Đưa ra dự đoán khi đọc các sự lựa chọn (Headings) trong Matching Headings
Matching Headings là một trong những dạng bài tương đối phổ biến mà thí sinh thường gặp trong các đề thi IELTS Reading. Dạng bài này đòi hỏi thí sinh cần nắm rõ được kĩ năng đọc lấy ý chính, xác định câu chủ đề để có thể tìm ra được tiêu đề phù hợp cho từng đoạn văn. Thông thường, đây là dạng câu hỏi được khuyến khích thực hiện đầu tiên vì nó sẽ giúp thí sinh có được cái nhìn tổng quan nhất về bài viết. Nếu như hoàn thành tốt được dạng câu hỏi này, nó sẽ là tiền đề vững chắc cho thí sinh đối với những dạng câu hỏi liên quan tới thông tin chi tiết vì lúc này, việc xác định thông tin chi tiết đã có phần thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Vì những lý do trên, bài viết này được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ thí sinh có cái nhìn tổng quát về cấu trúc, cách thực hiện dạng bài Matching Headings trong đề thi IELTS Reading. Đồng thời, hướng dẫn thí sinh cải thiện kỹ năng đọc tiêu đề và đưa ra dự đoán trước khi đọc bài. Từ đó, hỗ trợ việc đọc hiểu bài văn cũng như tăng tỉ lệ chọn được đáp án đúng cho thí sinh.
Key takeaways |
|
Hiểu về cấu trúc và yêu cầu của dạng bài Matching Headings
Trong dạng bài Matching Headings, ngoài phần bài đọc, thí sinh cũng nhận được một danh sách các tiêu đề hoặc lựa chọn khác nhau (headings). Thí sinh sẽ được yêu cầu chọn tiêu đề phù hợp với từng đoạn văn của bài đọc. Thông thường, thí sinh sẽ có từ 5 đến 9 tiêu đề khác nhau được kí hiệu bằng số la mã (i, ii, iii…). Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một số lựa chọn không cần thiết, và những lựa chọn này được gọi là “distractors”, hay có thể hiểu là các thông tin gây nhiễu. Cần phải lưu ý thêm, đáp án được chọn ứng với đoạn văn phải thể hiện đúng được nội dung chính của đoạn văn đó, chứ không phải là thông tin chi tiết có đề cập trong đoạn văn.
Thách thức và khó khăn khi làm dạng bài này
Dù là dạng câu hỏi phổ biến và có tính quan trọng, đây lại là dạng bài gây khó khăn cho khá nhiều thí sinh, đặc biệt đối với người học có vốn từ vựng ở mức trung bình và chưa quen với việc đọc hiểu các văn bản học thuật. Chính vì vậy, thí sinh thường gặp nhiều vấn đề trong việc xác định được nội dung chính của từng đoạn văn. Ngoài ra, một trong các lỗi phổ biến mà thí sinh dễ mắc phải là nhầm lẫn giữa các lựa chọn (headings) và đoạn văn có các thông tin tương tự nhau. Đồng thời, việc bắt buộc phải chọn tiêu đề cho toàn bộ các đoạn văn trong bài đọc sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian.
Tầm quan trọng của việc đưa ra dự đoán khi đọc các sự lựa chọn hay tiêu đề (headings)
Các chủ đề trong phần IELTS Reading có phần mang tính chuyên sâu và đòi hỏi lượng từ vựng học thuật ở mức trung bình khá để nắm được 70% nội dung bài đọc. Chính vì vậy, khi thí sinh bắt đầu đọc bài trước khi xem qua các sự lựa chọn thường có xu hướng bị bỡ ngỡ bởi sự xa lạ về chủ đề cũng như độ khó của các từ vựng được sử dụng. Tương tự như việc các vận động viên phải khởi động các khớp cơ trước khi bắt đầu bơi, việc đọc các sự lựa chọn và đưa ra dự đoán chính là bước chuẩn bị cho não bộ trước khi tiếp cận một chủ đề không mấy thân thuộc. Khi não bộ được kích thích phải liên hệ và liên kết các kiến thức mà thí sinh có sẵn thông qua học tập và kinh nghiệm trong quá khứ, việc tiếp nhận thêm thông tin mới sẽ dễ dàng hơn nhờ vào tính đồng điệu giữa kiến thức mới và kiến thức sẵn có. Nhờ vậy, thí sinh sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nắm bắt được nội dung chính mà người viết truyền tải thông qua bài đọc.
Các bước thực hiện kỹ năng đưa ra dự đoán khi đọc các sự lựa chọn
Trước khi bắt đầu đi vào phần phương pháp và kỹ thuật, thí sinh cần hiểu rằng điểm mấu chốt của việc đưa ra dự đoán khi đọc các sự lựa chọn là giúp bản thân có sự chuẩn bị về mặt não bộ và tâm lý về chủ đề có khả năng xuất hiện trong bài đọc, chứ không phải dự đoán đáp án phù hợp.
Bước 1: Đọc và hiểu sự lựa chọn
Tương tự như việc đọc bài để lấy ý chính (skimming), thí sinh không nhất thiết phải đọc một cách tỉ mỉ đối với các sự lựa chọn. Thay vào đó, thí sinh có thể tập trung nhiều hơn vào các thực từ hay các từ mang ý nghĩa (content words) thay vì các hư từ hay còn gọi là từ chức năng (function words) được đưa vào câu để hoàn thiện câu về tính cấu trúc, ngữ pháp. Việc tập trung vào các thực từ sẽ giúp người đọc tiết kiệm được thời gian mà vẫn nắm được nội dung chính của các tiêu đề.
Ví dụ: How Americans would interpret the non-verbal behaviour of foreigners.
(Dịch: Cách những người Mỹ hiểu các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ của người nước ngoài)
Trong câu trên, các từ và cụm từ như “Americans”, “interpret”, “non-verbal behaviour” và “foreigners” là các từ mang ý nghĩa và đồng thời cũng thể hiện được nội dung chính. Thí sinh hoàn toàn không cần quá chú trọng vào các từ còn lại do chúng là các từ được thêm vào câu nhằm đảm bảo tính toàn vẹn về cấu trúc ngữ pháp.
Bước 2: Gạch chân các từ khóa trong sự lựa chọn
Trong quá trình đọc hiểu, thí sinh nên gạch chân các từ khóa thể hiện nội dung chính của tiêu đề (keywords) hoặc các từ mang ý nghĩa (content words). Bước này ngoài việc giúp cho thí sinh hiểu nhanh và đúng nội dung của các tiêu đề như đã đề cập trong bước 1, các từ khóa cũng hỗ trợ thí sinh lưu trữ thông tin mới vào bộ nhớ ngắn hạn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thí sinh nên ưu tiên thứ tự các keywords theo trình tự: từ khóa khó thay thế (tên riêng, địa danh, năm, từ chuyên ngành,…), từ khóa dễ thay thế (các danh từ chung như environment, animals, nations,…) và các từ khóa chìm (động từ, tính từ hoặc từ liên quan tới chủ đề của bài đọc).
Ví dụ: How Americans would interpret the non-verbal behaviour of foreigners.
Trong các từ khóa được gạch chân, “Americans”, “foreigners” và “non-verbal behaviour” là những danh từ có khả năng được diễn đạt bằng một cách khác. Trong đó, “Americans” cũng có thể được xem là một từ khóa khó thay thế do đặc tính dùng để chỉ một nhóm người thuộc một đất nước cụ thể. Riêng “interpret” được xem là từ khóa chìm, được dùng để bổ sung và làm trọn vẹn nghĩa của câu.
Bước 3: Liên tưởng và dự đoán chủ đề
Khi đã nắm được nội dung chính của tiêu đề và từ khóa của tiêu đề đó, việc thí sinh cần làm kế tiếp là dự đoán chủ đề, loại thông tin có thể xuất hiện trong một đoạn văn. Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể đồng thời tiên lượng trước một số từ vựng, cụm từ hoặc trường từ vựng xuất hiện trong đoạn văn ứng với tiêu đề. Việc suy nghĩ trước về những thông tin có thể sẽ được đề cập giúp cho người đọc luôn ở tư thế sẵn sàng. Đồng thời, các từ vựng mang tính tương đồng cũng như xác định được trường từ vựng sẽ hỗ trợ thí sinh tốt hơn trong việc xác định đúng tiêu đề bằng cách kết nối từ khóa với từ vựng trong bài đọc. Tiếp tục với ví dụ “How Americans would interpret the non-verbal behaviour of foreigners.”, cụm từ “non-verbal behaviour” giúp cho thí sinh mường tượng được một đoạn văn nói về ngôn ngữ hình thể, văn hóa ứng xử hoặc các quy tắc khi giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể ở các nước khác nhau. Ngoài ra, cụm từ “Americans” hay “foreigners” tiết lộ rằng ngữ cảnh của chủ đề có thể được xảy ra ở một khu vực nào đó trên nước Mỹ, và đối tượng ở đây là người nước ngoài. Bên cạnh đó, các cụm từ khóa này cũng có khả năng được diễn đạt bằng một hoặc nhiều cách khác nhau. Hãy nhìn vào đoạn văn ứng với tiêu đề bên dưới đây.
Ví dụ:
While the most innocent American-English gesture may have insulting, embarrassing, or at least confusing connotations in another culture, the converse is also true. If foreign visitors were to bang on the table and hiss at the water for service in a New York restaurant, they would be fortunate if they were only thrown out. Americans might find foreign students overly polite if they bow.
(Dịch: Trong khi một cử chỉ tưởng như vô tư nhất của người Mỹ-Anh có thể bị xem là xúc phạm, làm xấu mặt hoặc ít nhất là gây nhầm lẫn trong văn hóa khác, điều này cũng đúng ở chiều ngược lại. Nếu du khách nước ngoài đập bàn và thổi bong bóng nước để yêu cầu phục vụ trong một nhà hàng ở New York, họ nên cảm thấy may mắn nếu chỉ bị đuổi ra khỏi nhà hàng. Người Mỹ cũng có thể thấy các du học sinh có hơi trịnh trọng nếu họ cúi chào.)
Có thể thấy, những dự đoán ban đầu khi đọc tiêu đề gần như phù hợp với nội dung của đoạn văn tương ứng khi mà tác giả đề cập về những hành vi ứng xử văn hóa được xem là bất lịch sự hoặc gây bối rối cho người Mỹ của du khách và du học sinh. Cụ thể, đó là việc đập bàn để gọi phục vụ của một số du khách hoặc cúi chào của du học sinh. Bên cạnh đó, các cụm từ khóa được gạch từ tiêu đề cũng được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
Non-verbal behavior: gesture; các hành vi ứng xử như “bang on the table”, “hiss at the water” và “bow”
Foreigners: foreign visitors, foreign students.
Americans: American-English, New York
Ứng dụng kĩ năng đọc và dự đoán các lựa chọn vào dạng bài Matching Headings
List of Headings
i. Dramatic effects can result from small changes in traffic just as in nature
ii. How a maths experiment actually reduced traffic congestion
iii. How a concept from one field of study was applied in another
iv. A lack of investment in driver training
v. Areas of doubt and disagreement between experts
vi. How different countries have dealt with traffic congestion
vii. The impact of driver behaviour on traffic speed
viii. A proposal to take control away from the drive
Đây là một ví dụ về danh sách các sự lựa chọn mà thí sinh có thể gặp khi làm bài thi IELTS Reading. Hãy cùng thử áp dụng kĩ năng đọc và dự đoán vào quy trình thực hiện dạng bài Matching Headings.
Bước 1: Đọc và hiểu sự lựa chọn
Như đã trình bày trước đó, đầu tiên, thí sinh cần đọc qua các lựa chọn hay còn gọi là tiêu đề và lưu ý tới những từ mang nội dung của tiêu đề đó.
Ví dụ: i. Dramatic effects can result from small changes in traffic just as in nature
Thí sinh có thể hiểu nhanh nội dung của tiêu đề này là “Hệ quả gây ra bởi những thay đổi từ giao thông cũng nghiêm trọng như những gì xảy ra trong tự nhiên” thông qua các cụm từ mang nội dung như “effects”, “result from”, “changes”, “traffic” hay “nature”.
Bước 2: Gạch chân các từ khóa trong sự lựa chọn
Các cụm từ “effects”, “result from”, “changes in traffic” và “as in nature” là những từ khóa kiến nghị của tiêu đề i. Trong đó, các từ như “effects”, “changes”, “traffics” và “nature” có khả năng cao sẽ được diễn đạt bằng cách khác trong đoạn văn.
Bước 3: Liên tưởng và dự đoán chủ đề
Dựa vào các từ khóa đã được xác định sẵn, thí sinh có thể dự đoán được bài đọc có thể sẽ chứa một đoạn văn nói về mối liên hệ giữa môi trường và giao thông hay so sánh những hệ quả mà thay đổi trong giao thông mang lại với hệ quả từ những thay đổi trong tự nhiên. Đồng thời, thí sinh có thể liên tưởng đến một số từ vựng hay trường từ vựng có liên quan tới “effects”, “changes in traffic” hay “changes in nature”.
Thí sinh nên thực hiện 3 bước đầu tiên với toàn bộ các sự lựa chọn trước khi bắt đầu đọc bài. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể ghi chú lại một số thông tin cần thiết đối với các tiêu đề có nhiều từ khóa hoặc nội dung mang tính phức tạp.
Từ khóa gợi ý | Chủ đề gợi ý |
ii. How a maths experiment actually reduced traffic congestion | Thí nghiệm, toán học, đề xuất, các vấn đề liên quan tới tắc nghẽn giao thông |
iii. How a concept from one field of study was applied in another | Hai hoặc ba lĩnh vực nghiên cứu có sự liên kết nhất định về mặt ý tưởng |
iv. A lack of investment in driver training | Tiền bạc, tài chính, giáo dục và đào tạo lái xe |
v. Areas of doubt and disagreement between experts | Tranh cãi, hoài nghi, phát biểu và quan điểm của các chuyên gia |
vi. How different countries have dealt with traffic congestion | Tên các quốc gia, giải pháp, cách phản ứng với vấn đề tắc nghẽn giao thông |
vii. The impact of driver behaviour on traffic speed | Hành vi của các tài xế khi tham gia giao thông, hệ quả, ảnh hưởng liên quan tới tốc độ lưu thông |
viii. A proposal to take control away from the drive | Phương hướng giải quyết, kế hoạch kiến nghị, giải pháp kiến nghị |
Bước 4: Đọc đoạn văn đầu tiên
Sau khi đã thực hiện xong các bước chuẩn bị (1-3), thí sinh có thể bắt đầu đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc. Trong quá trình đọc, thí sinh cần lưu ý tới chủ đề của đoạn văn đó cũng như những cụm từ khóa đã được dự đoán sẵn ban đầu. Đồng thời, đồng thời, xác định câu chủ đề của đoạn văn. Hãy cùng đọc qua đoạn văn sau.
Some years ago, when several theoretical physicists, principally Dirk Helbing and Boris Kerner of Stuttgart, Germany, began publishing papers on traffic flow in publications normally read by traffic engineers, they were clearly working outside their usual sphere of investigation. They had noticed that if they simulated the movement of vehicles on a highway, using the equations that describe how the molecules of a gas move, some very strange results emerged. Of course, vehicles do not behave exactly like gas molecules: for example, drivers try to avoid collisions by slowing down when they get too near another vehicle, whereas gas molecules have no such concern. However, the physicists modified the equations to take the differences into account and the overall description of traffic as a flowing gas has proved to be a very good one; the moving-gas model of traffic reproduces many phenomena seen in real-world traffic.
The strangest thing that came out of these equations, however, was the implication that congestion can arise completely spontaneously; no external causes are necessary. Vehicles can be flowing freely along, at a density still well below what the road can handle, and then suddenly gel into a slow-moving ooze. Under the right conditions a brief and local fluctuation in the speed or the distance between vehicles is all it takes to trigger a system-wide breakdown that persists for hours. In fact, the physicists’ analysis suggested such spontaneous breakdowns in traffic flow probably occur quite frequently on highways.
Đây là đoạn văn đầu tiên của bài đọc mẫu được trích từ ielts.org có tựa đề “The Physics of Traffic Behavior”. Đoạn văn này nói về việc các nhà nghiên cứu đã bắt đầu công bố một số đề tài nghiên cứu liên quan tới lưu lượng giao thông. Trong đó, một thí nghiệm sử dụng các phương trình tính toán chuyển động mô phỏng của các phương tiện giao thông trên đường cao tốc dựa theo phương trình chuyển động của các phân tử khí. Kết quả cho thấy, chuyển động của các phương tiện có sự tương đồng nhất định với chuyển động của các phân tử khí. Từ đó, các nhà nghiên cứu đề xuất ra một phương trình tối ưu nhằm giúp giảm thiểu tỉ lệ tắc nghẽn giao thông, vốn dĩ thường xảy ra một cách tự nhiên chứ không hề có tác động ngoại cảnh nào như việc một chiếc xe bị hỏng khi đang lưu thông.
Bước 5: Xác định tiêu đề
Thông qua việc đọc đoạn văn, thí sinh có thể xác định được đáp án cho đoạn văn này là tiêu đề ii. How a maths experiment actually reduced traffic congestion. Ngay từ đầu, việc xác định trước nội dung chủ đề khả thi hỗ trợ người đọc nhận ra được sự tương đồng, đặc biệt đối với những thông tin liên quan tới thí nghiệm Toán học. Ngoài ra, các cụm từ như “maths experiment” hay “traffic congestion” cũng xuất hiện trong đoạn văn bằng nhiều cách khác nhau như “equations” hay “slow-moving ooze”, “spontaneous breakdowns in traffic flow”.
Sau khi đã hoàn thành xong bước 5, thí sinh có thể lặp lại quy trình cho các đoạn văn còn lại đến khi hoàn thành việc tìm ra tiêu đề cho toàn bộ đoạn văn. Lưu ý, nếu như phân vân giữa hai hoặc nhiều tiêu đề cho cùng một đoạn văn, thí sinh có thể ghi chú lại và tiếp tục làm đoạn văn tiếp theo rồi quay lại để xác định sau nhằm tránh tiêu tốn quá nhiều thời gian cho một đoạn văn.
Bài tập vận dụng
Hãy áp dụng thử kỹ thuật dự đoán này vào một bài thực hành trích từ IELTS Academic 18.
List of Headings
i. A period in cold conditions before the technology is assessed
ii. Marketing issues lead to failure
iii. Good and bad aspects of steam technology are passed on
iv. A possible solution to the issues of today
v. Further improvements lead to commercial orders
vi. Positive publicity at last for this quiet, clean, fast vehicle
vii. A disappointing outcome for customers
viii. A better option than the steam car arises
14. Paragraph A
15. Paragraph B
16. Paragraph C
17. Paragraph D
The steam car
The successes and failures of the Doble brothers and their steam cars
A. When primitive automobiles first began to appear in the 1800s, their engines were based on steam power. Steam had already enjoyed a long and successful career in the railways, so it was only natural that the technology evolved into a miniaturized version which was separate from the trains. But these early cars inherited steam’s weaknesses along with its strengths. The boilers had to be lit by hand, and they required about twenty minutes to build up pressure before they could be driven. Furthermore, their water reservoirs only lasted for about thirty miles before needing replenishment. Despite such shortcomings, these newly designed self-propelled carriages offered quick transportation, and by the early 1900s, it was not uncommon to see such machines shuttling wealthy citizens around town.
B. But the glory days of steam cars were few. A new technology called the Internal Combustion Engine soon appeared, which offered the ability to drive down the road just moments after starting up. At first, these noisy gasoline cars were unpopular because they were more complicated to operate and they had difficult hand-crank starters, which were known to break arms when the engines backfired. But in 1912 General Motors introduced the electric starter, and over the following few years steam power was gradually phased out.
C. Even as the market was declining, four brothers made one last effort to rekindle the technology. Between 1906 and 1909, while still attending high school, Abner Doble and his three brothers built their first steam car in their parents’ basement. It comprised parts taken from a wrecked early steam car but reconfigured to drive an engine of their own design. Though it did not run well, the Doble brothers went on to build a second and third prototype in the following years. Though the Doble boys’ third prototype, nicknamed the Model B, still lacked the convenience of an internal combustion engine, it drew the attention of automobile trade magazines due to its numerous improvements over previous steam cars. The Model B proved to be superior to gasoline automobiles in many ways. Its high-pressure steam drove the engine pistons in virtual silence, in contrast to clattering gas engines which emitted the aroma of burned hydrocarbons. Perhaps most impressively, the Model B was amazingly swift. It could accelerate from zero to sixty miles per hour in just fifteen seconds, a feat described as ‘remarkable acceleration’ by Automobile magazine in 1914.
D. The following year Abner Doble drove the Model B from Massachusetts to Detroit in order to seek investment in his automobile design, which he used to open the General Engineering Company. He and his brothers immediately began working on the Model C, which was intended to expand upon the innovations of the Model B. The brothers added features such as a key-based ignition in the cabin, eliminating the need for the operator to manually ignite the boiler. With these enhancements, the Dobles’ new car company promised a steam vehicle which would provide all of the convenience of a gasoline car, but with much greater speed, much simpler driving controls, and a virtually silent power plant. By the following April, the General Engineering Company had received 5,390 deposits for Doble Detroit, which were scheduled for delivery in early 1918.
Đáp án:
14. Paragraph A | iii. Good and bad aspects of steam technology are passed on |
15. Paragraph B | viii. A better option of steam cars arise |
16. Paragraph C | vi. Positive publicity at last for this quiet, clean, fast vehicle |
17. Paragraph D | v. Further improvements lead to commercial orders |
Tổng kết
Việc có được cái nhìn chung và luyện tập liên tưởng, dự đoán chủ đề, nội dung có thể xuất hiện trong đoạn văn sẽ hỗ trợ thí sinh khá nhiều trong việc đọc hiểu. Bên cạnh đó, việc xác định từ khóa để hiểu đúng và nhanh nội dung của các lựa chọn giúp cho thí sinh ghi nhớ các sự lựa chọn tốt hơn khi đọc bài.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là một chiến lược làm bài nhằm tăng tốc độ của người đọc và giảm bớt sự bỡ ngỡ của người đọc khi gặp phải các chủ đề khó. Người học nên kết hợp với việc trau dồi thêm vốn từ và làm quen với nhiều chủ đề khác nhau mỗi ngày để bổ trợ cho chính bản thân trong quá trình học ngôn ngữ và ôn luyện kì thi IELTS.
Danh sách nguồn tham khảo:
Aucion, B., Chawhan, L., Hiraishi, S., Tholet, J., & Sahanaya, W. (2013). IELTS preparation and practice: Reading & writing academic.
Guilfoyle, A. (2012). Practical IELTS strategies: IELTS reading.
IELTS 18 Academic. Student's Book with Answers with Downloadable Audio with Resource Bank. (2023). Cambridge University Press.
Bình luận - Hỏi đáp