Chiến lược cải thiện IELTS Listening band 4.5 lên 5.5 trong 2 tháng

Chiến lược học tập hiệu quả để cải thiện Listening IELTS band 4.5 lên band 5.5 trong 2 tháng: Kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng buổi và nguồn tài liệu nghe.
author
ZIM Academy
17/08/2021
chien luoc cai thien ielts listening band 45 len 55 trong 2 thang

IELTS Listening được xem là một trong những kĩ năng khó, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Ngoài ra, phương pháp làm bài Listening cũng không phổ biến và chi tiết, có sẵn trên Internet như các kĩ năng Writing và Speaking. Vì vậy, một số người học khá loay hoay vì không biết phải bắt đầu từ đâu và luyện nghe như thế để cải thiện IELTS Listening trong thời gian ngắn. 

Hiểu được khó khăn này của người học, ở bài viết này, tác giả sẽ giúp người học xây dựng chiến lược học tập hiệu quả để cải thiện IELTS Listening band 4.5 lên band 5.5 trong 2 tháng. 

Đọc thêm: IELTS Listening: Cấu trúc và các dạng câu hỏi Listening IELTS thường gặp

Xây dựng kế hoạch học tập để cải thiện kĩ năng Listening band 4.5 lên band 5.5 trong 2 tháng 

Theo như thang chấm điểm IELTS Listening, người học IELTS Listening band 4.5 đạt mức khoảng 13-15 câu đúng. Để đạt mục tiêu IELTS Listening band 5.5, người học cần đạt mức ít nhất là 18 câu đúng trên tổng số 40 câu hỏi. 

Theo người viết, cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là người học nên chú trọng tập trung vào 20 câu đầu tiên của đề, cũng là phần được đánh giá là dễ nhất trong cả bài thi. Nếu làm tốt 20 câu này, người học có thể dễ dàng đạt mục tiêu đạt IELTS Listenting band 5.5, thậm chí là cao hơn. 

Sau đây, người viết sẽ đề xuất kế hoạch học tập để cải thiện kĩ năng Listening band 4.5 lên band 5.5 trong vòng 2 tháng. Trong 2 tháng này, ngoài việc luyện đề, người học cũng nên nghe thêm các nguồn nghe khác để cải thiện kĩ năng nghe – hiểu và tận dụng tối đa quỹ thời gian. 

Tháng 1: Nắm được cách làm của Part 1 và Part 2, hiểu được những lỗi mà bản thân mắc phải

chien-luoc-cai-thien-listening-ielts-band-4-5-len-5-5-1

Tuần 1: 

Tập làm quen với đề, chú trọng vào kĩ năng xác định từ khoá và đoán đáp án để làm dạng điền từ vào chỗ trống thật tốt, không chú trọng vào số lần nghe mà chỉ chú trọng vào việc nghe được đáp án

3 ngày đầu tiên của tuần (Thứ 2 tới Thứ 4): 

  • Sáng (30 phút – 1 tiếng): Nghe thụ động (Người học mở file nghe trong khi làm những việc khác, không tập trung quá nhiều việc nghe). Người học có thể mở một bài diễn thuyết, một bộ phim ngắn, một video nào đó bằng Tiếng Anh trong lúc làm những việc cá nhân khác.

  • Chiều (30 phút – 1 tiếng): Nghe 2 đề, và chỉ làm 10 câu đầu tiên (Part 1). Trong quá trình nghe, người học chú ý: 

Phân tích đề kĩ trước khi nghe

  1. Dịch nghĩa 

  2. Gạch chân key words 

  3. Đoán loại từ (danh từ, động từ, tính từ,…) và nghĩa (nếu có thể) của đáp án trước khi nghe dựa vào ngữ pháp 

VD: She used to work as a……………. in 2017.

=> Đáp án đứng sau “a” vì vậy đó phải là danh từ. Ngoài ra, danh từ này đứng sau cụm từ “work as” (làm việc như là). Vì vậy, người học có thể đoán được đáp án sẽ là một danh từ chỉ nghề nghiệp. 

  • Nghe nhiều lần cho tới lúc chọn được đáp án. Đối với những câu hỏi mà người học có nghe được vị trí đáp án nhưng không biết ghi (thường là do không biết từ vựng), người học cố gắng nghe được cách phát âm và ghi ra cách phát âm của đáp án đó. 

  • Sau khi đã nghe được đáp án, người học dò lại xem đã đúng với ngữ pháp mà lúc trước mình đã chọn hay chưa. 

  • Kiểm tra đáp án và ghi lại số câu đúng

Tối (1 tiếng): Nghiên cứu transcript, nghe kĩ lại những chỗ mà người học nghe sai/ không nghe được đáp án và cố gắng xác định nguyên nhân bản thân làm sai. Những lí do có thể bao gồm: 

+ Do không biết từ vựng 

+ Do file nghe nói quá nhanh, nuốt âm

+ Do người học phát âm sai dẫn tới việc dù người học biết từ này nhưng không thể nghe hiểu được 

=> Rút kinh nghiệm cho những lần sau. Học từ vựng, sửa lại phát âm, đặc biệt chú ý tới những từ có trong câu có chứa đáp án

3 ngày tiếp theo của tuần (Thứ 5 tới thứ 7) 

Sáng (30 phút – 1 tiếng): Nghe thụ động (Người học mở file nghe trong khi làm những việc khác, không tập trung quá nhiều việc nghe). Người học có thể mở một bài diễn thuyết, một bộ phim ngắn, một video nào đó bằng Tiếng Anh trong lúc làm những việc cá nhân khác.

Chiều (30 phút – 1 tiếng): 

  • Nghe 2 đề và tiếp tục chỉ nghe 10 câu đầu tiên của mỗi đề 

  • Tiếp tục phân tích đề kĩ trước khi làm bài 

  • Chỉ giới hạn nghe 2 lần và sau đó dò đáp án 

  • Ghi lại số câu đúng và dò với kết quả hôm qua

Tối (1 tiếng): Nghiên cứu transcript, nghe kĩ lại những chỗ mà người học nghe sai/ không nghe được đáp án và cố gắng xác định nguyên nhân bản thân làm sai. Những lí do có thể bao gồm: 

  • Do không biết từ vựng 

  • Do file nghe nói quá nhanh, nuốt âm

  • Do người học phát âm sai dẫn tới việc dù người học biết từ này nhưng không thể nghe hiểu được 

=> Rút kinh nghiệm cho những lần sau. Học từ vựng, sửa lại phát âm, đặc biệt chú ý tới những từ có trong câu có chứa đáp án

Ngày cuối cùng của tuần (Chủ nhật): Tập trung vào thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp với luyện nghe

Sáng (30 phút – 1 tiếng): Nghe thụ động (Người học mở file nghe trong khi làm những việc khác, không tập trung quá nhiều việc nghe). Người học có thể mở một bài diễn thuyết, một bộ phim ngắn, một video nào đó bằng Tiếng Anh trong lúc làm những việc cá nhân khác.

Chiều: Hoạt động khác

Tối: Xem một bộ phim bằng Tiếng Anh, vẫn sử dụng Vietsub để hiểu nội dung phim và thư giãn, nhưng thử dựa vào Vietsub để nghe hiểu câu Tiếng Anh hoặc nhắc lại cách nói của người bản xứ để luyện phát âm và làm quen với âm điệu/ cách nhấn nhá trong Tiếng Anh

Tuần 2: Tập nhuần nhuyễn hơn với 10 câu đầu tiên, bắt đầu làm quen với 10 câu tiếp theo của đề (Part 2) 

6 ngày đầu tiên của tuần:

  • Sáng (30 phút – 1 tiếng): Nghe thụ động (Người học mở file nghe trong khi làm những việc khác, không tập trung quá nhiều việc nghe). Người học có thể mở một bài diễn thuyết, một bộ phim ngắn, một video nào đó bằng Tiếng Anh trong lúc làm những việc cá nhân khác

  • Chiều (1 tiếng – 1 tiếng rưỡi): Nghe 20 câu đầu tiên của 1 đề, trong đó: 

+ 10 câu đầu tiên (Part 1): Phân tích đề bằng cách gạch chân key words và đoán đáp án. Người học cố gắng phân tích đề xong trong khoảng thời gian cho phép. Chỉ nghe 2 lần. 

+ 10 câu tiếp theo (Part 2): 

  • Phân tích đề: 

-> Nếu là dạng điền từ: làm tương tự như Part 1. 

-> Nếu là dạng chọn đáp án A/B/C: gạch chân key words, chú ý tới trọng tâm của câu hỏi, phân biệt sự khác nhau giữa các đáp án. 

-> Nếu là dạng Maps: phân tích kĩ đề bằng cách xác định vị trí hiện tại, các vị trí cần chọn trên bản đồ, các đồ vật/ đường/ địa điểm có sẵn trên bản đồ. 

  • Nghe: Nghe tập trung, nghe nhiều lần cho tới lúc chọn được đáp án. Ghi lại số câu đúng và dò với kết quả hôm qua

Tối (1 tiếng): Nghiên cứu transcript, học từ vựng và sửa lại phát âm (nếu có). Ngoài ra, đối với Part 2, ngoài những yêu cầu trên, người học cần xem xét thêm lí do khiến mình bị sai, đặc biệt là lí do bị dính traps (bẫy) của bài nghe. Từ đó, rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Ngày cuối cùng của tuần: Tập trung vào thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp với luyện nghe:

Sáng (30 phút – 1 tiếng): Nghe thụ động (Người học mở file nghe trong khi làm những việc khác, không tập trung quá nhiều việc nghe). Người học có thể mở một bài diễn thuyết, một bộ phim ngắn, một video nào đó bằng Tiếng Anh trong lúc làm những việc cá nhân khác.

Chiều: Hoạt động khác

Tối: Xem một bộ phim bằng Tiếng Anh, vẫn sử dụng Vietsub để hiểu nội dung phim và thư giãn, nhưng thử dựa vào Vietsub để nghe hiểu câu Tiếng Anh hoặc nhắc lại cách nói của người bản xứ để luyện phát âm và làm quen với âm điệu/ cách nhấn nhá trong Tiếng Anh

Tuần 3 và 4: Luyện tập chuyên sâu cho 20 câu đầu tiên 

Sáng (30 phút tới 1 tiếng): Nghe thụ động

Chiều (1 tiếng tới 1 tiếng rưỡi): 

Nghe 2 đề, chỉ nghe 20 câu đầu tiên (Part 1 và Part 2): 

  • Part 1: Hoàn thành phân tích đề trong thời gian cho phép, chỉ nghe 1 lần 

  • Part 2: Hoàn thành phân tích đề trong thời gian cho phép, chỉ nghe 2 lần 

Ghi lại số câu đúng và dò với kết quả hôm qua (Thay bằng hoạt động khác nếu là ngày Chủ Nhật)

Tối (1 tiếng): Nghiên cứu transcript, học từ vựng và sửa phát âm (nếu có) và nghiên cứu traps (nếu có). (Thay bằng hoạt động xem phim nếu là ngày chủ nhật)

Tháng 2: Nắm vững 20 câu đầu, làm quen 20 câu tiếp theo và luyện nghe một đề hoàn chỉnh 

chien-luoc-cai-thien-listening-ielts-band-4-5-len-5-5-2

Tuần 1: Cố gắng nắm vững Part 1 và Part 2, làm quen và luyện tập với Part 3

Sáng (30 phút): Nghe 1 đề nghe và chỉ nghe 20 câu đầu. Người học bắt buộc phải phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần sau đó dò đáp án. Ghi lại số lượng câu đúng và so sánh với kết quả ngày hôm qua.

Chiều (1 tiếng): 

Nghe 1 đề và chỉ nghe 30 câu đầu. Trong đó: 

  • Part 1 và Part 2: phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần. 

  • Part 3: Phân tích đề (Cách phân tích đề với các dạng câu hỏi tương tự như ở Part 2), gạch chân key words, dò từ vựng kĩ trước khi nghe. Nghe nhiều lần cho tới khi chọn được đáp án. 

Dò đáp án và so sánh với kết quả hôm qua

Tối (1 tiếng – 1 tiếng rưỡi): Nghiên cứu transcript, học từ vựng, sửa phát âm và nghiên cứu những bẫy mà người học bị dính trong quá trình làm bài nghe. 

(Nếu là ngày Chủ Nhật, người học thay thế bằng hoạt động xem phim, xem phim ngắn, vlogs,… bằng Tiếng Anh)

Tuần 2: Nắm vững Part 1 và Part 2, cố gắng làm Part 3 tốt nhất có thể, tập làm quen với dạng đề và luyện làm Part 4

Sáng (30 phút): 

Nghe 1 đề nghe và chỉ nghe 20 câu đầu. Người học bắt buộc phải phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần sau đó dò đáp án. Ghi lại số lượng câu đúng và so sánh với kết quả ngày hôm qua

Chiều (1 tiếng): Nghe 1 đề. Trong đó: 

  • Part 1 và Part 2: phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần. 

  • Part 3: Phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, chỉ nghe 2 lần 

  • Part 4: Phân tích đề và dịch nghĩa trước khi nghe. Thực hiện đoán từ loại của đáp án nếu đó là dạng điền từ. Nghe nhiều lần cho tới khi chọn được đáp án. 

Dò đáp án và so sánh với kết quả hôm qua

Tối (1 tiếng – 1 tiếng rưỡi): Nghiên cứu transcript, học từ vựng, sửa phát âm và nghiên cứu những bẫy mà người học bị dính trong quá trình làm bài nghe. 

(Nếu là ngày Chủ Nhật, người học thay thế bằng hoạt động xem phim, xem phim ngắn, vlogs,… bằng Tiếng Anh)

Tuần 3: Nắm vững Part 1 và Part 2, cố gắng làm Part 3 và Part 4 tốt nhất có thể, tập làm quen với việc nghe một đề hoàn chỉnh 

Sáng (30 phút): Nghe 1 đề nghe và chỉ nghe 20 câu đầu. Người học bắt buộc phải phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần sau đó dò đáp án. 

Ghi lại số lượng câu đúng và so sánh với kết quả ngày hôm qua

Chiều (1 tiếng): Nghe 1 đề. Trong đó: 

  • Part 1 và Part 2: phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần. 

  • Part 3: Phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, chỉ nghe 2 lần 

  • Part 4: Phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, chỉ nghe 2 lần 

Dò đáp án và so sánh với kết quả hôm qua 

Tối (1 tiếng – 1 tiếng rưỡi): Nghiên cứu transcript, học từ vựng, sửa phát âm và nghiên cứu những bẫy mà người học bị dính trong quá trình làm bài nghe.

Tuần 4: Nắm vững Part 1 và Part 2, kiểm soát được tâm lí và thời gian phân tích đề khi làm một đề hoàn chỉnh 

Sáng (30 phút)

Nghe 1 đề nghe và chỉ nghe 20 câu đầu. Người học bắt buộc phải phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần sau đó dò đáp án. 

Ghi lại số lượng câu đúng và so sánh với kết quả ngày hôm qua

Chiều (1 tiếng)

Nghe 1 đề. Phân tích đề kịp trong thời gian cho phép, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ yêu cầu của đề ra. Chỉ nghe 1 lần. 

Dò đáp án và so sánh với kết quả hôm qua

Tối (1 tiếng – 1 tiếng rưỡi): Nghiên cứu transcript, học từ vựng, sửa phát âm và nghiên cứu những bẫy mà người học bị dính trong quá trình làm bài nghe.

Gợi ý các nguồn luyện nghe hữu ích để cải thiện IELTS Listening

Để luyện nghe, người học có thể sử dụng các nguồn sau: 

Luyện nghe thụ động/ giải trí (Không phải đề thi IELTS) 

Diễn thuyết: 

Video về khoa học, các sự thật trong cuộc sống (Được minh hoạ bằng video hoạt hình thú vị) 

Phim ngắn (tình cảm, cuộc sống): 

Clip hài hước: 

Xem phim lẻ trên Netflix: https://www.netflix.com/vn-en/

Cải thiện IELTS Listening

  • 101 đề Listening của ZIM

  • App học tập của ZIM – Mô phỏng chính xác và độ khó sát với đề thi thật (Dành riêng cho học viên tại ZIM)

  • Bộ sách Cambridge từ 6 tới 16 (Người học có thể mua tại các nhà sách) 

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã đề xuất cách xây dựng kế hoạch học tập chi tiết và hiệu quả để người học có thể cải thiện IELTS Listening band 4.5 lên band điểm 5.5 cho kĩ năng Listening. Ngoài ra, tác giả cũng đã đề xuất một số nguồn luyện nghe khá uy tín và hiệu quả. 

Tác giả hy vọng rằng với bài viết này, người học sẽ không còn hoang mang, lo lắng trong quá trình cải thiện IELTS Listening, cũng như giúp người học nắm được trọng tâm để học tập và đạt được số điểm Listening mong muốn. 

Giảng viên: Lê Thị Kiều Linh

Để có lộ trình học tập hiệu quả cho kỳ thi IELTS, tham khảo trung tâm luyện thi IELTS ZIM Academy cung cấp lộ trình học phù hợp với trình độ và mục tiêu của từng học viên.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu