Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2 – Study & Work, Phần 5 Describe a job you would not like to do in the future
Bài viết hướng dẫn bạn chi tiết cách làm phần thi IELTS Speaking Part 2 với dạng đề Describe a job you would not like to do in the future. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này cho dạng bài Describe a job you would like to do in the future.
Cách sử dụng bài mẫu IELTS Speaking Part 2
Để đảm bảo trọng tâm, bài viết chủ yếu chỉ cung cấp nghĩa và cách dùng trong một số ngữ cảnh nổi bật của những từ vựng/cách diễn đạt được sử dụng trong bài mẫu IELTS Speaking Part 2. Người đọc có thể tham khảo thêm những nguồn tài liệu uy tín (ví dụ dictionary.cambridge.org) nếu muốn hiểu thêm về cách phát âm tiếng Anh cũng như những ứng dụng khác của các từ vựng/cách diễn đạt đó.
Độ dài của các câu chuyện luôn dài hơn đáng kể so với một bài nói IELTS Speaking Part 2 thông thường. Đây là chủ đích của người viết nhằm tạo ra một nguồn học từ vựng/ý tưởng đa dạng, có thể vận dụng cho nhiều đề bài IELTS Speaking Part 2 cũng như nhiều đối tượng người học.
Lưu ý: Nội dung bài viết dựa hoàn toàn theo trải nghiệm cá nhân. Người đọc hoàn toàn có thể dựa vào những ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở đây để xây dựng câu chuyện cho chính mình theo những hướng đi được gợi ý ở phần Gợi ý về các hướng triển khai câu chuyện khác.
Describe a job you would not like to do in the future
Trước tiên, người đọc nên tập trung vào những câu hỏi gợi ý trong đề bài để hiểu rõ những điều mình cần làm:
You should say
What kind of job it is
What qualities skills it requires
Why you would not like to do it
And how you feel about this job.
Trước khi viết một câu chuyện đầy đủ, người viết sẽ mô phỏng quá trình brainstorm mà bản thân đã áp dụng bằng phương pháp chêm từ. Người đọc có thể tìm đọc cuốn Understanding Vocab for IELTS Speaking được đăng bán trực tiếp tại store.zim.vn để hiểu thêm về phương pháp này. Sau đây là dàn ý tiếng Việt đi kèm các keywords tiếng Anh được người viết soạn theo sườn bài gợi ý ở đề bài:
What kind of job it is
“Tôi sẽ nói về một công việc extremely demanding mà tôi có lẽ sẽ không bao giờ muốn làm trong tương lai. Đó là nghề bác sĩ. Nếu bạn hỏi cái thằng tôi ngây thơ cách đây 15 năm, chắc hẳn nó vẫn sẽ coi việc trở thành bác sĩ là một trong những greatest ambitions của nó. Hồi còn bé, tôi luôn thấy háo hức mỗi khi được đọc inspiring stories về những bác sĩ nổi tiếng, như Louis Pasteur, và cống hiến của họ cho medical science. Tôi từng ước rằng tôi sẽ có một phòng thí nghiệm của riêng mình, dành hàng giờ đồng hồ examining tiny organisms dưới một cái microscope, và thậm chí sẽ tìm ra cures cho những terminal diseases như ung thư hay AIDS”.
What qualities/skills it requires and why you would not like to do it
“Tuy vậy, khi lớn lên, tôi sớm nhận rằng rằng mình đơn giản là không have what it takes để trở thành một bác sĩ. Làm bác sĩ về cơ bản có nghĩa là bạn phải responsible for mạng sống con người, và riêng cái áp lực đó thôi đã là too much for most people to take rồi. Phải có nerves of steel thì mới không panic khi nhìn thấy ai đó covered in blood hoặc mất hẳn một cánh tay sau một fatal car crash. Phải có một insane level of composure thì mới ra được quyết định đúng đắn khi đối mặt với an unexpected complication khi bạn đang perform a brain surgery. Và phải có unimaginable courage thì mới confront được người nhà bệnh nhân và nói rằng bạn đã cố gắng hết sức rồi. Tôi đã từng thấy rất nhiều bác sĩ trẻ hoàn toàn collapsed, cả thể chất lẫn tinh thần, khi họ phải nhìn ai đó draw his last breath trên tay mình, hay nhận ra rằng hộ chỉ minutes away from việc cứu được một unfortunate victim. Những cú devasting blows như vậy là đủ để break cái will của một người bình thường. Nhưng là bác sĩ, bạn have no other choices but to pick yourself up và bước tiếp.”
“Bên cạnh cái immense pressure đó, nghề bác sĩ cũng đòi hỏi high level of expertise, thứ chỉ có thể được accumulated qua nhiều năm mài dũa. Ở nước tôi, một sinh viên y khoa phải trải qua ít nhất 6 năm cho tertiary education, những năm tháng gắn liền với dreaded exams và gruelling night shifts. Cái hectic schedule đấy khiến bạn gần như không thể spare đủ thời gian cho những hoạt động giải trí, và những thứ như work-life balance thì thường là một unaffordable luxury. Không chỉ vậy, mức lương bạn nhận được trong những năm đầu thì, frankly speaking, pathetic – nhất là với những ai làm trong public hospital và không có private clinics. Yếu tố này đã discouraged nhiều sinh viên y khoa from sticking to the path họ đã chọn – một thực trạng đáng buồn và đáng lo ngại.”
How you feel about this job
“Tôi nghĩ là tới giờ thì bạn đã hiểu vì sao tôi không muốn làm bác sĩ rồi, dù đây là one of the most well-paid và respected professions. Cái sacred duty mà các bác sĩ phải luôn bear trên vai là quá lớn lao cho một đứa ích kỷ như tôi có thể comprehend, và vì lí do đó, tôi sẽ không bao giờ coi nhẹ sự selfless sacrifice của họ”.
Describe a job you would not like to do in the future – Full Story Sample
I’ll tell you about an extremely demanding job that I’ll probably never want to do in the future. It’s being a doctor. If you ask my innocent self 15 years ago, he would probably still consider “becoming a doctor” as one of his greatest ambitions. When I was a kid, I always felt excited whenever I read inspiring stories about famous physicians, like Louis Pasteur, as well as their contribution to medical science. I once wished that I’d have my own lab, spend hours examining tiny organisms under a microscope, and even discover cures for terminal diseases like cancer or AIDS.
However, as I grew up, I soon realized that I just don’t have what it takes to become a doctor. Being a doctor basically means you’re responsible for people’s lives, and that pressure alone is already too much for most people to take. It takes nerves of steel to not panic when you see, for example, someone covered in blood or literally missing an arm after a fatal car crash. It takes an insane level of composure to make the right decision in response to an unexpected complication when you’re performing a brain surgery. And it takes unimaginable courage to confront the patient’s family and tell them that you’ve tried your best. I’ve seen so many young doctors who collapsed, physically and mentally, when they saw someone draw his last breath on their own hands, or realized they were just minutes away from saving an unfortunate victim. Such devastating blows are enough to break the will of an ordinary person. But as a doctor, you have no other choices but to pick yourself up and move on.
Apart from such immense pressure, being a doctor also requires high level of expertise, which can only be accumulated through many years of training. In my country for example, a medical student has to go through at least 6 years of tertiary education, which are full of dreaded exams and gruelling night shifts. Such a hectic schedule makes it almost impossible for you to spare enough time for leisure activities, and things like work-life balance is often an unaffordable luxury. Not only that, the salary level you receive in the first few years is, frankly speaking, pathetic – especially for those working in a public hospital and don’t own any private clinics. This factor has discouraged many medical students from sticking to the path they’ve chosen, which is really sad, and worrying at the same time.
I think by now you can already see why I never want to be a doctor, even though it’s one of the most well-paid and respected professions. The sacred duty that doctors have to constantly bear on their shoulder is just too much for a selfish guy like me to even comprehend, and for that reason, I’ll never take their selfless sacrifice for granted.
Từ vựng và cách diễn đạt đáng chú ý
extremely demanding (collocation): (công việc) đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực, v.v
greatest ambition (collocation): khát vọng, tham vọng, mơ ước lớn nhất
inspiring story (collocation): câu chuyện truyền cảm hứng
medical science (collocation): y học
examine (v): xem xét, nghiên cứu
tiny organism (n phrase): sinh vật tí hon
microscope (n): kính hiển vi
cure (n): thuốc chữa, thuốc giải
terminal disease (collocation): bệnh nan y
have what it takes to (idiom): có đủ tố chất, phẩm chất, v.v. để làm gì
be responsible for (collocation): chịu trách nhiệm cho việc gì
too much (for sb) to take: (áp lực, sức ép, khó khăn) quá nhiều, khiến ai đó không chịu đựng nổi
nerves of steel (collocation): tinh thần thép
panic (v): hoảng loạn
covered in blood (collocation): phủ đầy máu
fatal car crash (collocation): vụ đụng xe chết người
insane level of composure (n phrase): sự điềm tĩnh khó tin
unexpected complication (n phrase): biến cố không lường trước được
perform a surgery (collocation): thực hiện một ca phẫu thuật
unimaginable courage (n phrase): sự can đảm ít ai tưởng tượng được
confront (v): đối mặt
collapse (v): sụp đổ (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)
draw sb’s last breath (collocation): trút hơi thở cuối cùng
minutes away from (adj phrase): chỉ cách/chậm có vài phút
unfortunate victim (collocation): nạn nhân xấu số
devastating blow (collocation): đòn chí mạng, đòn giáng mạnh (vào sự tự tin, ý chí hay niềm tin)
break sb’s will (collocation): bẻ gãy ý chí
have no other choices but to (v phrase): không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm gì
pick yourself up (phrasal verb): tự vực dậy tinh thần (sau một thất bại hay ký ức ám ảnh)
immense pressure (collocation): áp lực ghê gớm
high level of expertise (collocation): trình độ chuyên môn cao
accumulate (v): tích lũy
tertiary education (collocation): giáo dục bậc đại học
dreaded exam (n phrase): kỳ thi đáng sợ
gruelling night shift (n phrase): ca trực đêm mệt mỏi
hectic schedule (collocation): lịch làm việc bận rộn
spare (v): thừa ra, dư ra
work-life balance (n phrase): cân bằng giữa công việc và cuộc sống
unaffordable luxury (n phrase): sự xa xỉ không thể có được
frankly speaking (discourse marker): thành thật mà nói
pathetic (adj): thảm hại, thê thảm
public hospital (collocation): bệnh viện công
private clinic (collocation): phòng khám tư nhân
discourage sb (from doing sth): làm ai đó nản lòng (và khiến họ không muốn làm gì nữa)
stick to the path (idiom): đi theo con đường (đam mê, sự nghiệp, v.v) đã chọn
well-paid, respected professions (n phrase): nghề được trả lương cao và tôn trọng
sacred duty (collocation): bổn phận thiêng liêng
bear (v): gánh vác, đảm nhiệm
comprehend (v): thấu hiểu, lĩnh hội
selfless sacrifice (n phrase): sự hy sinh quên mình
Gợi ý về những hướng triển khai chủ đề IELTS Speaking Part 2 khác
Trong các bài nói IELTS Speaking Part 2 của mình, người viết tập trung miêu tả những phẩm chất cần có, áp lực và sự hy sinh của nghề bác sĩ. Bên cạnh những ý tưởng và từ vựng trong bài mẫu trên, người đọc có thể phát triển câu chuyện của riêng mình bằng cách khai thác những khía cạnh và cách diễn đạt khác. Ví dụ như:
Thu nhập
huge gender pay gap (chênh lệch tiền lương lớn giữa nam và nữ)
meager salary/commission (lương/hoa hồng bèo bọt)
modest pay rise (mức tăng lương khiêm tốn)
Giờ giấc
doing overtime/working at unsociable hours is a norm (thường phải làm thêm giờ hoặc làm việc vào những thời điểm chẳng giống ai)
a tedious 9-to-5 job (công việc nhàm chán theo giờ công sở)
busy schedule with little room to breath (lịch làm việc bận rộn tới mức không thở nổi)
Ảnh hưởng tới bản thân
may lead to permanent injuries/mental illnesses (có thể dẫn tới thương tật vĩnh viễn hoặc những vấn đề về sức khoẻ tinh thần)
goes against my moral code (đi ngược lại với quy tắc đạo đức của bản thân)
you have to put your life on the line (đặt tính mạng bản thân vào nguy hiểm)
Ảnh hưởng tới xã hội
doesn’t make any significant contribution to society (không đóng góp được gì đáng kể cho xã hội)
may unintentionally do harm to the environment (có thể vô tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
Triển vọng nghề nghiệp
limited promotion prospects (ít cơ hội thăng tiến)
is much likely to be taken over by AI (dễ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo)
Bên cạnh đề Describe a job you wouldn’t like to do in the future, người đọc còn có thể sử dụng sườn ý tưởng và các từ khóa trong câu chuyện trên để triển khai câu trả lời cho một số đề IELTS Speaking Part 2 khác, ví dụ:
A time you changed your decision: Người nói có thể kể về quyết định thay đổi ngành học của bản thân sau khi nhận ra công việc mình chọn có nhiều điểm tiêu cực.
A time you asked for advice from another person: Cách tiếp cận tương tự đề trên. (chỉ khác ở chỗ lần này quyết định được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến người khác)
An interesting conversation: Cách tiếp cận tương tự đề trên (một lần được nghe ai đó kể về những mặt tiêu cực hay góc khuất trong công việc của họ chẳng hạn)
A stressful job: Cấu trúc tương tự câu chuyện của người viết bài
A job your grandparents did: Cấu trúc tương tự câu chuyện của người viết bài
Như vậy bài viết trên đã giúp người đọc lên dàn ý và bài mẫu chi tiết cho đề bài IELTS Speaking Part 2 “Describe a job you would not like to do in the future” hoặc “Describe a job you would like to do in the future” . Người đọc có thể tham khảo khóa IELTS Intermediate tại ZIM để được sửa lỗi chi tiết và nắm bắt các phương pháp học IELTS Speaking hiệu quả và cải thiện điểm bài nói của mình.
Cao Thế Vũ
Bình luận - Hỏi đáp