lưu ý khác nhau bởi vì cả danh từ và một câu đều có thể đứng đằng sau cấu trúc này.

Câu mở đầu cho câu hỏi “Explain” cuối cùng

Câu mở đầu ở đây yêu cầu thí sinh phải giới thiệu được cho giám khảo hình dung ra được trong phần tiếp theo thí sinh sẽ giới thiệu tổng cộng bao nhiêu ý tưởng để chứng minh cho câu trả lời của mình. Ở đây, thí sinh cần phải có một câu giới thiệu rõ ràng như sau:

Finally, there are several/(two primary) reasons why I decide to talk about this experience/story:

  • Firstly,/In detail,

  • Secondly,

  • Lastly,

Emergency (when you still have more time left after saying “Lastly,”): I should not forget to mention that ______

Nghĩa là:

Cuối cùng, sau đây sẽ là (một số)/hai lý do chính tại sao tôi quyết định nói về kinh nghiệm/câu chuyện này:

  • Đầu tiên,/Xét về chi tiết,

  • Thứ hai,

  • Cuối cùng,

Trường hợp khẩn cấp (dùng khi thí sinh vẫn còn thời gian nói nhưng đã đưa ra ý cuối cùng): Tôi chắc chắn không thể không nhắc đến_____

Ở đây, thí sinh nên đưa ra từ 2-3 ý tưởng hoặc nếu trường hợp thí sinh chỉ có 1 ý tưởng thì ý tưởng này sẽ cần phải được phân tích kĩ càng (giải thích và đưa ra ví dụ). Trường hợp 1 ý tưởng thì thí sinh sẽ sử dụng cụm “In detail,” (“chi tiết là”) thay vì là liệt kê ra “Firstly,", “Secondly,” và “Lastly,” (“đầu tiên là”, “thứ hai là” và “cuối cùng là”). Thêm vào đó, khi đưa nhiều ý tưởng cho phần “Explain”, thí sinh nên sử dụng “Lastly,” khi đưa ra ý tưởng cuối cùng để giám khảo biết được rằng câu trả lời đã kết thúc. Trường hợp mà thí sinh đã đưa ra ý cuối cùng nhưng vẫn chưa kết thúc thời gian 2 phút thì thí sinh có thể sử dụng cụm mở đầu “chữa cháy” như là “I should not forget to mention that___”. Tuy vậy, thí sinh vẫn nên tập canh thời gian cho phần này để dành được ít nhất 40 giây cho câu hỏi “Explain” cuối cùng.

Ví dụ áp dụng các loại câu mở đầu trong một câu trả lời hoàn chỉnh

cau-truc-bat-dau-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-2-01

Sample:

Among several horrifying experiences that I have undergone so far, the first one that springs to my mind is the time when I got lost in a forest in Da Nang.

If I remember correctly, it was in 2015 when I travelled with my family to Da Nang for my summer vacation. And during our time there, we decided to pay a visit to one of Da Nang’s famous forests to broaden our horizon.

Speaking of my company, it was my family who accompanied me on that short trip in the wilderness.  

Talking about what happened, there were two main defining points in this story. In detail, everything was fine until I strayed off the main road to take some photos of the surroundings. After finding out I was lost and looking frantically around, I eventually got help from a local nearby to find the way to the exit and reunite with my family.

Finally, the main reason why I decide to talk about this story is because I almost had a full panic attack and breakdown when I found out that I was completely left alone in the middle of nowhere with no one in sight. Not only that, it was getting dark and the forest was well-known as a dangerous place to hang around at night. Therefore, my life felt as if it was ending in front of me when I couldn’t find my family after looking for them around for 1 hour straight.

Nghĩa là:

Trong số rất nhiều trải nghiệm kinh hoàng mà tôi đã trải qua cho đến nay, kỉ niệm đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi là lần tôi bị lạc trong một khu rừng ở Đà Nẵng.

Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là vào năm 2015 khi tôi cùng gia đình đi du lịch Đà Nẵng vào kỳ nghỉ hè. Và trong thời gian ở đó, chúng tôi quyết định đến thăm một trong những khu rừng nổi tiếng của Đà Nẵng để mở rộng kiến thức.

Nói về bạn đồng hành của tôi, đó là gia đình tôi đã đồng hành cùng tôi trong chuyến đi ngắn này ở một nơi hoang dã.

Nói về những gì đã xảy ra thì có hai điểm chính trong câu chuyện này. Về chi tiết, mọi thứ đều ổn cho đến khi tôi đi lạc ra khỏi con đường chính để chụp một vài bức ảnh xung quanh. Sau khi tôi phát hiện ra mình bị lạc và hoảng loạn nhìn xung quanh, cuối cùng tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ một người dân địa phương gần đó để tìm ra lối thoát và đoàn tụ với gia đình.

Cuối cùng, lý do chính khiến tôi quyết định nói về câu chuyện này là bởi vì tôi gần như bị hoảng loạn và suy sụp hoàn toàn khi phát hiện ra rằng tôi hoàn toàn bị bỏ lại một mình giữa chỗ không biết là đâu và không có ai trong xung quanh cả. Không chỉ vậy, trời cũng tối dần và khu rừng này được biết đến như là một nơi nguy hiểm để ở lại vào ban đêm. Vì vậy, cuộc sống của tôi cảm giác như đang kết thúc trước mắt khi tôi không thể tìm thấy gia đình của mình sau khi tìm kiếm họ trong vòng 1 giờ liên tục.

Bài tập áp dụng

Dựa vào những cấu trúc mở đầu câu và những câu trả lời mẫu được giới thiệu phía trên, thí sinh thử vận dụng trả lời cho một phiếu câu hỏi dưới đây theo sườn bài đã được bày.

Gợi ý:

Mở đầu câu trả lời bằng: Among several memories that I still remember to this day, _____
cau-truc-bat-dau-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-2-02

Đáp án mẫu:

Among several memories that I still remember to this day, the first one that springs to my mind is the time when I celebrated my IELTS results with my beloved family.

Speaking of the achievement, I was over the moon to finally attain a 6.5 overall for my IELTS test. In fact, I have taken the test more than three times in order to get at least a 6.5 overall to apply for a visa to study abroad.

If I remember correctly, it was five years ago when I threw a party with my close ones to celebrate another milestone I achieved.

Talking about the celebration, we decided to go to a high-end restaurant in District 7 for the first time for this occasion. We ordered a full-course meal and everyone was full and happy afterward.

Finally, the main reason why I decided to talk about this story was because I felt incredibly grateful to have everyone out on my very special day to celebrate my achievement. In detail, we had a blast and chatted until very late at night before we went home to take a rest. It was a beautiful memory that I would forever cherish in years to come.

Từ vựng mới:

  1. attain (verb): đạt được

  2. milestone (noun): cột mốc

  3. full-course meal (noun): bữa ăn đầy đủ

  4. have a blast (idiom): có một khoảng thời gian vui vẻ

  5. cherish (verb): trân trọng

Tổng Kết

Nói tóm lại, thí sinh luôn cần chuẩn bị sẵn cho bản thân ở nhà những câu mở đầu cho các mục gợi ý trong phiếu câu hỏi trước khi bước vào phòng thi Speaking. Bởi lẽ, áp lực trong phòng thi là rất lớn và việc lúng túng khi bắt đầu đưa ra một câu trả lời trong một khoảng thời gian giới hạn cụ thể là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Do đó, thí sinh cần những câu mở đầu hoàn chỉnh để giúp dẫn dắt ý tưởng và thiết kế 1 câu trả lời mạch lạc để gây ấn tượng tốt với giám khảo ngay từ phút đầu tiên trả lời. Những chiến thuật này đều nên được áp dụng bởi tất cả các thí sinh bất kể dù đã có nhiều kinh nghiệm hoặc chỉ mới bước đầu làm quen với bài thi.   

Để có lộ trình học tập hiệu quả cho kỳ thi IELTS, tham khảo trung tâm luyện thi IELTS ZIM Academy cung cấp lộ trình học phù hợp với trình độ và mục tiêu của từng học viên.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu